K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tôi sẽ giúp bạn với cả hai câu hỏi.

Câu 1: Phân tích nhân vật người bà

Người bà trong văn bản là một nhân vật rất đặc biệt. Bà là biểu tượng của tình yêu thương, sự hi sinh và lòng nhân hậu. Qua cách bà chăm sóc cháu, chúng ta thấy được sự yêu thương và quan tâm của bà dành cho cháu. Bà luôn cố gắng tạo ra những bữa ăn ngon nhất cho cháu, như bát canh rau tập tàng. Điều này cho thấy sự hi sinh và lòng nhân hậu của bà. Người bà cũng là một nhân vật rất mạnh mẽ và kiên cường. Dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn tiếp tục chăm sóc cháu và làm việc nhà. Điều này cho thấy sự quyết tâm và lòng kiên trì của bà. Tổng kết lại, người bà là một nhân vật rất đặc biệt và đáng kính trọng. Bà là biểu tượng của tình yêu thương, sự hi sinh và lòng nhân hậu.

Câu 2: Ý nghĩa của những điều bình dị trong cuộc sống

Những điều bình dị trong cuộc sống là những điều mà chúng ta thường gặp hàng ngày, nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, những điều bình dị này lại có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Trước hết, những điều bình dị giúp chúng ta cảm nhận được giá trị của cuộc sống. Một bữa cơm gia đình ấm cúng, một cuộc trò chuyện với bạn bè, một buổi đi dạo trong công viên... đều là những điều bình dị nhưng lại mang lại cho chúng ta những cảm xúc tích cực. Thứ hai, những điều bình dị giúp chúng ta học cách trân trọng và biết ơn. Khi chúng ta quá tập trung vào những điều lớn lao, chúng ta dễ bị bỏ qua những điều nhỏ bé nhưng lại rất quan trọng. Những điều bình dị giúp chúng ta nhận ra giá trị của những điều nhỏ bé và học cách trân trọng chúng. Cuối cùng, những điều bình dị giúp chúng ta tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc trong cuộc sống. Trong một thế giới đầy rẫy những điều phức tạp và căng thẳng, những điều bình dị giúp chúng ta tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc trong những điều đơn giản. Tổng kết lại, những điều bình dị trong cuộc sống có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Chúng giúp chúng ta cảm nhận được giá trị của cuộc sống, học cách trân trọng và biết ơn, và tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc trong cuộc sống.
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu(1)    Có tiếng kèn đồng vang lên.    Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm. Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào cổ hậu, rồi nằm xuống trên một luỗng hoa. Thấy...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu(1)

    Có tiếng kèn đồng vang lên.

    Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm. Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào cổ hậu, rồi nằm xuống trên một luỗng hoa. Thấy vua ngủ say, hậu lén ra ngoài. Lập tức có một gã đàn ông bước vào, lột lấy vương miện mà hôn hít; đổ thuốc độc vào tai vua rồi đi ra. Hậu quay vào, thấy vua đã chết, làm bộ điệu than khóc thảm thiết. Tên sát nhân cùng với hai ba người nữa vào làm ra vẻ cũng khóc than với hậu và khuân xác chết ra ngoài. Tên sát nhân đưa những tặng phẩm ra và tán tỉnh hậu. Thoạt đầu hậu tỏ vẻ kháng cự từ chối, nhưng sau thì cũng ưng thuận.

    Cả bọn vào.

    Ô-PHÊ-LI-A: Thưa điện hạ, lớp tuồng câm kia ý nghĩa thế nào?

    HĂM-LÉT: Chà, chắc là âm mưu ám muội, chuyện chẳng lành đâu.

    Ô-PHÊ-LI-A: Chắc họ định giới thiệu nội dung của vở tuồng.

    Một người giáo đầu ra.

    HĂM-LÉT: Nghe anh chàng này nói, ta sẽ rõ. Các đào kép không giữ được gì bí mật đâu. Họ sẽ tiết lộ hết cả.

    Ô-PHÊ-LI-A: Điện hạ kì quá, thật kì quá. Để thiếp xem vở tuồng ra sao. [...]

    HĂM-LÉT: Tâu Lệnh bà, Lệnh bà thấy vở tuồng thế nào?

    HẬU: Mẹ nghĩ rằng vai nữ thề thốt quá nhiều.

    HĂM-LÉT: Ồ, nhưng bà ấy giữ được lời nguyền.

    VUA: Con có hiểu được ý nghĩa của vở không? Có điều gì ác ý bên trong không?

    HĂM-LÉT: Không, không, tâu Bệ hạ, họ đùa cợt đấy thôi, bỏ thuốc độc đùa đấy thôi, làm chi có điều gì ác ý trên đời này.

    VUA: Tên vở tuồng là gì nhỉ?

