Đề bài :hãy cm tính đúng đắn của câu tục ngữ :" Thất bại là mẹ thành công" giúp mik vs
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.
Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "
đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”
Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:
"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:
"Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch định ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”
Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.
Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.
Ai cũng có một nơi chôn rau cắt rốn của mình . Và chắc hẳn ai cũng biết rồi, đó là quê hương. Tôi yêu quê hương tôi da diết, cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, bác sông quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời.Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà như 1 dải lụa dài, tận hưởng cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm ổi, những buổi ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp. Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.Mai này dù đi đâu xa thì tôi vẫn luôn nhớ về quê hương của mình. Tôi yêu quê hương tôi nhiều lắm!
Ai cũng có một nơi chôn rau cắt rốn của mình( ẩn dụ). Và chắc hẳn ai cũng biết rồi, đó là quê hương. Tôi yêu quê hương tôi da diết, cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, bác sông( nhân hoá) quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời.Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà như 1 dải lụa dài( nhân hoá), tận hưởng cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm ổi, những buổi ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp. Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.Mai này dù đi đâu xa thì tôi vẫn luôn nhớ về quê hương của mình. Tôi yêu quê hương tôi nhiều lắm!
M. Go- rơ- ki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Đến với văn chương, ta được giáo dục để gần hơn với cái nhân trong chính con người mình. Ở đó ta biết đến những tình cảm tốt đẹp, những cảm xúc đưa con người tới hành động tốt đẹp và nhân văn. Bởi như Hoài Thanh đã nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có.”
Văn chương là một loại hình nghệ thuật được biểu hiện bằng ngôn từ. Khi Hoài Thanh nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có” tức là văn chương sẽ khơi dậy ở ta những tình cảm mà trước nay ta không hề có, đó là thứ tình cảm ta nhận được từ sự trải nghiệm cảm xúc của nhân vật, bởi ta chưa từng trải qua cũng chưa từng biết đến và đối với những tình cảm nhân bản mà ta đã có sẵn, văn chương lại càng làm đầy đặn nó thêm, tôi luyện nó trở nên sâu sắc, vững bền và đẹp hơn bao giờ hết. Câu nói này của Hoài Thanh là một câu khẳng định giá trị của văn chương là khơi gợi và nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp ở con người.
Đến với căn chương nói chung và văn thơ nói riêng, chúng ta sẽ bắt gặp những cuộc đời, những con người tuy được tạo nên là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng luôn được lấy cảm hứng từ chính những chất liệu bình dị, gần gũi, chân thực nhất của cuộc sống hiện thực. Nhà văn xây dựng tất cả những điều đó đều gửi vào nó những dụng ý nghệ thuật riêng của mình, tất cả đều hướng tới những vấn đề nhân sinh cao cả. Ở đó, con người ta sẽ trải nghiệm những cảm xúc mà bản thân ta chưa bao giờ có và văn chương chính là nơi khơi nguồn, gây nên cảm xúc mới lạ rất đỗi con người ấy. Có lẽ trong chúng ta, chẳng mấy ai đã từng trải qua cảm giác khi gia đình chia cắt, phải xa những người mà ta yêu thương, xa cuộc sống hiện tại, nhưng đọc truyện ngắn: “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, tất cả chúng ta, không trừ một ai đều nhận diện rõ nỗi đau chia lìa giữa hai anh em Thành và Thủy. Chúng ta không chỉ có những giọt nước mắt lăn theo nỗi buồn thương trong buổi chia tay của hai anh em mà còn thấm thía sâu sắc hậu quả của sự chia li gia đình để lại vết cắt tuổi thơ không thể hàn gắn được trong cuộc đời những đứa trẻ. Đó cũng là cách mà chúng ta được khơi gợi lòng cảm thương sâu sắc đối với Dế Choắt, thương cho chú bởi cái tội ngông cuồng của Dế Mèn mà phải chịu cái kết đau đớn. Có lẽ đó là lần đầu tiên trong đời
Không chỉ cho ta những tình cảm mới mẻ mà con làm cho những tình cảm sẵn có trong ta nổi sâu sắc hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta đều mang trong mình lòng yêu nước thương nòi, trong thời chiến tình yêu đó nổi sôi hừng hực phát ra như ngọn lửa thôi thúc bước chân xung trận nhưng ở thời bình, dòng máu nóng ấy luôn chảy trong huyết quản mỗi chúng ta để mỗi khi nghe những câu ca dao ngợi ca về vẻ đẹp quê hương đất nước lòng chúng ta lại ngập tràn niềm tự hào:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Cho dù trong mỗi trái tim chúng ta luôn có một tình cảm nồng nàn với tổ quốc, quê hương nhưng những câu ca dao đi vào lòng người như vậy làm cho tình yêu nước thường trực trong mỗi người như ngày một đạm đà, rõ nét hơn bao giờ hết.
