chứng minh rằng nhân dân ta luôn sóng theo đạo lý' ăn quả nhớ kẻ trồng cây'
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a: trâu chậm uống nước đục
b:trúc chẻ tro bay
C:rút dây động rừng
D:mưa như trút nước
a. Nhiều loài động vật quý hiếm trước đây giờ đã tuyệt chủng.
b. Họ đã tuyệt giao với nhau sau nhiều xích mích.
c. Tôi không ngờ cô ấy lại tuyệt tình đến vậy.
-.-
k mik
a1)-Trong thư viện của em có một chiếc đồng hồ treo tường.
a2)-Chiếc đồng hồ treo tường trong thư viện em rất đẹp.
b1)-Trước mắt em là một cánh đồng rộng mênh mông.
b2)-Cánh đồng rộng mênh mông như biển lúa màu vàng.
a.
1. Thư viện trường em có một chiếc đồng hồ treo tường.
2. Có một chiếc đồng hồ treo tường mới trong thư viện em.
b.
1. Cánh đồng rộng mênh mông có những bông lúa vàng óng.
2. Ông ngoại em có một cánh đồng rộng mênh mông ở quê.
Gợi ý một chút cho bạn nhé:Thân bài:_1)Tả bao quát:cây phượng cao khoảng 5-6m,to chắc như cây cột đình,đứng sừng sững ở giữa sân trường._2)Tả chi tiết:lá phượng sum xuê,màu xanh như lá me.-Hoa phượng màu đỏ rực như những ngọn lửa thắp sáng cả sân trường._Kết bài và mở bài bạn tự viết nha.
a. Mở bài: Giới thiệu cây phượng trên sân trường mà em muốn miêu tả:
- Cây phượng vĩ ấy được trồng ở góc nào trên sân trường?
- Cây phượng ấy đã nhiều tuổi chưa? Được trồng từ khi mới xây trường hay vừa được trồng vào gần đây?
b. Thân bài:
- Miêu tả cây phượng:
- Rễ cây như thế nào? Có phần rễ nào trồi lên mặt đất không? Phần rễ ấy có màu gì? Trông giống con vật gì?
- Thân cây phượng cao và to như thế nào? Bao nhiêu bạn học sinh thì ôm xuể?
- Lớp vỏ trên thân cây dày hay mỏng? Sần sùi, thô ráp hay trơn bóng? Màu sắc của lớp vỏ là gì? Khi sờ vào thì có cảm giác như thế nào?
- Cây phượng có nhiều cành không? Kích thước và độ dài của các cành như thế nào?
- Tán cây phượng có rộng và dày không? Đặc điểm này do yếu tố nào quyết định?
- Lá phượng có hình dáng, đặc điểm, màu sắc như thế nào? Lá phượng xanh tốt quanh năm hay rụng theo mùa như lá bàng?
- Hoa phượng nở vào mùa nào? Hoa nở theo chùm hay riêng lẻ? Màu sắc của hoa phượng là gì?
- Cây phượng với con người:
- Em và các bạn thường làm gì dưới bóng mát cây phượng?
- Khi hoa phượng nở, báo hiệu điều gì sắp đến với các bạn học sinh?
- Em thường làm gì với những bông hoa phượng nở?
- Cây phượng và hoa phượng đã chứng kiến điều gì khi đứng trên sân trường qua bao năm tháng?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây phượng vĩ.
-.-
k mik
Trong cuộc đời, hẳn ai cũng có những người bạn thân của riêng mình. Tôi cũng có một cô bạn vô cùng thân thiết, đó là bạn Hà Anh.
Năm lớp ba, tôi chuyển vào ngôi trường mới. Ở đây, lớp mới, thầy cô mới, bạn bè cũng mới, mọi thứ đều vô cùng xa lạ. Tôi bỡ ngỡ lắm! Ngày đầu tới lớp với tâm trạng vừa hồi hộp, vừa lo sợ. Bạn nào cũng nhìn tôi với ánh mắt tò mò. Tôi được cô xếp ngồi ở ngay đầu bàn, cạnh một cô cao dong dỏng. Đó chính là bạn Hà Anh – người bạn đã giúp tôi hòa nhập với lớp.
