K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2017

1. Phần Mở bài

Từ năm lớp 1 đến nay, em được học với rất nhiều thầy cô giáo. Từ khi lên lớp 6, mỗi thầy cô dạy lớp em một bộ môn.

Thầy cô nào cũng để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Trong đó, cô chủ nhiệm kiêm dạy môn Văn là người để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất.

2. Phần Thân bài

a). Giới thiệu về cô chủ nhiệm

- Cò chủ nhiệm lớp em tên là .............

Năm nay, cô khoảng ........ tuổi.

- Cô đã có một em nhỏ. Năm nay, bé .... tuổi.

Cô có khuôn mặt trái xoan, mũi thẳng, đôi môi lúc nào cũng hồng hồng một cách tự nhiên.

- Mái tóc cô dài đến gấu áo, được cặp sau gáy gọn gàng.

- Khi lên lớp, cô thường mặc bộ áo dài màu xanh có thêu nổi những bông hoa nho nhỏ.

- Cô đi đôi giày màu đen sạch sẽ.

b). Kể về những việc làm của cô

* Khi ở trường

- Hôm nào đến lớp, em cũng đã thấy cô ở trường.

Khi các bạn sắp hàng vào lớp, cô luôn nhắc nhở chúng em đứng ngay ngắn, không trêu chọc nhau, không nói chuyện riêng.

- Em nhớ buổi nhận lớp đầu tiên, cô cẩn thận phát cho mỗi bạn trong lớp một tờ giấy nhỏ. Cô yêu cầu chúng em viết đầy đủ thông tin như trong tờ giấy đã yêu cầu. Nhờ có những thông tin cá nhân đó, cô có thể liên hệ với gia đình phụ huynh vào bất cứ lúc nào.

- Em ấn tượng nhất với bài học đầu tiên cô giảng. Bài học hôm đó là Con Rồng cháu Tiên. Với giọng ấm, nhẹ nhàng, cô đưa chúng em về với miền đất Lạc Việt xưa, về với cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ từ buổi bình minh của lịch sử. Bài cô giảng đã cho em một bài học thấm thía về cội nguồn các dân tộc. Dẫu người miền núi hay miền xuôi, người nông thôn hay thành thị thì 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam này đều từ cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ mà ra. Rồi còn biết bao bài giảng cô thổi hồn vào đó, làm chúng em thấy yêu hơn gia đình, thầy cô, bạn bè, quê hương đất nước...

Cô không chỉ giảng bài hay, cô còn là người yêu thương và quan tâm hết mực đến học sinh của mình. Cô nắm vững hoàn cảnh gia đình của từng bạn trong lớp. Cô phát động lớp góp quỹ bằng cách gom những đồ có thể bán cho hàng ve chai. Quỹ đó dùng để mua đồ dùng học tập giúp đở cho những bạn có hoàn cảnh quá khó khăn.

- Cô chọn những bạn học giỏi trong lớp và phân công các bạn kèm cặp cho những bạn học còn yếu. Nhờ vậy, kết quả học tập của cả lớp tương đối đều. Lớp em thường được xếp hạng Nhất hoặc Nhì trong toàn trường.

- Trong các buổi lớp em lao động, bao giờ cô cũng phân công rất cụ thể cho từng tổ, thậm chí có việc cô còn giao cho từng cá nhân.

Cô tham gia lao động rất nhiệt tình. Giờ giải lao, cô còn mang ra cho lớp một thùng nước trà đá để cả lớp uống thoải mái. Cuối buổi, cô tổng kết, khen chê rõ ràng đúng người đúng việc.

* Khi ở nhà

- Thỉnh thoảng chúng em đến thăm cô. Nhìn nhà cửa cô gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp, em hiểu cô là một người phụ nữ đảm đang.

- Trước sân nhà cô có một mảnh vườn nho nhỏ. Trên đó, cô trồng các loại rau thơm. Loại rau nào cũng đều xanh tốt.

- Trên hiên nhà có mấy chậu hoa hồng. Những cây hồng cao khoảng gần một mét. Trên đó có rất nhiều nụ đang chúm chím. Chỉ ít ngày nữa thôi, chắc chắn những nụ hoa ấy sẽ nở thành nhừng bông hồng tuyệt đẹp.

