Đề bài : Tả cây cam theo trật tự thời gian .
Các bạn giúp mình nha , mình cần gấp lắm !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
chắc chắn là cá voi xanh rồi. trò này khá nguy hiểm. dùng vật sắc nhọn (dao, banh xa lam,....) cứa vào tay để trở thành sẹo trông cho lố lăng. lớp mình có vài đứa nhắc về trò này nhưng chưa ai dám thử. tốt nhất là không nên chơi
lá thư thách cá voi xanh , mik viết nhanh quá nên nhầm
Trước tiên, nghĩa chính của câu tục ngữ trên là muốn khuyên nhủ chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó, làm nên quả ngọt với bao nhiêu vất vả, mồ hôi, mưa nấng. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muôn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả. “Ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống no ấm, tốt đẹp ngày hôm nay là thành quả mà ta hưởng thụ. Vậy người làm ra thành quả là ai? Trước hết, đó là cha mẹ đã có công sinh thành nuôi dưỡng từ khi ta còn bé con đến lúc ta lớn khôn. Bố mẹ luôn là người dõi theo bước chân chúng ta, an ủi, dìu dắt chúng ta để trở thành những con người tốt xây dựng đất nước mai này. Đó là thầy, cô giáo luôn quan tâm, dạy dỗ, uốn nắn ta nên người và trao cho ta ánh sáng tri thức để mai sau chúng ta có thể hiên ngang sánh vai cùng các bạn học sinh trên toàn thế giới. Đó là những anh bộ đội, những cô gái thanh niên xung phong hi sinh tuổi thanh xuân của mình với bao xương máu để xây dựng đất nước độc lập, tự do như ngày hôm nay, để cho chúng ta tung tăng cắp sách tới trường. Đó còn là những nhà khoa học đã hết sức lao động trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm nên cuộc sống tốt đẹp mà ngày nay chúng ta được hưởng thụ. Những con người đó dù ở vị trí nào, công việc nào vẫn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước mà những người đã làm nên thành quả đó...
-nghia den: nhac nho chung ta khi an qua, qua ngon, ngot,... ta phai nho den nguoi da trong, cham soc cay do.
- nghia bong: nhac nho chung ta: khi huong thu bat cu mot thanh qua nao cua gia dinh, xa hoi can phai nho den nhung nguoi da bo cong suc de lam ra no.
tuong tu nhu cau tuc ngu: Uong nuoc nho nguon!
Cau tuc ngu nay mang tinh giao duc sau sac!
Chúc học tốt nha!
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước. Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Vào một buổi sáng ấm áp, trong trẻo, ven rừng vẳng lên tiếng chim hót thánh thót khi gần khi xa, người dân Pháp bàng hoàng trước lệnh từ Béc-lin truyền xuống: các trường học vùng An-dát và Lo-ren của Pháp buộc phải chuyển sang học tiếng Đức (do nước Pháp bị thất thủ trong trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ). Thầy Ha-men - một giáo viên dạy Pháp văn, gần như cả đời gắn bó với miền quê An-dát đã dạy buổi học cuối cùng cho học sinh thân yêu trước lúc rời khỏi xứ sở này mãi mãi.
Có rất nhiều người làng đến dự buổi học ấy, trong đó có cả những cụ già cao tuổi như cụ Hô-de. Bằng sự thành kính, họ muốn tạ ơn người thầy đã bốn mươi năm tận tụy đem ánh sáng tri thức đến cho con em mình.
Hôm ấy, thầy vận chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, viền lá sen gấp nếp mịn và cái mũ lụa đen thêu. (Thầy chỉ mặc bộ lễ phục này vào những dịp long trọng như khi đón quan thanh tra hay phát phần thưởng cho học sinh). Mặc nó vào giờ phút ấy, thầy đã bộc lộ sự tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp một cách cảm động.
Thái độ của thầy với học sinh cũng khác với mọi ngày. Bình thường, thầy nổi tiếng nghiêm khắc. Không bao giờ thầy nhân nhượng với những học trò biếng lười, thích trốn học câu cá, bắn chim. Do đó, với cậu học sinh cá biệt như Phrăng, cây thước sắt khủng khiếp mà thầy kẹp dưới nách đã thành nỗi ám ảnh. Đi học muộn, Phrăng đã sợ hãi nghĩ đến lúc bị thầy quở mắng, bị kiểm tra bài cũ và bị vụt bằng thước kẻ. Nhưng, hôm nay, thay vì giận dữ, thầy lại dịu dàng giục cậu vào lớp. Nhìn mọi người bằng đôi mắt xanh buồn sâu thẳm, thầy xúc động nói:
- Đây là lần cuối cùng thầy dạy các con... Kẻ thù xâm lược buộc chúng ta phải học bằng thứ tiếng của chúng. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.
