Viết một đoạn văn miêu tả hình ảnh Lượm lúc hi sinh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Chùa Bảo Minh - đền Bình An đã tồn tại hàng trăm năm, chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc qua các thời kỳ. Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác niên đại cụm di tích này, nhưng dấu ấn đậm nét nhất được ghi chép thành văn bằng việc tại khu vực chùa, đền từng là nơi trú quân của Lê Lợi (khi dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh), quân Quang Trung khi tiến ra Bắc dẹp loạn nhà Thanh nên nhiều công trình cũ vẫn còn. Theo đó, chùa Bình An – đền Bảo Minh được xem là cụm di tích được nhân dân tôn thờ. Tại chùa Bảo Minh thờ phật theo phái Đại thừa và thờ mẫu chúa Liễu Hạnh; đền Bình An thờ các vị: Huyền Thiên đại thánh Trấn Bắc chân vũ đế quân; Lê Quỳnh; Lý Nhật Quang.
Chùa Bảo Minh - đền Bình An đã tồn tại hàng trăm năm, chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc qua các thời kỳ. Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác niên đại cụm di tích này, nhưng dấu ấn đậm nét nhất được ghi chép thành văn bằng việc tại khu vực chùa, đền từng là nơi trú quân của Lê Lợi (khi dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh), quân Quang Trung khi tiến ra Bắc dẹp loạn nhà Thanh nên nhiều công trình cũ vẫn còn. Theo đó, chùa Bình An – đền Bảo Minh được xem là cụm di tích được nhân dân tôn thờ. Tại chùa Bảo Minh thờ phật theo phái Đại thừa và thờ mẫu chúa Liễu Hạnh; đền Bình An thờ các vị: Huyền Thiên đại thánh Trấn Bắc chân vũ đế quân; Lê Quỳnh; Lý Nhật Quang.
Cụm di tích lịch sử văn hóa chùa Bảo Minh – đền Bình An.
Hiện cụm di tích này còn lưu giữ lại được 2 chiếc chuông cổ (1 chiếc nặng 101kg và 1 chiếc nặng 25kg); 21 pho tượng cổ; hoành phi; câu đối và 15 sắc phong từ thời vua Tự Đức. Năm 1999, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân quyên góp sức người, sức của để trùng tu, xây dựng lại cụm di tích. Năm 2011, qua công tác xã hội hóa, ban quản lý chùa đã tu sửa lại một số hạng mục và giữ nguyên hiện trạng cho đến nay.
Trải qua bao thăng trầm biến cố và phát triển của lịch sử cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An vẫn mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa cùng với mãnh đất được nhiều thiên nhiên ưu đãi. Cứ vào mồng 7 tháng Giêng hàng năm diễn ra lễ hội do những người dân địa phương tổ chức. Lễ hội là nơi để thể hiện sự tích tụ, bảo tồn và phát huy văn hóa làng xã của vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, cũng là nơi cầu phong hòa vũ thuận, mùa màng tươi tốt, no ấm.
Những kiến trúc độc đáo giàu giá trị nghệ thuật và những giá trị lịch sử cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An đã trở thành một nét văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Từ nhiều đời nay, dân làng thường cắt cử những người có tâm đức để trông coi đền chùa. Chính quyền địa phương cũng hết sức quan tâm bảo vệ. Mỗi lần hư hỏng đều kịp thời tu sửa để đảm bảo nơi thờ tự và nơi chiêm bái của du khách thập phương đến.
Năm 2006, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đến năm 2011, UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt, cho phép tu sửa chùa Bảo Minh, xây dựng lầu Quan âm, nhà tổ, chùa chính, cung thờ mẫu, lầu Cô Chín, nguồn vốn được huy động từ công tác xã hội hóa.
Cụm di tích lịch sử chùa Bảo Minh – đền Bình An thực sự là nơi ghi dấu về một địa chỉ từng chứng kiến các biến cố thời gian. Đây cũng là nơi để người dân thể hiện lòng thành kính tâm linh biết ơn các vị vua công thần, Thánh, Phật để mong cuộc sống ấm no, bình an.
Thầy Dương Quang Thịnh – Trưởng BQL di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An cho biết: Cụm di tích lịch sử chùa Bảo Minh – đền Bình An được xây dựng từ thời Hậu Lê, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử nên không còn được nguyên vẹn như xưa.
