Hãy viết bài văn về mẹ làm bộ đội
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. từ láy
2. hồn nhiên, ngây thơ,yêu đời , yêu nghề , thông minh .Một chú bé nhỏ với cái xắc , chân thì nhanh nhẹn mik chỉ biết v thôi!
3. câu này mik nghĩ là : lượm ơi cn ko chú bé loắt choắt .....
theo mik là như v mik ko bt cs đúng ko
Học tốt nha :D !
Bài tóm tắt
Như mọi lần Lượm nhận bức thư thượng khẩn và không chần chừ, cậu liền ra đi dù trên mặt trận cuộc chiến đang diễn ra, đạn bay vèo vèo…
Lượm phải vượt qua một cánh đồng lúa đang chín. Bỗng một tia chớp lóe lên, Lượm đã bị trúng đạn, ngã xuống giữa đồng, dường như trên môi vẫn đọng lại nụ cười thanh thản.
Lượm đã hi sinh, nằm trên thảm lúa vàng, hai tay nắm chặt mấy bông lúa đang chín, hương lúa còn bay ngào ngạt quanh thân mình. Hình ảnh hi sinh anh dũng ấy còn mãi trong lòng chúng ta.
Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú
+ Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”
+ Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.
- Bố cục:
+ Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế
+ Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ
+ Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.
Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):
- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt
- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường
- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.
- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn
→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.
Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách
- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn
- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)
- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:
+ Nằm trên lúa
+ Lúa thơm mùi sữa
+ Hồn bay giữa đồng
→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.
Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ
→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.
- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả
- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.
Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.
+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.
Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.
quãng đường CD dài 130,2km.Hai xe ô tô khởi hành cùng lúc và đi ngược chiều nhau .Xe đi từ C với vận tốc 51km/giờ , xe đi từ d với vận tốc 42km/giờ .Hỏi A)2 xe gặp nhau lúc mấy giờ ? B)Chỗ gặp nhau cách C và cách D bao nhiêu km?
Hằng ngày đến trường, em đi qua một công trường đang xây dựng. Em thường bắt gặp ánh mắt vui tươi quen thuộc của chú Hưng làm nghề thợ xây.
Lần đầu tiên quen chú, em có cảm tình ngay với đôi mắt ánh lên niềm tự tin của con người nhiều nghị lực. Với thân hình khá vạm vỡ, chú khoan thai bước lên giàn giáo, bắt tay vào công việc quen thuộc hằng ngày. Chú cúi xuống xúc vữa, trải một lớp lên hàng gạch đã xây. Rồi chú cẩn thận xếp từng viên gạch màu hồng tươi lên trên. Thỉnh thoảng gặp khoảng trống cuối cùng của một hàng gạch, không đặt vừa viên gạch, chú lấy lưỡi bay chặt bớt đi. Chú dùng cán bay gõ nhẹ nhiều lần để gạch được ngay và gắn chặt vào nhau. Chú cẩn thận lấy thêm vữa lấp đầy khe và làm kĩ để vữa không rơi vãi. Đôi bàn tay thô rám của chú làm việc thật dẻo dai đều đặn và chính xác. Chú chăm chỉ làm như quên hết tiếng động ầm ĩ xung quanh. Thỉnh thoảng, chú dừng xây, lấy dây dọi xem bức tường có thẳng đứng không. Khi gạch và vữa đều hết, chú ngồi nghỉ một lát rồi gọi vọng xuống:
– Gạch!
– Vữa!
Thế là gạch được liên tiếp quăng lên. Từ trên cao, chú nhanh nhẹn bắt lấy như một thủ môn lành nghề bắt bóng, vừa bắt chú vừa xếp từng viên một cách gọn gàng ngay ngắn. Một xô vữa nặng được kéo lên và chú tiếp tục làm. Mặt trời ngày một lên cao và bức tường xây cũng mỗi lúc một cao. Chú cởi trần để lộ cái lưng to bè bóng nhẫy và hai cánh tay có bắp thịt nổi lên cuồn cuộn. Chú huýt sáo một điệu nhạc vui như muốn quên đi cái nắng gay gắt.
