K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho các số thực dương a,b,c thỏa mãn \(a+b+c\le3\) chứng minh rằng: \(\dfrac{ab}{\sqrt{c^2+3}}+\dfrac{bc}{\sqrt{a^2+3}}+\dfrac{ca}{\sqrt{b^2+3}}\le\dfrac{3}{2}\) Nhận xét; ta cần biến đổi giả thiết để biến đổi được mẫu nhận thấy BĐT phụ: \(\dfrac{\left(a+b+c\right)^2}{3}\ge ab+bc+ca\) Khi đó ta sẽ có \(ab+bc+ca\le3\) Thay vào vế trái và áp dụng bất đẳng thức AM-GM ta...
Đọc tiếp

Cho các số thực dương a,b,c thỏa mãn \(a+b+c\le3\) chứng minh rằng:

\(\dfrac{ab}{\sqrt{c^2+3}}+\dfrac{bc}{\sqrt{a^2+3}}+\dfrac{ca}{\sqrt{b^2+3}}\le\dfrac{3}{2}\)

Nhận xét; ta cần biến đổi giả thiết để biến đổi được mẫu

nhận thấy BĐT phụ: \(\dfrac{\left(a+b+c\right)^2}{3}\ge ab+bc+ca\)

Khi đó ta sẽ có \(ab+bc+ca\le3\)

Thay vào vế trái và áp dụng bất đẳng thức AM-GM ta được

\(\dfrac{ab}{\sqrt{c^2+3}}+\dfrac{bc}{\sqrt{a^2+3}}+\dfrac{ca}{\sqrt{b^2+3}}=\dfrac{ab}{\sqrt{c^2+ab+bc+ca}}+\dfrac{bc}{\sqrt{a^2+ab+bc+ca}}+\dfrac{ca}{\sqrt{b^2+ab+bc+ca}}=\dfrac{ab}{\sqrt{\left(a+c\right)\left(b+c\right)}}+\dfrac{bc}{\sqrt{\left(a+b\right)\left(a+c\right)}}+\dfrac{ca}{\sqrt{\left(b+c\right)\left(a+b\right)}}\le\dfrac{ab}{2}\left(\dfrac{1}{a+c}+\dfrac{1}{b+c}\right)+\dfrac{bc}{2}\left(\dfrac{1}{a+b}+\dfrac{1}{a+c}\right)+\dfrac{ca}{2}\left(\dfrac{1}{b+c}+\dfrac{1}{a+b}\right)=\dfrac{ab+bc}{2\left(a+c\right)}+\dfrac{ab+ca}{2\left(b+c\right)}+\dfrac{bc+ca}{2\left(a+b\right)}=\dfrac{b\left(a+c\right)}{2\left(a+c\right)}+\dfrac{a\left(b+c\right)}{2\left(b+c\right)}+\dfrac{c\left(a+b\right)}{2\left(a+b\right)}=\dfrac{a+b+c}{2}\le\dfrac{3}{2}\)

Khi đó ta có điều phải chúng minh

Dâu = xảy ra khi a=b=c=1

0
NV
26 tháng 4 2024

Đề bài sai, hãy thử với \(b=c=0,01\) ; \(a=2,98\)

Khi đó \(\sqrt{a^3}+\sqrt{b^3}+\sqrt{c^3}>5>3\)

26 tháng 4 2024

a, \(x^2-mx+m-1=0\) (1) 

Thay \(m=3\) vào pt (1), ta được:

\(x^2-3x+3-1=0\)

\(\Leftrightarrow x^2-3x+2=0\)

\(\Leftrightarrow x^2-x-2x+2=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x-1\right)\left(x-2\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x-1=0\\x-2=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=1\\x=2\end{matrix}\right.\)

Vậy với \(m=3\) thì pt có nghiệm \(x\in\left\{1;2\right\}\)

 b, \(\Delta=m^2-4\left(m-1\right)=\left(m-2\right)^2\ge0;\forall m\)

\(\Rightarrow\) Pt có 2 nghiệm với mọi m

Theo hệ thức Vi-ét, ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=m\\x_1x_2=m-1\end{matrix}\right.\)

Theo đề ra, ta có: \(x_1^2x_2+x_1x_2^2=6\)

\(\Leftrightarrow x_1x_2\left(x_1+x_2\right)=6\)

\(\Rightarrow\left(m-1\right)m=6\)

\(\Leftrightarrow m^2-m-6=0\)

\(\Leftrightarrow m^2-3m+2m-6=0\)

\(\Leftrightarrow\left(m-3\right)\left(m+2\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}m-3=0\\m+2=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}m=3\\m=-2\end{matrix}\right.\)

Vậy: ...

NV
25 tháng 4 2024

\(\left(ac+bd\right)^2+\left(ad-bc\right)^2=\left(ac\right)^2+\left(bd\right)^2+2abcd+\left(ad\right)^2+\left(bc\right)^2-2abcd\)

\(=a^2c^2+b^2c^2+b^2d^2+a^2d^2\)

\(=c^2\left(a^2+b^2\right)+d^2\left(a^2+b^2\right)\)

\(=\left(a^2+b^2\right)\left(c^2+d^2\right)\) (đpcm)

26 tháng 4 2024

Em cần làm gì với biểu thức này?

NV
25 tháng 4 2024

Gọi giá của mỗi ly kem ban đầu là x ngàn đồng (x>10)

Giá của mỗi ly kem kể từ ly thứ 10 là: \(x-10\) (ngàn đồng)

Giá tiền của 40 ly kem chưa tính khuyến mãi 20% là:

\(9x+31.\left(x-10\right)=40x-310\) (ngàn đồng)

Giá tiền sau khi giảm 20% trên hóa đơn là:

\(\left(40x-310\right).\left(100\%-20\%\right)=0,8.\left(40x-310\right)\)

Do lớp 9A phải trả 712 ngàn đồng nên ta có pt:

\(0,8\left(40x-310\right)=712\)

 \(\Rightarrow x=30\) (ngàn đồng)

Vậy mỗi ly kem ban đầu có giá 30000 đồng

NV
25 tháng 4 2024

Ở câu b, đề là \(\widehat{ADF}+\) cái gì \(=90^0\) độ em ha?

a: Thay m=3 vào phương trình, ta được:

\(x^2+4x+3=0\)

=>(x+1)(x+3)=0

=>\(\left[{}\begin{matrix}x=-1\\x=-3\end{matrix}\right.\)

b: \(\text{Δ}=4^2-4\cdot1\cdot m=-4m+16\)

Để phương trình có hai nghiệm phân biệt thì Δ>0

=>-4m+16>0

=>-4m>-16

=>m<4

Theo Vi-et, ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=-\dfrac{b}{a}=-4\\x_1x_2=\dfrac{c}{a}=m\end{matrix}\right.\)

\(2x_1x_2=x_1+x_2+10\)

=>2m=-4+10=6

=>m=3(nhận)

NV
25 tháng 4 2024

Gọi chiều rộng của mảnh đất là x (m) với x>0

Chiều dài của mảnh đất là: \(x+4\) (m)

Diện tích mảnh đất là: \(x\left(x+4\right)\) (m)

Do diện tích mảnh đất là 285 \(m^2\) nên ta có pt:

\(x\left(x+4\right)=285\)

\(\Leftrightarrow x^2+4x-285=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x=15\\x=-19< 0\left(loại\right)\end{matrix}\right.\)

Vậy chiều rộng mảnh đất là 15m, chiều dài là \(15+4=19\)m

Chu vi mảnh đất là: \(\left(15+19\right).2=68\left(m\right)\)