    HĂM-LÉT: Cái bẫy chuột. Lạy chúa, sao lại gọi thế? Đây là theo nghĩa bóng. Vở tuổng diễn lại một cảnh ám sát ở kinh thành Viên. Gông-da-gô là tên quận công, quận chúa là Báp-ti-xta. Lát nữa Bệ hạ sẽ rõ. Câu chuyện khốn nạn quá. Nhưng mà có sao đâu? Bệ hạ, cũng như chúng ta ở đây, lương tâm trong trắng, có chi mà phải động lòng. Kệ cho những kể lòng lang dạ thú run sợ, còn chúng ta thì cứ thản nhiên.

    Vai Lu-xi-a-nút ra. Đây là vai Lu-xi-a-nút, cháu vua đây.

    HĂM-LÉT: [...]. Bắt đầu đi, hỡi kẻ sát nhân, đồ khốn khiếp, hãy trút bỏ bộ mặt quỷ mà bắt đầu đi. Nào, quạ đen đang đứng kêu than, hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu.

    LU-XI-A-NÚT: Ý nghĩ hắc ám, bàn tay rắn chắc, độc dược hiệu nghiệm và thời cơ thuận lợi, thì giờ đồng loã, vì không một ai hay ai biết! Mi, một chất hỗn hợp kì lạ lấy từ tinh cỏ dại, trong đêm khuya thanh vắng, ba lần nhiễm độc, ba lần nữa thần Hi-cát phù phép, hãy đem ma lực tự nhiên, sức mạnh tàn bạo của mi ra mà kết liễu tức thì cuộc đời cường tráng.

    Đổ thuốc độc vào tai vua đang ngủ.

    HĂM-LÉT: Nó giết vua ở trong vườn để đoạt ngôi báu đấy! Vua này tên là Gông-da-gô. Chuyện hoàn toàn có thật và đã được viết lại bằng ngôn ngữ Ý rất tinh vi. Lát nữa cô sẽ thấy tên sát nhân làm thế nào mà chiếm đoạt được tình yêu của vợ Gông-da-gô.

    Ô-PHÊ-LI-A: Chúa thượng đứng dậy kìa.

    HĂM-LÉT: Sao! Mới bắn đạn giả mà đã sợ à?

    HẬU: Kìa, Bệ hạ làm sao vậy?

    PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thôi! Ngừng diễn!

    VUA: Đuốc đâu, đem đây ngay, đi thôi!

    TẤT CẢ: Đuốc đâu! Đuốc đâu! Đuốc đâu!

    Tất cả vào trừ Hăm-lét và Hô-ra-xi-ô.

    HĂM-LÉT (hát): Hừ, cứ để hươu con tử nạn

    Tiếng đau thương phải rống kêu lên;

    Để cho cái chú nai vàng

    Ngây thơ đồng cỏ thênh thang giỡn đùa.

    Kẻ đang thức, kẻ thì mê ngủ,

    Ấy sự đời cứ thế mà trôi.

    Này bạn ơi, hát như thế mà lại thêm cái mũ lông sù sụ trên đầu, giày hài có đính thêm hai bông hồng xứ Prô-văng-xơ thì, nếu chẳng may số mệnh trở trêu, ta lầm vận bĩ(2), liệu có thể theo nghề đào kép được không nhỉ? [...] Ồ, Hô-ra-xi-ô thân mên. Lời nói của hồn ma thật đáng ngàn vàng nhé. Bạn có thấy không?

    HÔ-RA-XI-Ô: Thật rõ quá, thưa Điện hạ.

    HĂM-LÉT: Đúng vào lúc bỏ thuốc độc.

    HÔ-RA-XI-Ô: Tôi nhận thấy rõ ràng lúc đó mặt y biến sắc.

    HĂM-LÉT: A ha! Nào, cử nhạc nào! Nào! Các bạn nhạc công! Vì nếu đức vua ngài không thích tuồng hài thì chỉ vì tuồng hài không làm ngài thích đấy thôi. Nào! Cử nhạc nào!

    [...] Pô-lô-ni-út ra.

    PÔ-LÔ-LI-ÚT: Thưa Điện hạ, Hoàng hậu muốn nói chuyện với người ngay bây giờ. [...]

    HĂM-LÉT: "Ngay bây giờ", nói thì dễ quá. Các bạn ơi, xin lui ra đi cho.

    Tất cả vào trừ Hăm-lét.

    Giờ đây đúng là lúc đêm khuya thanh vắng, giờ của ma thiêng, quỷ dữ, những nấm mồ hé mở và địa ngục tỏa tà khí ra khắp thế gian này. Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy. Hãy bình tĩnh lại! Bây giờ ta phải đến gặp mẹ ta. Ôi tim ta hỡi! Đừng để bản chất nhân ái của mi, đừng để linh hồn của Nê-rông(3) thâm nhập vào lồng ngực cứng rắn này. Ác thì được, nhưng quyết không được bất nghĩa bất nhân. Ta sẽ nói với mẹ ta những lời như kim châm dao cắt, nhưng dao thật ta nhất định không dùng. Trong cuộc gặp gỡ này, miệng lưỡi và tâm hồn ta phải hư ngụy(4). Những lời nói của ta sẽ làm cho mẹ ta phải tủi hổ, đau đớn, nhưng ra tay hành động thì nhất định tâm hồn ta không bao giờ cho phép.