3. Phần Kết bài

- Em yêu thương và kính trọng cô chủ nhiệm của em.

- Cô đúng là người mẹ thứ hai của chúng em.

- Cô là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.

- Sau này, lớn lên, đi đâu, học ở đâu, em vẫn sẽ mãi mãi lưu giữ trong tim hình ảnh cô chủ nhiệm .............của mình.

21 tháng 11 2017

Mở bài:

- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.

- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.

- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.

- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?

- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

21 tháng 11 2017

là từ ' tứ ' đúng ko

là từ " tứ " bỏ dấu là từ "tư" đều có nghĩa là chỉ số lượng 4 

21 tháng 11 2017

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Đây là câu nói rất hay mà Bác Hồ đã dành tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, ý nhắc bảo chúng em: chúng em vân còn nhỏ hãy tập trung học tập thật tốt là sẽ trở thành một con người tốt. Ở trường, em luôn cố gắng học tập một cách chăm chỉ nhất, làm mọi công việc theo quy định của trường lớp đã đề ra. Những lúc cô giảng, em chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy. Em rất mong mình có thể là một tấm gương để mọi người noi theo.

Cụm động từ: tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, làm bài tập đầu đủ

21 tháng 11 2017

     Mùa hè năm ngoái, tôi được đi Trà Vinh chơi. Lúc đó, Trà Vinh đã vào mùa gặt. Năm đó được mùa lớn. Xóm làng quê tưng bừng như ngày hội. Bà con cô bác xóm dưới sóctrên vô cùng mừng vui, hớn hở. Những cánh đồng quê thẳng cánh cò bay, vàng rực một màu lúa chín. Gió thổi, lúa reo, lúa hát trong âm thanh rì rào. Tàu thuyền cập bến, hối hả chở lúa đi, về trong nắng đẹp.

đúng rôì đó bn ak ko chép mạng đâu

21 tháng 11 2017

Năm nay , em đã học lớp Năm. Vì vậy ở dưới mái trường tiểu học thân thương này, em đã trải qua học nhiều thầy cô. Tuy nhiên hầu hết các thầy cô vẫn còn dạy ở trường. Chỉ có cô Tâm là về hưu, cũng là người thầy đã để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp nhất. Năm em học cô Tâm năm lớp Ba thì cô đã ngoài tuổi năm mươi. Với vóc người tầm thước, tóc uôn ngắn, nước da trắng giúp cho cô trẻ hơn so với số tuổi. Vầng trán cô rộng , cao với khoảng 30 năm trong nghề, tất cả đã toát lên trên gương mặt vẻ đạo mạo của một người trí thức. Đôi mắt cô hiền từ rất phù hợp với giọng nói nhỏ nhẹ, từ tốn. Mỗi khi cô cười, nụ cười thật thân thiện và để lộ hai hàm răng trắng muốt, đều đặn. Tuy cô vẫn mặc áo dài đến trường như bao cô giáo khác nhưng trông giản dị qua những màu sắc sẫm hơn. Trong lớp, cô giảng bài thật dễ hiểu. Nếu có bạn nào chưa thông, cô không bao giờ to tiếng rầy la, chê bai mà còn khuyến khích cứ nêu lên những điều không hiểu để nghe cô giảng lại. Đối với học sinh yếu, cô còn dành thời gian hướng dẫn thêm, đễ tất cả học trò mình ai cũng tiến bộ. Đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, cô đặc biệt lưu tâm và tìm cách giúp đỡ. Có lần em nằm viện cả tuần, thật là cảm động khi cô vào bệnh viện thăm. Cô đã để nhiều tâm sức vào mọi hoạt động của lớp, của đội. Mỗi khi lớp chúng em được tuyên dương, được khen thưởng, cô biểu hiện niềm vui bằng nụ cười thật tươi. Gương mặt cô đôn hậu, tính tình cô hiền lành nên rất được lòng đồng nghiệp, phụ huynh học sinh. Cô còn tận tình đến nhà phụ huynh để trao dổi nhằm cùng nhau sửa chữa những thiếu sót trong học hành của đứa trẻ . Vì vậy cha mẹ học sinh rất yêu mến và tin tưởng cô. Chúng em xem cô như người mẹ thứ hai bởi đức tính của cô luôn khoan dung và độ lượng. Mặc dù không còn gặp cô ở trường nữa nhưng trong lòng em vẫn còn đó sự kính mến, vẫn còn nhớ da diết những kỉ niệm trong thời gian cô dìu dắt. Bây giờ, cô Tâm về đâu, ở đâu? Em tin rồi một ngày nào đó, em sẽ tìm gặp lại cô : một người thầy đã cho em nhiều ấn tượng và tình cảm sâu sắc nhất trong thời thơ ấu.

