K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2017

I feel lucky myself when I was born in a happy family with 4 people. They are my  parents, my younger brother and me. My father is 53 years old. He is as a bread-winner in my family so he has to work hard to feed us. Although he is almost busy all day, he usually spends time to teach me and my younger brother many things in  life. My mother is a farmer. She is 48 years old. She cooks very well. My family to eat whatever she cooks. She always desire to support us in a well-fed family. My younger brother is studying in secondary school. He is tall and  good looking. He is a intelligent student. He is interested in Mathemas and sport. And the last one in family is me. I am a primary teacher. I love my job and students. Their innocent and lovability help me forget the fatigue in life. I will strive to become an excellent teacher and achieve alot achievements in my career. I will try my best to give my parents a more comfortale and happy life. my farther and brother, I to help my mother do the house works. In free time, we sitting together to watch TV and talk about all problems in life. My family is extremely important to me. I love them so much!

Tạm dịch:

Tôi thấy mình thực sự may mắn khi được sinh ra trong một gia đình hanh phúc với 4 thành viên. Họ là bố mẹ, em trai và tôi.  Bố tôi năm nay 53 tuổi. Bố là trụ cột trong gia đình nên bố phải làm việc rất vất vả để nuôi chúng tôi. Mặc dù bố hầu như bận rộn cả ngày, nhưng bố thường dành thời gian dạy tôi và em trai rất nhiều điều trong c/s. Mẹ tôi là nông dân. Bà 48 tuổi. Bà nấu ăn rất ngon. Gia đình tôi thích ăn tất cả những món mẹ nấu. Mẹ luôn khao khát chăm lo cho chúng tôi một cuộc sống no đủ. Em trai tôi đang học cấp 2. Nó khá là đẹp trai và cao. Nó là một học sinh khá thông minh. Nó rất hứng thú với toán học và thể thao. Và người cuối cùng trong gia đình là tôi. Tôi là giáo viên tiểu học.  Tôi rất yêu nghề và học sinh của mình. Sự hồn nhiên, đáng yêu của bọn trẻ đã giúp tôi quên đi những mệt mỏi trong cuộc sống. Tôi sẽ phấn đấu để trở thành 1 giáo viên xuất sắc và đạt được nhiều thành tích trong sự nghiệp của mình. Tôi sẽ cố gắng hết sức để bố mẹ tôi có cuộc sống thoải mái và hạnh phúc hơn. Giống như bố và em trai, tôi luôn giúp đỡ mẹ làm việc nhà. Trong thời gian rảnh rỗi, gia đình tôi thường cùng nhau xem TV hay là tán gẫu về những vấn đề trong cuộc sống. Gia đình thực sự quan trọng với tôi. Tôi yêu gia đình tôi!

3 tháng 11 2017

As a traditional family in Vietnam, I have a big one. My family has 5 members, including Mom, Dad, Grandma, brother, and me. My mom’s name is Giao. She has long hair and black eyes. She is a teacher. My Dad’s name is Nhan. He is tall and very strong. His job is doctor. For me, my mom is the most beautiful woman, and my dad is the most wonderful man. And my grandma’s name is Mo. She is 84 years old. Besides, another man who I love so much is my brother. His name is Rin, 25 years old, and is a healthy three man.

(Giống như một gia đình truyền thống ở Việt Nam. Tôi cũng có một gia đình lớn. Gia đình tôi có 5 thành viên, bao gồm bố, mẹ, bà nội, anh trai và tôi. Mẹ tôi tên là Giao. Mẹ có mái tóc dài và đôi mắt đen. Mẹ là một giáo viên. Bố tôi tên là Nhân. Bố cao và rất khỏe mạnh. Công việc của bố là một bác sỹ. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ đẹp nhất, còn bố là người đàn ông tuyệt vời nhất. Bà nội tôi tên là Mơ. Năm nay bà 84 tuổi. Ngoài ra, một người đàn ông khác mà tôi rất yêu quý, đó chính là anh trai tôi. Anh tên là Rin, chị 25 tuổi, và là một người đàn ông khỏe mạnh giống ba. )

3 tháng 11 2017

Đêm mùa hè, vầng trăng dịu dàng toả sáng khắp nơi. Ánh trăng chảy tràn qua kẽ lá, đọng từng giọt sáng lung linh trên chiếc chõng tre, nơi bà cháu em đang nằm hóng mát. Bà em có cả một kho truyện cổ tích mà lúc nào em cũng háo hức đón nghe. Tiếng bà kể chậm rãi thủ thỉ bên tai; em thấy mình bổng bềnh lơ lửng trong thế giới thần kì...

Tiếng trống đồng rộn rã đâu đây. A, hôm nay là ngày vua Hùng mở hội chọn người kế vị. Hai mươi vị hoàng tử đã vào cung, các lễ vật lần lượt được dầng lên. Chao ôi, toàn những sản vật quý hiếm trên rừng dưới biển, những ngọc ngà châu báu lấp loá dưới ánh mặt trời. Vua Hùng vẫn như còn băn khoăn điều gì. Vừa lúc đó, Lang Liêu bước vào. Khác với các anh, Lang Liêu vẫn mặc bộ quần áo nâu giản dị thường ngày. Chàng kính cẩn mở mâm lễ vật dâng vua cha. Một mùi thơm vừa mộc mạc vừa tinh khiết dậy lên. Vua Hùng tươi nét mặt và phán rằng:

- Đây mới chính là thứ lễ vật quý giá ta từng mong đợi! Lang Liêu, con xứng đáng là người nối ngôi cha!