(Trích Hăm-lét, William Shakespeare tuyển tập tác phẩm)

* Chú thích: 

(1) Cừu: Mối thù. 

(2) Vận bĩ: Hoàn cảnh rủi ro.

(3) Nê-rông: Vua La Mã, nổi tiếng là độc ác, tàn bạo đã giết mẹ là A-gri-pi-na.

(4) Hư ngụy: Giả tạo. 

* Tác giả, tác phẩm: 

    Hăm-lét là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia, được viết vào khoảng năm 1601, cốt truyện phỏng theo một truyện dân gian Đan Mạch. Nội dung vở kịch như sau: Được tin vua cha đột ngột băng hà, thái tử Hăm-lét đang học ở Đức vội về Đan Mạch chịu tang. Chú ruột của chàng là Clô-đi-út đã lên ngôi vua và lấy mẹ chàng. Hồn ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết tội ác của Clô-đi-út và hoàng hậu. Chàng giả điên để tìm kiếm sự thật và đánh lạc hướng kẻ thù. Chàng cũng trả lại kỉ vật cho Ô-phê-li-a. Nhân việc gánh hát được vời vào cung điện biểu diễn cho Hăm-lét nguôi ngoai, chàng đã yêu cầu họ diễn một vở kịch có cảnh mưu sát giống như tình tiết Clô-đi-út và hoàng hậu đã làm với cha mình, nhờ đó, Hăm-lét đã phát hiện được sự thật. Chàng định hạ sát Clô-đi-út nhưng lúc đó hắn đang cầu nguyện. Hăm-lét vào phòng hoàng hậu để nói "những lời như kim châm dao cắt", thấy có người nấp sau rèm, tưởng là Clô-đi-út, chàng rút gươm đâm. Không ngờ đó là Pô-lô-ni-út, cha của Ô-phê-li-a. Hăm-lét bị Clô-đi-út cho sang nước Anh với mật thư nhờ vua Anh giết chàng. Giữa đường, chàng phát hiện ra nội dung bức thư và lén thay bằng nội dung nhờ nhà vua trừng phạt hai kẻ đưa thư, còn mình thì trở về Đan Mạch. Ô-phê-li-a đau khổ đến phát điên và bị chết đuối. Clô-đi-út lợi dụng kích động hận thù của La-ớc-tơ, con trai Pô-lô-ni-út, khiến La-ớc-tơ thách Hăm-lét đấu kiếm. Trong cuộc đấu, La-ớc-tơ đâm Hăm-lét bị thương, liền sau đó, họ hăng máu xông lên, cướp đổi lưỡi gươm của nhau, Hăm-lét cũng đâm La-ớc-tơ bị thương bằng mũi gươm của La-ớc-tơ vốn được tẩm thuốc độc từ trước, còn hoàng hậu thì uống nhầm li rượu độc mà Clô-đi-út định dành cho Hăm-lét. Trước khi chết, La-ớc-tơ đã vạch tội Clô-đi-út. Mọi âm mưu tội ác bị phơi bày. Clô-đi-út đã phải nhận lưỡi gươm từ Hăm-lét cho tội ác của y.

    Đoạn trích trên là một phần của cảnh II, hồi 3 của vở kịch. 

Câu 1. Sự việc trong văn bản trên là gì?

Câu 2. Chỉ ra một chỉ dẫn sân khấu trong văn bản.

Câu 3. Mâu thuẫn, xung đột kịch trong văn bản này là gì? 

Câu 4. Lời thoại: "Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy." cho thấy nội tâm của Hăm-lét như thế nào?

Câu 5. Nội dung của văn bản này gợi cho em những suy nghĩ gì?

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:       Lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng coi trọng. Nếu không có lao động thì không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thê giới con người. Mọi động vật đều lao động, trước hết là để duy trì sự sống. Ngay cả chú chim yến, khi còn non thì được bố mẹ mang mồi về mớm cho nhưng khi...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

      Lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng coi trọng. Nếu không có lao động thì không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thê giới con người. Mọi động vật đều lao động, trước hết là để duy trì sự sống. Ngay cả chú chim yến, khi còn non thì được bố mẹ mang mồi về mớm cho nhưng khi lớn lên sẽ phải tự mình đi kiếm mồi. Hổ và sư tử cũng đều như vậy. Tự mình lao động để tồn tại chính là nguyên lí mà tự nhiên ban tặng cho tất cả các sinh vật. Con người cũng là một loại động vật nên về cơ bản là như vậy. Nhưng sự tuyệt vời của con người là khả năng tìm thấy niềm vui trong lao động. Việc con người có cảm nhận được niềm vui trong lao động hay không sẽ có ý nghĩa lớn lao, quyết định cuộc đời của người đó hạnh phúc hay không. [...] Lao động của chúng ta không chỉ đem lại lợi ích cho chúng ta mà còn đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội. Lao động của chúng ta cũng không chỉ dành riêng cho bản thân chúng ta mà còn dành cho mọi người. Lao động của người khác cùng không chỉ đem lại lợi ích cho họ mà còn cho cả chúng ta. Cần suy nghĩ thâu đáo như vậy để thấy được lao động chính là ý nghĩa của cuộc sống.