Nhờ những nỗ lực của ban quản lý cụm di tích cộng với những tấm lòng hảo tâm người con quê hương và du khách thập phương nên chùa đã được tu sửa lại, cơ sở vật chất cũng khang trang hơn. Tuy nhiên, do kinh phí có phần hạn hẹp nên cụm di tích vẫn chưa hoàn thiện. Hiện ban quản lý di tích vẫn đang tiếp tục kêu gọi nguồn kinh phí để xây dựng thêm một số hạng mục như: Cổng chùa, xây thêm một lầu chuông, nhà tăng, tu sửa lại khuôn viên để mỗi khi khách thập phương đến có chỗ để xe, nghỉ ngơi.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Nếu như có biệt hiệu con vật nào dũng cảm nhất, tôi sẽ chọn là giành cho những chú chó như chú chó Ricky nhà tôi. Chú vừa thông minh, nhanh nhẹn và còn rất trung thành nữa. Tôi rất yêu quý và mến tin chú. Chú giống như người bạn nhỏ luôn bảo vệ gia đình tôi những lúc đêm khuya, và là người bạn trung thành tuyệt đối.
Chú chó Ricky nhà em được đặt một cái tên thân thương do chính em đặt cho nó. Thân hình nó rắn chắc, những cơ thịt săn chắc, những lúc chạy nhìn chú giống như một tia chớp dường như thổi bay mọi thứ. Cái đầu chú giống như chiếc yên xe đạp. Đôi tai dài, to và dong dỏng lên để nghe ngóng tình hình xung quanh, phát hiện kẻ thù. Cặp mắt to đen nháy và rất tinh nhạy để phát hiện và đánh mắt tới mọi thứ xung quanh. Bộ lông màu nâu vàng như màu lá mùa thu nhìn chú rất ngầu và quyến rũ. Có lẽ chú đã làm say đắm baot rái tim của những thiếu nữ khác trong xóm tôi.
Hằng đêm, khi cả nhà tôi đều đang say trong giấc ngủ thì Ricky vẫn đang thức để canh chừng cho an ninh của ngôi nhà. Nhờ có chú không gian yên bình và an toàn của ngôi nhà phần nào được đảm bảo. Mỗi khi thấy tiếng động lạ, những tiếng sủa dõng dạc, to vang của chú làm vang dậy cả một vùng. Tiếng sủa làm kinh động đến những kẻ có mục đích xấu cũng phải biết dè chừng. Chú luôn trung thành và làm việc rất có trách nhiệm. Như một người đàn ông thực thụ, chú luôn luôn tỏ ra bản lĩnh dù trong những hoàn cảnh ngặt nghèo đến đâu. Em nhớ có lần, vì bảo vệ em khỏi bầy chó khác trong xóm chú đã bị thương ở đầu, rách mất một mảng thịt. Nhìn cảnh tượng ấy em vô cùng đau xót, cảm thấy mình thật có lỗi khi để chú như vậy. Dường như hiểu được sự lo lắng và áy náy của em, Ricky vẫn kêu ư ử, dụi đầu vào trong lòng tỏ vẻ không sao và rất ngoan ngoãn. Chú luôn rất kiên cường dù có gặp phải vết thương hay tham gia vào những hành động khó khăn, nguy hiểm cũng không bao giờ chối từ, luôn sát cánh bên đồng đội để bảo vệ yên bình cho khu phố.
Những khi không phải làm nhiệm vụ, vào buổi chiều nắng đẹp em thường hay cùng Ricky đi dạo quanh khu phố, nơi có những hàng phi lao hai bên đường. Những lúc như vậy, em cảm giác chú và em thân thiết gần gũi như những người bạn, chú luôn bảo vệ an nguy cho em còn em luôn yêu quý và lo lắng cho chú. Ricky rất ngoan chưa bao giờ để mọi người giận hay nhắc nhở mình nhiều. Gắn bó với gia đình em được 5 năm rồi, đến nay chú giống như bác bảo vệ không thể thiếu trong gia đình em.
Em rất yêu quý Ricky, chú là người bạn nhỏ trung thành và luôn bảo vệ an ninh cho gia đình em. Chú thật đáng yêu và cũng rất quý, không quan trọng những đau đớn bản thân mà đấu tranh, bảo vệ cho mọi người. Đó chính là phẩm chất của một loài vật trung thành, khiến cho gia đình em ai ai cũng yêu quý.