Lạ lùng quá! Lễ vật gì đã khiến cho vua Hùng hài lòng đến thế?

Em vội vã bước tới gần Lang Liêu:

-       Lang Liêu ơi, chàng đã dâng vua cha lễ vật gì vậy?

Lang Liêu mỉm cười:

-       Cô bé ơi, có gì đâu! Tôi đã dùng gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, để làm ra hai thứ bánh dâng lên vua cha. Bánh chưng vuông tượng trưng cho mặt đất, bánh giầy tròn là hình ảnh của bầu trời. Bằng chính sức lao dộng của minh, tôi muón dâng lên Tiên Vương và vua cha cả trời đất này!

-       Chà! Hay thật! Lang Liêu ơi! Chàng sẽ là vị vua hiền tài nhất của muôn dân.

Tạm biệt Lang Liêu, em bước tiếp. Đang mải mê ngắm nhìn cỏ cây, hoa lá, em bỗng giật mình nghe tiếng khóc tức tưởi đâu đây. Kia rồi... bên bờ giếng có một cô gái quần áo rách rưới đang khóc. Chẳng lẽ chị Tấm đây sao?! Em khe khẽ hỏi:

-       Chị Tấm ơi, chị có diều chi oan ức vậy?

Chị Tấm ôm mặt nức nở:

-       Mẹ con nhà Cám dã giết Bống của tôi rồi! Hu... hu...

Em lau nước mắt cho chị:

-       Nín đi chị Tấm! Một con cá Bống bé nhỏ, có gì mà chị phải tiếc thương đến thế!

-       Nhưng dối với tôi lúc này, Bống là tất cả! Bống là người bạn tâm tình, là niềm an ủi. Mất Bống, tôi đau khổ lắm!

Hiểu được nỗi lòng của chị, em dịu dàng khuyên:

-       Một cô gái chăm ngoan, nhân hậu như chị nhất định sẽ được hạnh phúc, chị Tấm ạ!

Chị Tấm nhìn em, mắt ánh lên niềm hi vọng và tin tưởng.

Bỗng nhiên, một vầng hào quang loé sáng, Bụt xuất hiện ngay trước mặt. Đưa tay chậm rãi vuốt chòm râu bạc trắng như bông, Bụt ân cần nói với chị Tấm:

-       Cháu đừng buồn nữa! Cháu hãy tìm xương Bống bỏ vào lọ rồi chôn xuống chân giường. ít lâu sau, điều kì diệu sẽ đến với cháu đấy, cháu ạ!

Chị Tấm chưa kịp cảm ơn thì Bụt đã biến mất sau làn khói sương hư ảo. Em cùng chị tìm xương Bống nhưng tìm hoài không thấy. May sao con gà tốt bụng đã giúp chị tìm ra. Chị Tấm làm theo lời Bụt dặn. Lúc chia tay, em chúc chị gặp nhiều may mắn.

Em lại thong dong bước tiếp. Trên bãi cỏ non xanh, một bầy hươu dang nhởn nhơ gặm cỏ. Em mải mê bước theo chú hươu sao có cặp sừng tuyệt đẹp. Một khu rừng hiện ra trước mắt em. Tiếng chim hót ríu rít, suối chảy róc rách, những bông hoa rực rỡ lạ kì đang ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Em dừng lại trước một tảng đá lớn màu trắng đục. Cạnh tảng đá là một cây cau cao vút, tàu cau rủ xuống như âu yếm, chở che. Một dây trầu với những chiếc lá xanh mượt mềm mại quấn chặt lấy thân cau như chẳng muốn rời.

Em thốt lên thích thú:

-       Ổ ! Thì ra anh em, vợ chồng nhà họ Cao đã gặp nhau ở chốn này!

-       Đúng đấy cô bé ạ!

Em giật mình ngẩng lên. Ngọn cau lắc lư thổ lộ tâm tình:

-       Cô bé ơi, ta đã nghi ngờ vợ và em trai, những người thân yêu nhất của ta. Ta dã mắc phải một lỗi lầm không thể tha thứ. Nhưng điều may mắn cuối cùng là gia đình ta đoàn tụ ở đây thành một tổ ấm vĩnh hằng. Cô bé ơi, hãy trân trọng tình máu thịt và đừng dể tâm hồn bị vấy bẩn bởi những điều nghi kị xấu xa...

Một giọt nước trong suốt như nước mắt từ tàu cau rơi xuống lá trầu không rồi rơi xuống tảng đá. Mắt em bỗng cay cay. Tình cảm yêu thương gắn bó của ba con người tội nghiệp này làm cho em cảm động.