(Theo Matsushita Konosuke, Mạn đàm nhân sinh, Phạm Thu Giang dịch, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2018)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản này là gì? 

Câu 2. Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 3. Để làm rõ cho ý kiến: "Mọi động vật đều lao động, trước hết là để duy trì sự sống." tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào? Nhận xét về những bằng chứng ấy. 

Câu 4. Câu: "Việc con người có cảm nhận được niềm vui trong lao động hay không sẽ có ý nghĩa lớn lao, quyết định cuộc đời của người đó hạnh phúc hay không." đem đến cho em suy nghĩ gì?

Câu 5. Từ thực tiễn đời sống và những suy nghĩ sau khi đọc văn bản, em hãy nêu lên một biểu hiện cho thấy hiện nay trong cuộc sống vẫn có người nhận thức chưa đúng đắn về ý nghĩa của lao động.

2

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản này là gì?

  • Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản này là nghị luận.

Câu 2: Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

  • Văn bản trên bàn về vấn đề ý nghĩa và giá trị của lao động đối với sự tồn tại và hạnh phúc của con người.

Câu 3: Để làm rõ cho ý kiến: "Mọi động vật đều lao động, trước hết là để duy trì sự sống." tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào? Nhận xét về những bằng chứng ấy.

  • Tác giả đã sử dụng những bằng chứng sau:
    • "Ngay cả chú chim yến, khi còn non thì được bố mẹ mang mồi về mớm cho nhưng khi lớn lên sẽ phải tự mình đi kiếm mồi."
    • "Hổ và sư tử cũng đều như vậy."
  • Nhận xét:
    • Những bằng chứng này rất cụ thể, sinh động và dễ hiểu, giúp người đọc dễ dàng hình dung và đồng tình với ý kiến của tác giả.
    • Việc lấy dẫn chứng từ nhiều loài vật khác nhau cho thấy tính phổ quát của nhận định, khiến cho nhận định trở nên đanh thép hơn.

Câu 4: Câu: "Việc con người có cảm nhận được niềm vui trong lao động hay không sẽ có ý nghĩa lớn lao, quyết định cuộc đời của người đó hạnh phúc hay không." đem đến cho em suy nghĩ gì?

  • Câu nói này đem đến cho em suy nghĩ rằng:
    • Lao động không chỉ là phương tiện để kiếm sống mà còn là nguồn gốc của niềm vui và hạnh phúc.
    • Khi chúng ta tìm thấy niềm vui trong công việc, chúng ta sẽ cảm thấy yêu đời và hạnh phúc hơn.
    • Ngược lại, nếu chúng ta chỉ coi lao động là một gánh nặng, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi và bất hạnh.
    • Để có hạnh phúc, cần có thái độ tích cực trong lao động.

Câu 5: Từ thực tiễn đời sống và những suy nghĩ sau khi đọc văn bản, em hãy nêu lên một biểu hiện cho thấy hiện nay trong cuộc sống vẫn có người nhận thức chưa đúng đắn về ý nghĩa của lao động.

  • Một biểu hiện cho thấy hiện nay trong cuộc sống vẫn có người nhận thức chưa đúng đắn về ý nghĩa của lao động là:
    • Nhiều người trẻ tuổi có tâm lý ngại khó, ngại khổ, chỉ muốn tìm kiếm những công việc nhàn hạ, lương cao mà không muốn bỏ công sức lao động.
    • Một số người có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, không muốn tự mình lao động để tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội.
2 tháng 4

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản này là gì?

  • Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản này là nghị luận.

Câu 2: Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

  • Văn bản trên bàn về vấn đề ý nghĩa và giá trị của lao động đối với sự tồn tại và hạnh phúc của con người.

Câu 3: Để làm rõ cho ý kiến: "Mọi động vật đều lao động, trước hết là để duy trì sự sống." tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào? Nhận xét về những bằng chứng ấy.

  • Tác giả đã sử dụng những bằng chứng sau:
    • "Ngay cả chú chim yến, khi còn non thì được bố mẹ mang mồi về mớm cho nhưng khi lớn lên sẽ phải tự mình đi kiếm mồi."
    • "Hổ và sư tử cũng đều như vậy."
  • Nhận xét:
    • Những bằng chứng này rất cụ thể, sinh động và dễ hiểu, giúp người đọc dễ dàng hình dung và đồng tình với ý kiến của tác giả.
    • Việc lấy dẫn chứng từ nhiều loài vật khác nhau cho thấy tính phổ quát của nhận định, khiến cho nhận định trở nên đanh thép hơn.