21 tháng 11 2017

Em tên là Trần Hùng Luyện, 8 tuổi, học sinh lớp 2A trường Tiểu học Quang Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Lớp có 39 học sinh, trong đó có 8 bạn là học sinh giỏi. Cô giáo Lê Như Quỳnh phụ trách lớp 2A là giáo viên giỏi cấp tỉnh. Cô xinh đẹp dịu dàng. Cô coi chúng em như đàn con nhỏ yêu thương của cô. Em rất yêu cô, rất thích nghe cô đọc thơ trong giờ Tập đọc.

20 tháng 11 2017

Ngót hai mươi năm xa quê, tháng tám vừa qua tôi trở về thăm quê hương. Cái mốc thời gian 20 năm tuy không quá dài nhưng nó cũng đủ khiến lòng tôi nhớ thương ngày đêm da diết mỏi mòn…

Ngồi trên máy bay vượt qua cả ngàn km, sau 1h’45 phút tôi đã về tới sân bay Nội Bài Hà Nội…Xuống máy bay tôi và em trai vội đón taxi về Thanh Hóa…

Khi xe taxi chạy tiến dần vào đất quê hương, tôi đã nhờ bác tài xế chạy chậm dần và bắt đầu ngắm nhìn dòng sông, dãy núi và cánh đồng. Đã lâu lắm rồi tôi thèm được nhìn cây lúa và leo núi. Cái cảm giác bồi hồi, rưng rưng vui mừng tràn ngập trong lòng.

Xe tiến vào con đường làng, lòng tôi nôn nao hơn. Hai bên đường những đứa trẻ chăn trâu đôi mắt tròn xe nhìn thấy tôi ngồi trên xe chúng nhìn xa lạ ngỡ ngàng..Chúng không hề biết tôi là ai, tò mò chúng chạy theo xe cười vui rộn rã…Những cụ già, bà con thôn xóm nhìn thấy tôi, hầu như họ nhận ra tôi nhưng cũng có vẻ không chắc chắn cho tới khi xe taxi dừng ngay trước cổng nhà tôi. Khi bác tài xế vừa mở cánh cửa bước xuống tôi đã nghe bà con làng xóm xôn xao.. “Bà con ơi! Thằng Lâm con bố Sơn về rồi..”

Thế là làng trên xóm dưới, già trẻ, gái trai kéo nhau lại vây quanh chiếc xe. Em trai tôi phải loay hoay chào bà con một hồi mới bế tôi xuống xe lăn ngồi. Nhìn thấy tôi ngồi xe lăn các bà cụ, cô dì rưng rưng khóc ôm lấy tôi. Lúc ấy tôi chỉ biết nén lòng, cảm động trước tình cảm của bà con, anh em, bạn bè dành cho mình…

Thế rồi cả tối hôm đó cả làng lần lượt tới thăm hỏi tôi, những câu chuyện kể hoài không hết chẳng ai muốn về. Lòng tôi ấm áp vui sướng hạnh phúc vô cùng thức trắng đêm không ngủ.

Hai mươi năm rồi tôi xa gia đình, ngày tôi về mẹ mừng rỡ nghẹn ngào. Tôi biết mẹ vẫn buồn nhưng mẹ vẫn nở môi cười giấu nỗi đau trong lòng để tôi vui. Mẹ biết tôi đã lâu rồi không được ăn những món mà tôi thích ăn (xôi đồ đậu xanh, cháo hành, bánh trôi nước, gà xào sả ớt, cháo lươn, canh rau má…). Mẹ bảo mỗi ngày mẹ sẽ nấu từng món khoái khấu của tôi cho tôi ăn. Nhìn mẹ đôi mắt thâm quầng, tóc pha sương, bàn tay chai sơn mà lòng tôi nhói đau như dao cắt.