Em tiếp tục cuộc phiêu du. Đến khi mỏi chân, em dừng lại trước cảnh tượng kì lạ: Một chàqg trai tuấn tú nằm trên chiếc võng đào mắc giữa hai thân cây đang say sưa thổi sáo. Trên triền đồi, đàn bò đông đúc đang thong dong gặm cỏ. Em vạch kẽ lá ra nhìn, sợ rằng một tiếng động mạnh lúc này sẽ phá hỏng mọi chuyện. Tiếng sáo vẫn dìu dặt như tâm tình, như mời gọi.

Bỗng có tiếng cành cây khô gãy dưới bước chân. Chảng trai biến mất, chỉ còn Sọ Dừa lăn lóc trên đám cỏ xanh. Có lẽ đây là chàng Sọ Dừa trong câu chuyện cổ tích bà đã kể cho em nghe nhiều lần.

Lát sau, một cô gái xinh đẹp tươi cười bước tới bên chàng. Nàng mở chiếc giỏ mây ra, lấy cơm canh ân cần mời chàng ăn. Sọ Dừa ăn uống ngon lành. Trong khi đó, cô gái nhìn chàng với ánh mắt đầy thiện cảm.

Khi cô gái ra về, em vội vàng chạy theo và hỏi:

-       Chị ơi! Chị có phải là nàng út con gái phú ông không? Tại sao chị lại yêu chàng Sọ Dừa xấu xí ?

Nàng út tươi cười đáp:

-       Em lạ lắm phải không? Lần đầu gặp Sọ Dừa, chị cũng có cảm giác sợ hãi như mọi người. Nhưng thấy ai cũng xa lánh chàng, mà chàng nào có tội tình gì nên chị lại thấy thương thương. Chàng phải chịu thiệt thòi quá nhiều. Chị muốn làm vơi đi phần nào nỗi cô đơn buồn tủi của chàng. Dần dần, chị đã quên hẳn cái vỏ ngoài xấu xí của chàng. Chị nhận thấy chàng là một con người hiếu thảo, siêng năng và có một tâm hồn đẹp đẽ. Chị say mê tiếng sáo của chàng và chị đã yêu chàng từ lúc nào chẳng rộ.

-       Ôi! Chị xinh đẹp và nhân hậu quá! Em chúc chị và chàng Sọ Dừa của chị dược sống hạnh phúc bên nhau !

Em vừa dứt lời thì một đám mây ngũ sắc sà xuống bao quanh Sọ Dừa. Thoáng chốc mây tan, một chàng trai tuấn tú hiện ra. Chàng dịu dàng nắm tay nàng út. Nàng út bối rối định rụt tay lại thì một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên:

-       Nàng đừng sợ! Ta chính là Sọ Dừa đây! Tấm lòng nhân hậu của nàng và lời cầu chúc chân thành của cô bé đã giúp ta trở lại làm người.

Nàng út nắm tay em và thốt lên sung sướng:

-       Trời ơi! Chị biết lấy gì để đền ơn em đây!

-       Em xin chúc mừng anh chị!

Em choàng tỉnh dậy. Bà vẫn nằm bên cạnh, miệng móm mém nhai trẩu. Mùi trầu nồng ấm phảng phất xung quanh. Em ôm chặt lấy bà rồi thầm thì: “Bà ơi! Bà chính là bà tiên đầy phép màu nhiệm. Bà đã cho cháu những giấc mơ thật tuyệt vời!”.

3 tháng 11 2017

Đã mấy năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ như in những sự việc xảy ra đêm mùa đông năm ấy. Tôi nhớ, bởi chính cái thời gian đó, ước mơ của tôi đã trở thành sự thực, một ước mơ có lẽ nhỏ nhoi với nhiều người nhưng lại lớn lao đối với tôi.

Đó là năm tôi mười tuổi. Đêm ấy là một đêm thật đặc biệt. Khi mà trên toàn thế giới đang nô nức trong cờ hoa lộng lẫy, vui tươi để chào đón lễ Nô-en thì căn nhà tranh nhỏ bé của gia đình tôi vẫn vắng vẻ, lặng im không một bóng đèn. Lúc đó khoảng nửa đêm, khi bố mẹ tôi đã đi ngủ. Con Mi-lu chắc cũng vừa chợp mắt vì tôi không còn nghe tiếng gầm gừ của nó sủa mấy con chuột cống ban nãy nữa. Riêng tôi thì chưa ngủ được. Tôi định bụng đến bến bàn học, thắp ngọn đèn dầu lên để đọc nốt phần kết truyện Cô bé Lọ Lem mà tôi vừa tìm ra trong đống sách cũ rích của chị gái. Cuốn truyện đó rất hay: kể về một cô bé ngoan ngoãn, xinh đẹp nhưng lại phải chịu sự đày đọa của bà mẹ kế và hai cô em gái, khiến cô trở thành Lọ Lem. Nhưng tôi lại sợ bố mẹ tôi khó ngủ vì sớm mai, họ còn phải gánh hàng ra chợ. Tôi mờ nhẹ hai cánh cửa sổ, cố không để chúng kêu lên những tiếng răng rắc. Trăng hôm nay tròn thật, nhưng những áng mây mờ giăng qua làm ánh trăng chỉ còn lại hiu hắt. Gió đông thổi nhè nhẹ chỉ đủ làm vơi nốt mấy chiếc lá khô của cây dâu da đầu hè kêu bồm bộp, chứ không rin rít như mấy độ trước. Tôi chợt nghĩ đến cô bé Lọ Lem, tôi tưởng tượng ra gương mặt xinh đẹp của cô bé và giọng hát trong trẻo như sơn ca của Lọ Lem. Tôi ước sao mình có thể gặp được Lọ Lem dù chỉ một lần thôi.