Nhìn chú làm việc khéo léo và vất vả, em ước nếu mình là họa sĩ mình sẽ vẽ một bức tranh miêu tả sự khó nhọc và nguy hiểm của người thợ đã tạo nên những ngôi nhà chọc trời, vững chãi, thách thức gió bão và thời gian. Chính những ngôi nhà ấy đã tạo nên biết bao nhiêu tổ ấm gia đinh, hạnh phúc cho mọi người, trong đó có cả em nữa. Em thầm biết ơn người thợ ấy và mong sau này có máy móc thay sức người để những chú công nhân đỡ vất vả và đỡ nguy hiểm khi đứng ở tầm cao.
PTBĐ trong đoạn thơ là biểu cảm và miêu tả: biểu cảm vì thơ thường có phép bộc lộ cảm xúc, miêu tả là tả lại hình ảnh trong đoạn
Trên đường đi học về, hai bên lề đường được trồng hai hàng cây bằng lăng tươi tốt. Hai hàng bằng lăng này được các anh chị trong hội thanh niên trồng cùng đã được mấy năm. Giờ đây, chúng không ngừng tươi tốt, vươn mình thật cao đón ánh nắng chói chang của trên bầu trời. Hai hàng cây được trồng thẳng tắp nhìn xa cứ như đội quân đang xếp hàng nghiêm chỉnh vậy. Mới trồng mấy năm, thân cây còn khá mảnh khảnh, nhưng tán cây đã tỏa rộng khắp đường. Thân cây không có vỏ cứng hay xù xì như cây nhãn. Phần vỏ cây mỏng, có màu nâu xám. Cành cây không ngừng vươn rộng và cao đón hết thảy mọi ánh nắng. Những chiếc lá xanh mơn mởn, rung rinh trong gió. Lá ở trên cây khá cao, em không thể chạm tới. Tuy vậy, nhiều lúc, em có cảm giác mỗi lần đi học về, những chiếc lá đung đưa như đang chào đón em vậy. Hằng ngày, đi qua con đường ấy, những cây bằng lăng bỗng trở thành người bạn thân thiết, gần gũi với em. Những buổi trưa hè đi học về, em không bị ánh nắng rọi tới tất cả đều nhờ những tán cây bằng lăng che chở. Mùa hè, hoa bằng lăng nở rộ thành từng chùm. Những bông hoa màu tím giản dị nhưng vẫn bắt mắt bởi phần nhụy hoa màu vàng óng. Cánh hoa khi tàn rụng đầy xuống mặt đường. Những cánh hoa mỏng manh như lụa rơi xuống tạo thành một tấm thảm màu tím nhạt vô cùng đẹp mắt. Chốc chốc vài cơn gió thổi qua cuốn những cánh hoa bay vào không trung, một cảnh tượng thật thơ mộng. Những cây bằng lăng bên đường từ lúc nào bỗng trở thành những người bạn của em.
Đây nha bạn!
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
-Cuộc khởi nghĩa bị thất bại vì:
+Do chênh lệch về lực lượng
+Chưa có sự phối hợp, liên kết
Ngay tên gọi Hà Nội của em đã gợi về một con sông trong thành phố. Dù có đi đâu, em vẫn nhớ về sông Hồng đỏ nặng phù sa.
Con sông Hồng chảy qua lòng Hà Nội. Sông chảy giữa những bãi mía, bãi ngô, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non, phải chăng vì thế mà có tên là sông Hồng ?
Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông gắn với thời thơ ấu của em. Em và sông như hai người bạn thân thiết. Mỗi buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao ! Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xoá cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Tàu thuyền đi lại tấp nập như mắc cửi. Hai bên bờ sông, cỏ còn ướt sương đêm, mà các bà, các chị xã viên đã ra ruộng tỉa bắp, hái dâu.
Buổi trưa, trẻ con rủ nhau ra bơi lội vùng vẫy như những chú cá heo. Cuối hè, nước sông thường lên cao và đục ngầu. Đó là màu của phù sa, gợi một mùa bội thu sắp tới.
Em nhớ : có một nhà thơ đã ví Hà Nội như một cô gái mặc áo đỏ sông Hồng. Sự so sánh đó thật đẹp và hợp lí. Sông Hồng hùng vĩ thơ mộng mãi mãi là hình bóng của quê hương em. Em yêu quý sông Hồng.