Đề bài: Hãy tả 1 đồ vật có ý nghĩa sâu sắc với em.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Mình sửa lại câu : Bò cày không được thịt.
Nên đặt dấu phẩy ở đâu cho ko dễ nhầm lẫn
Làm
Có 2 chỗ có thể đặt dấu là :
1,Bò cày, không được thịt : Nghĩa là con bò để cày , không được thịt.
2,Bò cày không được, thịt : Nghĩa là con bò không cày được , thịt
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Nhắc đến làng quê của mình, mỗi người sẽ có một ấn tượng riêng, với tôi, có lẽ ấn tượng sâu sắc nhắc đó chính là những đêm trăng sáng trong ngày Tết trung thu được chơi đùa vui vẻ quanh xóm làng. Đến bây giờ, những kí ức ấy vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí tôi.
Thường thì mỗi năm, trăng thường sáng nhất vào những ngày rằm, tuy nhiên, trăng vào rằm tháng tám là rực rỡ và đặc biệt nhất, nó cũng gắn liền với ngày Tết trung thu của lũ trẻ chúng tôi. Năm nào cũng vậy, đến đêm trung thu, chúng tôi lại háo hức đón chờ ánh trăng sáng rực rỡ ló dạng trên bầu trời. Khi bóng tối dần buông xuống, ánh trăng ẩn hiện mờ ảo sau những đám mây mỏng, sau đó dần dần hiện rõ trên bầu trời. Trăng đêm trung thu quả thực rất đẹp, ông trăng hiền hậu, tròn vành vạnh như cái đĩa của bà, ánh trăng vàng tinh khiết, trong vắt, deo dắt muôn vàn ánh sáng xuống muôn nơi. Không gian như tắm mình trong ánh trăng sáng. Cánh đồng quê yên bình đung đưa nhấp nhô trong gió như tấm thảm khổng lồ được nhuộm bằng bóng trăng lấp lánh. Phía xa xa, ánh trăng soi mình dưới mặt sông phẳng lặng, hiền hòa, cả dòng sông tràn ngập ánh sáng rực rỡ. Nơi lũy tre đầu làng, từng tốp trẻ con tụ tập chơi đùa vui vẻ, bóng trăng ẩn hiện sau những rặng tre già như lắng nghe, ngắm nhìn lũ trẻ con nô đùa.
Hôm nay con đường làng sáng và tấp nập hơn mọi khi, ánh trăng men theo từng cung đường, deo dắt ánh sáng cả quãng đường đi, tiếng trống, tiếng hát ồn ã, sôi nổi vang lên của lũ trẻ chúng tôi trong đêm trung thu vui vẻ.
Đứa nào đứa nấy đều tràn ngập niềm vui, hứng khởi, chúng mang đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân thắp sáng cả quãng đường đi, tiếng trống, tiếng nhạc vang lên rộn rã những khúc ca đêm trung thu náo nhiệt, tràn đầy niềm vui, những nụ cười, tiếng nói rộn ràng, ầm ĩ như xua đi cái không gian của đêm tối. Ánh trăng đi theo từng bước chân của đám trẻ con trong xóm, như hòa vào trong niềm vui, sự say sưa cùng với con người, cùng với vạn vật. Khắp nơi, ánh trăng vàng rực rỡ khiến cho không gian đêm trung thu nơi làng quê vốn yên bình ấy bỗng trở nên đầy ấm áp, xốn xang. Đêm khuya, bầu không khí làng quê lại trở về với sự yên tĩnh, vạn vật chìm trong giấc ngủ dường như chỉ còn nghe thấy tiếng côn trùng kêu, tuy vậy, vầng trăng vẫn luôn ngự trị trên bầu trời, tỏa sáng rực rỡ như ôm ấp lấy giấc ngủ của con người.