Bỗng mây mù dần kéo sang hai bên, để lộ ra vầng trăng sáng chói treo lơ lửng trên không, làm tôi chăm chú. Kìa! Tôi nghe từ xa như có tiếng gì như một đoàn xe với những con ngựa kéo to khỏe đang tiến dần. Một đốm sáng, to dần và khổng lồ đổ xuống sân nhà tôi. Tôi kinh hoàng. Con Mi-lu không thấy sủa gì. Cái gì vậy nhỉ? Người ngoài hành tinh chăng? Tôi chưa kịp định thần thì đốm sáng đã nhạt dần, vụt tắt rồi lại là tiếng vó, tiếng kéo xe vội vã xa dần. Bỗng tôi giật mình khi nghe thấy tiếng nhạc và tiếng hát ở đâu đó. Hát rằng:

-      Là la lá la, tôi là cô bé Lọ Lem, tôi ở trong cỗ xe bằng quả bí ngô, hỡi hoàng tử đáng mến, là la lá la.

Tôi sửng sốt, trên... trên bàn học của tôi là cô bé Lọ Lem tí hon kìa! Tôi đã bất giác hét lên nếu Lọ Lem không ra hiệu cho tôi im lặng bằng cách đưa ngón tay trỏ cảu mình lên môi và khẽ suỵt nhỏ. Ngọn đèn dầu không cẳn thắp lên, tôi cũng vẫn nhìn rõ cô bé với chiếc váy hồng lộng lẫy có đính kim cương rực sáng. Thật giống như trong cổ tích, cô bé Lọ Lem đẹp tuyệt trần. Vì tôi đã thấy đôi mắt cô xanh, trong, lông mi dài, cong vút. Mái tóc vàng, bồng bềnh, thoang thoảng mùi thơm hoa cỏ đồng nội. Trên đó có gài chiếc vương miện nhỏ, bóng loáng. Cô bé Lọ Lem cất tiếng chào tôi:

-    Chào cô nhỏ!

Tôi lúng túng:

-    Chào... Chào Lọ Lem!

Sau một lúc bình tĩnh lại, tôi mới biết đây là sự thực, tôi sung sướng biết chừng nào. Tôi muốn ôm Lọ Lem vào lòng mà hôn thật nhiều nhưng ngặt nỗi, Lọ Lem nhỏ quá, tôi chỉ đặt được Lọ Lem trên tay như vẫn thường làm với con búp bê len của mình.

Tôi hỏi:

-    Công chúa Lọ Lem ơi, cô tới đây bằng gì?

Lọ Lem trả lời:

-    Tôi đi bằng cỗ xe bí ngô được sáu chú ngựa hóa từ sáu con chuột.

Tôi hỏi tiếp:

-   Thế tại sao Lọ Lem không đến chỗ ông già Nô-en để cùng vui hội với các nhân vật cổ tích khác?

Lọ Lem liền đáp:

-     Một lát nữa mới đến giờ. Chẳng phải bạn cũng rất muốn gặp tôi đó sao? Bạn là một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, và... cũng rách rưới như Lọ Lem ngày trước vậy...

Tôi buồn bã đặt Lọ Lem xuống bàn, ngắm qua bộ quần áo cũ nát của mình.

-    Nhưng tôi chẳng có bà tiên để cho quần áo mới, cho cỗ xe, cho hoàng tử như Lọ Lem... Nhà tôi nghèo lắm.

-    Bạn đừng lo, rồi bạn cũng sẽ được sung sướng... Lọ Lem nghiêng nghiêng đầu nhìn tôi và lấy tay lau nước mắt cho tôi. Rồi Lọ Lem mang một chiếc đũa thần ra, gõ nhẹ vào người tôi. Kìa, bộ đồ rách rưới của tôi biến đâu mất và thay vào đó là một bộ váy xanh lộng lẫy, tuyệt đẹp. Tóc của tôi cũng như được ai chải gọn và gài hoa vào. Tồi lấy mảnh gương nhỏ ra soi, đôi mắt tôi tròn xoe bất ngờ:

-Mình đây sao!

Từ bé đến giờ, chưa ai cho tôi món quả đẹp đến thế, có chăng chỉ là vài bộ đồ cũ, đồ rách mà thôi. Lọ Lem còn cho tôi bao nhiêu là truyện cổ tích, những cuốn truyện mà tôi ao ước bấy lâu nay khi thấy mấy đứa bạn tôi đọc.

