Ý nghĩ của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện Thánh Giong
ko chép mạng nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a/ muốn đạt kết quả tốt trong học tập ,/ các em / phải cố gắng hơn nữa .
TN CN VN
b/ khi gặp nguy hiểm , bằng đôi cánh dang rộng ,/ gà mẹ / có thể che chở cho hơn mười chú gà con
TN CN VN
c/ trong đêm tối mịt mùng , trên dòng sông mênh mông ,/ chiếc xuồng của má Bảy / chở thương binh lặng lẽ trôi
TN CN VN
d/ ngoài đường ,/ tiếng mưa rơi / lộp độp tiếng chân người chạy lép nhép .
TN CN VN
e/ trưa ,/ nước biển / xanh lơ và khi chiều tà , biển đổi sang màu xanh lục
TN CN VN
g/ rồi lặng lẽ , từ từ khó nhọc mà thanh thản , hệt như mảnh trăng nhỏ xanh non mọc trong đêm ,/ cái đầu chú ve /ló ra , chui khỏi
TN CN VN
xác bọ ve
Nếu như chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đời thêm sắc, thì nghị lực, không chịu thua số phận đã mang lại cho họ những điều đáng quý. “Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội. Hơn hết, họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài học sâu sắc về nghị lực và ý chí vươn lên. Chính những tấm gương về họ dạy cho chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không ai khác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay. Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ - “những người không chịu thua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạy học… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanh làm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống. Họ là bài học lớn cho thể hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì không ít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vô nghĩa ăn chơi, hưởng thụ, không biết cố gắng phấn đấu, để trở thành người cho ích cho xã hội, đất nước.
Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta, nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình phải sống ra sao, sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người. Soi vào những tấm gương cao cả ấy để không ngừng hoàn thiện bản thân. Con đừơng dẫn đến thành công không bằng phẳng bao giờ. Vậy nên, càng phải thấm rằng: “Trên đường dẫn đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng“ . Trên vạn dặm, hãy biết chọn một dặm đường và đi cho đến. Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại ta hiểu rằng, cuộc đời này đã có gương mặt của ta.
Tương lai đang đợi chờ ta phía trước. Để có một tương lai rạng rỡ, mỗi chúng ta hãy sống nhiệt tình và trọn vẹn với hiện tai . Dẫu những ngày ta đang sống còn gian khổ, khó khăn đến mức nào thì cũng hãy vững tin mà sống. Bạn hãy tự đi trên đôi bàn chân của chính mình , chắc chắn bạn sẽ tới cái đích mà bạn muốn!
1. Lập dàn ý cho bài sau:
a. Tự giới thiệu về bản thân:
MB:
– Lời chào và lý do kể.
– Em tên là Hoa học sinh lớp 6C trường THCS Phan Đình Phùng, gia đình em có 5 người, bố em, mẹ em, chị em, em, và em gái em.
TB:
– Sở thích của em là hát, múa…
– Sở đoảng: nấu ăn.
– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.
KB: Lời kết khi giới thiệu xong.
b. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.
MB:
– Bạn ấy tên là gì, quê quan địa chỉ ở đâu?
– Lời chào và lý do kể.
TB:
– Lý do thích bạn ấy?
– Bạn ấy có những phẩm chất gì?
– Ngoại hình của bạn như thế nào?
– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?
KB:
– Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.
c. Kể về gia đình mình.
MB:
– Gia đình ở đâu?
– Gồm có mấy người?
TB:
– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?
– Tính cách của bố, ẹm?
– Anh chị đang làm gì?
– Công việc ra sao?
KB: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?
d. Kể về ngày hoạt động của mình?
MB:
Thời gian diên ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?
TB:
– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.
– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?
KB: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?
Ví dụ về một bài:
Giới thiệu về gia đình:
Xin chào các bạn hôm nay tôi xin giới thiệu về gia đình của mình.Gia đình tôi gồm có 5 người bố tôi mẹ tôi, tôi chị tôi và em tôi.
Bố tôi là một kĩ sư xây dựng, mẹ tôi là nội trợ trong gia đình, chị tôi đang làm việc tại báo điện tử dân trí, tôi là học sinh lớp 6 C trường THCS Kim Liên, em gái tôi là học sinh lớp 3 trường tiểu học Kim Liên.
Rất cảm ơn các bạn đã lắng nghe cuộc giới thiệu của tôi, chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ.
1. Tự giới thiệu về bản thân:
Mở bài:
– Lời chào và lý do kể.
– Em tên là ,,,học sinh lớp ...trường ..........., gia đình em có ..... người,
Thân bài:
– Sở thích của em là hát, múa…
– Sở đoảng: nấu ăn.
– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.
Kết bài: Lời kết khi giới thiệu xong.
2. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.
Mở bài:
– Bạn ấy tên là gì, quê quán địa chỉ ở đâu?
– Lời chào và lý do kể.
Thân bài:
– Lý do thích bạn ấy?
– Bạn ấy có những phẩm chất gì?
– Ngoại hình của bạn như thế nào?
– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?
Kết bài:
– Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.
3. Kể về gia đình mình.
Mở bài:
– Gia đình ở đâu?
– Gồm có mấy người?
Thân bài:
– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?
– Tính cách của bố, ẹm?
– Anh chị đang làm gì?
– Công việc ra sao?
Kết bài: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?
4. Kể về ngày hoạt động của mình?
Mở bài:
Thời gian diễn ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?
Thân bài:
– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.
– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?
Kết bài: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?
Nội dung bài :
Cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu của rừng; tình cảm yêu mến và sự ngưỡng mộ của tác giả đối trước vẻ đẹp của rừng.
trả lời câu hỏi :
1. Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật hiện lên như thế nào?