Bài làm 1
“Meo! Meo! Meo!” Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt Đó là chú mèo ba xin được ở nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.
Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavi loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cải đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.
Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.
Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.
Em rất quý Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.
Chúc bn học tốt.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhâm dân tinhf cảm yêu kính của người chiến sĩ đối với lãnh tụ
k mk nha bn
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
Hok tốt
_Ca ngợi cảnh đẹp của đền Hùng và nhắc nhở chúng ta nhớ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch)
Cô giáo mk dạy thế.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.
Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau đế lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đâ rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạv chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.
Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập trong cuộc sống.
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.
Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.
“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Vào năm 1951, tại chiến khu Việt Bắc, tôi đã có cơ hội được làm việc cùng Bác Hồ. Vào một buổi tối nọ, lúc đó trời đã rất khuya mà lại còn mưa vậy mà tôi vẫn thấy bác ngồi đó. Bác ngồi im bên bếp lửa nhóm lửa cho chúng tôi. Tôi thương Bác lắm, Bác như 1 ng cha của tôi vậy. Bác đứng dậy, đi dém chăn cho từng người một. Bác sợ mọi ng giật mình nên đi rất nhẹ nhàng. Cuối cùng tôi hỏi Bác:" Bác ơi, Bác chưa ngủ, bác có lạnh lắm không?" Bác trả lời :" Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc!" Tôi dậy đã đến lần thứ 3, Bác vẫn ngồi đó. Tôi khuyên Bác đi ngủ vì trời sắp sáng. Nhưng Bác không chịu. Bác nói Bác thương đoàn dân công phải sống khổ cực. Tôi cũng thức luôn cùng bác.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Câu trả lời hay nhất
you maybe trình bày:
- tờ giấy đôi để dọc
- viết họ và tên,lớp, trường ở bên trái tờ giấy đôi
-canh giữa viết tên cuộc thi rồi xuống dòng viết đề bài là xong
chú ý nhớ viết thư upu chỉ viết một mặt giấy còn nếu hết một mặt giấy mà vẫn còn muốn "ca" tiếp một đoạn thì bạn nên hi sinh một tờ giấy khác.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Năm 2018 cuộc thi viết thư UPU có đề bài là: "Hãy tưởng tượng em là một bức thư có khả năng du hành vượt thời gian, khi đó thông điệp nào em muốn truyền tải tới người đọc thư". |
Hướng dẫn thể lệ cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018
Đối tượng tham gia dự thi sẽ là toàn bộ các bạn học sinh Việt Nam từ 15 tuổi trở xuống. Học sinh nên tham khảo chỉ dẫn của thầy cô phụ trách và nhà trường, nhưng bức thư phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân học sinh, hơn nữa sản phẩm phải chưa đăng báo hoặc in sách.
Bức thư được viết dưới dạng văn xuôi, dài không quá 1.000 từ và viết tay trên một mặt giấy (bài đánh vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ). Nếu viết bằng tiếng nước ngoài học sinh phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm, và ban giám khảo sẽ chấm bản tiếng Việt.
Theo thông tin chia sẻ trên trang Facebook Viết thư Quốc tế UPU - Việt Nam, phải có 4 yếu tố cơ bản để một bức thư đoạt giải, đó là:
+ Đảm bảo cấu trúc bài thi như một bức thư.
+ Tôn trọng tuyệt đối chủ đề.
+ Thể hiện sự sáng tạo.
+ Bức thư cho thấy khả năng hành văn, sử dụng ngôn ngữ nhuần nhuyễn.
Ở góc trên cùng bên trái bài dự thi, học sinh ghi đầy đủ: họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình. Bài dự thi không ghi đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại. Tuy nhiên lưu ý trong nội dung bức thư thì tác giả không được nêu cụ thể tên, trường lớp, địa chỉ của mình.
Sau đó các em gửi bài về địa chỉ: Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội. Bài dự thi phải cho vào phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người gửi, địa chỉ nơi nhận kèm mã bưu chính 112815 (mã bưu chính của Báo Thiếu niên Tiền phong) và gửi từng bức thư qua đường bưu điện. Phong bì thư cần ghi rõ: Dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU 47 (2018). Thời gian dự thi viết thư UPU 2018 kéo dài đến 10/3/2018.
Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì cuộc thi quốc gia sẽ được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu "Tuổi trẻ sáng tạo", đi kèm với đó là giải thưởng cá nhân 5 triệu đồng cho học sinh đạt giải Nhất và 3 triệu đồng cho học sinh đạt giải Nhì.
Tiếp đó bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam sẽ được Ban tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế. Nếu đạt giải, sẽ có giải thưởng dành cho giải Nhất là 30 triệu đồng; giải Nhì là 20 triệu đồng; giải Ba là 15 triệu đồng; giải Khuyến khích là 10 triệu đồng; đồng thời sẽ có Bằng khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường. Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ.Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm. Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. . Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào. Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo.
Cứ mỗi lần đọc bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, hình ảnh chú bé Lượm lại hiện ra trước mắt em. Đó là một em bé hồn nhiên yêu đời, có tinh thần dũng cảm đã hy sinh tại Huế trong thời kì đầu chống Pháp. Bài thơ đã đọng lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em vô cùng cảm phục, yêu mến và tự hào về Lượm - chú bé liên lạc gan dạ, anh dũng trong đoạn thơ:
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Đường quê vắng về Lúa trổ đòng đòng Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...
Bỗng lòe chơp đỏ
Thôi rồi lượm ơi
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơrn mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chán thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Đó là đoạn thơ mà em thích nhất, xúc động nhất. Hình ảnh Lượm làm nhiệm vụ hiện dần trong đầu em. vẫn như mọi hôm, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai và bước nhanh trên con đường vàng nắng. Nhưng đường Lượm đi đâu có vàng nắng mãi. Lượm phải vượt qua nơi có chiến sự ác liệt đang diễn ra, bom đạn khói lửa mịt mù. Đạn bay vèo vèo qua đầu nhưng Lượm vẫn gan dạ:
Vụt qua mặt trận
Cái bóng bé nhỏ của Lượm thoăn thoắt qua từng đám lúa cao rì rào như muôn che đạn cho chú. Nhiệm vụ và tinh thần chiến đấu gan dạ của Lượm đã chiến thắng đạn bom đe doạ. Vì:
Thư đề: "Thượng khẩn”
Đây là lí do chính đáng khiến Lượm không quản khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ:
Sợ chi hiểm nghèo
Em thấy hồi hộp và lo lắng cho Lượm. Chắc lúc đó Lượm không hề nghĩ đến cái chết đang vây sát bên mình. Sao chú mạo hiểm thế? Em thầm hỏi và càng khâm phục lòng dũng cảm của Lượm. Có phải chính lòng dũng cảm ấy đã giúp chú hoàn thành nhiệm vụ, chú lại bước trên con đường vàng nắng:
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng
Nhưng:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi
Cả đoạn thơ bỗng ngưng lại như dòng suối đang chảy bị hòn đá chắn ngang. Em bàng hoàng như không tin vào lời tác giả. Một viên đạn lạc vu vơ đã găm trúng ngực Lượm. Chú ngã xuống, dòng máu đỏ tươi trào ra thấm đẫm làn áo mỏng. Lượm đã ngã xuống nhưng tay vẫn nắm chặt bông lúa, lúa ôm Lượm vào lòng hát ru vỗ về êm dịu.
Lượm đã hy sinh. Điều đó là sự thật ư? Trong em trào dâng một cảm xúc: đau đớn, xót xa vô hạn. Nhưng em vẫn nhận ra rằng: Lượm không xa rời quê hương, xa rời cánh đồng quê hương nơi chú sinh ra, lớn lên làm nhiệm vụ và hy sinh anh dũng.
Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Em tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, nụ cười ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu!
Tác giả cũng như em, như bao người đều mang trong lòng sự tiếc thương, đau xót vô bờ trước sự hy sinh anh dũng của Lượm. Lượm đã hy sinh dũng cảm như bao thế hệ cha anh đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất thân yêu của quê hương. Nếu xưa kia cậu bé làng Gióng đã đứng lên đánh đuổi giặc Ân giữ yên bờ cõi, thì chú Lượm là một thiếu niên anh hùng của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lượm quả là một con người ưu tú của một dân tộc anh hùng, nối gót Trần Quốc Toản, Kim Đồng... lập lên những chiến công hiển hách. Lượm đã xứng đáng là tấm gương kế tục sự nghiệp cách mạng của ông cha ta trong thời kì cách mạng tháng Tám.