Và cha nữa nhìn thấy cha thân gầy, mắt hốc, trán nhăn nhúm, vất vả ngược xuôi suốt cả đời vì con cái mà chưa được ngày nghỉ ngơi. Tôi thương cha vô vàn, thấy mình thật có lỗi với cha mẹ.

Món quà tôi mang từ Sài Gòn về quê tặng gia đình, anh em cùng bạn bè là một tập thơ và một CD thơ ngâm của tôi. Mọi người cầm sách đọc miệt mài, mở đĩa nghe chăm chú, có người bật khóc, có người rưng rưng khoé mắt vì cảm động.

Bạn bè tôi bây giờ đã có gia thất, đứa đi làm ăn xa, đứa đi bộ đội, đứa đi lập nghiệp nơi xứ lạ. Thầy cô thì người chuyển công tác, người nghỉ hưu…Tôi chỉ gặp được ít người còn ở lại quê..Chợt nghe lòng man mác lâng lâng…

Sau 20 năm trở lại quê nhà, biết bao sự đổi thay… làng tôi đã có nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên, đường xá cũng đã bê tông hóa… Tôi cảm thấy lòng vui và được an ủi…

Ngày tôi đi chị gái tôi lấy chồng mới có một cu tí 2 tuổi giờ về chị đã ba cháu thật dễ thương. Ban đầu khi gặp tôi chúng lạ lẫm không dám lại gần, thằng em út tôi cũng vậy khi tôi đi nó mới 8 tuổi bây giờ nó đã thành một chàng trai 28 cao to. Nhìn thấy tôi nó cũng có vẻ ngượng ngùng là lạ.. Nhưng rồi những bữa cơm gia đình thân mật, những cuộc tâm sự đã khiến cả nhà thân thuộc gần gũi nhau hơn.

Thật sự tôi không thể cầm được cảm xúc khi thấy mỗi ngày bà con hàng xóm, anh em, bạn bè đến thăm. Họ nói đây là cây nhà lá vườn, rồi người thì bắt lên con gà, người thì mang tặng đôi bồ câu, người mang cho tôi cặp bưởi, nãi chuối, người mang cho tôi mấy quả na vừa chín cây…Ôi tình cảm họ dành cho tôi, một đứa con xa quê lâu ngày thật mặn mà tha thiết, ấm cúng…

Mỗi ngày khi hoàng hôn buông xuống tôi lại cùng em trai ra ngắm đồng lúa xanh, cánh cò, ngắm ngọn đồi chàm sau nhà xanh ngát, rồi đi vào thăm từng nhà anh em, bà con lối xóm..Nhà ai cũng đón tiếp tôi niềm nở, chuyện trò ân cần. Tôi vui lắm..

Mười lăm ngày trôi qua thật nhanh, tôi muốn níu thời gian lại mà không thể. Những ngày tôi về với quê hương, gia đình thật ý nghĩa, và thoả lòng mong đợi bao năm ròng rã…Cuộc hội ngộ nào rồi cũng chia ly, rồi cũng đến ngày tôi phải trở vào lại Sài Gòn. Lòng tôi nghẹn ngào quyến luyến, trước giờ lên xe cả làng tập trung ở nhà tôi tạm biệt, họ ôm tôi dặn dò giữ sức khoẻ và hẹn ngày trở lại. Thật lòng tôi không muốn xa quê hương, gia đình, làng xóm thêm nữa nhưng vì cuộc sống tôi đành nén lòng ngậm ngùi ra đi..

Tôi lên xe mọi người vẫy tay chào, trong đám đông tôi nhận ra mắt mẹ, chị tôi đang rơi lệ…Tôi tự nhủ lòng mình nhất định sẽ sống tốt và sẽ trở về quê hương nhiều lần nữa. Tạm biệt xứ Thanh yêu thương…Hẹn ngày mai ta trở lại bên Người…

Ngót hai mươi năm xa quê, tháng tám vừa qua tôi trở về thăm quê hương. Cái mốc thời gian 20 năm tuy không quá dài nhưng nó cũng đủ khiến lòng tôi nhớ thương ngày đêm da diết mỏi mòn…

Ngồi trên máy bay vượt qua cả ngàn km, sau 1h’45 phút tôi đã về tới sân bay Nội Bài Hà Nội…Xuống máy bay tôi và em trai vội đón taxi về Thanh Hóa…

Khi xe taxi chạy tiến dần vào đất quê hương, tôi đã nhờ bác tài xế chạy chậm dần và bắt đầu ngắm nhìn dòng sông, dãy núi và cánh đồng. Đã lâu lắm rồi tôi thèm được nhìn cây lúa và leo núi. Cái cảm giác bồi hồi, rưng rưng vui mừng tràn ngập trong lòng.