Trả lời:
Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng khá thú vị. Ông thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
Những liên tưởng thú vị vừa nói đã làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
2. Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
Trả lời:
Những muông thú trong rừng được tả rất sinh động. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như chớp. Những con chồn, sóc với túm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng.
Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của những muông thú ấy làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ lí thú.
3. Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?
Trả lời:
Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...
4. Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
Trả lời:
Đoạn văn khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người cùng chung sức bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên kì diệu của rừng.
Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong sống.
Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy.
Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được cuộc gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.
Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao.
Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...
Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...
Nụ cười của mẹ mãn nguyện khi con bắt đầu chập chững bước đi. Nụ cười của mẹ rạng ngời khi con đạt điểm tốt. Nụ cười của mẹ hạnh phúc khi con đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, ... và cứ thế, nụ cười ấy đã đi sâu vào tận tâm hồn con, đưa con vượt qua những gian lao thử thách khó khăn nhất trong cuộc đời.
Nghĩ về nụ cười của mẹ là nghĩ về những gì tươi đẹp nhất trong cuộc đời con. Hình ảnh đẹp nhất ấy chính là đóa hồng thắm đỏ nở trên môi mẹ, rạng rỡ như nắng ấm trong những ngày đông băng giá.Lần đầu tiên con cảm nhận được tình yêu của mẹ trong nụ cười là ngày con tập đi. Ngày ấy xa lâu rồi nhưng con vẫn nhớ. Bất cứ lúc nào mẹ cũng cười. Mẹ nở nụ cười khích lệ nâng đôi chân bé nhỏ của con đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Mẹ lại cười, nụ cười giống như vâng trăng sang nhất, mượn ánh sang của mặt trời để soi rõ đường con đi, càng sang hơn mỗi lúc thấy bước chân con them rắn giỏi. Đôi khi trong vòng tay yêu thương của mẹ, con thấy nụ cười của mẹ là tuyệt diệu nhất trên đời. Mẹ cũng cười như thế mỗi lúc con được điểm cao. Lần đầu tiên cầm bài kiểm tra điểm mười của con trên tay, mẹ vui sướng đến bật khóc. Con không muốn mẹ khóc đâu, nhưng vì cố ngắm rõ khuôn mặt mẹ mà con đã thấy nụ cười ẩn sâu trong dòng nước mặn. “Mẹ đẹp lắm!” Con nói nhẹ khiến cho nụ cười kia biến thành vòng tay ôm chặt con vào lòng. Mẹ cười cả những lúc con xin tiền mẹ cho ông lão ăn xin, nụ cười mẹ khen con đã lớn, khen con mang tấm long nhân hậu, biết thương người. Và nụ cười khiến cho lòng con ấm áp…
Mẹ của con đâu chỉ cười những lúc con vui, mà nụ cười của mẹ vẫn luôn hiện diện cả trong lúc con buồn, con that bại. Sao con quên được năm học lớp Ba, lần đầu tiên con đi thi học sinh giỏi của trường. Mẹ cũng nhớ chứ? Trong khi tất cả các bạn trong lớp con dự thi đều đạt giải cao thì con lại chẳng được gì. Không niềm vui, không sự an ủi và chia sẻ của các bạn. Nhưng mẹ đã đến bên con. Mẹ bảo rằng: “Con phải cố gắng lên, gắng mà học, gắng mà chiến đấu với thất bại, rồi có ngày con sẽ thành công”, rồi mẹ ban tặng cho con nụ cười đẹp nhất. Thử hỏi còn bông hoa diễm lệ nào đẹp hơn nụ cười ấy, còn hạt sương mai nào long lanh hơn vậy? Chỉ một thời gian ngắn sau hôm ấy, con đã đoạt ngay giải Nhì toàn quốc trong đợt thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”. Nụ cười của mẹ không chỉ mang con ra khỏi thất bại, mà với con, nó còn là điều kì diệu, ý nghĩa nhất trong đời.
Sau này, khi rời khỏi vòng tay mẹ, con sẽ bay khắp bốn phương trời bằng chính đôi cánh hạnh phúc được kết nên từ nụ cười của mẹ ngày xưa. Nhưng mẹ ơi, dù con có đi tới tận nơi chân trời góc biển, dù con có gặp những ánh mắt và nụ cười của bao người con yêu đi chăng nữa, thì nụ cười của mẹ vẫn mãi là đẹp nhất, mãi là hình ảnh cao quý, thiêng liêng mà con trân trọng nhất cuộc đời.
a. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Qua chi tiết cho thấy, nhân dân ta đề cao phương tiện và vũ khí bằng sắt. Gióng đòi đồ sắt là muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại lúc bấy giờ để tiêu diệt quân thù. Muốn đánh giặc phải lưu tâm tới những vũ khí hữu hiệu.
c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của nhân dân ta khi có kẻ xâm lược đến. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Sức mạnh tập thể đã góp phần làm nên chiến thắng chống quân xâm lược.
đ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Lũy tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, khi cần giúp nước tre cũng đã hóa thành sức mạnh.
e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như chính nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
a. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Qua chi tiết cho thấy, nhân dân ta đề cao phương tiện và vũ khí bằng sắt. Gióng đòi đồ sắt là muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại lúc bấy giờ để tiêu diệt quân thù. Muốn đánh giặc phải lưu tâm tới những vũ khí hữu hiệu.
c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của nhân dân ta khi có kẻ xâm lược đến. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ.
d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Sức mạnh tập thể đã góp phần làm nên chiến thắng chống quân xâm lược.
đ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Lũy tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, khi cần giúp nước tre cũng đã hóa thành sức mạnh.
e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như chính nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.