K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

A. TIẾNG VIỆT Câu 7 (1,0 điểm): Tâm đã cảm nhận được bài học gì từ bông hoa dại?   Câu 8 (1,0 điểm): Câu “Thật đẹp quá!” thuộc kiểu câu gì?   Câu 9 (1,0 điểm): Các dấu ngoặc kép trong đoạn văn được dùng với công dụng gì?   Bài đọc: Bông hoa dại trên đồi      Một buổi sáng đầu hè, Tâm theo mẹ lên đồi hái củi. Giữa những tán cây xanh um, cậu bé bất ngờ nhìn thấy...
Đọc tiếp

A. TIẾNG VIỆT

Câu 7 (1,0 điểm): Tâm đã cảm nhận được bài học gì từ bông hoa dại?

 

Câu 8 (1,0 điểm): Câu “Thật đẹp quá!” thuộc kiểu câu gì?

 

Câu 9 (1,0 điểm): Các dấu ngoặc kép trong đoạn văn được dùng với công dụng gì?

 

Bài đọc:

Bông hoa dại trên đồi

     Một buổi sáng đầu hè, Tâm theo mẹ lên đồi hái củi. Giữa những tán cây xanh um, cậu bé bất ngờ nhìn thấy một bông hoa dại đang nở rộ. Bông hoa nhỏ nhắn, màu trắng tinh khôi, nổi bật giữa những chiếc lá xanh. Tâm cúi xuống, chăm chú ngắm nhìn bông hoa. Cậu khẽ thốt lên: “Thật đẹp quá!”.

     Tâm tò mò hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao bông hoa nhỏ bé này lại nở đẹp như vậy?”. Mẹ mỉm cười, vuốt tóc Tâm và nói: “Con biết không, hoa dại không được chăm sóc, tưới tắm như hoa trong vườn. Nhưng chúng vẫn tự mình vươn lên, khoe sắc giữa thiên nhiên.”.

     Từ hôm đó, Tâm thường ra đồi thăm bông hoa nhỏ. Cậu nhận ra rằng dù nhỏ bé, nhưng bông hoa dại ấy vẫn mạnh mẽ, vượt qua nắng gió để khoe vẻ đẹp của mình. Điều đó làm Tâm học được bài học quý giá: Dù khó khăn thế nào, chỉ cần cố gắng, ta cũng có thể làm nên điều kỳ diệu.

(Theo Minh Hà)

2
24 tháng 1

câu 7. ( ko có bài đọc chi tiết nên ko trả lời được)

câu 8 .thuộc kiểu câu cảm

câu 9 . Dấu ngoặc kép trong câu dùng để đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp của nhân vật

25 tháng 1

Câu 7: Tâm học được rằng: Dù khó khăn thế nào, chỉ cần cố gắng, ta cũng có thể làm nên điều kỳ diệu.

Câu 8: Câu "Thật đẹp quá!" thuộc kiểu câu cảm.
Câu 9: Dấu ngoặc kép trong câu dùng để đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp của nhân vật

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT  Câu 13 (1,0 điểm): Nhân vật bông hoa có điểm gì tốt, đáng khen? Câu 14 (1,0 điểm): Dấu câu trong câu Chào bạn hoa, bạn có thể cho tôi xin chút mật không? được dùng để kết thúc kiểu câu nào? Bài đọc: Chú ong và bông hoa nhỏ      Một buổi sáng đẹp trời, chú ong vàng bay qua khu vườn đầy hoa thơm. Chú dừng lại bên một bông hoa...
Đọc tiếp

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 

Câu 13 (1,0 điểm): Nhân vật bông hoa có điểm gì tốt, đáng khen?

Câu 14 (1,0 điểm): Dấu câu trong câu Chào bạn hoa, bạn có thể cho tôi xin chút mật không? được dùng để kết thúc kiểu câu nào?