Tôi và Lọ Lem ngồi nói chuyện hồi lâu về các thành viên trong gia đình của Lọ Lem. Nghe cô bé kể về họ thật thú vị. Từ sự tàn ác, đểu giả của bà mẹ kế, đến vị hoàng tử hào hoa, đáng mến của vương quổc nàng, cả về bà tiên nhân hậu đã cho Lọ Lem rất nhiều thứ... Tôi càng cảm thấy vui thay cho Lọ Lem vì cuối cùng cô bé cũng tìm được hạnh phúc của mình sau khi bị hắt hui bởi bà mẹ kế và hai cô em.

Sắp đến giờ Lọ Lem phải đi, tôi rất tiếc, Lọ Lem nói sẽ hát cho tôi nghe một khúc nhạc trước khi chia tay. Tôi đồng ý nhưng cũng không quên nhắc Lọ Lem hát nhỏ để không làm bố mẹ tôi thức giấc. Lọ Lem cười trìu mến và bắt đầu tiết mục. Lọ Lem hát rất hay, múa cũng dẻo nữa, đôi chân nhỏ của cô bé nhẹ lướt trên đế, trông cô bé như một diễn viên múa ba lê vậy.

-   Là la lá la, tôi là cô bé Lọ Lem, tôi ở trong cỗ xe bằng bí ngô, là la lá la...

Cứ thế, cứ thế, tôi say sưa theo giai điệu nhịp nhàng của khúc nhạc cho đến khi.

-    A! Tôi kêu lên khi có một giọt nước lạnh rơi vào má buốt lên, ánh sáng và bài hát vụt tắt. Chỉ còn tiếng chuông đồng hồ cúc cu điểm 12 giờ đêm. Tôi sững sờ, ngoài trời đang đổ mưa phùn, chính cơn mưa đã làm tôi tỉnh mộng. Hóa ra, cô bé Lọ Lem tôi gặp chỉ là giấc mơ thôi ư? Tôi vội nhìn lại mình, không còn váy nữa, tôi vẫn chỉ vận bộ đồ rách rưới. Chung quanh tôi tối om, tôi bỗng cảm thấy mình lạc lõng vô cùng. Tôi bất giác ôm mặt khóc nức nở. Cái ý nghĩ bị bỏ rơi, không được ông già Nô-en cho quà như những đứa trẻ khác làm tôi càng muốn khóc to hơn.

Chít chít, tiếng một chú chuột nhắt chạy vôi qua bàn tôi đã động phải vật gì kêu tách một cái. Tôi giật mình:

Là la lá la, tôi là cô bé Lọ Lem, tôi ở trong cỗ xe bằng quả bí ngô, hỡi hoàng tử đáng mến, là la lá la.

Cả khoảng không quanh tôi bừng sáng lên để hiện ra trước mắt tôi một búp bê Lọ Lem xinh xắn bằng nhựa đang quay múa. Tôi chưa khỏi ngạc nhiên thì cô bé đã ở ngay bên cạnh tôi với một cây bút cầm trên tay: Dòng chữ nắn nót trẻ con: Tặng bạn quà Nô-en nè! không khỏi làm tôi nghi ngờ. Cho đến tận sáng hôm sau, nỗi ngờ vực của tôi được giải thoát khi tôi bắt gặp nụ cười bất ngờ, thân thương cúa cậu bạn nhỏ bàn trên cho mình. Hóa ra, đêm Nô-en hôm qua, bạn ấy đã lén đến nhà tôi và đặt vào bàn học của tôi công chúa Lọ Lem qua song cửa sổ.

Tôi đã hiểu, khi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thì quanh ta vẫn còn nhiều điều kì diệu như thế giới cổ tích.


 

2 tháng 11 2017

không đăng câu hỏi linh tinh

2 tháng 11 2017

co gi dau chu

2 tháng 11 2017

Từ "sơ sinh " là danh từ .

Chúc bạn học tốt !

Tiện thể kết bạn với mk nha !

;3

2 tháng 11 2017

Hoang Mai Anh            

sơ sinh là danh từ

đúng thì k nha

2 tháng 11 2017

Đáp án đề thi viết về nếp sống thanh lịch, văn minh

I. YÊU CẦU CHUNG

* Về kĩ năng:

  • Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội.

* Kiến thức:

  • Trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề giao tiếp TLVM ngoài xã hội của người Hà Nội nói riêng và con người nói chung.
  • Vận dụng kiến thức về giao tiếp ứng xử TLVM ngoài xã hội để nhận xét, rút ra được ý nghĩa, bài học và cách rèn luyện của bản thân về ứng xử TLVM của người Hà Nội.

II. YÊU CẦU CỤ THỂ

* Hình thức: trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, luận điểm sâu sắc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, văn phong trong sáng.

* Nội dung:

1. Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ câu ca dao vào vấn đề cần bình luận.

