Cảm nhận của em về Lượm.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em có cảm nhận rằng rừng có những màu xanh trường kì rất đẹp và chúng ta cần bảo vệ rừng để rừng luôn luôn có màu xanh trường kì ấy
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn... kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phần hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quý giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
Ẩn dụ là một biện pháp tu từ, theo đó, gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Ẩn dụ được thể hiện qua bốn hình thức: Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:
-Ẩn dụ hình thức
-Ẩn dụ cách thức
-Ẩn dụ phẩm chất
-Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Tối hôm nay, khu nhà em bị mất điện, vậy là em cùng bố mẹ ra sân ngồi hóng gió. Nhờ vậy, mà em được ngắm một đêm trăng đẹp tuyệt vời.
Bước ra sân, em thích thú với khung cảnh đang hiện ra trước mắt mình. Những hàng cây, những ngôi nhà, giờ chỉ là những ô, những hình đen cắt lên nền trời. Không có gam màu nào được nhìn rõ ràng lúc này cả, xung quanh chỉ là một màn đen mờ ảo. Xung quanh cũng bớt đi tiếng nhạc, tiếng tivi, chỉ còn những tiếng gọi nhau, tiếng cười đùa của lũ trẻ. Thế rồi, trong bối cảnh ấy, vầng trăng đủng đỉnh mà “treo” lên ngọn cây cau phía đằng xa.
Vầng trăng ấy xuất hiện như một người nghệ sĩ đang bước lên sân khấu của mình. Trăng khá tròn, chỉ thiếu một chút nữa là sẽ tròn như cái bánh đa nướng của dì Tư đầu ngõ. Thế là, em nhận ra ngay sắp đến ngày rằm rồi. Trăng tròn và vàng ươm như nghệ, tỏa ra ánh sáng nhàn nhạt. Đó không hẳn là màu trắng, cũng không tỏ là màu vàng, nó như là dòng sữa của mẹ, tưới lên mọi thứ. Tạo ra cả dòng sông ánh trăng bàng bạc, ngây ngất. Dưới ánh sáng ấy, mọi thứ dần dần hiện ra với đường nét, hình thù của mình. Dần dần, em cảm thấy thích thú hơn dưới ánh trăng kì diệu ấy.
Xung quanh trăng, là cả muôn ngàn vì sao lấp lánh, đang thi nhau nhấp nháy như cổ vũ cho vầng trăng nhanh lên cao hơn. Thế là, ông trăng cứ nhích từng chút, từng chút một, như cái kim đồng hồ. Thỉnh thoảng, làn gió lại vụt qua, thổi rung rinh những cành lá, khiến cho những vệt cắt trên nền trời phải đung đưa.
Dưới sân, mọi người thảnh thơi ngồi hóng gió mát, ngắm trăng rồi lại trò chuyện rôm rả. Cứ thế thời gian trôi qua nhanh chóng. Thoắt cái, trăng đã lên đến đỉnh trời, sáng vằng vặc. Ánh trăng trở nên sáng hơn, rõ hơn và đặc hơn. Đó cũng là một tín hiệu báo cho mọi người biết, đêm đã khuya rồi. Thế là, em và mọi người đi vào nhà để nghỉ ngơi. Chỉ còn vầng trăng ở lại, như một người vệ sĩ trung thành và tận tụy, canh gác cả trời đêm.
Tối hôm nay, khu nhà em bị mất điện, vậy là em cùng bố mẹ ra sân ngồi hóng gió. Nhờ vậy, mà em được ngắm một đêm trăng đẹp tuyệt vời.
Bước ra sân, em thích thú với khung cảnh đang hiện ra trước mắt mình. Những hàng cây, những ngôi nhà, giờ chỉ là những ô, những hình đen cắt lên nền trời. Không có gam màu nào được nhìn rõ ràng lúc này cả, xung quanh chỉ là một màn đen mờ ảo. Xung quanh cũng bớt đi tiếng nhạc, tiếng tivi, chỉ còn những tiếng gọi nhau, tiếng cười đùa của lũ trẻ. Thế rồi, trong bối cảnh ấy, vầng trăng đủng đỉnh mà “treo” lên ngọn cây cau phía đằng xa.
Vầng trăng ấy xuất hiện như một người nghệ sĩ đang bước lên sân khấu của mình. Trăng khá tròn, chỉ thiếu một chút nữa là sẽ tròn như cái bánh đa nướng của dì Tư đầu ngõ. Thế là, em nhận ra ngay sắp đến ngày rằm rồi. Trăng tròn và vàng ươm như nghệ, tỏa ra ánh sáng nhàn nhạt. Đó không hẳn là màu trắng, cũng không tỏ là màu vàng, nó như là dòng sữa của mẹ, tưới lên mọi thứ. Tạo ra cả dòng sông ánh trăng bàng bạc, ngây ngất. Dưới ánh sáng ấy, mọi thứ dần dần hiện ra với đường nét, hình thù của mình. Dần dần, em cảm thấy thích thú hơn dưới ánh trăng kì diệu ấy.
Xung quanh trăng, là cả muôn ngàn vì sao lấp lánh, đang thi nhau nhấp nháy như cổ vũ cho vầng trăng nhanh lên cao hơn. Thế là, ông trăng cứ nhích từng chút, từng chút một, như cái kim đồng hồ. Thỉnh thoảng, làn gió lại vụt qua, thổi rung rinh những cành lá, khiến cho những vệt cắt trên nền trời phải đung đưa.
Dưới sân, mọi người thảnh thơi ngồi hóng gió mát, ngắm trăng rồi lại trò chuyện rôm rả. Cứ thế thời gian trôi qua nhanh chóng. Thoắt cái, trăng đã lên đến đỉnh trời, sáng vằng vặc. Ánh trăng trở nên sáng hơn, rõ hơn và đặc hơn. Đó cũng là một tín hiệu báo cho mọi người biết, đêm đã khuya rồi. Thế là, em và mọi người đi vào nhà để nghỉ ngơi. Chỉ còn vầng trăng ở lại, như một người vệ sĩ trung thành và tận tụy, canh gác cả trời đêm.
Khu vườn - nơi có vô vàn những loài cây xanh tốt, những loài hoa rực rỡ đã trở thành một phần của tuổi thơ chúng ta. Khu vườn ban tặng cho ta biết bao món quà thú vị và bất ngờ từ thiên nhiên. Tự bao giờ, khu vườn đã gắn bó với ta như một người bạn gần gũi, một chốn bình yên để ta tìm về.
Trong kí ức tuổi thơ, nếu như những đứa trẻ khác thích chơi đồ hàng, đánh đáo thì tôi thích nhất là được dành cả ngày ở ngoài vườn. Khu vườn nhà tôi tuy không rộng lắm nhưng cũng không kém phần xinh đẹp. Nó là một mảnh đất nhỏ được bao bọc ở hàng rào ở phía sau nhà. Nơi đây, mẹ tôi đã kì công chăm sóc, gieo trồng biết bao là loại cây, loại hoa khác nhau, vô cùng phong phú, đa dạng. Ở một góc của khu vườn là nơi trồng những loại cây ăn trái, cây nào cũng to lớn và xanh tốt. Cây mít cho quả xù xì nhưng múi thì ngọt lịm và tỏa hương thơm phức. Cây nhãn không chỉ cho bóng mát mà còn cho những chùm quả sai lúc lỉu. Quả nhãn bên ngoài có màu nâu, bên trong là lớp thịt màu trắng ngần, hương thơm dịu ngọt còn đọng lại nơi đầu lưỡi. Bên cạnh cây nhãn là cây bưởi với những chùm hoa trắng muốt, be bé xinh xinh tỏa hương thơm thoang thoảng nhưng làm mê đắm lòng người. Quả bưởi có vỏ màu vàng ươm, múi bưởi căng mọng, nhiều nước và mát lành. Cứ đến Trung thu là mẹ tôi dành riêng cho tôi một trái bưởi để đi phá cỗ cùng đám bạn. Những cây ổi thì thân thấp hơn. Mùa thu đến, hương ổi dịu dàng quyện lẫn vào trong gió. Quả ổi to bằng nắm tay, lúc lỉu ở trên cành. Tôi vô cùng thích thú mỗi khi được tự tay hái những trái ngọt trên cành. Ngay cạnh khu trồng những loài cây ăn quả là khu trồng rau. Luống rau muống được tưới nước thường xuyên nên xanh tươi mơn mởn. Những cây cải bắp cuộn tròn trông giống như chú lợn con đang say ngủ. Những quả bầu, quả bí thì vắt vẻo trên giàn. Ngoài ra, mẹ tôi còn trồng rất nhiều những loại rau thơm: nào húng, nào tía tô, mùi và thì là... Nơi tôi thích nhất ở khu vườn có lẽ là khu trồng hoa. Những bông hồng màu đỏ thắm thật xinh đẹp và kiều diễm. Những đóa cúc trắng tinh khôi thì lại dịu dàng và e ấp. Và bên cạnh là bông hoa loa kèn vươn cái cổ dài để đón lấy những tia nắng sớm mai. Ong bướm đến hút nhụy hoa làm rộn rã cả một góc vườn. Ngắm nhìn những đóa hoa xinh đẹp, trong tôi dâng lên một cảm xúc say mê đến lạ kì.
Sáng nào cũng vậy, tôi đều dậy thật sớm để có thể hít thở không khí trong lành từ khu vườn. Cây cối được tưới đẫm sương đêm còn đang mơ màng trong giấc ngủ. Khi những tia nắng đầu tiên bắt đầu ló rạng, cả khu vườn như bừng tỉnh, tràn đầy sức sống và bừng sáng lạ kì. Hương của cỏ cây làm cho tâm hồn tôi dịu lại, trở nên nên thư thái và bình yên. Trên các cành cây, những chú chim đã hót vang bài hát quen thuộc chào ngày mới. Chả mấy chốc, khu vườn đã thật tưng bừng và rộn rã. Chiều buông xuống, ánh tà dương lại nhuộm đỏ cả khu vườn. Mọi sự vật dần trở trên im ắng và chuẩn bị chìm vào trạng thái nghỉ ngơi. Hàng ngày, tôi và mẹ đều dành thời gian để chăm sóc cho khu vườn. Mẹ bón phân cho cây, làm cỏ dại. Tôi thì tưới nước cho những cây hoa và bắt sâu cho những luống rau. Làm vườn vì thế đã trở thành niềm vui của tôi mỗi ngày, tôi được hòa mình vào với thiên nhiên, chìm vào trong màu xanh của cây lá.
Khu vườn là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi, là những gì gần gũi và thân thương nhất. Tình yêu tôi dành cho khu vườn cũng chính là tình yêu đối với mẹ thiên nhiên xinh đẹp- người đã an ủi, vỗ về tâm hồn tôi trong suốt những năm tháng ấu thơ.
Câu 1: Xác định phép nhân hóa và kiểu nhân hóa:
a) Những chòm cổ thụ trầm ngâm lặng nhìn xuống nước
- Phép nhân hóa: Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật. ( Phép nhân hóa là cụm từ được gạch chân )
b) Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
- Phép nhân hóa: Dùng từ gọi vật như gọi người ( Phép nhân hóa là từ được gạch chân )
Câu 2: Có mấy kiểu so sánh. Cho ví dụ
- Phép so sánh gồm:
+ So sánh ngang bằng: Đôi mắt mẹ sáng long lanh như những vì sao trên bầu trời.
+ So sánh không ngang bằng: Cái cây kia cao và to hơn cả một cây cổ thụ lâu năm.
Đã là học sinh thì phải biết đến đến bài thơ Lượm do Tố Hữu – một nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ nói về Lượm, một cậu bé liên lạc thông minh, dũng cảm, nhanh nhẹn. Cậu đi thoăn thoắt, cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Ở những câu thơ cuối, vẫn là Lượm vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như một người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ. Dù "đạn bay vèo vèo", cái chết luôn rình rập nhưng cậu không hề sợ hãi. Trước nhiệm vụ phải truyền tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt qua tất cả, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. "Bỗng lòe chớp đỏ", Lượm đã hi sinh trên đất mẹ quê hương và hóa thân vào dáng hình xử sở. Tinh thần dũng cảm, sự thông minh và lòng yêu nước của Lượm sẽ là tấm gương để thế hệ trẻ Việt học hỏi.
BÀI LÀM
Bài mẫu 1
CẢM NHẬN SÂU SẮC CỦA EM VỀ NHÂN VẬT LƯỢM HỒN NHIÊN NHƯNG DŨNG CẢM
Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.
Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến: