K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2017
Cà mau
14 tháng 12 2017

Còn Nguyễn Thị Ngọc Ánh ở tỉnh nào?

24 tháng 5 2018
Bài làm

 
Có những món quà nhỏ nhưng lại vô cùngg ý nghĩa. Bởi trong đó chứa đựng biết bao tình cảm thân thương của gia đình, bạn bè … Em rất thích món quà của mẹ lần sinh nhật thứ 9. Đó là một chiếc áo rất dễ thương.

Mẹ tặng em chiếc áo khoác dạ mùa đông rất đẹp. Nó có màu hồng phấn giống như màu cánh hoa đào. Mặc dù không dẫn em đi mua nhưng em mặc vừa vặn như là đã được thử trước vậy. Phần thân áo rất giản dị, không có những họa tiết hay hình  thù ngộ nghĩnh. Nhưng nó lại rất đặc biệt: vừa có khóa kéo lại vừa có khuy cài, chúng tạo thành hai lớp bảo vệ giữ cho cơ thể em được ấm áp. Những ngày đông giá rét, em không bao giờ sợ lạnh chính là nhờ anh khóa và những chị cúc đã khép chặt phần thân áo. Vì thế mà mỗi khi cài khuy em đều rất cẩn thận. Em có cảm giác như lúc ấy những chị cúc cười và nói với em rằng: “Cô bé ơi, cô bé sẽ không sợ lạnh đâu! Chúng tôi sẽ bảo vệ cô!”. Đặc biệt ở phần cuối thân, còn có hai chiếc túi nhỏ xinh. Trên mỗi chiếc túi đều được trang trí và còn có những hạt cườm lấp lánh với dòng chữ “Love” rất đáng yêu. Hai chiếc túi ấy là hai chiếc “lò sưởi”  vô cùng đặc biệt ủ ấm cho đôi tay của em. Chiếc áo còn được tạo điểm nhấn bằng mũ áo xinh xắn. Mặt bên trong của nó có những hình bông hoa với những màu sắc khác nhau. Ở viền, còn được đính những viên hạt cườm màu trắng bé xinh như những hạt pha lê long lanh, trông rất thích mắt.

Chiếc áo dạ đã gắn bó với em hơn một năm rồi. Mỗi lần lặc, em có cảm giác như được khoác lên mình chiếc áo của một nàng công chúa. Em sẽ giữ gìn nó thật sạch sẽ bởi nó là món quà của mẹ, là chiếc áo đẹp nhất trên trần gian. 
1.
Mẹ tặng em chiếc áo khoác dạ mùa đông rất đẹp. Nó có màu hồng phấn giống như màu cánh hoa đào. Mặc dù không dẫn em đi mua nhưng em mặc vừa vặn như là đã được thử trước vậy. Phần thân áo rất giản dị, không có những họa tiết hay hình  thù ngộ nghĩnh. Nhưng nó lại rất đặc biệt: vừa có khóa kéo lại vừa có khuy cài, chúng tạo thành hai lớp bảo vệ giữ cho cơ thể em được ấm áp. Những ngày đông giá rét, em không bao giờ sợ lạnh chính là nhờ anh khóa và những chị cúc đã khép chặt phần thân áo. Vì thế mà mỗi khi cài khuy em đều rất cẩn thận. Em có cảm giác như lúc ấy những chị cúc cười và nói với em rằng: “Cô bé ơi, cô bé sẽ không sợ lạnh đâu! Chúng tôi sẽ bảo vệ cô!”. Đặc biệt ở phần cuối thân, còn có hai chiếc túi nhỏ xinh. Trên mỗi chiếc túi đều được trang trí và còn có những hạt cườm lấp lánh với dòng chữ “Love” rất đáng yêu. Hai chiếc túi ấy là hai chiếc “lò sưởi”  vô cùng đặc biệt ủ ấm cho đôi tay của em. Chiếc áo còn được tạo điểm nhấn bằng mũ áo xinh xắn. Mặt bên trong của nó có những hình bông hoa với những màu sắc khác nhau. Ở viền, còn được đính những viên hạt cườm màu trắng bé xinh như những hạt pha lê long lanh, trông rất thích mắt.