Bài đọc:

Chú ong và bông hoa nhỏ

     Một buổi sáng đẹp trời, chú ong vàng bay qua khu vườn đầy hoa thơm. Chú dừng lại bên một bông hoa nhỏ xinh, cánh hoa trắng mịn màng như tơ. Chú ong nói:

     - Chào bạn hoa, bạn có thể cho tôi xin chút mật không?

     Bông hoa khẽ rung rinh trong nắng, trả lời:

     - Tất nhiên rồi! Bạn hãy lấy mật của tôi và giúp tôi mang phấn hoa đi khắp nơi nhé!

     Chú ong vui vẻ cảm ơn bông hoa. Chú nhẹ nhàng lấy mật và hứa sẽ mang phấn hoa đi khắp vườn. Nhờ có những chú ong chăm chỉ, khu vườn lúc nào cũng rực rỡ sắc màu.

(Theo Minh Hằng)

3

Câu 13: Nhân vật bông hoa trong câu chuyện có điểm gì tốt, đáng khen? Bông hoa có tính cách hiền lành, sẵn sàng giúp đỡ chú ong bằng cách cho mật và nhờ chú ong mang phấn hoa đi khắp nơi, giúp khu vườn thêm rực rỡ. Đây là sự hợp tác và lòng tốt, đáng khen. Câu 14: Dấu câu trong câu "Chào bạn hoa, bạn có thể cho tôi xin chút mật không?" được dùng để kết thúc kiểu câu nào? Câu trên kết thúc bằng dấu chấm hỏi, thể hiện đây là một câu hỏi.

Từ ngữ chỉ đặc điểm của mùa hè là

26 tháng 1

Nhân vật cậu bé chăn cừu trong câu chuyện "Cậu bé chăn cừu" để lại cho ta nhiều bài học và ý nghĩa. mà ta cần học hỏi Cậu bé hiện lên là một cậu bé với công việc hằng ngày là chăn cừu. Mỗi ngày, cậu đều dắt đàn cừu ra ngoài đồng để gặm cỏ xung quanh còn cậu thì nằm trên cánh đồng nhìn chúng. Công việc của cậu là chỉ cần canh chừng đàn cừu khỏi lũ sói đói và lùa đàn cừu trở về làng khi trời sụp tối. Việc chăn cứu cứ lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác như thế, nên cậu bé cảm thấy buồn chán trong lòng và quyết định nghĩ ra trò lừa mọi người trong làng một vố cho vui. Trước đó, người dân trong làng đã dặn cậu bé rằng nếu nhìn thấy đám sói đói kia xuất hiện thì hãy hét to lên để họ có thể chạy đến giúp cậu nhanh nhất. Nghe thấy tiếng cậu bé la thất thanh, những người đàn ông trong làng hốt hoảng bỏ dở việc đang làm, ngay lập tức chạy đến ngay cánh đồng chăn cừu để giúp cậu đuổi sói. Nhìn thấy cảnh tượng lúc ấy, cậu bé cảm thấy rất thích thú vì mọi người đã hối hả chạy tới, tay cầm chiên, cuốc, gậy gộc và hét to để đuổi sói. Khi chạy đến nơi, mọi người nhìn xung quanh nhưng chắng thấy con sói nào cả. Họ đếm lại số cừu và chắc chắn rằng không có con nào bị bắt mất nên họ yên tâm quanh trở về nhà. Họ chỉ nghĩ rằng đám sói vì nghe tiếng la kêu cứu và tiếng hô hào đuổi bắt của người dân nên đã hoảng sợ mà bỏ chạy đi mất. Trong khi đó, cậu bé cười ngặt nghẽo đắt chí và nghĩ mình thật thông minh khi lừa được người dân trong làng. Ngày hôm sau, ra đồng chăn cừu cậu lại nảy ý định tiếp tục lừa mọi người. Cậu hét to: “Có sói! Cứu cháu với! Sói sẽ ăn thịt cừu của cháu mất”. Rồi cậu tiếp tục hét lên và chạy về phía làng: “Lại có sói! Cứu cháu với! Có sói! Có sói!”. Một lần nữa, khi nghe tiếng la hét kêu cứu của cậu bé chăn cừu mọi người lại bỏ hết công việc đang làm mà chạy đến giúp cậu đuổi sói. Họ đã nghĩ rằng hôm qua đám sói đã vụt mất mòi ngon có lẽ hôm nay chúng sẽ rất đói nên mọi người đã cố gắng chạy thật nhanh và tạo ra nhiều tiếng ồn hơn khi chạy để lũ sói nghe được mà khiếp sợ rồi bỏ chạy. Cậu bé cười ngặt nghẽo khi nhìn thấy dân làng vừa chạy hối hả, vừa la hét để lũ sói sợ. Nào ngờ đến nơi chẳng có con sói nào ở đấy cả. Khi nhìn thấy cậu bé luôn miệng cười khoái chị, những người trong làng đã ngầm hiểu ra rằng cậu bé đang cố ý gây dựng để đánh lừa mọi người. Họ đã rất tức giận và nói với cậu: “Này thằng bé kia, hãy coi chừng đấy. Rồi sẽ đến lúc mày phải kêu cứu thảm thiết mà chẳng ai chạy đến cứu đâu!”. Nghe dân làng nói thế, cậu bé chẳng hề thấy có lỗi hối hận mà lại càng cười to hơn. Một ngày nọ, có một con sói hung dữ đang dần tiến xuống cánh đồng, đó là một con sói thật sự. Nó nhìn thấy đàn cừu đang gặm cỏ ngon lành bèn chạy xông vào. Cậu bé chưa bao giờ trông thấy một con sói nào lớn và hung tợn đến như vậy, cậu không biết mình phải làm gì để bảo vệ đàn cừu khỏi nguy hiểm. Lúc này cầu mới chạy thật nhanh về làng để cầu cứu, cậu vừa chạy vừa hét lớn: “Sói! Có một con sói to! Có một con sói thật đang đến!”. Người dân trong làng ai cũng đều nghe thấy tiếng la hét đó, nhưng mọi người lại nghĩ đến việc bị lừa hai lần trước nên chẳng thèm quan tâm và vẫn tiếp tục ngồi trò chuyện về nhau. Dù cậu bé đã dùng mọi lời nói cố gắng thuyết phục mọi người tin vào lời nói của mình, tin rằng lần này thật sự là một con sói to đã xuất hiện đang muốn ăn thịt đàn cừu. Nào ngờ họ mặc kệ cậu chỉ cười và bảo: “Chắc thằng nhóc này lại bày trò để lừa chúng ta nữa đấy”. Thế là cậu bé đành bỏ cuộc và quay trở lại cánh đồng. Về đến nơi, cậu bé thấy đàn cừu của mình đã bị đám sói đói kia ăn thịt hết. Lúc này cậu bé mới ngồi xuống và bật khóc. Cậu biết rằng tất cả đều là lỗi của cậu. Cậu đã lừa mọi người trước và không ai còn tin một kẻ nói dối cả, thậm chí là khi kẻ đó đang nói thật. Từ đó ta có thể thấy chú bé chăn cừu là một đứa bé hư, không ngoan, luôn đi lừa gạt người khác. Chúng ta không nên học theo chú bé chăn cừu. Như vậy trong cuộc sống chúng ta cần trung thực, không được nói dối, lừa gạt người khác.

đồng tình

ÔNG LÝ TIẾN Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ 6, dưới triều Hùng Huy Vương, nhà nước Văn Lang đang trong thời kì bị giặc phương Bắc đe dọa xâm lược. Thuở ấy, có hai ông bà già, tuổi cao mà chưa có con, ngày ngày chồng đi đánh cá ven sông Tô Lịch, còn vợ thì thành tâm đi cầu tự ở chùa Khán gần đó. Mãi về sau, bà mới mang thai và sinh ra một cậu...
Đọc tiếp

ÔNG LÝ TIẾN Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ 6, dưới triều Hùng Huy Vương, nhà nước Văn Lang đang trong thời kì bị giặc phương Bắc đe dọa xâm lược. Thuở ấy, có hai ông bà già, tuổi cao mà chưa có con, ngày ngày chồng đi đánh cá ven sông Tô Lịch, còn vợ thì thành tâm đi cầu tự ở chùa Khán gần đó. Mãi về sau, bà mới mang thai và sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên con là Lý Tiến. Lớn lên, Lý Tiến nổi tiếng là tay khỏe mạnh, tháo vát và có tướng gan lì. Bọn trai làng Long Đỗ cạnh rừng tre, bên bờ sông Tô vừa mến vừa phục. Ông thường tụ tập bọn cùng tuổi tập đánh trận giả trong rừng tre và cùng nhau ra sông bắt cá. Đến giữa đời Hùng Vương thứ sáu, Lý Tiến được vua Hùng cử làm tướng và giao cho việc rèn luyện một đội quan ven bờ sông Tô. Khi nghe tin có giặc Ân phương Bắc sang xâm lược nước Văn Lang, vua Hùng một mặt cử người lên trấn ải, mặt khác cho người đi loan tin cầu người tài giỏi ra giúp dân giúp nước. Lý Tiến được cử mang quân ra gần biên ải cự giặc. Khi quân của ông đến đất Vũ Ninh (nay thuộc Quế Võ, Bắc Ninh) thì gặp giặc Ân. Hai bên đánh nhau quyết liệt. Lý Tiến chém giết rất nhiều giặc. Trong một trận, chẳng may ông bị một tên giặc bắn trúng ngực. Ông gắng gượng trở về đến bờ sông Tô rồi mới mất. Sau khi chết, ông đã báo mộng vua Hùng cho sứ giả Tiên Du rao mõ, cầu hiền. Do đó mà đã tìm được Thánh Gióng đánh giặc sau này. Về sau, người dân địa phương đã chôn cất ông ngay trên nền nhà cũ và dựng trên nền đất cũ ấy một ngôi đền thờ ông. Đó là đình Giáp Đông, thôn Đông Thuận xưa, này còn lại hậu cung ở phố Hàng Cá (Hà Nội). […] (Theo Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập I: Thần thoại – Truyền thuyết) Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Nhân vật chính trong truyện là ai?

1
26 tháng 1

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại truyền thuyết.
Nhân vật chính trong truyện: Lý Tiến. Lý Tiến là một thanh niên khôi ngô tuấn tú, mạnh khỏe và tháo vát, nổi tiếng trong làng Long Đỗ. Anh được vua Hùng cử làm tướng, dẫn đầu đội quân ven bờ sông Tô để bảo vệ đất nước trước giặc Ân từ phương Bắc. Dù hy sinh trong trận chiến, Lý Tiến đã báo mộng và giúp tìm ra Thánh Gióng, người sau này đánh bại giặc.

26 tháng 1

cứu mình với :

:(((

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
27 tháng 1

Câu văn trên có 3 từ ghép: bọn trai, rừng tre, bờ sông

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
27 tháng 1

Bài thơ "Cạnh mẹ cha ta lại được vuông tròn" đã chạm đến những sợi dây cảm xúc sâu kín nhất trong lòng người đọc. Qua những câu thơ giản dị mà xúc động, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về tình yêu thương bao la của cha mẹ dành cho con cái. Khi đất nước đứng trước hiểm nguy, những người con đã không ngần ngại lên đường nhập ngũ, để lại phía sau những nỗi lo âu, những giọt nước mắt của cha mẹ. Thế nhưng, trong sâu thẳm tâm hồn, cha mẹ vẫn luôn dõi theo con với một niềm tin mãnh liệt. Hình ảnh "cạnh mẹ cha ta lại được vuông tròn" đã gợi lên một cảm giác ấm áp, bình yên, cho thấy dù con có đi đâu, làm gì thì tình yêu của cha mẹ vẫn luôn là điểm tựa vững chắc. Đó là tình yêu thương vô điều kiện, là sự hy sinh thầm lặng, là niềm tự hào của những bậc làm cha làm mẹ. Qua bài thơ, ta càng thêm trân trọng và biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, đồng thời cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa cao cả của tình yêu thương gia đình.