2. Giải quyết vấn đề:

a. Giải thích các từ ngữ " hoa nhài thơm" "người Tràng An", "văn minh thanh lịch" (người có hành vi giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn ở mọi hoàn cảnh. Người thanh lịch, văn minh là người biết kế thừa có chọn lọc những nét đẹp của truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái mới và thể hiện trong đời sống hàng ngày), giao tiếp ngoài xã hội (mối quan hệ của con người với các đối tượng giao tiếp của xã hội)...

Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của câu ca dao: hình ảnh biểu cảm, cách nói phủ định của phủ định tạo sắc thái khẳng định mạnh mẽ, âm điệu ca dao...gói chiều sâu truyền thống văn minh thanh lịch của người Tràng An - Hà Nội, như khẳng định một chân lý: người Hà Nội tất yếu ứng xử văn minh thanh lịch!

b. Giải thích vấn đề:

Ý nghĩa của giao tiếp, ứng xử TLVM trong đời sống xã hội:

  • Con người sống trong các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh, tình huống nào thì một lời nói hay, một cử chỉ đẹp, một thái độ lễ phép, cách ứng xử thanh lịch cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt và sự quý mến của mọi người.
  • Văn hóa giao tiếp, ứng xử thể hiện sự hiểu biết, năng lực, nhân cách, bản chất của mỗi con người, giúp cho con người trưởng thành, năng động và dễ thích ứng trong mọi thời đại.
  • Giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh chứng tỏ trình độ, mức độ phát triển dân trí của mỗi địa phương và của cả quốc gia.
  • Giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp, ổn định, tiến bộ và phát triển phồn thịnh.
  • Việc giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh thể hiện nét đẹp về cốt cách của con người, nó góp phần làm nên nét đẹp của người Hà Nội. Là người Hà Nội – công dân của Thủ đô càng cần gìn giữ nếp sống TLVM.

Một số yêu cầu cơ bản khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội

  • Trang phục lịch sự, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
  • Tác phong đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, tế nhị, khiêm nhường.
  • Thái độ nhẹ nhàng, lịch thiệp, ân cần, nhiệt tình trong giao tiếp.

c. Thực trạng văn hoá ứng xử trong cuộc sống xã hội.

* Nêu các ứng xử có văn hoá, TLVM:

  • Cách giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động văn hóa. Trong xã hội văn minh, việc đến những nơi biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện để thưởng thức nghệ thuật và tìm tòi cho mình kiến thức là nhu cầu tất yếu trong đời sống văn hóa của con người. Chính vì thế, khi đến những nơi này mỗi người càng cần tỏ rõ mình là người có văn hóa (nêu biểu hiện cụ thể...).
  • Cách giao tiếp khi tham gia các hoạt động tập thể và đến những nơi vui chơi giải trí: Tham gia các hoạt động tập thể, đi tham quan, dã ngoại, khi đến công viên, vườn hoa...là những hoạt động mang tính cộng đồng, có nhiều người tham gia, đó là môi trường tốt để học sinh có thể học hỏi, giao lưu, thư giãn...Chính vì vậy, chúng ta càng cần phải ứng xử có văn hóa. Điều đó được thể hiện từ trang phục, thái độ, cử chỉ, lời ăn tiếng nói sao cho xứng đáng là người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Cách giao tiếp, ứng xử khi đến siêu thị, bến tàu xe: Khi đến những nơi công cộng như siêu thị, bến tàu xe, chúng ta cần lưu ý chấp hành vệ sinh công cộng, không chạy nhảy, đùa nghịch, la hét, cần thể hiện thái độ, cử chỉ văn minh, lịch sự...
  • Cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong một số hoàn cảnh đặc biệt : dự đám cưới, đám tang, thăm người ốm, gặp khách nước ngoài...

* Các biểu hiện về ứng xử thiếu văn hoá:

  • Là cách ứng xử lỗ mãng, bất lịch sự, thiếu tế nhị, gây khó chịu cho người khác. Cách ứng xử này thường gây hậu quả không tốt với người tham gia giao tiếp. (Học sinh lấy ví dụ để làm sáng rõ vấn đề, đặc biệt là các dẫn chứng trong học đường, thói vô cảm, tính đố kỵ... trong xã hội; dẫn chứng cần cụ thể, sinh động, tiêu biểu...).

d. Suy nghĩ của bản thân:

  • Mong muốn mọi người ứng xử với nhau một cách tế nhị, có văn hoá. Đẩy lùi, lên án mạnh mẽ cách ứng xử thiếu văn hoá đang tồn tại trong cuộc sống.

Rèn luyện ứng xử TLVM

  • Tác phong đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, tế nhị, khiêm nhường khi giao tiếp.
  • Có thái độ, cử chỉ ân cần, nhiệt tình. Biết thể hiện cảm xúc của mình đúng lúc, đúng chỗ. Biết bày tỏ sự quan tâm và tôn trọng đối tượng giao tiếp, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
  • Biết chào hỏi.
  • Biết tự trọng và tôn trọng người khác.
  • Biết lắng nghe và bày tỏ quan điểm:
  • Biết nói lời cảm ơn xin lỗi.
  • Biết thích ứng.
  • Biết hợp tác...

3. Kết thúc vấn đề:

Khắng định lại tầm quan trọng của việc ứng xử có văn hoá trong đời sống hiện nay.