Rồi mỗi khi ta nghe những câu thơ ngọt ngào về tình mẹ cha thì tình yêu thương, lòng biết ơn cha mẹ luôn có trong mỗi chúng ta đột ngột trào dâng dữ dội:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước tròng nguồn chảy ra.
Hay:
Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
Tình cảm yêu thương dành cho cha mẹ thì chúng ta ai cũng luôn có trong tim, không ai không vô vàn biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ nhưng văn chương đã mài sác hơn ý niệm đẹp đẽ ấy để mỗi khi ta nghe những câu như vậy, lòng ta lại dưng dưng xúc động, ta lại càng thấm thía hơn công lao cũng như sự hi sinh vô bờ của cha mẹ dành cho ta.
Tình cảm chính là những cốt lõi để tạo nên những suy nghĩ và hành động đúng đắn. Tình cảm càng nhân văn sẽ tạo ra những con người nhân văn. Văn chương chính là cái nôi nuôi lớn những hạt mần cảm xúc tốt đẹp ở con người và là thứ khí giới đắc lực của nhà văn để tạo nên những giá trị nhân văn cao ca, để người gần người hơn.
BÀI VĂN 2 CHỨNG MINH VĂN CHƯƠNG GÂY CHO TA NHỮNG TÌNH CẢM TA CHƯA CÓ, LUYỆN CHO TA NHỮNG TÌNH CẢM TA SẴN CÓ
Văn học là tiếng nói thăm sâu nhất của tâm hồn con người, ra đi từ tấm lòng mãnh liệt của người nghệ sĩ kết tinh trên trang giấy những dòng chữ cuộn trào cảm xúc. Chính những tình cảm, tư tưởng ấy của nhà văn sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Nói bằng tình cảm, văn chương tác động đến cn người qua con đường của trái tim, và vì thế văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.
Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chwua có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.
Những câu thơ, ca dao, những câu hò điệu hát về vẻ đẹp của quê hương:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay alr rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.
Chẳng phải là qua nhưng câu thơ ấy mà ta thấy quê hương ta thật đẹp, cũng thật giản dị, mà chân tình đó ư. Nó làm ta thêm yêu xứ sở, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình và yêu cả những tên đất tên làng dù vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc này. Từ ngàn đời nay vẻ đẹp của những câu dân ca thấm trong lòng người xưa muốn răn dạy con cháu về những đạo lí truyền thống của dân tộc, về những triết lí nhân sinh cần khắc cốt ghi tâm có bao giờ cũ đâu, vẫn cứ còn nguyên vẹn, vẫn cứ làm ta thêm bồi hồi và nhức nhối, để ta càng yêu những giá trị đẹp đẽ ấy, yêu những con người vĩ đại đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Hay như:
“Ngó lên nạt luộc mái nhà
Bao nhiêu lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”
Chính văn chương đã khơi thông và làm cho mạch nguồn truyền thống tình cảm của con người, của dân tộc, của cá nhân cứ chảy mãi không dừng, mà ngày càng bồi đắp trở nên mãnh liệt, tha thiết hơn bao giờ hết.
Nhưng đâu chỉ có vậy, từ những câu chuyện tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây Khế dân gian còn gửi gắm đến cho con cháu đời sau thông điệp về sự khát vọng, ước mơ một lẽ sống tươi đẹp công bằng ở đời, đó là yêu cái thiện, cái thiện chiến thắng cái ác, bỏ đi cái tầm thường, ích kỉ, toan tính cá nhân. Từ những bài học giản dị mà chân thành ấy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta thêm hiểu mình, hiểu đời hơn. Đó chẳng phải nhờ văn chương đấy ư.
Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. là tiếng rú gọi con người không sa xuống thành con vật, không trở thành ông thánh vô bổ vô duyên, ngày càng biết yêu nhiều hơn, cô cạn hận thù.
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trong suy nghĩ và lối sống mà tư tưởng yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất... và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?
Vừa học vừa chơi sẽ làm xao nhãng tư tưởng . Bố cậu làm thế là đúng đấy
Vừa học vừa chơi !!!
