K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2024

Trong xã hội hiện đại, lối sống vô trách nhiệm của một bộ phận giới trẻ đang trở thành vấn đề đáng lo ngại. Họ không chỉ thiếu quan tâm đến việc học hành, mà còn thiếu sự tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình và xã hội. Điều này gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, từ sự chểnh mảng trong học tập cho đến việc thiếu kỹ năng sống và khó khăn trong việc đối diện với các thử thách trong cuộc sống.

Một trong những nguyên nhân khiến lối sống vô trách nhiệm gia tăng ở giới trẻ chính là sự thiếu sự quan tâm đúng mức từ gia đình và nhà trường. Các bậc phụ huynh đôi khi quá nuông chiều, không yêu cầu con cái có trách nhiệm với công việc và hành động của mình. Trong khi đó, nhà trường đôi khi chưa thể cung cấp đủ những bài học về sự tự giác, kỷ luật, và trách nhiệm trong cuộc sống.

Lối sống vô trách nhiệm không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của các bạn trẻ, mà còn tác động đến cả cộng đồng và xã hội. Những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu trách nhiệm có thể dẫn đến những quyết định sai lầm trong công việc, học hành, hoặc các mối quan hệ. Họ không ý thức được rằng mỗi hành động, mỗi quyết định của mình sẽ có tác động không nhỏ đến xã hội và cộng đồng xung quanh.

Để khắc phục tình trạng này, cần phải có sự nỗ lực từ nhiều phía. Gia đình cần giáo dục con cái về giá trị của trách nhiệm và sự tự giác ngay từ khi còn nhỏ. Nhà trường cũng cần chú trọng vào việc phát triển kỹ năng sống cho học sinh, không chỉ trong học tập mà còn trong các tình huống thực tế. Đồng thời, xã hội cần có những chương trình giúp nâng cao nhận thức cho giới trẻ về tầm quan trọng của lối sống có trách nhiệm.

Tóm lại, lối sống vô trách nhiệm của một bộ phận giới trẻ ngày nay là một vấn đề cần được giải quyết nghiêm túc. Chỉ khi mỗi cá nhân nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, xã hội mới có thể phát triển bền vững.

5 tháng 12 2024

 Bài làm

 Trong xã hội hiện đại, một bộ phận giới trẻ đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến lối sống vô trách nhiệm. Đây là hiện tượng đáng lo ngại và cần phải được nhận thức, ngăn chặn, bởi vì lối sống này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tác động đến cộng đồng và tương lai của xã hội.

Trước hết, lối sống vô trách nhiệm có thể thể hiện qua việc thiếu sự quan tâm, đầu tư vào học tập, công việc và tương lai. Một số bạn trẻ hiện nay không coi trọng việc học hành, dễ dàng bỏ cuộc trước những thử thách. Thay vào đó, họ tìm kiếm sự hài lòng nhất thời qua các thú vui như chơi game, lướt mạng xã hội mà quên đi trách nhiệm của bản thân đối với việc phát triển bản thân. Họ không nhận thức rõ ràng được tầm quan trọng của học tập trong việc xây dựng tương lai và sự nghiệp. Điều này dẫn đến một thế hệ không có nền tảng vững chắc, thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.

Thứ hai, lối sống vô trách nhiệm còn thể hiện ở việc một bộ phận giới trẻ thiếu ý thức với xã hội và môi trường xung quanh. Một số bạn trẻ không quan tâm đến các vấn đề như bảo vệ môi trường, tình hình an toàn giao thông hay những hành vi bạo lực, phân biệt trong xã hội. Những hành động thiếu trách nhiệm này không chỉ gây hại đến cộng đồng mà còn tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với những người xung quanh. Nếu mỗi người không ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội, đất nước sẽ gặp phải nhiều khó khăn và bất ổn.

Ngoài ra, lối sống vô trách nhiệm còn thể hiện qua việc một số bạn trẻ dễ dàng chối bỏ trách nhiệm đối với gia đình. Trong nhiều gia đình, sự thiếu quan tâm của con cái đối với cha mẹ, thiếu sự tôn trọng và chăm sóc người lớn tuổi đang ngày càng trở nên phổ biến. Điều này không chỉ làm rạn nứt mối quan hệ gia đình mà còn làm mất đi giá trị truyền thống của một xã hội đoàn kết, yêu thương.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng không phải tất cả giới trẻ đều sống vô trách nhiệm. Nhiều bạn trẻ hiện nay đang rất nỗ lực, chăm chỉ học tập, làm việc, và đóng góp tích cực cho xã hội. Họ luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một xã hội văn minh và phát triển. Điều quan trọng là chúng ta cần phải tuyên truyền, giáo dục để giúp các bạn trẻ nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội và đất nước.

