K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:  Giữa người với người       Cuộc tình của em mẻ một miếng sau bữa bồ khoe ca trực tối qua có thằng trộm trâu bị đánh suýt chết, ngay lúc cấp cứu bồ kịp lấy điện thoại chụp cái ảnh thằng nhỏ nằm rúm ró tải ngay lên mạng xã hội, thiên hạ ào vô thích quá trời. Nhỏ em nghĩ bồ quên vai trò mình là y sĩ còn thằng nhỏ là bệnh nhân,...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

Giữa người với người

      Cuộc tình của em mẻ một miếng sau bữa bồ khoe ca trực tối qua có thằng trộm trâu bị đánh suýt chết, ngay lúc cấp cứu bồ kịp lấy điện thoại chụp cái ảnh thằng nhỏ nằm rúm ró tải ngay lên mạng xã hội, thiên hạ ào vô thích quá trời. Nhỏ em nghĩ bồ quên vai trò mình là y sĩ còn thằng nhỏ là bệnh nhân, nhưng sao có thể quên kẻ đang chịu đau đớn kia là một con người?

      Chuyện đã cũ rồi, tình cũng thành tình cũ, nhưng em nói không bao giờ ghé lại ngôi nhà trên mạng của bồ, giờ cũng là một địa chỉ đông khách thăm. Em sợ lại gặp trên ấy gương mặt biến dạng của người phụ nữ bị chồng thiêu, bàn tay rụng đốt của một em bé bị bạo hành. Những con người buộc phải đến khoa cấp cứu trong tình trạng bên bờ sống chết, chỉ với điện thoại thông minh buộc vào mạng xã hội là thành một cần câu, anh y sĩ ung dung biến ca trực của mình thành buổi câu tín nóng hổi. "Và bằng mồi người", em nói, không cười.

      Hai chữ "mồi người" thịnh hành khá lâu, lúc những trang báo lá cải bắt đầu câu người đọc bằng những tình duyên, đường cong, rãnh sâu của diễn viên người mẫu. Lần hồi cũng lạt miệng, mồi câu không còn móc vào giới phù hoa. Đầu năm những người bán bắp luộc chết giấc với tin nồi nước luộc có pin đèn, cuối năm giới hủ tiếu gõ sập tiệm với tin nước dùng chuột cống. Mẹ em nấu chè dừa non bán, hổm rày lo rầu sợ mở báo thấy đăng tin chè bưởi có thuốc rầy, chẳng hạn. Tai bay vạ gió, biết đâu chỉ vì một người bán chè nào đó ở cổng trường thấy một cậu học trò chửi thề ghê quá, bảo ban nó mấy câu, ai ngờ nó để bụng về tung lên mạng cái câu ăn chè bưởi ngộ độc thuốc trừ sâu. Những trang báo đói ngấu chộp lấy, năm giây sau cả nước biết tin, tẩy chay món chè của bà già.

      Em hỏi chị bạ gì cũng đọc, có chuyện nào truyền thuyết nào về cái sự người không ngó thấy người, kiểu như truyền thuyết Babel giải thích rằng bởi vì chúa trời trừng phạt nên chúng ta không nghe và hiểu nhau. Đâu phải tự dưng mà lịch sử thế giới triền miên những cuộc chiến vì tôn giáo, sắc tộc, màu da, nhìn nhau chi để nhận diện giặc hay ta. Điện thoại thương hiệu Mỹ, Hàn, hoàn toàn không mắc mớ gì tới chén cơm của mình đâu mà vẫn tung tóe những lời nhiếc mắng trên diễn đàn công nghệ. Một vụ cướp tiền giữa ban ngày, người ta chỉ thấy giấy bạc bay mà không thấy nạn nhân. Hôi bia cũng vì chỉ thấy bia lăn lóc ra đường.

      “Tụi mình cứ như bị lời nguyền.”, em nói. Biết đâu những bộ tộc trong rừng rậm châu Phi, họ đang lưu truyền một vài lời nguyền rằng người ta luôn bị che mất tầm nhìn bởi những bức tường vô hình, chọn bầy đàn này, nghĩa là chống lại bầy đàn khác, chọn tôn giáo này buộc phải miệt khinh người của tôn giáo khác. Đến và đi cùng lúc, trong cái cách người ta gần lại có ẩn chứa sự xa nhau.