Xe tiến vào con đường làng, lòng tôi nôn nao hơn. Hai bên đường những đứa trẻ chăn trâu đôi mắt tròn xe nhìn thấy tôi ngồi trên xe chúng nhìn xa lạ ngỡ ngàng..Chúng không hề biết tôi là ai, tò mò chúng chạy theo xe cười vui rộn rã…Những cụ già, bà con thôn xóm nhìn thấy tôi, hầu như họ nhận ra tôi nhưng cũng có vẻ không chắc chắn cho tới khi xe taxi dừng ngay trước cổng nhà tôi. Khi bác tài xế vừa mở cánh cửa bước xuống tôi đã nghe bà con làng xóm xôn xao.. “Bà con ơi! Thằng Lâm con bố Sơn về rồi..”

Thế là làng trên xóm dưới, già trẻ, gái trai kéo nhau lại vây quanh chiếc xe. Em trai tôi phải loay hoay chào bà con một hồi mới bế tôi xuống xe lăn ngồi. Nhìn thấy tôi ngồi xe lăn các bà cụ, cô dì rưng rưng khóc ôm lấy tôi. Lúc ấy tôi chỉ biết nén lòng, cảm động trước tình cảm của bà con, anh em, bạn bè dành cho mình…

Thế rồi cả tối hôm đó cả làng lần lượt tới thăm hỏi tôi, những câu chuyện kể hoài không hết chẳng ai muốn về. Lòng tôi ấm áp vui sướng hạnh phúc vô cùng thức trắng đêm không ngủ.

Hai mươi năm rồi tôi xa gia đình, ngày tôi về mẹ mừng rỡ nghẹn ngào. Tôi biết mẹ vẫn buồn nhưng mẹ vẫn nở môi cười giấu nỗi đau trong lòng để tôi vui. Mẹ biết tôi đã lâu rồi không được ăn những món mà tôi thích ăn (xôi đồ đậu xanh, cháo hành, bánh trôi nước, gà xào sả ớt, cháo lươn, canh rau má…). Mẹ bảo mỗi ngày mẹ sẽ nấu từng món khoái khấu của tôi cho tôi ăn. Nhìn mẹ đôi mắt thâm quầng, tóc pha sương, bàn tay chai sơn mà lòng tôi nhói đau như dao cắt.

Và cha nữa nhìn thấy cha thân gầy, mắt hốc, trán nhăn nhúm, vất vả ngược xuôi suốt cả đời vì con cái mà chưa được ngày nghỉ ngơi. Tôi thương cha vô vàn, thấy mình thật có lỗi với cha mẹ.

Món quà tôi mang từ Sài Gòn về quê tặng gia đình, anh em cùng bạn bè là một tập thơ và một CD thơ ngâm của tôi. Mọi người cầm sách đọc miệt mài, mở đĩa nghe chăm chú, có người bật khóc, có người rưng rưng khoé mắt vì cảm động.

Bạn bè tôi bây giờ đã có gia thất, đứa đi làm ăn xa, đứa đi bộ đội, đứa đi lập nghiệp nơi xứ lạ. Thầy cô thì người chuyển công tác, người nghỉ hưu…Tôi chỉ gặp được ít người còn ở lại quê..Chợt nghe lòng man mác lâng lâng…

Sau 20 năm trở lại quê nhà, biết bao sự đổi thay… làng tôi đã có nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên, đường xá cũng đã bê tông hóa… Tôi cảm thấy lòng vui và được an ủi…

Ngày tôi đi chị gái tôi lấy chồng mới có một cu tí 2 tuổi giờ về chị đã ba cháu thật dễ thương. Ban đầu khi gặp tôi chúng lạ lẫm không dám lại gần, thằng em út tôi cũng vậy khi tôi đi nó mới 8 tuổi bây giờ nó đã thành một chàng trai 28 cao to. Nhìn thấy tôi nó cũng có vẻ ngượng ngùng là lạ.. Nhưng rồi những bữa cơm gia đình thân mật, những cuộc tâm sự đã khiến cả nhà thân thuộc gần gũi nhau hơn.