Câu 4: Câu: "Việc con người có cảm nhận được niềm vui trong lao động hay không sẽ có ý nghĩa lớn lao, quyết định cuộc đời của người đó hạnh phúc hay không." đem đến cho em suy nghĩ gì?

  • Câu nói này đem đến cho em suy nghĩ rằng:
    • Lao động không chỉ là phương tiện để kiếm sống mà còn là nguồn gốc của niềm vui và hạnh phúc.
    • Khi chúng ta tìm thấy niềm vui trong công việc, chúng ta sẽ cảm thấy yêu đời và hạnh phúc hơn.
    • Ngược lại, nếu chúng ta chỉ coi lao động là một gánh nặng, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi và bất hạnh.
    • Để có hạnh phúc, cần có thái độ tích cực trong lao động.

Câu 5: Từ thực tiễn đời sống và những suy nghĩ sau khi đọc văn bản, em hãy nêu lên một biểu hiện cho thấy hiện nay trong cuộc sống vẫn có người nhận thức chưa đúng đắn về ý nghĩa của lao động.

  • Một biểu hiện cho thấy hiện nay trong cuộc sống vẫn có người nhận thức chưa đúng đắn về ý nghĩa của lao động là:
    • Nhiều người trẻ tuổi có tâm lý ngại khó, ngại khổ, chỉ muốn tìm kiếm những công việc nhàn hạ, lương cao mà không muốn bỏ công sức lao động.
    • Một số người có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, không muốn tự mình lao động để tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội.


(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH(Trích)Nguyễn Minh Châu(1)     (Tóm tắt: “Dấu chân người lính” là tiểu thuyết kể về cuộc chiến vô cùng ác liệt của quân đội ta với kẻ thù ở thung lũng Khe Sanh, Quảng Trị. Tác phẩm gồm 03 phần: Hành quân - Chiến dịch bao vây - Đất giải phóng, nhằm tái hiện lại hành trình chiến đấu từ...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH

(Trích)

Nguyễn Minh Châu(1)

     (Tóm tắt: “Dấu chân người lính” là tiểu thuyết kể về cuộc chiến vô cùng ác liệt của quân đội ta với kẻ thù ở thung lũng Khe Sanh, Quảng Trị. Tác phẩm gồm 03 phần: Hành quân - Chiến dịch bao vây - Đất giải phóng, nhằm tái hiện lại hành trình chiến đấu từ những ngày bắt đầu chuẩn bị đến chặng đường hành quân và cuối cùng là cuộc tấn công giành chiến thắng. Trong hành trình ấy là những câu chuyện về cuộc sống chiến đấu và đời sống tâm hồn của chính ủy Kinh, chiến sĩ cần vụ Khuê, trinh sát Lượng, lính thông tin Lữ,... Đoạn trích dưới đây thuộc chương 12, kể về Nết - chị của Khuê, một nữ thanh niên xung phong, được điều đến làm công việc của y tá trạm phẫu thuật ở Tây Nam Khe Sanh.)

    Nết đã đi làm đường trong đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước hai năm, hai năm làm cấp dưỡng nữa, cô đã đi gần suốt dãy Trường Sơn mà vẫn không sao sửa chữa được cái bệnh nhớ nhà.

    […]