      Ngay cả mạng xã hội, thứ dùng để chia sẻ, cũng đi bên lằn ranh chia rẽ. Nó giúp em tìm lại rất nhiều bạn học cũ, tham gia những chuyến từ thiện, quen và yêu anh y sĩ đẹp trai. Nhưng mạng xã hội cũng góp tay cho đường ai nấy bước. Mẹ em tiếc thằng rể hụt, nói tao thấy nó hiền queo, có gì để chê đâu. Em cười cười. Thí dụ một người thấy cô gái trèo thành cầu để nhảy sông tự vẫn, anh ta đắn đo không biết nên giữ cô lại, hay cứ để cổ nhảy và ta chụp ảnh đem lên mạng hái hàng trăm cái tặc lưỡi xuýt xoa. Cái đắn đo ấy, dù là trong khoảnh khắc, cũng đáng sợ.

      Đến đồ chơi mà cũng điều chỉnh được hành vi con người, làm cho tình người xao lãng, động vật cấp cao coi vậy mà dễ tổn thương.

(Nguyễn Ngọc Tư)

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2. Đề tài của văn bản này là gì?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau: 

     Đầu năm những người bán bắp luộc chết giấc với tin nồi nước luộc có pin đèn, cuối năm giới hủ tiếu gõ sập tiệm với tin nước dùng chuột cống. Mẹ em nấu chè dừa non bán, hổm rày lo rầu sợ mở báo thấy đăng tin chè bưởi có thuốc rầy, chẳng hạn. Tai bay vạ gió, biết đâu chỉ vì một người bán chè nào đó ở cổng trường thấy một cậu học trò chửi thề ghê quá, bảo ban nó mấy câu, ai ngờ nó để bụng về tung lên mạng cái câu ăn chè bưởi ngộ độc thuốc trừ sâu. Những trang báo đói ngấu chộp lấy, năm giây sau cả nước biết tin, tẩy chay món chè của bà già.

Câu 4. Hai câu văn: Một vụ cướp tiền giữa ban ngày, người ta chỉ thấy giấy bạc bay mà không thấy nạn nhân. Hôi bia cũng vì chỉ thấy bia lăn lóc ra đường. gợi cho em những suy nghĩ gì về thực trạng đạo đức con người Việt Nam hiện nay?

Câu 5. Qua văn bản, em rút ra được những bài học nào? 

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:           Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài          Đội trời đạp đất ở đời, Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông          Giang hồ quen thú vẫy vùng, Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo          Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều, Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng         ...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

         Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài

         Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông

         Giang hồ quen thú vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo

         Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,

Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng

         Thiếp danh đưa đến lầu hồng,

Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa.

         Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ,

Phải người trăng gió vật vờ hay sao?

         Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

         Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!”

         Nàng rằng: “Người dạy quá lời,

Thân này còn dám xem ai làm thường!

         Chút riêng chọn đá thử vàng,

Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

         Còn như vào trước ra sau,

Ai cho kén chọn vàng thau tại mình!”

         Từ rằng: “Lời nói hữu tình,

Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.

         Lại đây xem lại cho gần,

Phỏng tin được một vài phần hay không?”

         Thưa rằng: “Lượng cả bao dung,

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

         Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

         Nghe lời vừa ý gật đầu,

Cười rằng: “Tri kỷ trước sau mấy người?

         Khen cho con mắt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!

         Một lời đã biết đến ta,

Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau!”

         Hai bên ý hợp tâm đầu,

Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân.

         Ngỏ lời nói với băng nhân,

Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn.

         Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn,

Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên.

         Trai anh hùng gái thuyền quyên,

Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.

               (Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Nhà xuất bản Trẻ, 2015, tr. 293 - 297)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. (0.5 điểm) Hai nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều gặp nhau ở đâu?

Câu 3. (1.0 điểm) Anh/chị có nhận xét gì nhân vật Thúy Kiều qua những câu thơ sau?

         Thưa rằng: “Lượng cả bao dung,

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

         Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

Câu 4. (1.0 điểm) Anh/chị có nhận xét như thế nào về nhân vật Từ Hải qua đoạn trích?

Câu 5. (1.0 điểm) Văn bản trên đã khơi gợi trong anh/chị những tình cảm/cảm xúc gì? Vì sao?