Phrăng choáng váng khi nghe thầy nói vậy. Cậu giận mình đã ham chơi hơn ham học để đến nỗi mới biết viết tập toạng. Đáng trách hơn nữa là trong buổi học này, cậu còn không đọc được trót lọt các quy tắc về phân từ. Thầy Ha-men đã không quở mắng cậu như mọi lần. Thầy chỉ ra những lầm lỗi của tất cả mọi người trong việc lần nữa, không tích cực học tiếng Pháp nên bây giờ vẫn không nắm vững ngôn ngữ của chính dân tộc mình. Thầy đau đớn thốt lên:
Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây, kẻ thù của dân tộc có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!”...
Trước lúc ra đi, thầy đã truyền tất cả tâm hồn và trí tuệ của mình vào bài học cuối cùng, kiên nhẫn giảng giải cho mọi người hiểu được điều kì diệu của ngôn ngữ dân tộc. Thầy khẳng định: Tiếng Pháp là thứ tiếng hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất. Mọi người phải bảo vệ nó, đừng bao giờ được phép quên lãng. Bởi, khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù!
Hôm ấy, Phrăng bỗng thấy bài giảng của thầy sao mà giản dị và dễ hiểu đến thế. Với tất cả nhiệt tình sôi sục, thầy Ha-men muốn truyền thụ ngay một lúc, toàn bộ tri thức của mình vào đầu óc non nớt của học trò, bởi đây là cơ hội cuôì cùng thầy dạy cho chúng những tri thức ngôn ngữ thiêng liêng của dân tộc.
Trong giờ viết tập, thầy đã chuẩn bị sẵn những tờ mẫu mới tinh trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới, trên có viết các từ Pháp, An-dát bằng chữ trông thật đẹp. Qua đó, thầy muốn khắc ghi trong tâm tưởng mọi người một chân lí: An-dát vẫn mãi mãi thuộc về nước Pháp, như máu chảy về tim, bất chấp ý muốn ngạo ngược của kẻ thù! Cả lớp im phăng phắc, chăm chú tập viết. Chỉ còn nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt, tiếng bồ câu gù thật khẽ trên mái nhà. Ai nấy đều nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng nói dân tộc.
Khi học trò tập viết, thầy Ha-men thầy đăm đăm nhìn ngắm những đồ vật thân thuộc đã gắn bó với thầy suốt bốn mươi năm dạy học. Qua ánh mắt đau đáu ấy, thầy muốn mang theo hình ảnh thân thương của ngôi trường, của các học trò trong suốt phần đời còn lại. Trái tim thầy tan nát khi phải rời xa mái trường thân yêu, xa đám học trò nhiều phen khiến thầy phải phiền lòng nhưng chúng đã là tất cả cuộc đời thầy. Đau lòng nhưng thầy vẫn đủ can đảm để dạy cho đến phút cuối cùng. Khi chuông đồng hồ điểm 12 giờ, thầy đứng lặng trên bục giảng, người tái nhợt, tấm lưng của thầy bỗng còng hẳn xuống bởi một gánh nặng vô hình nào đó. Thầy nghẹn ngào nói không hết câu chào từ biệt. Bất ngờ, thầy quay về phía bảng, lấy hết sức bình sinh, viết thật to dòng khẩu hiệu: “Nước Pháp muôn năm!”.
Thực sự nước Pháp, cũng như các quốc gia khác trên thế giới đã thành bất tử trong tâm hồn của bao thế hệ học trò nhờ sự truyền giảng nhiệt thành về tình yêu Tổ quốc, yêu ngôn ngữ dân tộc của những người thầy đáng kính, giàu tâm huyết như thầy giáo Ha-men trong tác phẩm của nhà văn A. Đô-đê.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Năm học vừa qua, sau lễ sơ kết học kì I, nhà trường tổ chức cho chúng em tham quan Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Trong ấy, mỗi vật đều có những niên đại lịch sử khác nhau. Em đặc biệt chú ý đến chiếc trống đồng.
Nổi bật, đĩnh đạc và uy nghi giữa gian phòng trưng bày là chiếc trống đồng Đông Sơn. Trống to cỡ ba vòng tay học sinh chúng em, cao đến ngực và có hai quai. Theo lời thuyết minh của cô phụ trách cổ vật thì trống có niên đại khởi đầu khoảng thiên niên kỉ I trước Công Nguyên. Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của nhà nước thời Hùng Vương. Có nhiều hoa văn được bố trí hợp lí trên mặt trống, tang trống và thân trống.