Trăng mãi như một người bạn gắn bó với cuộc sống của làng quê yên bình.Sau này, dù có đi đâu xa, tôi cũng sẽ không bao giờ quên những đến trăng sáng, đặc biệt là đêm trăng trong những ngày lễ trung thu ở quê hương tôi, gắn với biết bao kỉ niệm tươi đẹp.
♥ Bài làm ♥
Nhắc tới làng quê Việt Nam, người ta không chỉ nhớ tới hình ảnh cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, giếng nước, gốc đa... mà hình ảnh đêm trăng đẹp cũng là dấu ấn đậm nét. Vầng sáng huyền ảo của ánh trăng soi tỏ từng con đường ngõ xóm, không gian mênh mông mà trong lành. Ánh trăng song hành cùng những cuộc vui chơi, làm cảnh vật càng thêm sinh động... Trăng từ lâu đã trở thành người bạn tri kỉ với chúng ta. Trăng thấp thoáng trong “Truyện Kiều”, tỏa sáng trong những câu ca dao của Việt Nam. Trăng trong những trang viết đã đẹp nhưng ngoài đời còn đẹp hơn.
Khi màn đêm bao phủ lên khắp xóm làng là lúc mọi người đã trở về mái ấm của mình sau một ngày làm việc vất vả. Đó cũng là lúc trăng dần dần nhô lên, lắp ló sau lũy tre làng. Cái bóng dáng tròn vành vạnh của mặt trăng trông giống như cái đĩa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời huyền ảo, được tô điểm bởi những vì sao lấp lánh.
Một lúc sau, trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. Trăng soi bóng mình trên sông như làm duyên, làm dáng tựa một người thiếu nữ đang đằm mình trong ánh trăng trong.Từ xa nhìn lại, dòng sông lóng lánh ánh bạc như một đường trăng lung linh dát vàng. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Gió đồng thổi lồng lộng, cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Hương lúa chín hòa với hơi sương tạo nên mùi thơm dìu dịu, say đắm lòng người.
Sau một ngày lao động vất vả, các cụ già lại ngồi bên ấm trà mạn và hàn huyên tâm sự dưới ánh trăng, còn các bác lớn tuổi thì vừa tụ tập đánh cờ, vừa thưởng thức vẻ đẹp thanh bình trên quê hương. Ánh trăng cũng tinh nghịch len lỏi qua những tán lá tạo thành những đốm lửa in xuống mặt đất. Trong vườn, cây cối thấm đẫm ánh trăng. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Trời về khuya, ánh đèn điện đã tắt dần, con người đang dần chìm vào giấc ngủ. Làng quê yên ắng, chỉ còn vầng trăng giữa màn đêm tĩnh mịch. Trăng lặng lẽ như người lính canh gác cho xóm làng trong giấc ngủ say nồng.
Thật tự hào khi quê hương tôi luôn chứa đựng những vẻ đẹp tuyệt vời. Ngắm nhìn vẻ đẹp đáng trân trộng ấy, tôi cảm thấy càng thêm yêu quê hương đất nước thanh bình, yêu cuộc sống này hơn.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
a) Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp.
b) Dùng để chú thích.
Chúc bạn học tốt!
a) Dấu 2 chấm ở câu này thì lại đc đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp từ nhân vật.
b) Dấu 2 chấm ở câu này đc dùng để chú thích/ giải nghĩa cho những xụm từ đứng đằng trước nó.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Đoạn văn sau khi sửa lại như sau: Sách Ghi - nét ghi nhận, chị Ca -rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. Ca - rôn nặng gần 700 kg nhưng lại mắc bệnh còi xương. Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ - lin bang Mi - chi - gân, nước Mĩ. Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hỏa.
Các câu văn dùng sai dấu phẩy | Sửa lại |
Sách Ghi-nét ghi nhận, chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. | Sách Ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.(bỏ 1 dấu phẩy dùng thừa) |
Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ. | Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ. (đặt lại vị trí 1 dấu phẩy) |
Để có thể đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. | Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. (đặt lại vị trí 1 dấu phẩy) |
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
♥ Mỗi từ ngữ được in đậm dưới đây có tác dụng gì ?
Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
♥ Tác dụng của mỗi từ in đậm đã cho là:
- Quan hệ từ "hoặc": có tác dụng nối từ em bé với chú mèo trong câu đầu tiên.
- Quan hệ từ "vì vậy": có tác dụng nối câu thứ nhất với câu thứ hai.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
1.chịu 6.dùng ống hút
2.cháu 7.ông Thọ
3.90 phút
4.Nam
5.quả bóng
1 . biển quảng cáo bán cá 6 . cắm ống hút để uống
2 . cháu 7 . sũa ông thọ
3 . chắc là 90 phút
4 nam đó
5 . sút vào trái banh chúc vi russ cô thị vít ko còn ở trái đất !!!
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
5 danh từ : cổ dừa, thân dừa, chiếc lược, tàu dừa, hũ rượu
4 tính từ : xanh, bạc phếch, ngọt, lành
3 động từ : nằm, chải, mang
Biện pháp : nhân hóa và so sánh
Phép nhân hoá trong bài thơ có tác dụng làm cho vật vô tri là cây dừa cũng có những biểu hiện tình cảm như con người. Dừa cũng mở rộng vòng tay đón gió, cũng gật đầu mời gọi trăng lên. Qua cách nói nhân hoá, cảnh vật trở nên sống động, có đường nét, hình khối, có hồn và có sức gợi tả, gợi cảm cao.
Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.
Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi làm xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.
Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.
Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.
Bộ đồng phục có lẽ là thứ mà mọi học sinh trân trọng yêu quý nhất. Vào năm em lên lớp 5 mẹ dã mua cho em bộ trang phục quần xanh áo trắng.
Áo của em được may bằng loại vải cô tông , trắng tinh. Kiểu áo rất xinh, là kiểu cổ sơ-mi thắt nơ, tay phồng dành cho nữ. Cổ áo là cố sơ-mi cách tân có viền bèo ren, được lót vải cho đứng cổ. Lớp ren viền cổ tạo cho cổ áo một nét duyên dáng, thùy mị. Hai bên nẹp cổ đính một nẹp vải dài bốn mươi đề-xi-mét dùng để thắt nơ. Tay áo cắt ngắn rất phồng, tròn như đèn lồng. Thân áo may rất vừa vặn với người em. Lưng áo may liền một mảnh nhưng hai tà áo của thân trước có thêu hoa chìm rất mĩ thuật. Đinh áo lật lai ba xăng-ti-mét, đính sáu nút nhựa ánh bạc lấp lánh như màu vỏ ốc. Đường chỉ chạy viền tà sắc sảo, rất nhỏ làm cho lai áo mềm mại, uyển chuyển ôm sát thân mình. Trên ngực áo phía trái mẹ đính huy hiệu trường cẩn thận. Mặc áo vào, cài nút cẩn thận, em thắt nơ nơi cổ áo. Cái áo vừa vặn thoải mái, làn vải mềm mại, mơn man trên nền da tạo cho em cảm giác thật dễ chịu. Trong chiếc áo đồng phục em thấy mình thật chững chạc và xinh hơn. Chiếc áo thơm tho, êm ái như tình mẹ yêu con, ân cần bao bọc, chăm lo cho con. Em yêu mẹ và rất biết ơn mẹ đã mua cho em một chiếc áo đẹp như thế. Hằng ngày, sau buổi học em mắc áo vào móc áo, đến tối mẹ về giặt đồ cho cả nhà em mới đem ra nhờ mẹ giặt giúp. Mẹ căn dặn em phải giữ gìn áo như thế để màu áo luôn trắng mới không bị mồ hôi làm ố vàng.
Em rất thích chiếc áo đồng phục mẹ mua, em hứa sẽ học chăm ngoan, đạt thành tích tốt để ba mẹ vui lòng.