Vóc người bạn thanh mảnh, duyên dáng. Nét duyên dáng đi liền với khuôn mặt trái xoan xinh xắn, dịu dàng. Đôi mắt tròn xoe, đen láy luôn làm tôi nghĩ đến hình ảnh một vầng trăng tròn đang sáng vằng vặc giữa bầu trời đêm, y như cái tên của bạn. Tôi thích nhất đôi mắt ấy mỗi khi bạn chớp chớp giận dỗi hay nài nỉ tôi điều gì đó. Điểm trên gương mặt cân đối là chiếc mũi cao dọc dừa xinh xinh. Miệng bạn nhỏ nhắn, đôi mỗi lúc nào cũng hồng xinh, căng mọng. Nhờ hàm răng trắng đều tăm tắp, mỗi khi bạn cười, nụ cười lại rạng rỡ như một bông hoa nhỏ. Nguyệt có mái tóc dài ngang lưng, đen óng ả. Mái tóc ấy tựa như con suối nhỏ sóng sánh làn nước thần kì. Mái tóc đen này càng làm nổi bật làn da trắng mịn của bạn.
Vì Hà Anh có dáng người thanh mảnh nên bạn ấy thường mặc những bộ váy xòe xinh xắn như công chúa. Mỗi khi cất giọng nói nhẹ nhàng, trong trẻo của mình lên, Hà Anh lại làm tôi nghĩ tới những cô công chúa trong truyện cổ tích, xinh đẹp, ngoan ngoãn và hiền lành. Hà Anh còn rất chăm chỉ, bạn học giỏi đều tất cả các môn. Năm lớp 3, trước kì thi, tôi quên làm một bài tập. Tới lớp, tôi chẳng thể tập trung để làm bởi phải làm vội. Khi cô giáo gọi lên chữa, tôi ấp úng trả lời em không biết làm. Bỗng, Hà Anh đứng dậy thưa với cô sẽ chỉ cho tôi cách làm bài đó. Cô đồng ý. Bạn tay cầm bút viết viết, miệng nói liền hồi, giảng giải một lúc là tôi hiểu ngay. Hà Anh thường kể với tôi, ước mơ của bạn ấy là trở thành một giáo viên, để dạy các em học sinh tập viết và kể cho các em nghe bao nhiêu câu chuyện cổ tích mà bạn từng đọc.
Tôi thầm mong cho mơ ước của bạn sẽ trở thành hiện thực. Sắp phải xa mái trường, xa thầy cô và xa bạn bè rồi, tôi sẽ luôn trân trọng từng phút giây học tập và vui đùa ở đây. Tôi rất quý cô bạn Hà Anh xinh xắn, dễ thương của mình. Tôi hi vọng rằng dù thời gian có trôi qua bao lâu nữa, tình bạn của chúng tôi luôn hân thiết như bây giờ.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Tuổi học trò của em là những năm tháng vui vẻ và hạnh phúc. Vì được đến trường, được học biết bao điều hay. Vì được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của ông bà bố mẹ. Vì được làm quen, vui chơi cùng biết bao người bạn tuyệt vời. Đặc biệt, là Phước - cậu bạn thân thiết nhất của em.
Phước là một cậu trai đáng yêu và dễ mến. Năm nay học lớp 6 rồi, nhưng cậu ấy mới cao khoảng 150cm, khá thấp so với các bạn nam trong lớp. Tuy nhiên, bàn về sức khỏe thì hiếm ai mà qua được cậu ấy. Bình nước của cả lớp, một mình Phước vác đi băng băng qua hai tầng lầu. Cơ thể cậu ấy chắc chắn, với làn da rám nắng trông chẳng khác gì các cầu thủ võ thuật trong phim Hồng Kông mà em vẫn thường xem mỗi tối. Phước có mái tóc đen bóng và mềm mại, xõa tung như là chú gấu bông vậy. Cậu ấy bảo đây là điểm mà cậu ấy giống mẹ mình nhất. Đôi mắt Phước là mắt một mí, mỗi khi cười là tít hết lại, chẳng thấy mắt đâu. Trông rất ngộ.