1
15 tháng 1

chịu


(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:           Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài          Đội trời đạp đất ở đời, Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông          Giang hồ quen thú vẫy vùng, Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo          Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều, Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng         ...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

         Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài

         Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông

         Giang hồ quen thú vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo

         Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,

Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng

         Thiếp danh đưa đến lầu hồng,

Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa.

         Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ,

Phải người trăng gió vật vờ hay sao?

         Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

         Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!”

         Nàng rằng: “Người dạy quá lời,

Thân này còn dám xem ai làm thường!

         Chút riêng chọn đá thử vàng,

Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

         Còn như vào trước ra sau,

Ai cho kén chọn vàng thau tại mình!”

         Từ rằng: “Lời nói hữu tình,

Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.

         Lại đây xem lại cho gần,

Phỏng tin được một vài phần hay không?”

         Thưa rằng: “Lượng cả bao dung,

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

         Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

         Nghe lời vừa ý gật đầu,

Cười rằng: “Tri kỷ trước sau mấy người?

         Khen cho con mắt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!

         Một lời đã biết đến ta,

Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau!”

         Hai bên ý hợp tâm đầu,

Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân.

         Ngỏ lời nói với băng nhân,

Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn.

         Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn,

Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên.

         Trai anh hùng gái thuyền quyên,

Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.

               (Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Nhà xuất bản Trẻ, 2015, tr. 293 - 297)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. (0.5 điểm) Hai nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều gặp nhau ở đâu?

Câu 3. (1.0 điểm) Anh/chị có nhận xét gì nhân vật Thúy Kiều qua những câu thơ sau?

         Thưa rằng: “Lượng cả bao dung,

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

         Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

Câu 4. (1.0 điểm) Anh/chị có nhận xét như thế nào về nhân vật Từ Hải qua đoạn trích?

Câu 5. (1.0 điểm) Văn bản trên đã khơi gợi trong anh/chị những tình cảm/cảm xúc gì? Vì sao?

1
29 tháng 2 2024

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là chủ thể trữ tình 

 

 

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:  Hai lần chết      Dung là con thứ bốn. Vì vậy khi nàng ra đời, không được cha mẹ hoan nghênh lắm. Thực ra, không phải cha mẹ nàng hất hủi con, vẫn coi người con như một cái phúc trời ban cho, nhưng lúc bấy giờ cha mẹ nàng đã nghèo rồi. Với ba người con trước, hai trai, một gái, cha mẹ Dung đã thấy khó nhọc, vất vả làm lụng mới lo đàn con...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

Hai lần chết

     Dung là con thứ bốn. Vì vậy khi nàng ra đời, không được cha mẹ hoan nghênh lắm. Thực ra, không phải cha mẹ nàng hất hủi con, vẫn coi người con như một cái phúc trời ban cho, nhưng lúc bấy giờ cha mẹ nàng đã nghèo rồi. Với ba người con trước, hai trai, một gái, cha mẹ Dung đã thấy khó nhọc, vất vả làm lụng mới lo đàn con đủ ăn, và hai con trai được đi học. Sau Dung lại còn con bé út nữa, nên cảnh nhà càng thêm túng bấn.

     […] Cha mẹ Dung cũng không nghĩ đến sự bắt nàng đi học như anh chị nàng, có lẽ vì nghĩ rằng lo cho hai người cũng đã đủ.

     Dung càng lớn càng gầy gò đi. Suốt ngày nàng chỉ chạy đánh khăng đánh đáo với lũ trẻ con nhà "hạ lưu"(1) - cha nàng gọi thế những người nghèo khổ trú ngụ ở chung quanh xóm chợ. Nhiều khi đi đâu về trông thấy, cha nàng gọi về, đánh cho mấy roi mây và cấm từ đấy không được chơi với lũ trẻ ấy. Những trận đòn xong, Dung lại mon men chơi với lũ trẻ, và thấy hình như cha nàng cũng chỉ cấm lấy lệ chứ không thiết gì đến, nàng lại vững tâm nhập vào bọn hạ lưu đó, suốt ngày dông dài ở ngoài chợ.

     Một đôi khi, mẹ nàng kịp về đến nhà trông thấy nàng quần áo lôi thôi lếch thếch và chân tay lấm, bùn, chỉ chép miệng thở dài nói:

     - Con này rồi sau đến hỏng mất thôi.

     Rồi bà lại quay đi buôn bán như thường, sau khi đã để lại cho chồng một món tiền tiêu pha trong nhà, và sau khi anh chị Dung mỗi người đã nũng nịu đòi được một hào để ăn quà.

     Dung thấy thế cũng chẳng ganh tị, vì nàng xưa nay đối với các anh chị cũng không thân thiết lắm. Những khi nàng đang chơi thấy đói, nàng lại chạy về xin u già bát cơm nguội hay thức ăn gì khác thế nào u già cũng đã để phần rồi chạy nhảy như một con vật non không biết lo nghĩ gì.

     Những sự ấy đã làm cho Dung có một cái tính an phận và nhẫn nại lạ lùng. Ngày trong nhà có tết nhất, các anh chị và em nàng được mặc quần áo mới vui chơi, còn nàng vẫn cứ phải áo cũ làm lụng dưới bếp, Dung cũng không ca thán hay kêu ca gì. Mà nàng biết kêu ca cũng không được. Nhiều lần nàng đã nghe thấy u già nói mẹ nàng may cho cái áo, thì mẹ nàng trả lời:

     - May cho con nặc nô ấy làm gì. Để nó làm rách nát ra à?

     Còn nói với cha thì Dung biết là vô công hiệu, vì cha nàng không dám tự ý làm cái gì bao giờ cả.

     […] Thế là Dung đi lấy chồng.

     Nàng đi lấy chồng cũng bỡ ngỡ và lạ lùng như người nhà quê lên tỉnh. Dung coi đi lấy chồng như một dịp đi chơi xa, một dịp rời bỏ được cái gia đình lạnh lẽo và cái xóm chợ quen mắt quá của nàng. Đi lấy chồng đối với nàng là hưởng một sự mới.

     Vì thế, khi bước chân lên ô tô về nhà chồng, Dung không buồn bã khóc lóc gì cả. Nàng còn chú ý đến những sự lạ mắt lạ tai của nhà giai, không nghe thấy những lời chúc hơi mát mẻ và ganh tị của hai chị và em bé nàng nữa.

     Về đến nhà chồng, Dung mới biết chồng là một anh học trò lớp nhì, vừa lẫn thẩn vừa ngu đần. Nàng đã bé mà chồng nàng lại còn bé choắt hơn. Nhưng bà mẹ chồng với các em chồng nàng thì to lớn ác nghiệt lắm.

     Qua ngày nhị hỉ, Dung đã tháo bỏ đôi vòng trả mẹ chồng, ăn mặc nâu sồng như khi còn ở nhà, rồi theo các em chồng ra đồng làm ruộng. Nhà chồng nàng giàu, nhưng bà mẹ chồng rất keo kiệt, không chịu nuôi người làm mà bắt con dâu làm.

     Khốn nạn cho Dung từ bé đến nay không phải làm công việc gì nặng nhọc, bây giờ phải tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày. Đã thế lại không có người an ủi. Chồng nàng thì cả ngày thả diều, chả biết cái gì mà cũng không dám cãi lại bà cụ. Còn hai em chồng nàng thì ghê gớm lắm, thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm.

     Những lúc Dung cực nhọc quá, ngồi khóc thì bà mẹ chồng lại đay nghiến:

     - Làm đi chứ, đừng ngồi đấy mà sụt sịt đi cô. Nhà tôi không có người ăn chơi, không có người cả ngày ôm lấy chồng đâu.

     Rồi bà kể thêm:

     - Bây giờ là người nhà tao rồi thì phải làm. Mấy trăm bạc dẫn cưới, chứ tao có lấy không đâu.

     Dung chỉ khóc, không dám nói gì. Nàng đã viết ba bốn lá thư về kể nỗi khổ sở của nàng, nhưng không thấy cha mẹ ở nhà trả lời.

     Một hôm tình cờ cả nhà đi vắng, Dung vội ăn cắp mấy đồng bạc trinh lẻn ra ga lấy vé tàu về quê. Đến nơi, mẹ nàng ngạc nhiên hỏi:

     - Kìa, con về bao giờ thế? Đi có một mình thôi à?

     Dung sợ hãi không dám nói rằng trốn về, phải tìm cớ nói dối. Nhưng đến chiều tối, nàng lo sợ quá, biết rằng thế nào ngày mai mẹ chồng nàng cũng xuống tìm. Nàng đánh bạo kể hết tình đầu cho cha mẹ nghe, những nỗi hành hạ nàng phải chịu, và xin cho phép nàng ở lại nhà.

     Cha nàng hút một điếu thuốc trong cái ống điếu khảm bạc, rồi trầm ngâm như nghĩ ngợi. Còn mẹ nàng thì đùng đùng nổi giận mắng lấy mắng để:

     - Lấy chồng mà còn đòi ở nhà. Sao cô ngu thế. Cô phải biết cô làm ăn thế đã thấm vào đâu mà phải kể. Ngày trước tôi về nhà này còn khó nhọc bằng mười chứ chả được như cô bây giờ đâu, cô ạ.

     Sớm mai, bà mẹ chồng Dung xuống. Vừa thấy thông gia, bà đã nói mát:

     - Nhà tôi không có phúc nuôi nổi dâu ấy. Thôi thì con bà lại xin trả bà chứ không dám giữ.

     Mẹ Dung cãi lại:

     - Ô hay, sao bà ăn nói lạ. Bây giờ nó đã là dâu con bà, tôi không biết đến. Mặc bà muốn xử thế nào thì xử. Chỉ biết nó không phải là con tôi nữa mà thôi.

     Bà nọ nhường bà kia, rút cục Dung được lệnh của mẹ phải sửa soạn để đi với mẹ chồng.

     Bị khổ quá, nàng không khóc được nữa. Nàng không còn hy vọng gì ở nhà cha mẹ nữa. Nghĩ đến những lời đay nghiến, những nỗi hành hạ nàng phải sẽ chịu, Dung thấy lạnh người đi như bị sốt. Nàng hoa mắt lên, đầu óc rối bời, Dung ước ao cái chết như một sự thoát nợ.

     Nàng không nhớ rõ gì. Ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết. Như trong một giấc mơ, Dung lờ mờ thấy cái thành cầu, thấy dòng nước chảy. Trí nàng sắc lại khi ước lạnh đập vào mặt, nàng uất ức lịm đi, thấy máu đỏ trào lên, rồi một cái màng đen tối kéo đến che lấp cả.

     Bỗng nàng mơ màng nghe thấy tiếng nhiều người, tiếng gọi tên nàng, một làn nước nóng đi vào cổ. Dung ú ớ cựa mình muốn trả lời.

     - Tỉnh rồi, tỉnh rồi, không lo sợ gì nữa. Bây giờ chỉ đắp chăn cho ấm rồi sắc nước gừng đặc cho uống là khỏi.

     Dung dần dần nhớ lại. Khi nàng mở mắt nhìn, thấy mình nằm trong buồng, người u già cầm cây đèn con đứng đầu giường nhìn nàng mỉm cười một cách buồn rầu:

     - Cô đã tỉnh hẳn chưa?

     Dung gật:

     - Tỉnh rồi.

     Một lát, nàng lại hỏi:

     - Tôi làm sao thế nhỉ... Bà cả đâu u? Bà ấy về chưa?

     U già để tay lên trán Dung, không trả lời câu hỏi:

     - Cô hãy còn mệt. Ngủ đi.

     Hai hôm sau, Dung mạnh khỏe hẳn. Bà mẹ chồng vẫn chờ nàng, hỏi có vẻ gay gắt thêm:

     - Cô định tự tử để gieo cái tiếng xấu cho tôi à? Nhưng đời nào, trời có mắt chứ đã dễ mà chết được. Thế bây giờ cô định thế nào? Định ở hay định về?

     Dung buồn bã trả lời:

     - Con xin về.

     Khi theo bà ra ga, Dung thấy người hai bên đường nhìn nàng bàn tán thì thào. Nàng biết người ta tò mò chú ý đến nàng.

     Trông thấy dòng sông chảy xa xa, Dung ngậm ngùi nghĩ đến cái chết của mình. Lần này về nhà chồng, nàng mới hẳn là chết đuối, chết không còn mong có ai cứu vớt nàng ra nữa.

     Dung thấy một cảm giác chán nản và lạnh lẽo. Khi bà cả lần ruột tượng gọi nàng lại đưa tiền lấy vé, Dung phải vội quay mặt đi để giấu mấy giọt nước mắt.

(Thạch Lam)

Chú thích: Hạ lưu: Tầng lớp thấp kém trong xã hội. Cha Dung gọi thế là vì ông có xuất thân là con cháu nhà quan. Khi ông cụ cố mất đi, cơ nghiệp ăn tiêu dần, cảnh nhà ông cũng dần trở nên sa sút, chỉ còn cái danh không.

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên.

Câu 2. Đề tài của văn bản này là gì? 

Câu 3. Nhận xét về sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về đoạn trích: Trông thấy dòng sông chảy xa xa, Dung ngậm ngùi nghĩ đến cái chết của mình. Lần này về nhà chồng, nàng mới hẳn là chết đuối, chết không còn mong có ai cứu vớt nàng ra nữa.?

Câu 5. Qua văn bản, tác giả gửi gắm tư tưởng, tình cảm nào đối với số phận đáng thương của nhân vật Dung?

 
0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:                   Giục giã                                - Xuân Diệu -  Mau với chứ, vội vàng lên với chứ, Em, em ơi, tình non đã già rồi; Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi, Mau với chứ! thời gian không đứng đợi. Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới; Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa. Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

                 Giục giã

                               - Xuân Diệu - 

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi;
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ! thời gian không đứng đợi.
Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;
Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.

Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến;
Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành.
Vàng son đương lộng lẫy buổi chiều xanh,
Quay mặt lại: cả lầu chiều đã vỡ.

Vì chút mây đi, theo làn vút gió.
Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi?
Sớm nay sương xê xích cả chân trời,
Giục hồng nhạn thiên di về cõi bắc.
Ai nói trước lòng anh không phản trắc;
Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ?
- Hái một mùa hoa lá thuở măng tơ,
Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lói;
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm,
Anh hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự.
Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...

                             (Báo Ngày nay)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. 

Câu 2. Đề tài của văn bản này là gì?

Câu 3. Phân tích tác dụng của việc lặp lại nhiều lần cụm từ "Mau với chứ..." trong bài thơ. 

Câu 4. Em hiểu như thế nào về hình ảnh: "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm."? 

Câu 5. Nội dung của bài thơ này là gì? 

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:       Bảo kính cảnh giới bài 21                               - Nguyễn Trãi -      Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,      Xấu tốt đều thì rắp khuôn.      Lân cận nhà giàu no bữa cám,      Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.      Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,      Kết mấy người khôn học nết khôn.      Ở đấng...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

     Bảo kính cảnh giới bài 21

                              - Nguyễn Trãi -

     Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,
     Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
     Lân cận nhà giàu no bữa cám,
     Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.
     Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,
     Kết mấy người khôn học nết khôn.
     Ở đấng thấp thì nên đấng thấp,
     Đen gần mực, đỏ gần son.

        (Trích Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra một câu thành ngữ, tục ngữ được tác giả mượn ý trong văn bản. 

Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ cuối. 

Câu 4. Phát biểu đề tài, chủ đề của văn bản. 

Câu 5. Em rút ra được những bài học gì sau khi đọc văn bản?

0
9 tháng 1

### Câu 1: Phân tích nhân vật người họa sĩ trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu Trong đoạn trích, người họa sĩ là một nhân vật có nội tâm phức tạp và sâu sắc. Ông là một người có tài năng và đam mê nghệ thuật mãnh liệt, nhưng đồng thời cũng là một người khá cô đơn, trăn trở với cuộc sống của chính mình. Người họa sĩ không chỉ tạo ra những bức tranh đẹp mà còn có một khát vọng sâu sắc về cái đẹp đích thực trong cuộc sống, nhưng đôi khi ông lại cảm thấy bất lực trong việc thể hiện được điều đó. Nhân vật này mang trong mình một sự phân vân, đôi khi là mâu thuẫn giữa những gì ông thấy và cảm nhận với cách thức mà ông có thể truyền đạt được qua nghệ thuật. Người họa sĩ sống trong một thế giới tưởng tượng của riêng mình, nơi cái đẹp và sự thật có thể được thể hiện qua những bức tranh. Tuy nhiên, ông lại không thể hoàn toàn hài lòng với những gì mình tạo ra, bởi ông hiểu rằng nghệ thuật chỉ là sự phản ánh hạn chế của thế giới thực. Điều này làm nổi bật một khía cạnh quan trọng của nhân vật – sự tìm kiếm cái đẹp đích thực và sự không ngừng vươn tới sự hoàn thiện trong công việc nghệ thuật của mình. Người họa sĩ không chỉ là người sáng tạo, mà còn là một người chiến đấu với chính bản thân, với cảm giác thiếu thốn về sự hoàn hảo. ### Câu 2: Bàn về cách thể hiện bản thân của giới trẻ hiện nay Giới trẻ hiện nay đang sống trong một thời đại mà công nghệ và các phương tiện truyền thông xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện bản thân. Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, giới trẻ có thể dễ dàng chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, và những khoảnh khắc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cách thể hiện bản thân của họ cũng đang gặp phải nhiều vấn đề. Trước hết, việc thể hiện bản thân qua các nền tảng mạng xã hội có thể tạo ra sự thiếu chân thật. Nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những người trẻ tuổi, thường xuyên "làm đẹp" hình ảnh của mình bằng cách chỉnh sửa ảnh, chia sẻ những khoảnh khắc hào nhoáng, thành công mà không thực sự phản ánh cuộc sống thực tế. Điều này đôi khi tạo ra một sự giả tạo, khiến họ và cả người xem dễ dàng quên đi sự quan trọng của sự thật trong mỗi câu chuyện. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của mạng xã hội cũng khiến nhiều bạn trẻ bị áp lực về việc thể hiện bản thân một cách hoàn hảo. Họ phải luôn cập nhật những xu hướng mới, sở thích mới, và thường xuyên xuất hiện với hình ảnh "đẹp" để nhận được sự công nhận từ cộng đồng mạng. Điều này dễ dẫn đến tình trạng tự ti, lo lắng về bản thân nếu không nhận được đủ sự quan tâm hay lời khen ngợi. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận giới trẻ chọn cách thể hiện bản thân một cách tự nhiên và tích cực hơn. Họ tìm kiếm sự chân thật trong mỗi bài viết, hình ảnh và sự giao tiếp. Họ không ngại thể hiện những điều chưa hoàn hảo về mình, đồng thời cũng mong muốn truyền tải thông điệp về sự chấp nhận bản thân và sống thật với chính mình. Vì vậy, cách thể hiện bản thân của giới trẻ hiện nay là một vấn đề phức tạp. Trong khi sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội mang đến nhiều cơ hội để giao lưu và thể hiện cá tính, thì cũng tồn tại không ít thách thức về việc giữ gìn sự chân thật và khắc phục áp lực xã hội. Giới trẻ cần học cách cân bằng giữa việc thể hiện bản thân và sự nhận thức đúng đắn về giá trị của sự chân thật, để không bị lạc lối trong những xu hướng tạm thời hay áp lực từ xã hội.

II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM) Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích đoạn trích trong truyện ngắn “Trở về” của Thạch Lam.     [Lược một đoạn: Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Tâm, được người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi dạy nên người. Tuy nhiên, khi được ra thành phố học tập và làm việc, trong suốt sáu năm, anh chỉ gửi tiền hàng tháng về cho mẹ, không báo tin mình đã lấy...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)

Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích đoạn trích trong truyện ngắn “Trở về” của Thạch Lam.

    [Lược một đoạn: Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Tâm, được người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi dạy nên người. Tuy nhiên, khi được ra thành phố học tập và làm việc, trong suốt sáu năm, anh chỉ gửi tiền hàng tháng về cho mẹ, không báo tin mình đã lấy vợ và tuyệt nhiên không một lời hỏi thăm, không để tâm đến những bức thư mẹ gửi từ quê ra. Khi bất đắc dĩ có việc phải về nhà, anh mới có dịp gặp lại mẹ…].

     Khi vào đến sân nhà, Tâm thấy bốn bề yên lặng, không có bóng người. Cái nhà cũ vẫn như trước, không thay đổi, chỉ có sụp thấp hơn một chút và mái gianh xơ xác hơn. Tâm bước qua sân rồi đẩy cái liếp bước vào. Vẫn cái gian nhà mà chàng đã sống từ thuở nhỏ. Tâm cất tiếng gọi. Chàng nghe thấy tiếng guốc đi, vẫn cái tiếng guốc ấy, thong thả và chậm hơn trước, rồi mẹ Tâm bước vào. Bà cụ đã già đi nhiều, nhưng vẫn mặc cái bộ áo cũ kỹ như mấy năm về trước. Khi nhận ra con, bà cụ ứa nước mắt:

     – Con đã về đấy ư?

    – Vâng, chính tôi đây, bà vẫn được mạnh khỏe đấy chứ? – Câu nói như khó khăn mới ra khỏi miệng được.

     – Bà ở đây một mình thôi à?

     Bà cụ cảm động đến nỗi không nói được. Một lát bà mới ấp úng:

     – Vẫn có con Trinh nó ở đây với tôi.

     – Cô Trinh nào? Có phải cô Trinh con bác Cả không?

     Tâm nhớ mang máng cái cô con gái bé nhỏ ngày trước vẫn hay chơi với chàng.

     – Tôi tưởng cô ta đi lấy chồng rồi.

     Bà cụ ngồi xuống chiếc phản gỗ, đáp:

    – Đã lấy ai đâu. Con bé dở hơi chết đi ấy mà. Cũng đã có mấy đám hỏi, mà nó không chịu lấy.

     Bà cụ yên lặng một lát.

     – Thỉnh thoảng nó vẫn nhắc đến cậu đấy.

     Tâm nhún vai, không trả lời. Tuy ngoài trời nắng, mà Tâm thấy bên trong cái ẩm thấp hình như ở khắp tường lan xuống, thấm vào người. Bà cụ âu yếm nhìn con, săn sóc hỏi: 

     – Năm ngoái bác Cả lên tỉnh về bảo cậu ốm. Tôi lo quá, nhưng quê mùa chả biết tỉnh thế nào mà đi, thành ra không dám lên thăm. Bây giờ cậu đã khỏe hẳn chưa?

     Tâm nhìn ra ngoài đáp:

     – Như thường rồi.

     Rồi muốn nói sang chuyện khác, Tâm hỏi:

     – Ở làng có việc gì lạ không?

     Bà cụ trả lời:

     – Chả việc gì lạ sất, ngày nào cũng như ngày nào, nhưng được có con Trinh sang đây với tôi nên cũng đỡ buồn. Nó thường vẫn làm giúp tôi nhiều công việc, con bé thế mà đảm đang đáo để, đã chịu khó lại hay làm. [….]

     Tâm lơ đãng nghe lời mẹ kể những công việc và cách làm ăn ngày một khó khăn ở làng. Chàng dửng dưng không để ý đến. Con bác Cả Sinh lấy vợ, hay chú bác ta chết thì có can hệ gì đến chàng? Cái đời ở thôn quê với đời của chàng, chắc chắn, giàu sang, không có liên lạc gì với nhau cả. Câu chuyện nhạt dần. Những câu hỏi và sự săn sóc của bà cụ về công việc của chàng chỉ làm cho Tâm khó chịu. Chàng trả lời qua loa lấy lệ. Nghĩ đến vợ đợi, Tâm vội vàng đứng dậy. Bà cụ nhìn theo khẩn khoản:

      – Cậu hãy ở đây ăn cơm đã. Đến chiều hãy ra.

     – Thôi, bà để tôi về. Độ này bận công việc lắm.

      Tâm lại an ủi:

     – Nhưng thế nào có dịp tôi cũng về.

     Rồi Tâm mở ví lấy ra bốn tấm giấy bạc 5 đồng đưa cho mẹ. Tâm hơi kiêu ngạo, trước mặt cô Trinh, chàng nói:

     – Đúng hai chục, bà cầm lấy mà tiêu, có thiếu tôi lại gửi về cho.

    Bà cụ run run đỡ lấy gói bạc, rơm rớm nước mắt. Tâm làm như không thấy gì, vội vàng bước ra. [….]

     (Trích Trở về, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2004, tr.24-27)

* Chú thích: Thạch Lam là cây bút xuất sắc trong nhóm Tự lực văn đoàn. Ông sinh năm 1910 tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi tên là Nguyễn Tường Lân, bút danh Thạch Lam. Tác phẩm hướng về đời sống bình dị, tình cảm nghiêng về người nghèo, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Lối viết trữ tình hướng nội, khơi sâu vào đời sống bên trong với những rung động và cảm giác tế vi.

0