Để khắc phục tình trạng lối sống vô trách nhiệm, mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng cần chung tay giáo dục và nâng cao ý thức của giới trẻ. Nhà trường và xã hội cần cung cấp cho các bạn trẻ những kiến thức về trách nhiệm, lòng yêu nước, và ý thức cộng đồng. Các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện cũng sẽ giúp các bạn trẻ rèn luyện tinh thần trách nhiệm và cảm nhận được giá trị của việc đóng góp cho xã hội.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau: PHƠI SÁCH, PHƠI BỤNG       Làng Quỳnh có một lão trọc phú. Lão này đã dốt lại thích học làm sang, thỉnh thoảng mò đến nhà Trạng, đòi mượn sách. Tất nhiên lão có mượn được sách về thì cũng biết gì đâu đọc. Quỳnh bực lắm, một bận, thấy lão lấp ló đầu cổng, Quỳnh vội vác ngay chiếc chõng tre ra sân, cởi áo nằm phơi bụng. Lão...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

PHƠI SÁCH, PHƠI BỤNG

      Làng Quỳnh có một lão trọc phú. Lão này đã dốt lại thích học làm sang, thỉnh thoảng mò đến nhà Trạng, đòi mượn sách. Tất nhiên lão có mượn được sách về thì cũng biết gì đâu đọc. Quỳnh bực lắm, một bận, thấy lão lấp ló đầu cổng, Quỳnh vội vác ngay chiếc chõng tre ra sân, cởi áo nằm phơi bụng. Lão trọc phú bước vào, thấy lạ, hỏi:

         – Thầy làm gì thế?

         Quỳnh đáp:

         – À! Có gì đâu! Hôm nay được cái nắng tôi đem phơi sách cho khỏi khô mốc.

        – Sách ở đâu?

        Quỳnh chỉ vào bụng:

         – Sách chứa đầy trong này!

         Biết mình bị đuổi khéo, trọc phú lủi thủi ra về.

         Bận khác, lão cho người mời Quỳnh đến nhà. Để rửa mối nhục cũ, lão bắt chước, đánh trần, nằm giữa sân đợi khách.

         Quỳnh vừa bước vào, lão cất giọng con vẹt, bắt chước:

         – Hôm nay, được cái nắng tôi nằm phơi sách cho khỏi mốc.

         Bất ngờ Quỳnh cười toáng, lấy tay vỗ bình bịch vào cái bụng phệ mà nói:

         – Ruột nhà ông toàn chứa những của ngon chưa tiêu hết phải đem phơi, chứ làm cóc gì có sách mà phơi!

         Lão trố mắt kinh ngạc:

         – Sao thầy biết?

         Quỳnh lại cười toáng lên, lấy tay lắc lắc cái bụng béo ụ ị của lão:

      – Ông nghe rõ chứ? Bụng ông nó đang kêu “ong óc” đây này! Tiếng cơm, tiếng gà, tiếng cá, lợn,… chứ có phải tiếng chữ, tiếng sách đâu. Thôi ngồi dậy, mặc áo vào nhà đi.

         Lão trọc phú lủi thủi làm theo lời Quỳnh, và ngồi tiếp khách một cách miễn cưỡng.

(Theo Truyện Trạng Quỳnh, NXB Văn hóa – Thông tin)

 

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

 

Câu 1. Truyện được kể theo ngôi kể nào?

 

Câu 2. Quỳnh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cười?

 

Câu 3. Nghĩa hàm ẩn trong lời của Quỳnh “Bụng ông nó đang kêu “ong óc” đây này! Tiếng cơm, tiếng gà, tiếng cá, lợn,… chứ có phải tiếng chữ, tiếng sách đâu.” là gì?

 

Câu 4. Thủ pháp gây cười của truyện là gì?

 

Câu 5. Tác giả sáng tác truyện trên nhằm mục đích gì?

 

Câu 6. Câu chuyện trên đã mang lại cho em những bài học gì? Viết đoạn văn ngắn khoảng 3 – 5 câu trình bày suy nghĩ của em.

 

0
5 tháng 12 2024

là mỗi dòng đều có 5 chữ cái

5 tháng 12 2024

Thơ 5 chữ còn được biết đến với tên gọi thơ ngũ ngôn, là một thể thơ quen thuộc và phổ biến trong văn học Việt Nam. Mỗi câu thơ đều có năm chữ (âm tiết), kết hợp nhịp nhàng với vần và nhịp điệu, tạo nên cảm giác gần gũi, dễ đọc và dễ sáng tác.

5 tháng 12 2024

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp

   Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

       Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

       Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

tick nha

 

22 tháng 12 2024

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!