K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2021

1. Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát

- Về cách gieo vần:

+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

+ Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

+ Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

2. Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

3. Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy….. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

24 tháng 10 2021

Câu 1 trang 70 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

- Câu thơ: mỗi cặp thơ gồm 1 câu 6 và 1 câu 8

- Gieo vần:

  • Tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát 
  • Tiếng thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng tiếp theo 

-  Ngắt nhịp: hầu hết các câu thơ đều ngắt nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2, 4/4 

- Thanh điệu:

  • Các tiếng thứ 2, 4, 6 trong câu lục được gieo thanh B - T - B (bằng - trắc - bằng)
  • Các tiếng thứ 2, 4, 6, 8 trong câu bát được gieo thanh B - T - B - B

Câu 2 trang 70 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Nhà văn rất yêu quê hương của mình, ông luôn mong nhớ da diết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, và khát khao trở về quê nhà.

Câu 3 trang 70 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Nét độc đáo của bài thơ là sử dụng:

- Thể thơ lục bát dân gian

- Điệp từ "có" để liệt kê những hình ảnh quê hương tươi đẹp trong hồi ức

- Các hình ảnh nhân hóa sự vật

- Các từ láy gợi hình

24 tháng 10 2021

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

24 tháng 10 2021

 Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ đặc biệt và độc đáo khi thuật lại sự ra đời của thế giới qua đôi mắt đầy sáng tạo. Bài thơ khẳng định và truyền tải thông điệp của sự sống một cách nhân văn: mọi vật sinh ra trên trái đất là vì con người, vì trẻ em và chúng ta hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất. Khổ thơ đầu đã vẽ nên một trái đất hoang sơ, lạnh lẽo và các khổ thơ tiếp đã phác họa nên một trái đất ấm áp, đầy sắc màu do có sự sống của con người. Mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài, đem tình yêu đến cho vạn vật và thiên nhiên từ đó mà hình thành và phát triển. Đặc biệt hơn cả, tác giả nhấn mạnh đến thế giới loài người phát triển trong sự yêu thương của các mối quan hệ gia đình, xã hội. Thật hạnh phúc khi trẻ em được sinh ra, được bế bồng trong lời ru và tình thương của người mẹ:

                          Cho nên mẹ sinh ra

                          Để bế bồng chăm sóc


Có mẹ, có bà và có bố, có cái nôi của gia đình tràn ngập tình yêu thương. Trẻ em đã ra đời và lớn lên trong những hạnh phúc to lớn. Và thật kì diệu khi thế giới hình thành tiếng nói, chữ viết, có cả nền giáo dục văn minh. Con người từ đó được học hành và cuộc sống con người ngày một phát triển tuyệt vời hơn. Có thể nói, lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức đằm thắm, nồng hậu. Một thế giới được cắt nghĩa đặc biệt và chan chứa tình yêu thương, khiến mỗi chúng ta không khỏi cảm thấy ấm lòng khi nghĩ về mọi thứ quanh mình. Chính lăng kính hóm hỉnh và tấm lòng nhân hậu của nhà thơ đã gợi lên được điều đó trong lòng mỗi chúng ta.

 

- Cả hai phần đều có cấu trúc đối xứng và trình tự tường thuật giống nhau:

  • Thuật lại lời rủ rê
  • Thuật lại lời từ chối
  • Những trò chơi do em bé sáng tạo ra.

- Ở cả hai phần đều có những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng như mây, sóng,…

24 tháng 10 2021

cút tự làm

- Cả hai phần đều có cấu trúc đối xứng và trình tự tường thuật giống nhau:

  • Thuật lại lời rủ rê
  • Thuật lại lời từ chối
  • Những trò chơi do em bé sáng tạo ra.

- Ở cả hai phần đều có những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng như mây, sóng,…

Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước. Một con cá kình nuốt chửng cô vào bụng. Sẵn có con dao, cô em đâm chết cá, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển, rồi dạt vào một hòn đảo. Cô lại lấy dao khoét...
Đọc tiếp

Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước. Một con cá kình nuốt chửng cô vào bụng. Sẵn có con dao, cô em đâm chết cá, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển, rồi dạt vào một hòn đảo. Cô lại lấy dao khoét bụng cá chui ra, lấy hai hòn đá cọ mạnh vào nhau, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền qua thì gọi vào cứu. Hai quả trứng cũng nở thành một đôi gà đẹp, làm bạn với cô giữa cảnh đảo hoang vắng.

           Một hôm, có thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống nhìn thấy, gáy to ba lần:

                      Ò…ó…o

                       Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về

           Quan trạng cho thuyền vào xem. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Hai cô chị không hay biết gì hết, khấp khởi mừng thầm, chắc mẩm chuyến này được thay em làm bà trạng. Hai cô chị thay nhau kể chuyện cô em rủi ro rồi khóc nức nở ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì. Tiệc xong, quan trạng cho gọi vợ ra. Hai cô chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không ai hay rồi bỏ đi biệt xứ.”

                                          (SGK Ngữ văn 6 tập 1- Chân trời sáng tạo, trang 44)

Câu 1 

a. Kể tên những nhân vật có trong truyện.

b. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 2 

a. Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích.

b. Kết cục của truyện “Sọ Dừa” thể hiện mơ ước gì của nhân dân trong cuộc sống?

Câu 3 . Theo em, lòng đố kị gây ra những hậu quả gì?

Câu 4 

a. Chỉ ra và xác định ý nghĩa của trạng ngữ có trong câu văn sau: “Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng.”

b. Đặt một câu với một trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu 5 . Viết đoạn văn ngắn kể lại một đoạn trong một truyện cổ tích mà em thích nhất.

