(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 5.
Lớp VIII
Nội giám - Tâu Hoàng thượng, Nguyên Quận công Trịnh Duy Sản xin vào bệ kiến.
LÊ TƯƠNG DỰC (cau mặt) - Lão gàn quái! Có việc gì khẩn cấp? (nghĩ một lúc) Cho vào.
(Nội giám ra.)
TRỊNH DUY SẢN (quỳ xuống) - Vạn tuế.
LÊ TƯƠNG DỰC - Cho bình thân. Ngươi tìm trẫm chắc vì có việc quân quốc.
TRỊNH DUY SẢN - Tâu Hoàng thượng, quả có thế.
LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm đã phó mặc việc nhớn việc nhỏ cho triều đình, ngươi chắc cũng đã biết. Trẫm còn bận việc Cửu Trùng Đài...
TRỊNH DUY SẢN - Hoàng thượng làm vua một nước, phải để ý đến mọi việc, phó thác làm sao cho triều đình được. Hoàng thượng không nên quá tin ở các quan. Họ nói rằng thiên hạ thái bình, thực ra phải nói: thiên hạ sắp loạn.
LÊ TƯƠNG DỰC - Vì cớ sao?
TRỊNH DUY SẢN - Hoàng thượng nên bãi ngay việc xây Cửu Trùng Đài.
KIM PHƯỢNG - Bãi Cửu Trùng Đài!
TRỊNH DUY SẢN - Dâm dật là mầm bại vong, xa xỉ là nguồn loạn lạc. Hoàng thượng là bậc thanh minh, xin nghĩ lại.
LÊ TƯƠNG DỰC - Ngươi hãy lui ra, trẫm không muốn nghe chuyện chướng tai nữa, lui ra.
TRỊNH DUY SẢN (nói to) - Hạ thần chỉ lo cho cơ nghiệp nhà Lê, cho Hoàng thượng, nên mới nói thật. Loạn đến nơi rồi!
LÊ TƯƠNG DỰC - Lại mấy đám giặc cỏ chứ gì?
TRỊNH DUY SẢN - Hoàng thượng không biết rõ. Giặc giã nổi lên khắp nơi. Đó là một điềm bất tường. Kinh Bắc thì có Thôn Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng. Đất Sơn Tây thì có Trần Tuân; Tam Đảo thì có Phùng Chương. Chúng dấy binh làm loạn, giết cả quan lại triều đình, hãm hiếp dân đen, đốt phá làng mạc. Dân gian không được an cư lạc nghiệp, ruộng nương bỏ hoang, cửi canh xao nhãng, cực khổ không biết thế nào mà kể cho hết. Tiếng oán thán nổi lên đầy trời.
LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm đã sai tướng đi đánh dẹp.
TRỊNH DUY SẢN - Còn một đám giặc nữa, dân chúng theo có hàng vạn người, thanh thế lừng lẫy...
LÊ TƯƠNG DỰC - Lũ Trần Cao chứ gì?
TRỊNH DUY SẢN - Tâu Hoàng thượng chính vậy. Trần Cao thấy sấm nổi ở phương đông có thiên tử khí, cùng đồ đảng đánh lấy đất Thụy Dương, Đông Triều, tự xưng là Đế Thích giáng sinh, nghiễm nhiên lập một triều đình riêng trong đất Việt... Hiện đã kéo quân đến Đế đô, chực hãm kinh thành.
LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm phải đợi đến ngươi tâu bầy, thì dễ lũ sương cuồng Trần Cao đã làm cỏ kinh thành. Ngươi cứ yên tâm. Trẫm đã sai An Hòa hầu Nguyễn Hoàng Du sang đóng quân ở Bồ Đề chống giữ, giặc đã chạy về Châu Sơn. Kinh thành này vững như bàn thạch.
TRỊNH DUY SẢN - Đã đủ đâu, còn các nơi?
LÊ TƯƠNG DỰC - Dẹp xong cả.
TRỊNH DUY SẢN - Cũng không hết. Dẹp bọn này, bọn khác lại nổi như đầu Phạm Nhan, bệnh nặng phải trừ từ rễ. Giặc giã nổi lên vì dân gian oán triều đình. Chính sự đổ nát...
KIM PHƯỢNG - Nguyên Quận công ăn nói lạ lùng!
LÊ TƯƠNG DỰC - Ngươi không nể mặt trẫm sao? Người trung thần không ai nói thế. Trẫm rộng lượng, vua khác thì ngươi đã không toàn tính mệnh.
TRỊNH DUY SẢN - Hoàng thượng nên xét cho lòng thành thực của hạ thần. Chính sự đổ nát lắm rồi. Muốn cho nước yên thì phải thể lòng dân, mà dân bây giờ ai cũng oán Vũ Như Tô, mấy lũ... cung nữ.
KIM PHƯỢNG (quỳ xuống) - Trời ơi! Thần thiếp có tội gì? (Nắm vạt áo long bào khóc).