* Lưu ý:

  • Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý trên. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, giải quyết vấn đề thuyết phục, thể hiện sự hiểu biết về ứng xử TLVM ngoài xã hội.
  • k cho mk nha
2 tháng 11 2017

Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng được xem là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi người. Ứng xử có văn hóa nơi công cộng là nếp sống văn minh cần được mọi người coi trọng, nhất là giới trẻ. Có thể, hình thức một ai đó thật nổi bật, cá tính thật hay, nhưng thiếu đi những kỹ năng ứng xử đúng mực trước mọi người thì họ cũng đã tự làm xấu đi hình ảnh của mình. Bởi hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hành vi thiếu văn hóa đang tồn tại ở một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ.

Xã hội ngày càng phát triển, giới trẻ đang ngày càng trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một phần không nhỏ các bạn trẻ lại có cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng; nói năng tục tĩu, ồn ào, nói chuyện điện thoại oang oang hoặc thể hiện tình cảm thái quá nơi đông người, công viên; chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng; bóp còi inh ỏi khi tắc đường; đi xe buýt không nhường ghế cho người già và phụ nữ... Những hành vi này đang tạo ra một thói quen xấu cho giới trẻ, tạo ra một môi trường thiếu văn hóa trong xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi, nhân cách của các bạn trẻ. Có những chuyện người xung quanh chứng kiến phải lắc đầu ngao ngán với lối ứng xử “quá tệ” của các bạn trẻ ngày nay. 

Trong không khí nhộn nhịp của những ngày cuối năm, các siêu thị trở nên đông hơn ngày thường, bởi có nhiều mặt hàng giảm giá, ai cũng muốn tranh thủ lựa chọn những món hàng đẹp, rẻ, phù hợp với mình, nhất là gian hàng quần áo may sẵn. Đang chọn lựa quần tây giảm giá với người thân, một bạn gái đứng bên cạnh cũng đang nhanh tay lựa chọn, cô nàng “vô tư” xốc, moi, mở ra xem kiểu, size nhưng chẳng xếp lại và để vào đúng chỗ như nhân viên siêu thị sắp gọn gàng, ngăn nắp trước đó. Chỉ một thoáng là chỗ cô ta đứng lựa đã bề bộn, những người đứng cạnh tỏ ra khó chịu. Cô bạn đi cùng nói nhỏ gì đó với cô gái, nhưng cô nàng thản nhiên lựa đồ tiếp và nói to: “Kệ mẹ tụi nó, đứa nào thích thì nhìn. Mình đẹp mà! Muốn mua đồ thì phải lựa, phải xốc lên mới lựa được chứ! Một chút mấy đứa nhân viên siêu thị nó xếp lại…”. Hết “cảnh” lựa chọn, cô nàng “chuyển cảnh” thử đồ. Dù siêu thị có để bảng quy định mỗi khách hàng thử tối đa 4 sản phẩm/lần thử nhưng nàng ta mang vào phòng thử gần chục món. Thế nhưng khi bước ra, cô nàng chỉ mang một cái áo, còn những món hàng kia cô “gửi” lại phòng thử cho tiện, “đem ra chi cho mất công cầm, trả lại chỗ cũ”- cô nàng vô tư trả lời khi một khách hàng nhắc nhở. Chứng kiến thái độ, cách ứng xử của cô nàng nhiều khách hàng lắc đầu ngao ngắn, một dì đứng gần đó nói: “Con gái gì chẳng có miếng nết, chẳng biết lịch sự, văn hóa là gì”.

Đến quầy tính tiền, ai cũng sắp hàng chờ đến lượt mình, một anh chàng cao to, điển trai, chen chân vào nói với những người đứng trước và chỉ tay ra hàng ghế chờ của siêu thị, rồi nói: “Tui chỉ có một món hàng, mọi người nhường cho tui trước nhé! Tui chở bà bầu về, bả than đau đau cái bụng”. Nghe thế, mọi người chuyển ánh mắt sang hàng ghế chờ, thì thấy một phụ nữ có thai đang ngồi nghỉ. Thế là, mọi người nhường cho anh tính tiền đi trước. Nhân viên đang tính tiền thì một cô gái chạy lại: “Anh! Em quyết định lấy cái áo này!”, rồi cô nàng đưa vào tính tiền cùng. Sau khi tính tiền xong, anh chàng điển trai khoác tay cô gái vừa mang cái áo ra và đi xuống thang máy, vừa đi vừa cười, nói: “Đông như vậy, không mánh thì tính tiền xong chắc 12 giờ khuya quá!”. Nhìn sang hàng ghế chờ thì thấy người phụ nữ có thai đang ngồi, mọi người nhìn nhau và chỉ biết nói 2 chữ “bó tay!”.