Thật sự tôi không thể cầm được cảm xúc khi thấy mỗi ngày bà con hàng xóm, anh em, bạn bè đến thăm. Họ nói đây là cây nhà lá vườn, rồi người thì bắt lên con gà, người thì mang tặng đôi bồ câu, người mang cho tôi cặp bưởi, nãi chuối, người mang cho tôi mấy quả na vừa chín cây…Ôi tình cảm họ dành cho tôi, một đứa con xa quê lâu ngày thật mặn mà tha thiết, ấm cúng…

Mỗi ngày khi hoàng hôn buông xuống tôi lại cùng em trai ra ngắm đồng lúa xanh, cánh cò, ngắm ngọn đồi chàm sau nhà xanh ngát, rồi đi vào thăm từng nhà anh em, bà con lối xóm..Nhà ai cũng đón tiếp tôi niềm nở, chuyện trò ân cần. Tôi vui lắm..

Mười lăm ngày trôi qua thật nhanh, tôi muốn níu thời gian lại mà không thể. Những ngày tôi về với quê hương, gia đình thật ý nghĩa, và thoả lòng mong đợi bao năm ròng rã…Cuộc hội ngộ nào rồi cũng chia ly, rồi cũng đến ngày tôi phải trở vào lại Sài Gòn. Lòng tôi nghẹn ngào quyến luyến, trước giờ lên xe cả làng tập trung ở nhà tôi tạm biệt, họ ôm tôi dặn dò giữ sức khoẻ và hẹn ngày trở lại. Thật lòng tôi không muốn xa quê hương, gia đình, làng xóm thêm nữa nhưng vì cuộc sống tôi đành nén lòng ngậm ngùi ra đi..

Tôi lên xe mọi người vẫy tay chào, trong đám đông tôi nhận ra mắt mẹ, chị tôi đang rơi lệ…Tôi tự nhủ lòng mình nhất định sẽ sống tốt và sẽ trở về quê hương nhiều lần nữa. Tạm biệt xứ Thanh yêu thương…Hẹn ngày mai ta trở lại bên Người…

20 tháng 11 2017

Tôi rất hiểu sự chân thành của tác giả câu nói trên khi muốn nhấn mạnh và đề cao sự đóng góp to lớn của đội ngũ những người được xem là “kỹ sư tâm hồn”. Thế nhưng, theo logic thông thường một khi đã nói như thế buộc người ta phải suy luận và đặt vấn đề: Nếu nói nghề giáo là “cao quý nhất trong những nghề cao quý” vậy nghề nào là “cao quý nhì”…?

“Lao động là vinh quang”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói như vậy. Vì thế, có lẽ phải nói rằng cao quý hay thấp hèn ở đây là do bản thân mỗi cá nhân chứ không phải do nghề nghiệp.

Cho nên, phải chăng chính cách nghĩ đề cao quá mức nghề giáo đã vô tình tạo ra những áp lực xã hội không đáng có đối với các thầy cô giáo? Điều đáng nghĩ trong thực tế, cách ứng xử của cộng đồng và xã hội lại có phần trái ngược. Bởi nếu một năm có 365 ngày nhưng lại chỉ quan tâm các thầy cô giáo trong duy nhất một ngày- 20/11, 364 ngày còn lại họ phải sống với bao nỗi vất vả, căng thẳng và âu lo… Liệu đó có phải là thái độ và cách ứng xử phiến diện với đội ngũ các thầy cô giáo hôm nay? Phẩm giá của một cá nhân nói cho cùng không nằm ngoài phẩm giá chung của cộng đồng. Nghề giáo và hình ảnh các thầy cô giáo trong xã hội hôm nay đang có những tổn thất, mất mát. Đây là một thực tế cần được nghiêm túc nhìn nhận. Để tháo gỡ, theo tôi không còn cách nào khác là phải thay đổi tư duy và nhận thức của toàn xã hội về Giáo dục nói chung. Sự thay đổi này trước hết phải bắt đầu từ phía những người trực tiếp điều hành, quản lý Giáo dục hiện nay.