Đề bài: Lập dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.

Bài làm

Dàn bài chi tiết

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc áo hiện đang mặc tới lớp: Chiếc áo có từ bao giờ? Mua hãy may trong dịp nào? Ai mua, mua ở đâu?

Ví dụ: Đó là một chiếc áo sơ mi màu trắng – màu đồng phục của nhà trường mà mẹ đã dẫn em đi chợ nhà lồng thị xã mua cho nhân dịp đầu năm học mới.

b) Thân bài:

- Tả bao quát chiếc áo (kiểu áo, loại vải)

- Tả từng bộ phận:

+ Cổ áo hình dáng thế nào? Bình thường hay tròn như lá sen có viền đăng ten không? v.v…

+ Thân áo: Rộng hay vừa? Cúc áo có gì đặc biệt? Hai vạt áo phía trước có in hình gì không? v.v…

+ Tay áo: dài tay, cộc tay hay tay lửng?

- Thường ngày đi...

 
 
24 tháng 5 2018

Dàn bài gợi ý tả chiếc áo

a) Mở bài

Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: Là áo gì? Cũ hay mới? Đã mặc bao lâu?

b) Thân bài:

Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu ,….)

+ Áo màu gì?

+ Chất vải là gì? Tác dụng như thế nào?

+ Dáng ra sao? Tay áo như thế nào? Mặc thấy thế nào?

Tả từng bộ phận (thân áo, khuy áo, nẹp, khuy áo …)

+ Cổ như thế nào? Cứng hay mềm?

+ Áo có túi hay không? Tác dụng của túi thế nào? Túi đẹp hay xấu?

+ Hàng khuy màu gì và được khâu rất thế nào?

c) Kết bài:

Tình cảm của em với chiếc áo.

+ Em có thích hay không thích chiếc áo?

+ Em có cảm giác như thế nào khi mặc áo?

14 tháng 12 2017

Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học luôn mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc, chị học ở tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kỳ II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã, sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng. Tất cả đều dồn vào cặp. Nước mưa thấm vào làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: "Sao con không bỏ vào cặp?". Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: "Cặp hỏng rồi bố ạ!". Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: "Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ nhà lồng thị xã, mua chiếc khác". Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, để nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.

Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp!

Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tông hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xen-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xen-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khóa móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhô lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mê ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim "Cuộc phiêu lưu của Sinbad" làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.

Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.

Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.

14 tháng 12 2017

Em được lên lớp 4, bố em mua cho em chiếc cặp sách ở cửa hàng bách hóa. Em rất thích chiếc cặp mới này.

Chiếc cặp màu đen bóng, có in hình hai bạn đi học. Trông hai bạn này đẹp, ngộ lắm, miệng cười tươi. Em bấm cái khóa trắng đánh tách một cái, nắp cặp bậc ra liền.

Ở trong đó có hai ngăn, chưa đựng gì mà lại có mùi vị khó tả. Bố em bảo loại cặp này chịu được mưa nhỏ. Nó không phải bằng da, nó làm bằng thứ vải đạc biệt. Em lấy sách, tập ra cho vào cặp. Mỗi ngăn cặp lớn hơn cuốn sách học. Em nhét thêm hộp đựng bút, thước, tẩy. Ngăn cặp phồng lên. Em xách thử, chiếc cặp, chiếc cặp trĩu tay xuống. Em lại mở ra cất bớt sách, buổi nào học bài gì thì em chỉ đem sách, tập đó thôi. Mang cả đi, vừa nặng vừa mau hư cặp. Em xem lại, cái quai xách nhỏ xíu, vừa lọt đủ bàn tay em. Nó không chịu được nặng quá đâu. Em xách chiếc cặp mới, đi một vòng trong nhà mà cảm thấy lớn hẳn lên.

ta-cai-cap-sach-vanlop4

Tả cái cặp của em

Từ nay chiếc cặp là người bạn đi học cùng với em. Em sẽ giữ gìn cẩn thận để bền lâu, giữ gìn sách, tập. Em đặt cặp lên bàn học, ngắm hoài hai bạn đang cười trên lưng cặp… “ tớ không bao giờ quăng các cậu xuống đất đâu nhé”.