  Văn hóa ứng xử không hẳn tỉ lệ thuận với trình độ học vấn của con người. Nó chủ yếu là do trình độ nhận thức và sự quan tâm hướng dẫn, giáo dục của những người trong gia đình và nhà trường. Do đó, để xây dựng cộng đồng văn minh và ứng xử văn hóa nơi công cộng trở thành một thói quen tốt, mỗi người cần phải tự nâng cao hơn nữa ý thức bản thân, sống có văn hóa, biết tôn trọng bản thân mình và mọi người xung quanh. Song song đó, ngoài việc làm gương thì cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô giáo cần phải giáo dục, hướng dẫn cách ứng xử phù hợp để các bạn trẻ có thói quen sống có văn hóa và văn minh, tôn trọng người khác và tham gia vào thực hiện nếp sống văn minh đô thị .

 ̄▽ ̄

Tàu điện làm gì có khói

Cả ba bà đều ướt vì  mù thì làm sao biết dù đâu mà che

Tương lai

Đua xe đạp

2 tháng 11 2017

2. chả bà nào bị ướt vì trời chỉ âm u chứ đã mua đâu

3. không khí 

2 tháng 11 2017

Bạn Hoa có tài bơi lội rất giỏi 

Bạn Tuyết có tài làm bánh 

Bạn Hùng có tài chạy rất nhanh

Bạn Mai có tài đánh đàn

Xong rồi ! tk và kb với mk nhé

3 tháng 11 2017

DONG Y KET BAN !

2 tháng 11 2017

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
Một trong những con vật được xem là người bạn thân thiết với con người nhất là con chó. Chó thông minh, có thể giúp bạn nhiều công việc. chính vì thế mà chó là con vật mà tôi yêu thích nhất.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
- Chó có guồn gốc từ loài sói
- Con người đã thuần hóa trở thành người bạn với chúng ta ngày nay
2. Phân loại
- Chó ta
- Chó tây
- Chó Chihuahua
- Chó bẹc rê
……..
3. Tả bao quát
- Là một vật nuôi
- Có 4 chân
- Có 1 lớp long bao phủ bên ngoài
4. Tả chi tiết
- Long: màu đen, màu nâu, màu đốm,….
- Cân nặng
- Đầu: to hay nhỏ
- Mắt
- Đuôi
- Mũi
- Mõm
- Tai
5. Hoạt động của chó
- Con chó rất khôn ngoan: sủa mỗi khi nhà có khách lạ hay có người lạ
- Chó là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được hết. Khách lạ thì chú sủa những tràn dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách quen thì chú ngỏ ngoảy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
- Chó thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một tiếng động nhở nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra mừng rỡ.
6. Quan hệ với con người
- Thân thiện
- Trung thành
- Người bạn thân thiết
III. Kết bài:
- Nếu cảm nghĩ và tình cảm đối với chó
- Thể hiện tình cảm của mình đối với chú chó như thế nào?
- Khẳng định giá trị của chó.

I.           Mở bài

Nhà em có chuột, mẹ mua một con mèo, nay nó đã lớn.

II.          Thân bài

a.                               Tả hình dáng

-       Mèo dài gần hai gang tay, loại mèo tam thể: trắng, nâu, xám.

-       Lông mèo dày và rất mượt.

-       Đầu mèo tròn như cuộn len nhỏ tròn, thân thon thon.

-       Chân cao, rắn rỏi: ngón chân ngắn có móng vuốt nhọn sắc.

-       Mắt mèo xanh, tròn như hai hòn bi ve trong suốt.

-       Mũi hồng hồng, nhỏ xíu; ria mép dài vươn về hai phía như những chiếc ăng-ten cực nhạy.

b.                               Tả hoạt động, tính nết

-       Ban ngày mèo thường thong thả dạo chơi trong nhà, thỉnh thoảng nhảy nhót đùa giỡn, vồ đuổi mấy chú gián.

-       Khi ăn từ tốn, gọn gàng.

-       Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.

III.         Kết luận

Con mèo nhà em rất dễ thương. Nó thường xán đến mỗi khi em đi học về.

1 tháng 11 2017

Nếu rót thêm vào thùng thứ nhất 40 lít dầu và giữ nguyên số dầu ở thùng thứ hai thì thùng thứ hai kém thùng thứ nhất 24 lít dầu

Lúc đầu thùng thứ hai hơn thùng thứ nhất số dầu là:

40 - 24 = 16 ( l )

Lúc đầu thùng thứ hai có số dầu là:

( 356 + 16 ) : 2 = 186 ( l )

Lúc đầu thùng thứ nhất có số dầu là:

356 - 186 = 170 ( l )

Đ/S: Thùng 1: 170 l dầu

        Thùng 2: 186 l dầu

1 tháng 11 2017

                                             Bài giải

 Nếu rót thêm vào thùng thứ nhất 40 lít dầu thì hai thùng đựng lúc sau là :

                                     356 + 40 = 396 ( lít )

Số lít dầu ở thùng thứ nhất là :

                    (396 + 24) : 2 = 210 ( lít )

Số lít dầu ở thùng thứ nhất lúc đầu là :

                     210 - 24 = 186 ( lít )

Số lít dầu ở thùng thứ hai lúc đầu là :

                     356 - 186 = 170 ( lít )

1 tháng 11 2017

Câu B​: Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa.

​Mình không chắc chắn lắm đâu nha!