    Làm sao nói hết mọi điều đáng nói về một cái bếp lửa trên chon von Trường Sơn? Những cái bếp bằng đất vắt nặn nên bởi bàn tay khéo léo, khói chỉ lan lờ mờ trong cỏ như sương ban mai rồi tan dần, lửa thì đậu lại. Ngọn lửa được ấp ủ trong lòng người con gái đồng bằng. Những chiến sĩ hành quân trên Trường Sơn chợt trông thấy một ánh lửa hồng, một mái nhà, cái bờ giậu bằng cây sắn có rặng mồng tơi leo, đàn gà lợn trong chuồng, bên đường một mái tóc cặp buông lơi, một kiểu chít khăn mỏ quạ, một nước da con gái đang sốt rét, một ánh mắt đằm thắm vồn vã: “Các anh người quê ở đâu ta?”. Có biết bao nhiêu là nỗi nhớ đồng bằng gửi vào trong một câu hỏi ấy? Có đêm khuya khoắt ngồi trước khuôn bếp, Nết lắng nghe thấy đủ các thứ tiếng động của rừng: tiếng suối chảy, tiếng gà rừng gáy, tiếng con tắc kè và tiếng chim “bắt cô trói cột”. Mỗi lúc như vậy, nỗi nhớ nhà và nhớ vùng xuôi cứ cồn cào trong gan ruột, Nết nghe rõ tiếng cá chép đớp mồi bên bờ ao ấu, cùng tiếng mẹ khỏa nước rửa chân ngoài cầu ao... Suốt những năm ở nhà cùng với mẹ, chẳng mấy khi Nết trông thấy mẹ mặc một cái quần chùng, hai ống quần ướt sũng bao giờ cũng vo quá gối, đôi bắp chân đen thui khẳng khiu bao giờ cũng in một ngấn bùn trắng. Mỗi buổi trưa hè đi làm ngoài đồng trở về, bước chân bao giờ cũng lật đật, mẹ vứt xóc cua đồng trước thềm nhà và liền nằm úp sấp bụng trên cái thềm đất, vừa cười ngượng nghịu vừa vẫy Nết lại. Nết chạy tới nhẹ nhàng giậm bàn chân trên dọc sống lưng mẹ, giận dữ rầy la mẹ sau các kỳ sinh nở không biết kiêng cữ. Và những lúc như vậy, mẹ chỉ nín lặng nhẫn nhục rên khe khẽ và đưa mắt nhìn lũ con cãi cọ tranh nhau đuổi theo những con cua đồng “- U ơi!”. Ngày hôm đó, Nết đã cầm chặt lá thư ngắn ngủi của Khuê trong những ngón tay cứng đờ như không còn biết cảm giác, cô kêu lên một tiếng rên rỉ đầy đau khổ và phẫn nộ. Nết nhớ ngày ở nhà, cô thường giả vờ xắn ống tay áo dọa đùa thằng em bé nhất: “Hiên ra đây chị gội đầu nào?”. Thằng bé sợ nhất là bị bế đi gội đầu liền khóc thét om cả nhà và lần nào Nết cũng bị mẹ mắng: “Cái con quỷ này lớn xác chỉ khỏe trêu em!”.

    Các mẩu kỷ niệm vui buồn vụn vặt gần như chẳng có ý nghĩa gì hết ở trong cái gia đình nghèo và lam lũ, Nết cứ theo bộ đội đi một bước lại nhớ thêm một chuyện. Không biết bao nhiêu chuyện vui buồn nho nhỏ trong gia đình. Mỗi mẩu chuyện là một lưỡi dao cắt vào gan vào ruột. “Nết ơi, tao lạy mày, mày khóc đi một cái!”. - Không bao giờ tao chịu khóc đâu Dự ạ, lúc xong việc ở đây rồi thì tao sẽ khóc. Nhưng bây giờ anh chị em trong đội đang vội vàng chuẩn bị đón thương binh về, mỗi người xé ra làm hai ba mà chưa làm hết việc, lẽ nào ngồi khóc? Làm sao sinh ra người con gái giàu nước mắt vậy, nhưng Nết không rõ một giọt nước mắt nào cho mẹ và em ở nhà đã chết vì bom Mỹ. Hãy nghiến răng lại mà làm việc đừng quản ngày đêm. Hãy nghiễn răng lại mà chiến đấu và làm việc để trả thù cho những người thân đã mất!

(Trích Nguyễn Minh Châu, Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Văn học, 2007, tr.538 - 540)

Chú thích: (1) Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định dấu hiệu hình thức cho biết ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra 02 chi tiết miêu tả hình ảnh bếp lửa ở đoạn trích.

Câu 3 (1,0 điểm). Tác giả đã sử dụng cách kể chuyện đan xen giữa những sự kiện diễn ra ở hiện tại và trong dòng hồi ức của nhân vật Nết. Nhận xét về tác dụng của cách kể chuyện này.

Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong các câu văn sau: Nết nhớ ngày ở nhà, cô thường giả vờ xắn ống tay áo dọa đùa thằng em bé nhất: “Hiên ra đây chị gội đầu nào?”. Thằng bé sợ nhất là bị bế đi gội đầu liền khóc thét om cả nhà và lần nào Nết cũng bị mẹ mắng: “Cái con quỷ này lớn xác chỉ khỏe trêu em!”.

Câu 5 (1,0 điểm). Câu nói của Nết Không bao giờ tao chịu khóc đâu Dự ạ, lúc xong việc ở đây rồi thì tao sẽ khóc. gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về cách mỗi người đối diện với nghịch cảnh trong cuộc sống (trình bày trong khoảng 10 dòng)?

2

Dưới đây là phần trả lời cho các câu hỏi của bạn về đoạn trích "Dấu chân người lính":

Câu 1: Xác định dấu hiệu hình thức cho biết ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

  • Dấu hiệu hình thức cho biết ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là ngôi thứ ba, người kể chuyện không trực tiếp tham gia vào câu chuyện, nhưng có khả năng thấu hiểu và miêu tả tâm lý nhân vật.

Câu 2: Chỉ ra 02 chi tiết miêu tả hình ảnh bếp lửa ở đoạn trích.

  • "Những cái bếp bằng đất vắt nặn nên bởi bàn tay khéo léo, khói chỉ lan lờ mờ trong cỏ như sương ban mai rồi tan dần, lửa thì đậu lại."
  • "Ngọn lửa được ấp ủ trong lòng người con gái đồng bằng."