OK nha

10 tháng 11 2021

Ngâm thơ

18 tháng 11 2021

Ngọt ngào,..... 

14 tháng 12 2017

I - Nhận xét

1. Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung (chú ý những câu hỏi của ông Hòn Rấm), trả lời câu hỏi ở dưới.

Ông Hòn Rấm cười bảo :

- Sao chú mày nhát thế ? Đất có thể nung trong lửa kia mà ! Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

- Nung ấy ạ ?

- Chứ sao ? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không ? Chúng được dùng làm gì?

Câu hỏi

Nó có được dùng để hỏi về điều chưa biết không ?

Nếu không, nó được dùng làm gì ?

Sao chú mày nhát thế ?

 .............

 .............

Chứ sao ?

 .............

 .............

2. Ở Nhà văn hoá, trong lúc mọi người đang xem phim, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Một bác ngồi bên cạnh bảo : “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ?”. Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì ?

II - Luyện tập

1. Các câu hỏi sau được dùng làm gì ?

Câu hỏi

Dùng làm gì ?

a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo : “Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này.”

 .............

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc : "Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ? "

 .............

c) Chị tôi cười : "Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ? "

 .............

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe : "Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ? " 

 .............

2. Đặt câu phù hợp với mỗi tình huống cho sau đây: 

a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

Câu hỏi để yêu cầu: .............

b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn

Câu hỏi tỏ ý khen: .............

c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tạp, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?

Câu hỏi tự trách mình: .............

d) Em Và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : “Đá cầu là mích nhất” Bạn Nam lại nói : “Chơi bi thích hơn” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng rất thú vị.

Câu hỏi để nêu ý kiến: .............

3. Hãy nêu một vài tình huống dùng câu hỏi :

Dùng câu hỏi để làm gì ?

Dùng trong những tình huống nào?

a) Để tỏ thái độ khen, chê

M : - Em gái em học mẫu giáo mang về phiếu “Bé ngoan”. Em khen bé : “Sao bé ngoan thế nhỉ ?”

.............

.............

b) Để khẳng định, phủ định

M : - Hè này em muốn đi học võ. Bạn em bảo: “Học võ làm gì ? Học bơi không thiết thực hơn à ?"

.............

.............

c) Để thể hiện yêu cầu, mong muốn

M : - Em trai em nghịch quá, khiến em không tập trung học bài được. Em bảo : “Em ra sân chơi cho chị học bài được không ?”

.............

.............

TRẢ LỜI:

I    - Nhận xét

1. Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung (chú ý những câu hỏi của ông Hòn Rấm), trả lời câu hỏi ở dưới.

Ông Hòn Rấm cười bảo :

- Sao chú mày nhát thế ? Đất có thể nung trong lửa kia mà ! Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

- Nung ấy ạ ?

- Chứ sao ? Đã là ngưòi thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không ? Chúng được dùng làm gì?

Trả lời:

Câu hỏi

Nó có được dùng để hỏi về điều chưa biết không ?

Nếu không, nó được dùng làm gì ?

Sao chú mày nhát thế ?

Câu hỏi này không dùng hỏi điều chưa biết, vì trong câu hỏi đã có sự ngầm khẳng định.

Câu hỏi này dùng để chê cu Đất.

Chứ sao ?

Câu hỏi này không dùng để hỏi.

Câu hỏi này dùng để khẳng định.

2. Ở Nhà văn hóa, trong lúc mọi người đang xem phim, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Một bác ngồi bên cạnh bảo : “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ?”. Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì ?

Trả lời : Câu hỏi này dùng để thể hiện sự yêu cầu.

II - Luyện tập

1. Các câu hỏi sau được dùng làm gì ?

Câu hỏi

Dùng làm gì ?

a) Dỗ mãi mà em bé vân khóc, mẹ bảo : “Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này.”

 Câu hỏi được dùng để thể hiện yêu cầu.

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc : 'Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ? "

 Câu hỏi được dùng để thể hiện ỷ chê trách.

c) Chị tôi cười : "Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ? "

 Câu hỏi được dùng để chê.

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe : "Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ? " 

 Câu hỏi được dùng để nhờ cậy giúp đỡ.

2. Câu phù hợp với các tình huống cho sau đây :

a)  Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

Câu hỏi để yêu cầu: Này bạn, bạn có thể chờ đến hết giờ sinh hoạt chúng mình cùng nói chuyện được không ?

b)  Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn

Câu hỏi tỏ ý khen : Chà, sao nhà bạn sạch sẽ và ngăn nắp quá vậy ?

c)  Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tạp, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?

Câu hỏi tự trách mình : Bài tập dễ vậy mà mình lại làm sai, sao mà mình bất cẩn quá vậy ?

d)   Em Và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : “Đá cầu là mích nhất” Bạn Nam lại nói : “Chơi bi thích hơn” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng rất thú vị.

Câu hỏi để nêu ý kiến : Nhưng chơi diều cũng rất thích phải không?

3. Hãy nêu một vài tình huống dùng câu hỏi :

Dùng câu hỏi để làm gì ?

Dùng trong những tình huống nào ?

a) Để tỏ thái độ khen, chê

- Em đem kết quả học tập về khoe với ba mẹ, ba em xoa đầu em nói :

-    “Sao mà con gái ba giỏi vậy ?"

- Em gái của em bê chén cơm nhưng vô ý làm đổ, mẹ em trách : “Sao mà sơ ý thế hả con?"

b) Để khẳng định, phủ định

- Em rủ bạn em cuối tuần đến sinh hoạt tại câu lạc bộ “Họa sĩ nhí" em hỏi bạn: ‘‘Bạn rảnh mà, đúng không ?”

- Em gái rất thích ăn kẹo nhưng lại lười đánh răng trước khi đi ngủ. Em nhắc em “Ở trường, cô giáo em dạy phải đánh răng trước khi đi ngủ, đúng không ?” 

c) Để thể hiện yêu cầu, mong muốn

 - Trong giờ tự học, một số bạn trong lớp làm ồn, em hỏi : "Các bạn có thể giữ trật tự được không ?"

- Em mượn bạn quyển sách, em hỏi . “Cho mình mượn quyển sách được không ?

9 tháng 12 2018

Trả lời:

Nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a. Tỏ thái độ khen chê:

Đến nhà bạn chơi. Em gái bạn học mẫu giáo ở lớp về chào hỏi mọi người rất lễ phép. Em khen bé: Sao bé ngoan thế nhỉ?. Về nhà em bé của em rất nghịch làm hỏng đồ chơi quý của em. Em tức quá kêu lên: “Sao em lại phá thế nhỉ?"

b. Khẳng định, phủ định: Một bạn chỉ thích đá bóng. Em nói bạn: “Đánh đàn cũng hay đấy chứ?” Thấy vậy bạn em bĩu mói: “Đánh đàn thì hay gì?"

c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn: Em trai em nghịch ngợm, phá phách, không để yên em làm bài. Em bảo: “Em đi chỗ khác chơi cho chị làm bài được không?”



 



 

13 tháng 12 2017

Em muốn kể câu chuyện về bạn Hoài Nam – một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự, tỉnh Bạc Liêu.

Hoàn cảnh của Nam thật tội nghiệp. Cha mất sớm, mẹ bệnh tật triền miên, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, Nam lại là con trai lớn. Sau Nam còn một em gái nữa. Tuổi còn nhỏ mà Nam đã phải kiếm tiền để phụ giúp mẹ và tự lo cho việc học hành. Điều ngạc nhiên đối với chúng tôi là Nam học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp, thầy cô yêu mến, bạn bè nể trọng. Thời gian học thì ít, cuộc sống lại thiếu thốn mọi bề. Thế mà Nam không bao giờ than vãn với ái một lời, bạn bè lúc nào cũng thấy Nam vui vẻ lạc quan.