Thế thì não của chúng ta ko thể làm 2 việc đó cùng lúc dẫn đến mất tập trung đến việc học
=> Bố cậu nói cũng đúng nhưng có phần sai do cáu gắt với thành tích của con mình !!!
I. Luận điểm là gì
1. Khái niệm luận điểm
Luận điểm có thể hiểu đó là các tư tưởng, lập luận chính của các văn bản nghị luận hoặc vấn đề nghị luận đang được đề cập.
Một bài văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm, luận điểm sẽ giúp cho tác giả đạt được mục đích nghị luận.
Khi trình bày luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, có tính định hướng giúp người đọc/người nghe hiểu rõ vấn đề đang được đề cập.
2. Xác định luận điểm như thế nào?
Trước khi bắt đầu viết một chủ đề, người viết cần biết cách xác định các luận điểm. Một số cách xác định luận điểm thông thường như:
– Dựa vào các dữ liệu có sẵn trong đề bài.
– Dựa vào cách đặt các câu hỏi.
– Dựa vào cách thức nghị luận.
3. Trình bày luận điểm
Có một số cách để trình bày luận điểm, ví dụ như:
– Kể chuyện sau đó nêu ra luận điểm.
– Trình bày bối cảnh sau đó xác định luận điểm.
– Sử dụng theo phương pháp quy nạp.
– Sử dụng phương pháp diễn dịch.
Luận điểm : là ý kiến xác đáng của người viết về vấn đề được đặt ra.
Vd : Tác phẩm Chí Phèo xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ. Các luận điểm ấy liên kết với nhau để soi sáng, thuyết minh cho luận điểm lớn của toàn bài.
Đang đi chơi (rút gọn CN)
Lan! (rút gọn VN)
Mai nhá: (rút gọn CN và VN)
Trên bước đường đời, để có được những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình làm việt miệt mài. Trong quá trình ấy, có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại hay sai lầm. Tuy nhiên, từ những thất bại ấy, ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Vì thế, người ta thường nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng muốn hiểu được điều mà ông bà ta gửi gắm, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này và đó cũng là vấn đề mà ta cần phải giải thích hôm nay.
Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ những ý nghĩa trên, ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.
Thế thì tại sao thất bại lại là mẹ thành công? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.
Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta mà không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy se đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết đi xe đạp đấy. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới cũng có lần gặp những thất bại. Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng mười lăm trong tổng số hai mươi hai học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng.
Vì vậy, bạn đừng bao giờ sợ thất bại. Bởi vì một người mà luôn sợ thất bại, lúc nào cũng muốn mình sống một đời mà không có một sai lầm nào cả thì bạn là một người ảo tưởng, hoặc là hèn nhát không bao giờ dám đối mặt với cuộc sống. Nếu lúc nào bạn cũng lo âu là mình sẽ luôn gặp thất bại thì xin lỗi, bạn chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ té xe thì không thể nào mà đạp xe được, bạn sợ sặc nước thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết bơi. Một người mà không chịu được mất mát thì sẽ chẳng được gì. Bạn nên nhớ rằng con đường đời trong cuộc sống không phải lúc nào cũng phải trải đầy hoa hồng và niềm vui không đâu. Nếu trong những việc nhỏ nhặt như thế mà chúng ta còn làm không xong thì làm sao mà ta có thể đương đầu với những gian nan khi ta lớn lên? Chẳng lẽ cuộc đời chúng ta chỉ có thất bại thôi sao? Bạn nên nghĩ rằng: Thất bại và sai lầm bao giờ cũng có hai mặt cả. Tuy nó đem lại cho ta không ít mất mát và thương tổn nhưng nó cũng là những bài học vô cùng đắt giá, giúp ta tránh lặp lại những sai lầm về sau.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng. Không phải là bạn liều lĩnh hay mù quáng mà lại cố làm ra những sai lầm.Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người sau khi phạm sai lầm thì lại chán nản. Kẻ thì sau khi phạm sai lầm lại phạm những sai lầm khác còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách xử trí của ta đối với những sai lầm cũng rất quan trọng. Bạn đừng nên bi quan, buông xuôi tất cả. Bởi vì chính trong những lúc nguy nan, những lúc khó khăn nguy nan nhất, nếu ta vẫn bình tĩnh và có ý chí, ta có thể lật ngược lại vấn đề. Ta cần phải tự tin, lạc quan, có nghị lực để vượt qua những trở ngại, khó khăn thử thách để đạt đến thành công. Một điều quan trọng nữa là ta phải dũng cảm, trung thực nhìn nhận ra thất bại và vượt qua nó, xem thất bại như một động lực lớn giúp ta thành công. Những người khôn ngoan sẽ là người biết rút ra được kinh nghiệm và biết tìm con đường để tiến lên. Cho nên, đừng bao giờ sợ thất bại. Điều đáng trách nhất là khi chúng ta bỏ lỡ những cơ hội quý giá chỉ vì một lý do hết sức đơn giản: Chúng ta chưa cố gắng hết mình.
Là học sinh, đương nhiên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thất bai: bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ không bằng lòng,…Nhưng chúng ta vẫn không nản chí, không buông xuôi mà ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong việc học tập mà còn trong gia đình, cuộc sống, với những người xung quang.
Câu tục ngữ trên là một lời dạy bảo thiết thực về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống.
Tk mk nha
Trên bước đường đời, để có được những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình làm việt miệt mài. Trong quá trình ấy, có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại hay sai lầm. Tuy nhiên, từ những thất bại ấy, ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Vì thế, người ta thường nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng muốn hiểu được điều mà ông bà ta gửi gắm, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này và đó cũng là vấn đề mà ta cần phải giải thích hôm nay.
Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ những ý nghĩa trên, ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.
Thế thì tại sao thất bại lại là mẹ thành công? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.
Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta mà không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy se đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết đi xe đạp đấy. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới cũng có lần gặp những thất bại. Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng mười lăm trong tổng số hai mươi hai học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng.
Vì vậy, bạn đừng bao giờ sợ thất bại. Bởi vì một người mà luôn sợ thất bại, lúc nào cũng muốn mình sống một đời mà không có một sai lầm nào cả thì bạn là một người ảo tưởng, hoặc là hèn nhát không bao giờ dám đối mặt với cuộc sống. Nếu lúc nào bạn cũng lo âu là mình sẽ luôn gặp thất bại thì xin lỗi, bạn chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ té xe thì không thể nào mà đạp xe được, bạn sợ sặc nước thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết bơi. Một người mà không chịu được mất mát thì sẽ chẳng được gì. Bạn nên nhớ rằng con đường đời trong cuộc sống không phải lúc nào cũng phải trải đầy hoa hồng và niềm vui không đâu. Nếu trong những việc nhỏ nhặt như thế mà chúng ta còn làm không xong thì làm sao mà ta có thể đương đầu với những gian nan khi ta lớn lên? Chẳng lẽ cuộc đời chúng ta chỉ có thất bại thôi sao? Bạn nên nghĩ rằng: Thất bại và sai lầm bao giờ cũng có hai mặt cả. Tuy nó đem lại cho ta không ít mất mát và thương tổn nhưng nó cũng là những bài học vô cùng đắt giá, giúp ta tránh lặp lại những sai lầm về sau.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng. Không phải là bạn liều lĩnh hay mù quáng mà lại cố làm ra những sai lầm.Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người sau khi phạm sai lầm thì lại chán nản. Kẻ thì sau khi phạm sai lầm lại phạm những sai lầm khác còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách xử trí của ta đối với những sai lầm cũng rất quan trọng. Bạn đừng nên bi quan, buông xuôi tất cả. Bởi vì chính trong những lúc nguy nan, những lúc khó khăn nguy nan nhất, nếu ta vẫn bình tĩnh và có ý chí, ta có thể lật ngược lại vấn đề. Ta cần phải tự tin, lạc quan, có nghị lực để vượt qua những trở ngại, khó khăn thử thách để đạt đến thành công. Một điều quan trọng nữa là ta phải dũng cảm, trung thực nhìn nhận ra thất bại và vượt qua nó, xem thất bại như một động lực lớn giúp ta thành công. Những người khôn ngoan sẽ là người biết rút ra được kinh nghiệm và biết tìm con đường để tiến lên. Cho nên, đừng bao giờ sợ thất bại. Điều đáng trách nhất là khi chúng ta bỏ lỡ những cơ hội quý giá chỉ vì một lý do hết sức đơn giản: Chúng ta chưa cố gắng hết mình.
Là học sinh, đương nhiên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thất bai: bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ không bằng lòng,…Nhưng chúng ta vẫn không nản chí, không buông xuôi mà ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong việc học tập mà còn trong gia đình, cuộc sống, với những người xung quang.
Câu tục ngữ trên là một lời dạy bảo thiết thực về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống.