- Vương triều Đường
+ Nông nghiệp: nhà Đường áp dụng chế độ quân điền, chia ruộng đất cho nông dân, giảm thuế khóa. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. + Thủ công nghiệp: phát triển đa dạng, các xưởng sản xuất được tổ chức quy mô lớn với nhiều sản phẩm nổi tiếng như gốm sứ, tơ lụa, giấy, đồ đồng,...
+ Thu hút một lượng lớn thương nhân từ nhiều khu vực thông qua cả " con đường Tơ lụa" trên bộ và trên biển. giữa thế kỉ VIII, thành Trường An là một trong các đô thị lớn nhất thế giớ
* Vương triều Minh, Thanh
Nông nghiệp: + Hệ thống thủy lợi được mở rộng, giúp thúc đẩy hoạt động di dân, khai phá đất hoang, lập đồn điền. Nhờ đó, hàng triệu người đã di cư đến vùng cao nguyên Sơn Tây, Vân Nam, Quảng Tây,... + Từ thế kỉ XVI, nhiều loại cây trồng mới được du nhập và phổ biến nhanh chóng như bông, ngô, thuốc lá. =>Hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng, quy mô được mở rộng. Thủ công nghiệp: + Thời Minh, Thanh phát triển trên nhiều lĩnh vực như in ấn, luyện kim, khai mỏ, đúc tiền, dệt lụa, làm đồ gốm sứ, làm giấy, chế tác đồ đồng,... + Sản xuất thủ công được tổ chức theo hình thức các xưởng của nhà nước và tư nhân với quy mô ngày càng lớn, được chuyên môn hóa và sử dụng nhiều nhân công. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng dần xuất hiện. Thương mại: + Hoạt động trao đổi, buôn bán của Trung Quốc phát triển với quy mô lớn. Hệ thống đường bộ và đường thủy được mở rộng, kết nối các thành thị sầm uất. + Nền sản xuất hàng hóa được mở rộng. + Tiền giấy được đưa vào lưu thông và ngày càng phổ biến. + Nhiều đô thị phát triển thịnh vượng như Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu,...Bên cạnh thương nhân từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư,...số lượng thương nhân phương Tây tới Trung Quốc buôn bán ngày càng đông đảo.