LÊ TƯƠNG DỰC - Ái khanh đứng dậy. Ái khanh không có tội gì. (Nhìn Trịnh Duy Sản một cách giận dữ). Ngươi lui ra, ngươi lui ra. Cung nữ là phận liễu bồ không hề bước chân ra khỏi Tử cấm thành, hỏi họ có tội gì? Có ai dọa làm tội thê thiếp ngươi không, Trịnh Duy Sản?
TRỊNH DUY SẢN - Chính họ đưa Hoàng thượng vào con đường tửu sắc, con đường xa xỉ. Chính vì muốn đẹp lòng họ mà Hoàng thượng cho xây Cửu Trùng Đài.
LÊ TƯƠNG DỰC - Đó là ý trẫm. Ngươi không được nói nữa.
TRỊNH DUY SẢN - Còn như Vũ Như Tô nữa. Nó đã bày vẽ ra Cửu Trùng Đài, hao tiền tốn của vì nó, sưu cao thuế nặng vì nó, triều đình đổ nát, giặc giã như ong là vì nó. Kiệt Trụ mất nước chỉ vì cái bệnh xây cung điện. Xin Hoàng thượng mau mau tỉnh ngộ, tu tỉnh thân mình, xa gái đẹp, đuổi Vũ Như Tô, học thói thanh liêm, thương dân như con kẻo họa đến thân.
LÊ TƯƠNG DỰC - Duy Sản, ngươi bước ngay. Kẻo cái công hãn mã của ngươi trẫm không kể nữa. Trẫm phải nghe ngươi dạy khôn à?
TRỊNH DUY SẢN - Xin Hoàng thượng nghe lời hạ thần đuổi cung nữ, chém Vũ Như Tô... (nắm lấy áo vua).
LÊ TƯƠNG DỰC - Lão ương gàn, quân hủ nho... (rút kiếm) Bước!
TRỊNH DUY SẢN - Hạ thần xin chết về tay Hoàng thượng còn hơn là trông thấy ngày nhà Lê mất nghiệp (quỳ xuống vươn cổ).
(Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng)
Tóm tắt: Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử gồm 5 hồi, viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517 dưới triều Lê Tương Dực. Vở kịch xoay quanh cuộc đời nhân vật chính - Vũ Như Tô - một kiến trúc sư tài năng. Lê Tương Dực là một hôn quân, suốt ngày say mê tửu sắc, ăn chơi sa đọa, bỏ bê việc nước. Hắn muốn Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi cùng đám cung nữ. Vũ Như Tô vì quan niệm nghệ thuật thuần khiết, thanh cao đã đưa gia đình đi chốn nhưng vẫn không thể thoát khỏi tay sai của Lê Tương Dực. Khi bị giải vào cung, ông được cung nữ Đam Thiềm thuyết phục và đồng ý xây Cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí vào việc xây dựng cho đất nước một công trình kì vĩ, “tranh tinh xảo với hóa công”, để nước ta không hề thua kém với các nước láng giềng. Thế nhưng, ông đã vô tình gây ra biết bao tai họa cho người dân: Thuế khóa nặng nề, thợ giỏi bị bắt vào cung xây đài, tróc nã, hành hạ những người chống đối, biết bao người chết vì xây Cửu Trùng Đài khiến lòng dân oán hận. Quận công Trịnh Duy Sản đã nhiều lần can ngăn, khuyên giải nhưng Lê Tương Dực vẫn chấp mê bất ngộ. Nhân lúc tình hình rối ren, ông đã cầm đầu phe đối lập trong triều, dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và phá hủy Cửu Trùng Đài.
Câu 1. Đoạn trích trên tái hiện lại sự việc nào?
Câu 2. Dẫn ra một lời độc thoại của nhân vật trong đoạn trích trên.
Câu 3. Nhận xét về những chỉ dẫn sân khấu của vua Lê Tương Dực.
Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: Giặc giã nổi lên khắp nơi. Đó là một điềm bất tường. Kinh Bắc thì có Thôn Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng. Đất Sơn Tây thì có Trần Tuân; Tam Đảo thì có Phùng Chương. Chúng dấy binh làm loạn, giết cả quan lại triều đình, hãm hiếp dân đen, đốt phá làng mạc. Dân gian không được an cư lạc nghiệp, ruộng nương bỏ hoang, cửi canh xao nhãng, cực khổ không biết thế nào mà kể cho hết. Tiếng oán thán nổi lên đầy trời.
Câu 5. Từ đoạn trích, em có nhận xét gì về bối cảnh xã hội lúc bấy giờ?
Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một phần đặc sắc và sâu sắc. Nhan đề mà bạn có thể đặt cho 6 câu thơ đầu có thể là:
"Tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích"
Nhan đề này phản ánh tình cảm cô đơn, buồn bã và nhớ nhà của Thúy Kiều khi bị giam cầm tại lầu Ngưng Bích.
??