Phước là một học sinh rất giỏi và chăm ngoan. Cậu ấy suốt bao năm nay luôn là học sinh giỏi và hiện còn đang tham gia đội tuyển học sinh giỏi toán của lớp nữa. Dù rất thông minh nhưng Phước vẫn rất chăm chỉ tìm tòi và làm bài tập. Chưa bao giờ em thấy cậu ấy đến lớp mà chưa học bài hay làm thiếu bài tập cả. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi Phước là trò cưng của thầy cô. Ở nhà, Phước là em út, phía trên cậu có hai người anh trai khác nữa. Thế nên, cậu ấy được cưng chiều lắm. Vậy mà, cậu vẫn rất ngoan ngoãn và hiểu chuyện. Thật tự hào khi được làm bạn với Phước.
Chúng em trở thành bạn của nhau sau trận thi bơi hồi lớp 2. Hôm đó, em và Phước về đích cùng lúc, nên được trao đồng giải nhất. Việc sở hữu chung một chiếc cup đã kéo chúng em lại gần nhau hơn. Phước đã để cho em mang cup về nhà, và thỉnh thoảng lại sang thăm cup. Dần dần, chúng em trò chuyện và trao đổi với nhau nhiều hơn, và trở thành bạn thân từ lúc nào không hay. Tuy tính cách, thói quen khác nhau, nhưng vì cùng có chung sở thích nên chúng em đã là bạn thân của nhau cũng gần bốn năm rồi.
Em sẽ cố gắng gìn giữ tình bạn của mình và Phước, để chúng em có thể là bạn của nhau mãi mãi. Để sau này, đi đâu em cũng có thể tự hào giới thiệu với mọi người: Đây là Phước, bạn thân của mình.
-.-
k mik
Trong kho tàng ca dao, dân ca có nhiều câu phản ánh đạo lí sống của nhân dân Việt Nam. Ví dụ như: Con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn. Hay: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hoặc: Cây có cội mới nảy cành, xanh lá, Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu… Điều đó cho thấy nhân dân ta từ xưa đến nay sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn.
Ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng thụ hôm nay.
Lòng biết ơn là biểu hiện của truyền thống coi trọng nghĩa nhân. Lòng biết ơn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, lam lũ của người nông dân: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Uống ngụm nước mát lành giữa trưa hè oi bức, lại nhắc nhau phải nhớ nguồn. Nâng niu một trái chín mọng vừa hái trên cành, chớ quên công lao của kẻ trồng cây.
Tại sao lòng biết ơn lại được nhân dân ta trân trọng đặt lên hàng đầu như vậy ? Bởi vì đó chính là tình cảm thiêng liêng của con người, là cơ sở của mọi hành động tốt đẹp ở đời. Ông bà xưa nay đã dạy: ơn ai một chút chẳng quên… và lòng biết ơn phải được thể hiện qua lời nói, hành động, sự việc cụ thể hằng ngày.
Trong mỗi gia đình, dù giàu sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên. Dẫu chỉ nén nhang, chén nước nhưng con cháu gửi gắm vào đó tấm lòng thành kính tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có một mối quan hệ vô hình nhưng vô cùng khăng khít giữa các thế hệ với nhau. Người đã khuất dường như luôn có mặt bên cạnh người đang sống, tiếp thêm sức mạnh cho họ trên bước đường mưu sinh vất vả. Lớp hậu sinh bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân bằng cách gìn giữ, phát huy truyền thống để làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ.
Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán,Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống để bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập cho Tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc. Đền thờ các vua Hùng trên đất tổ Phong Châu, đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Tây, đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình, đền thờ các vị vua đời Trần có công ba lần đánh tan quân Nguyên Mông ở Nam Định, Quảng Ninh, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, đền Bến Dược ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn ở Quảng Bình… và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm được nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn.
Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, đoàn thể, trường học nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương… Đó là biểu hiện sinh động của đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của nhân dân.
Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác như xây dựng bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống… để nhắc nhở mọi người phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc; nhắc nhở các thế hệ sau không phải chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có nhiệm vụ giữ gìn, vun đắp và phát triển các thành quả lao động, chiến đấu do các thế hệ trước tạo dựng nên.
Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Tuy vậy, lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.
-.-
k mik