Điều quan trọng nhất lãnh đạo ngành giáo dục phải trung thực trong mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động, cầu thị và lắng nghe tiếng nói từ phía các thầy cô giáo. Hãy trả họ về đúng với vị trí và chức phận của nghề giáo. Đặc biệt chế độ đãi ngộ phải tương xứng với những gì mà họ đã đóng góp cho xã hội. Làm được như thế cũng là giúp họ giữ gìn phẩm giá và đạo đức nghề nghiệp bản thân, là cách tri ân, tôn vinh chân thành và cao đẹp nhất.

^^

Học tốt !

20 tháng 11 2017

Trong đời ai cũng có một người mẹ luôn yêu thương, chăm sóc mình. Dù chúng ta có làm lũng, nghịch phá đi chăng nữa mẹ vẫn tha thứ và căn dặn nhắc nhở. Tôi cũng có một người mẹ như vậy. Mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp, nhưng vẻ đẹp của mẹ ít ai nhìn thấy được. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ vẻ đẹp của người mẹ hiền từ. Làn da mẹ không còn hồng hào nữa mà hơi nhợt nhạt đi vì thời gian. Mẹ có mái tóc xõa ngang vai, màu nâu đen và hơi xoăn. Những cuộn tóc nhỏ cài bên vành tai nhỏ nhắn. Đôi môi mẹ không đỏ thắm như các thiếu nữ khác mà luôn nở một nụ cười hiền dịu. Cằm mẹ có nét cương quyết nhưgn rất dịu dàng. ở tuổi 42, trên gò má mẹ đã có nhiều nếp nhăn, Nhưng mẹ vẫn không đánh mất vẻ trẻ trung của mình. Vàng trán cao tỏ vẻ thông minh nhanh nhẹn.

Bàn tay mẹ là một bàn tay rám nắng, những ngón tay gầy gầy. Nhưng nó cũng là một bàn tay đảm đang, khéo léo. Đôi mắt mẹ to, sáng, long lanh và ánh lên những nét hiền dịu, trìu mến. Đối mắt ấy như biết nói, nó an ủi, động viên lúc tôi vui buồn. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm.

Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp trong tâm hồn mẹ. Trang phục mẹ dạy của mẹ rất giản dị, thường là chiếc áo màu vàng và chiếc quần xám đen. Khi tôi làm văn, từng hàng chữ mềm mại hiện ra với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt.

Con cảm ơn mẹ, cảm ơn về những gì mẹ đã làm cho chúng con. Mẹ là một người bạn, người thầy của tuổi thơ. Con yêu mẹ lắm, mẹ ơi!

20 tháng 11 2017

Bài tham khảo

Trong gia đình em, mẹ là người mà em yêu quý nhất. Năm nay mẹ đã bốn mươi hai tuổi rồi, nhưng mẹ còn trẻ lắm. Dáng người mẹ nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan, rạng rỡ. Mái tóc đen mượt lúc nào cũng được chải gọn gàng. Đôi mắt đen nhánh nhìn em thật hiền từ và đấy trìu mến.Thường ngày mẹ dậy thật sớm để dọn dẹpvà chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon, em thích nhất món canh bí tôm của mẹ nấu. Tối đến, mẹ thường dạy em học bài, bài nào em chưa hiểu,mẹ giảng cho em ngay. Rồi mẹ đưa em vào giấc ngủ với những câu chuyện thần tiên mà mẹ kể, chắp cánh những ước mơ cho em. Em rất yêu mẹ và cố gắng hái được nhiều bông hoa điểm mười để tặng mẹ.

 

20 tháng 11 2017

giúp mik với

20 tháng 11 2017

Từ láy là:

_Các từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau thì được gọi là từ láy

20 tháng 11 2017

Thầy đã nhận lời chúc của em. Chúc em học tốt !

20 tháng 11 2017

Em xin chúc tất cả các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ, trẻ trung, vui tính, luôn luôn giữ vững niềm tin và ngày càng nâng cao sự dũng cảm trước những đứa học trò nghịch như quỷ sứ bọn em. Happy Vietnam's teacher day!