Giúp mik với ạ ^^

0
24 tháng 10 2021

Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng tác phẩm Cô bé bán diêm vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Khi đọc câu chuyện này, mỗi người đều cảm thấy vô cùng xót xa trước hoàn cảnh bất hạnh của cô bé bán diêm. Dù vậy, với tấm lòng nhân đạo cao cả, ông đã để cô bé bán diêm được gặp lại bà và đi đến thế giới của hạnh phúc. Chắc hẳn đó chính là một kết thúc có hậu cho cô bé. Cháu xin được cảm ơn tác giả đã đem đến cho nhân loại một tác phẩm giàu giá trị nhân văn.

Tham khảo:

* Sáng tác thơ: 

"Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng" (Robert Frost, nhà thơ Mỹ). Một bài thơ hay là bài thơ:

- Về nội dung: Thể hiện được một cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị,... về cuộc sống.

-Về nghệ thuật: 

   + Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình, gợi cảm. 

   + Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hoá, So sánh, điệp từ, điệp ngữ,... để tạo

những liên tưởng độc đáo, thú vị. 

   + Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số chữ, vần, nhịp, thanh điệu,... khá chặt chẽ. 

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Chăn trâu đốt lửa

Chăn trâu đốt lửa trên đồng

Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều

Mải mê đuổi một con diều

Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.

 Nội dung: Bài thơ thể hiện cảm xúc bâng khuâng về một buổi chăn trâu, đốt lửa trên cánh đồng chiều gió đông. Cảm xúc này được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ, thả diều, nướng khoai, qua cách đếm cái vốn dĩ khó có thể đếm được như “gió đông", qua khoảnh khắc hoàng hôn đang đến,... 

Tất cả hoà quyện vào nhau để cùng diễn tả thế giới cảm xúc của nhà thơ. 

Nghệ thuật:

- Về vần, nhịp, thanh điệu: Bài thơ có bốn dòng, hai dòng lục (sáu tiếng) và hai dòng bát (tám tiếng). Tiếng thứ sáu của dòng lục thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng bát thứ nhất: “đồng - đông"; tiếng thứ tám của dòng bát thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai: "nhiều - diều - chiều". Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành bằng thanh trắc trong bài thơ.

- Ngôn ngữ:

   + Sử dụng từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi như "gió đông", "con diều", "mải mê" để vừa khắc hoạ bức tranh đồng quê thanh bình vừa thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả.

   + Từ ngữ hàm súc: chỉ dùng một từ “mải mê" mà lột tả được trạng thái của người thả diều, từ "tro" lột tả được màu sắc của buổi hoàng hôn.

- Sử dụng phép đối giữa "ít" và "nhiều", giữa cái hữu hình trụ rơm) và vô hình (gió đông), liên tưởng bất ngờ, độc đáo từ củ khoai nướng bị cháy đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian.

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)

Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?

- Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau:

Sự hiệp vần: đồng – đông, nhiều – diều – chiều.

Tiếng

Dòng

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

B

B

T

T

B

B

  

Bát

T

B

B

T

T

B

B

B

Lục

T

B

T

T

B

B

  

Bát

T

B

T

T

T

B

B

B

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?

 - Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: “chăn trâu, thả diều, nướng khoai” đến những nét tiêu biểu như “gió đông” hay khoảnh khắc “hoàng hôn đến”.  

- Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu cùng ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?

 Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông. 

Tất cả đã hoà quyện để cùng diễn tả cảm xúc của tác giả.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Theo em, nét độc đáo của bài thơ này là gì?

- Bài thơ có nét độc đáo trong nghệ thuật, tác giả sử dụng phép đối giữa ít-nhiều, “rạ rơm” (hữu hình) với “gió đông” (vô hình). 

Đó còn là sự liên tưởng độc đáo: “củ khoai nướng bị cháy hồng rực” đến “cảnh hoàng hôn” bao trùm không gian rộng lớn.

Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?

Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu: 

    + Bài thơ lục bát phải có các câu lục và câu bát xen kẽ 

    + Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.

* Hướng dẫn quy trình viết

Các em đọc kĩ trong SGK đã hướng dẫn cụ thể cho các em

Bước 1: Xác định đề tài

Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ

Bước 3: Làm thơ lục bát

Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ

Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên.

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát.

- Về cách gieo vần:

   + Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

   + Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

Câu 2. Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ.

 Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. 

Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

Câu 3. Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.

 Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. 

Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con “chuồn ớt” lơ ngơ, có “cây hồng trĩu” cành sai, có “con mắt lá” lim dim, có “con thuyền giấy”….. 

Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi:Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm:– Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy?– Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm:

– Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy?

– Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ!

Ðàn kiến con vội nói:

– Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé!

Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu.

                                                    (Truyện Đàn kiến con ngoan quá)

Câu 3 : Vì sao “Bà kiến lại cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu.”

Câu 4: Trong đoạn truyện trên em thấy đàn kiến con có điều gì đáng quý?

2
23 tháng 10 2021

c3 vì đàn kiến con đã giúp bà đi sưởi nắng, đưa bà ra khỏi cái tổ nhỏ vừa chật hẹp vừa ẩm ướt 
c4 đàn kiến con đã giúp người già là bà kiến 

23 tháng 10 2021
Tôi chịu Tôi chịu túi ko bt lm
23 tháng 10 2021

COLAMMOICOAN nha bạn

23 tháng 10 2021

dvdvfaa không làm hộ người khác thì đừng nói, với lại bài này có dài đâu

22 tháng 10 2021

ngữ văn 6???

22 tháng 10 2021

Bạn phải thật kiên nhẫn

Bạn ăn mặc thật đơn điệu

HT