Sáng nào cũng vậy, khi mọi người đi ngang qua tiệm cà phê Hải Châu sẽ luôn nghe tiếng rao lanh lảnh quen thuộc của Nam: “Vé số! Vé số chiều trúng đây!”. Lúc nào cũng thấy cậu mặc chiếc quần đùi xanh đã cũ và chiếc áo sơ mi cộc tay có nhiều chỗ vá, đội một cái mũ vải bạc màu để lộ mái tóc rễ tre bờm xờm lâu ngày chưa cắt. Khác với thân hình gầy nhom, khuôn mặt cậu khá tròn trĩnh và rất sáng sủa. Đặc biệt, đôi mắt của cậu ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi nên bao giờ Nam cũng bán hết vé số trước mọi người. Nhờ vậy mà cậu đã tranh thủ được thời gian học bài, đọc sách và làm bài tập tại ghế đá ở công viên. Thời gian buổi tối Nam tranh thủ bán vé số ở. những quan cá phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Ngoài ra, Nam còn là một người hết mình vì bạn. Thường ngày vào những giờ giải lao, Nam thường ngồi lại hướng dẫn thêm cho những bạn tiếp thu còn chậm cách làm những bài toán mới học. Cậu luôn coi việc giúp đỡ bạn là một niềm vui của mình.

Hoài Nam xứng đáng là một tấm gương sáng, một con ngoan trò giỏi được Tỉnh đoàn trao tặng suất học bổng “Học sinh nghèo vượt khó” trong năm qua.

13 tháng 12 2017

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường

Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.

Sưu tầm

13 tháng 12 2017

cân trong câu này là tính từ

tk cho mk nhé

13 tháng 12 2017

cái cân:dụng cụ đo khối lượng

không cân:đặt nghiêng hoặc đặt ngược cái cân(bên trên)

câu đó có 2 từ cân vì vậy câu này là từ đồng nghĩa

13 tháng 12 2017

Mk nghĩ là có ^^"

13 tháng 12 2017

chắc ko 

13 tháng 12 2017

= xí vô

13 tháng 12 2017

xí vô ? 

13 tháng 12 2017

Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bàn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật mẹ mua cho khi em vừa tròn 9 tuổi (10-10-2004). Đó là đồng hồ điện tử báo thức nhãn hiệu PEARL của Trung Quốc.

Chiếc đồng hồ vỏ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số 12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ, dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn. Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim giây dài nhất, đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn. Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, nhỉnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung vào một cái chốt nằm giữa tâm vòng tròn; cái chốt đen nhánh xinh xinh như một cái cúc bằng kim cương, óng ánh.

Phía sau mật đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu "Con Thỏ". Có 2 cái núm bằng 2 chiếc cúc bạc để điều khiển giờ, phút và chuông báo thức. Có một gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 đã bày cho em cách lắp pin, cách điều chỉnh giờ phút, cách sử dụng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ ợt mà chẳng biết. Không biết thì hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế !

Trước đây, gia đình em cũng có một cái đồng hồ "Ba con mèo” nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như con bò già ì à ì ạch. có hôm chạy chậm đến nửa tiếng ! Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủ động. 6h30' mỗi sáng, em khoác ba lô sách vở lên vai, đội mũ lên đầu, chào ông bà, chào bố mẹ, em đi bộ đến trường. Chiều nào cũng 13h30', em đi đến lớp. Chưa bao giờ đến muộn như một vài bạn khác. Việc học tập ở nhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn: 19h-21h30' học bài, làm bài. 21h45' đi ngủ. 6h nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn lại bài độ 10-15 phút, rồi chuẩn bị đi học.

Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo, khoa học trong cuộc sống, học tập, nghỉ ngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác sang nhà chú Hy hỏi  giờ như mọi khi nữa.

Chiếc đồng hồ là quà tặng chứa đựng bao tình thương của mẹ: "Lan ơi ! Con gái mẹ, ngày mai bước sang 10 tuổi rồi đấy nhé ". Mẹ vừa nói vừa âu yếm ôm con gái bé bỏng vào lòng.

Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu "tích tích", đều đều, em tưởng như cái đồng hồ nhỏ bé đang thầm thì với em: "Cố gắng ! Cố gắng !".

Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuông đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc lên đường.

Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên: "Chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm ! Chú mày đã bảo cho ta biết: Thì giờ còn quý hơn vàng bạc ..."