Mặt trống Đông Sơn là một vũ trụ thu nhỏ với tâm trống luôn là một ngôi sao có số cánh từ tám đến mười sáu, tuỳ từng vùng. Xung quanh ngôi sao là những vòng tròn đồng tâm hình người có những vũ công, từng tốp bốn đến bảy người mặc những bộ trang phục lễ hội, tay cầm khèn hoặc rìu, giáo.
Tang trống được viền sắc sảo bởi đội thủy binh. Trên mỗi chiến thuyền có hình vòng cung gồm năm đến tám người.
Hình tượng những con vật hiền lành xen vào những con chim đang bay được trang trí ở thân trống biểu hiện cuộc sống êm đềm, lạc nghiệp.
Kết thúc chuyên tham quan, lòng em dâng lên một cảm xúc khó tả. Văng vẳng đâu đó, âm thanh giòn giã của trống đồng từ những cuộc chiến dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương, gắn liền với những chiến thắng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Em rất tự hào về đất nước của em.
Em đã được ba kể về rất nhiều loài chim, mỗi loài chim lại có những đặc điểm và vẻ đẹp khác nhau. Tuy nhiên chim sẻ có thể nói là loại chim thân thuộc nhất mà em biết. Chim sẻ không có vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa như những loài chim khác nhưng đối với em nó lại rất cuốn hút.
Chim sẻ hay còn gọi là chim ngói, thức ăn chính của nó có lẽ là thóc, gạo. Vì em thấy nó thường bay sà xuống sân thóc nhà em mổ lấy mổ để đến lúc nào căng bụng mới thôi.
Bộ lông của chim sẻ màu chàm nhạt. Loại chim này không to, thân hình nhỏ nhắn, rất thuận tiện trong việc di chuyển và bay nhảy. Mỗi lần nó sà xuống em lại thấy được sự nhanh nhẹn, luyến thoắng. Có lẽ đây chính là điểm mạnh của nó
Chim sẻ không đi tách biệt một thân một mình mà thường bay theo đàn. Con nào cũng giống con nấy về kích thước, trừ những con bé thì có kích thước nhỏ hơn một tý. Nhưng khi trưởng thành thì nó đều có kích thước ngang bằng nhau.
Chim sẻ nhảy rất nhanh, mỗi lần nó nhảy từ cành cây này sang cành cây khác đều nhanh hơn những loại chim khác. Bộ lông óng mượt, mềm mại mỗi lần có mưa cũng rất nhanh khô.
Chim sẻ hay sà xuống máy ngói, nằm rỉa cánh, rồi sau đó nó mới sà xuống đất tìm kiếm thức ăn. Có lẽ đó là thói quen của nó.
Từng đàn chim sẻ mỗi lần bay cùng nhau đều nháo nhác hẳn lên, không có hàng lối cụ thể. Nhưng chúng rất đoàn kết vì không bao giờ bay tách nhau.
Chim sẻ rất tinh vì khi có tiếng động và nó vội vàng bay lên cao, khi không có ai nó mới sà xuống đất kiếm mồi.
Mẹ em bảo chim sẻ là loại chim chuyên đi bắt sâu ở cây chanh sau nhà em. Nên nhiều khi thấy chim sà xuống là mẹ liền mang thóc gạo ra cho nó ăn.
Có nhiều lúc em thấy quý loài chim này lắm, vì tiếng hót, vì những việc nó làm em đều rất thích thú. Mỗi ngày không thấy chim sẻ sà xuống sân là em thấy trống vắng.
Em rất yêu quý những chú chim sẻ ấy.
Có lần đi chơi ở Thảo Cầm Viên, em thấy những chú chim bồ câu bay sà xuống bãi cỏ xanh mượt để tìm thức ăn. Trông chúng rất xinh xắn với bộ lông trắng muốt. Cái đầu tròn, đôi mắt đen, bé tí như hạt tiêu. Dáng chúng đi khệnh khạng nhưng khá nhanh nhẹn khi nhặt nhạnh những mẩu vụn thức ăn của khách tham quan. Trông chúng thật hiền lành, thân thiện và gần gũi. Em rất yêu quý loài bồ câu vì chúng tượng trưng cho hòa bình.
"Quê hương" hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông Lam hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vạng lên. Trên sông tấp nập những đoàn thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương đêm như những hạt ngọc bé xíu long lanh, cỏ còn đẫm ướt sương mai mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hòa trên mặt sông . Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, để xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Gác em té nước vào nhau cười như nắc nẻ. Chúng lặn hụp khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm ấy. Sông dịu dàng với chúng như một bà mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những bà mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hay những buổi tối sáng trăng, em và các bạn bơi thuyền lênh đênh trên mặt sông câu cá, cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền ca hát, ngâm thơ cho nhau nghe. Buổi tối dưới trăng, em và chúng bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo rồi mặc cho nó trôi lênh đênh. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ.Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông ? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.
Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.
Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước, dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng dịu, sông trắng xóa những đợt mưa rào mùa hạ, sông đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Con sông Hồng quê hương tôi là thế đấy.
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Năm học vừa qua, sau lễ sơ kết học kì I, nhà trường tổ chức cho chúng em tham quan Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Trong ấy, mỗi vật đều có những niên đại lịch sử khác nhau. Em đặc biệt chú ý đến chiếc trống đồng.
Nổi bật, đĩnh đạc và uy nghi giữa gian phòng trưng bày là chiếc trống đồng Đông Sơn. Trống to cỡ ba vòng tay học sinh chúng em, cao đến ngực và có hai quai. Theo lời thuyết minh của cô phụ trách cổ vật thì trống có niên đại khởi đầu khoảng thiên niên kỉ I trước Công Nguyên. Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của nhà nước thời Hùng Vương. Có nhiều hoa văn được bố trí hợp lí trên mặt trống, tang trống và thân trống.
Mặt trống Đông Sơn là một vũ trụ thu nhỏ với tâm trống luôn là một ngôi sao có số cánh từ tám đến mười sáu, tuỳ từng vùng. Xung quanh ngôi sao là những vòng tròn đồng tâm hình người có những vũ công, từng tốp bốn đến bảy người mặc những bộ trang phục lễ hội, tay cầm khèn hoặc rìu, giáo.
Tang trống được viền sắc sảo bởi đội thủy binh. Trên mỗi chiến thuyền có hình vòng cung gồm năm đến tám người.
Hình tượng những con vật hiền lành xen vào những con chim đang bay được trang trí ở thân trống biểu hiện cuộc sống êm đềm, lạc nghiệp.
Kết thúc chuyên tham quan, lòng em dâng lên một cảm xúc khó tả. Văng vẳng đâu đó, âm thanh giòn giã của trống đồng từ những cuộc chiến dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương, gắn liền với những chiến thắng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Em rất tự hào về đất nước của em.
Năm học vừa qua, sau lễ sơ kết học kì I, nhà trường tổ chức cho chúng em tham quan Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Trong ấy, mỗi vật đều có những niên đại lịch sử khác nhau. Em đặc biệt chú ý đến chiếc trống đồng.
Nổi bật, đĩnh đạc và uy nghi giữa gian phòng trưng bày là chiếc trống đồng Đông Sơn. Trống to cỡ ba vòng tay học sinh chúng em, cao đến ngực và có hai quai. Theo lời thuyết minh của cô phụ trách cổ vật thì trống có niên đại khởi đầu khoảng thiên niên kỉ I trước Công Nguyên. Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của nhà nước thời Hùng Vương. Có nhiều hoa văn được bố trí hợp lí trên mặt trống, tang trống và thân trống.
Mặt trống Đông Sơn là một vũ trụ thu nhỏ với tâm trống luôn là một ngôi sao có số cánh từ tám đến mười sáu, tuỳ từng vùng. Xung quanh ngôi sao là những vòng tròn đồng tâm hình người có những vũ công, từng tốp bốn đến bảy người mặc những bộ trang phục lễ hội, tay cầm khèn hoặc rìu, giáo.
Tang trống được viền sắc sảo bởi đội thủy binh. Trên mỗi chiến thuyền có hình vòng cung gồm năm đến tám người.
Hình tượng những con vật hiền lành xen vào những con chim đang bay được trang trí ở thân trống biểu hiện cuộc sống êm đềm, lạc nghiệp.
Kết thúc chuyên tham quan, lòng em dâng lên một cảm xúc khó tả. Văng vẳng đâu đó, âm thanh giòn giã của trống đồng từ những cuộc chiến dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương, gắn liền với những chiến thắng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Em rất tự hào về đất nước của em.
ó lần, em hỏi bà: “Bà ơi! Cây cam này đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó có từ khi nào bà nhỉ?” Bà trả lời: “Cây cam đã được năm tuổi rồi đấy cháu à, ông ngoại cháu đã trồng được hai năm thì ông mất. Năm đó, cây cam bói quả chỉ được năm trái thôi…” Từ đó, bạn cam luôn là một người bạn thân của em.
Cây cam trong vườn là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội đấy. Cây cam này luôn luôn xum xuê cành lá, chiếm chỗ một khoảng rộng trong khu vườn. Ngọn cam chỉ cao độ hai mét. Lá dày, một mặt bóng, rộng và độ ba ngón tay người lớn. Mỗi khi hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn, hăng hắc tỏa ra làm em phải ngất ngay. Mỗi ngày,bà vẫn thường hái lá cam lá chanh nấu nước gội đầu cho em.
Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc. Những chiếc lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa. Tháng Hai, tháng Ba, trong mùa xuân ấm áp, cam bắt đầu trổ hoa. Những cô nụ hoa trắng xanh bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng đưa em vào giấc ngủ say. Dưới ánh nắng ban mai, hoa ướt đẫm sương long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc… Rồi mấy ngày đã qua, những cánh hoa đã rụng trắng gốc cây và một góc vườn. Cam đã kết trái, lúc đầu các anh cam chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàn. Càng lớn, những quả cam ấy càng dễ thương, vỏ xanh thẫm, bóng mượt. Nhờ mưa nắng, khí trời, chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức sống căng tròn. Đến tháng Bảy tháng Tám, nhẹ bóc quả cam và đặt những múi cam vàng óng lên bàn tay, nhẹ cắn một múi vừa ngọt vừa chua đã thấm vào lưỡi. Tháng Mười một, ôi! Cam đã chín rồi! Những anh cam mọng nước chín vàng thèm ơi là thèm! Những năm được mùa, bà hái được mấy thúng, chỉ bảy tám quả là được một cân. Là thứ cam bóc, vỏ mỏng, không hạt, tép cam sóng sánh chất mật ong, có vị ngọt đậm nên có lúc bà bán được đủ tiền tiêu cho một cái Tết to …Cứ mỗi mồng tám tháng Mười một giỗ ông, bà hái cam để cúng, đó là những quả cam đầu tiên của mùa cam ở vườn. Đặc biệt, năm nào bà cũng để lại trên cây hai ba chục trái cam để sau đó hái bày mâm ngũ quả và cho con cháu làm quà Tết.
Những tình cảm và kỉ niệm không sao quên được trong em là nhờ cây cam của ông. Cứ mỗi mùa hoa cam,mùa trái chín, em lại nhớ đến ông và một câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ người trồng cây". Ông ơi! Cháu hứa với ông sẽ thường xuyên chăm sóc và tưới cây để cây ngày càng xanh tốt.
Trong khu vườn nhà em có nhiều loài cây ăn quả, trong đó cây cam do chính tay ông nội em trồng, mỗi mùa ra quả cây cam trĩu quả và cho những quả cam ngọt, bổ dưỡng.
Cây cam được ông nội em trồng trong vườn là giống cam sành, cây trưởng thành cao tầm hai mét và cành lá sum suê xanh ngát. Lá cam dày khi còn non có màu xanh nhạt, khi lá già có màu xanh đậm, mùi lá non đặc trưng thơm thơm, nồng nàn. Lá cam vẫn được dùng làm dầu gội đầu rất tốt.
Cây cam được chăm sóc, tưới phân đầy đủ nên cây nào cũng sai quả, với những cây có quá nhiều quả ông em phải chống thêm cây để không bị đổ ngã. Khi đến mùa ra hoa, hoa cam trắng xóa cả vườn, mùi hương của hoa lan tỏa thơm ngát cả khu vườn, thu hút rất nhiều côn trùng đến. Khi dưới gốc gây đã rụng nhiều cánh hoa là lúc cam bắt đầu kết trái, thời gian đầu cam chỉ nhỏ bằng viên bi, dần dần bằng quả cà chua. Càng lớn quả càng bóng mượt và xanh đậm. Một cây hàng năm cho ra hàng trăm quả cam có năng suất rất cao.
Khi chín quả cam sẽ ngả sang màu vàng, vỏ ngoài mọng nước, ăn chua ngọt và có nhiều nước. Những ngày hè giải nhiệt bằng cam rất ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe, cam còn cung cấp vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể thích hợp với những người ốm mới dậy và cần bồi bổ sức khỏe. Cam còn giúp có làn da tươi trẻ và tràn đầy sức sống.
Những quả cam không chỉ được dùng để ăn mà còn làm quà biếu đến người thân bạn bè, mỗi khi bạn bè đến thăm em đều biếu làm quà, ai cũng thích và vui vẻ vì được thưởng thức cam ngon, sạch tự nhiên từ khu vườn nhà em trồng.