Câu 3: Tác giả đã sử dụng cách kể chuyện đan xen giữa những sự kiện diễn ra ở hiện tại và trong dòng hồi ức của nhân vật Nết. Nhận xét về tác dụng của cách kể chuyện này.

  • Cách kể chuyện đan xen giữa hiện tại và hồi ức của nhân vật Nết có tác dụng:
    • Tái hiện sinh động đời sống nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
    • Làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật: lòng yêu thương gia đình, quê hương, tinh thần dũng cảm, kiên cường, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù.
    • Góp phần thể hiện chiều sâu tư tưởng và tính nhân văn của tác phẩm.

Câu 4: Phân tích hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong các câu văn sau: Nết nhớ ngày ở nhà, cô thường giả vờ xắn ống tay áo dọa đùa thằng em bé nhất: “Hiên ra đây chị gội đầu nào?”. Thằng bé sợ nhất là bị bế đi gội đầu liền khóc thét om cả nhà và lần nào Nết cũng bị mẹ mắng: “Cái con quý này lớn xác chỉ khỏe trêu em!”.

  • Việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong các câu văn trên có hiệu quả:
    • Tái hiện sinh động không khí gia đình ấm áp, gần gũi, đầy ắp tiếng cười.
    • Thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó của Nết với gia đình.
    • Góp phần làm nổi bật sự đối lập giữa khung cảnh thanh bình của gia đình và sự khốc liệt của chiến tranh.
    • Làm hiện lên nổi nhớ nhà da diết trong lòng nhân vật Nết.

Câu 5: Câu nói của Nết: "Không bao giờ tao chịu khóc đâu Dự ạ, lúc xong việc ở đây rồi thì tao sẽ khóc." gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về cách mỗi người đối diện với nghịch cảnh trong cuộc sống (trình bày trong khoảng 10 dòng)?

  • Câu nói của Nết gợi cho tôi những suy nghĩ về cách mỗi người đối diện với nghịch cảnh trong cuộc sống:
    • Trong hoàn cảnh khó khăn, con người cần có ý chí mạnh mẽ, tinh thần kiên cường để vượt qua thử thách.
    • Cần biết nén đau thương, dồn nén cảm xúc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.
    • Hãy biến đau thương thành sức mạnh để chiến đấu và làm việc.
    • Mỗi người có một cách riêng để đối diện với khó khăn, nhưng điều quan trọng là không được gục ngã.
    • Nên có sự kiên định, và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    • Hãy luôn hướng về phía trước, và có niềm tin vào tương lai.
    • Trong những lúc khó khăn nhất, sự mạnh mẽ sẽ giúp ta vượt qua tất cả.
2 tháng 4

Dưới đây là phần trả lời cho các câu hỏi của bạn về đoạn trích "Dấu chân người lính":

Câu 1: Xác định dấu hiệu hình thức cho biết ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

  • Dấu hiệu hình thức cho biết ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là ngôi thứ ba, người kể chuyện không trực tiếp tham gia vào câu chuyện, nhưng có khả năng thấu hiểu và miêu tả tâm lý nhân vật.

Câu 2: Chỉ ra 02 chi tiết miêu tả hình ảnh bếp lửa ở đoạn trích.

  • "Những cái bếp bằng đất vắt nặn nên bởi bàn tay khéo léo, khói chỉ lan lờ mờ trong cỏ như sương ban mai rồi tan dần, lửa thì đậu lại."
  • "Ngọn lửa được ấp ủ trong lòng người con gái đồng bằng."

Câu 3: Tác giả đã sử dụng cách kể chuyện đan xen giữa những sự kiện diễn ra ở hiện tại và trong dòng hồi ức của nhân vật Nết. Nhận xét về tác dụng của cách kể chuyện này.

  • Cách kể chuyện đan xen giữa hiện tại và hồi ức của nhân vật Nết có tác dụng:
    • Tái hiện sinh động đời sống nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
    • Làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật: lòng yêu thương gia đình, quê hương, tinh thần dũng cảm, kiên cường, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù.
    • Góp phần thể hiện chiều sâu tư tưởng và tính nhân văn của tác phẩm.

Câu 4: Phân tích hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong các câu văn sau: Nết nhớ ngày ở nhà, cô thường giả vờ xắn ống tay áo dọa đùa thằng em bé nhất: “Hiên ra đây chị gội đầu nào?”. Thằng bé sợ nhất là bị bế đi gội đầu liền khóc thét om cả nhà và lần nào Nết cũng bị mẹ mắng: “Cái con quý này lớn xác chỉ khỏe trêu em!”.

  • Việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong các câu văn trên có hiệu quả:
    • Tái hiện sinh động không khí gia đình ấm áp, gần gũi, đầy ắp tiếng cười.
    • Thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó của Nết với gia đình.
    • Góp phần làm nổi bật sự đối lập giữa khung cảnh thanh bình của gia đình và sự khốc liệt của chiến tranh.
    • Làm hiện lên nổi nhớ nhà da diết trong lòng nhân vật Nết.

Câu 5: Câu nói của Nết: "Không bao giờ tao chịu khóc đâu Dự ạ, lúc xong việc ở đây rồi thì tao sẽ khóc." gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về cách mỗi người đối diện với nghịch cảnh trong cuộc sống (trình bày trong khoảng 10 dòng)?

  • Câu nói của Nết gợi cho tôi những suy nghĩ về cách mỗi người đối diện với nghịch cảnh trong cuộc sống:
    • Trong hoàn cảnh khó khăn, con người cần có ý chí mạnh mẽ, tinh thần kiên cường để vượt qua thử thách.
    • Cần biết nén đau thương, dồn nén cảm xúc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.
    • Hãy biến đau thương thành sức mạnh để chiến đấu và làm việc.
    • Mỗi người có một cách riêng để đối diện với khó khăn, nhưng điều quan trọng là không được gục ngã.
    • Nên có sự kiên định, và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    • Hãy luôn hướng về phía trước, và có niềm tin vào tương lai.
    • Trong những lúc khó khăn nhất, sự mạnh mẽ sẽ giúp ta vượt qua tất cả.
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Nghịch cảnh giúp ta thành công      Một người có nghị lực có thể đổi rủi thành may, chuyển hoạ thành phúc. Tôi không bàn đến lẽ thất bại là mẹ thành công.      Bạn nào cũng đã biết Edison phải nếm mùi thất bại cả ngàn lần rồi mới chế tạo được ra bóng đèn điện và ông cho những thất bại ấy là...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Nghịch cảnh giúp ta thành công

      Một người có nghị lực có thể đổi rủi thành may, chuyển hoạ thành phúc. Tôi không bàn đến lẽ thất bại là mẹ thành công.

      Bạn nào cũng đã biết Edison phải nếm mùi thất bại cả ngàn lần rồi mới chế tạo được ra bóng đèn điện và ông cho những thất bại ấy là những thành công nho nhỏ vì mỗi thất bại ấy là những kinh nghiệm để tiến gần tới mục đích. Ở đây, tôi chỉ xin tiếp tục xét đến sự rủi ro. Những rủi ro lớn và lâu ta gọi là nghịch cảnh; mà nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công. Bệnh tật liên miên là một nghịch cảnh phải không bạn?

      Nhưng nếu Voltaire không đau vặt, về già phải nằm trên giường quanh năm thì chắc gì ông đã sáng tác được nhiều như vậy? Marcel Proust, nếu không mắc bệnh thần kinh, sợ tiếng động đến nỗi suốt đời tự giam mình trong một phòng kín mịt, cách thanh, thì ông có được cô tịch để suy nghĩ về tâm lý và viết được tác phẩm độc đáo bất hủ, tức cuốn “Đi tìm thời gian đã mất” không?

      Ông Ben Fortson bị tai nạn xe hơi, cụt cả hai chân, mà không cho như vậy là nghịch cảnh, còn mừng là diễm phúc vì nằm liệt một chỗ, ông đọc được rất nhiều sách về chính trị, kinh tế, xã hội, thành một nhà bác học có tài hùng biện rồi được bầu làm thống đốc một tiểu bang ở Mỹ.

      Nếu không bị loà chưa chắc Milton đã thành một thi hào của muôn thuở và nhạc sĩ Beethoven nếu không bị điếc thì tài nghệ của ông chắc gì đã tới mức tuyệt đích?

      Charles Darwin nhờ tàn tật mà lập nên sự nghiệp. Ông nói: “Nếu thân tôi không là cái xác vô dụng, chưa chắc tôi đã có đủ sức mạnh tinh thần để biểu minh lý thuyết của tôi”.

      Bà Hellen Keller hồi hai tuổi, bị bệnh nặng, hoá đui, điếc và câm, lớn lên lại nghèo tới nỗi có hồi phải ngủ trong một nhà xác. Vậy mà bà thắng được nghịch cảnh, học rộng, viết bảy cuốn sách, đi diễn thuyết khắp châu Mỹ và châu Âu, được Mark Twain cho là một người lạ lùng nhất, ngang hàng với Nã Phá Luân ở thế kỷ 19.

      Nhiều bạn trẻ thường phàn nàn với tôi vì cảnh nhà nghèo túng, hoặc không được lâu và làm ăn cũng không được. Nghèo túng là một nghịch cảnh thật, nhưng biết lợi dụng nó thì nó lại là một tay sai đắc lực giúp ta thành công. Chính vì nghèo khổ, người ta mới ham tự học, thấy cần phải tự học, J.J.Rousseau trên mười tuổi đã phải đi lang thang khắp nơi, làm đủ các nghề để kiếm ăn, nhờ có chí, biết tự học trong lúc rảnh mà nổi danh là một triết gia, ảnh hưởng lớn đến thế giới. Một người hỏi ông: “Ông học tại những trường nào mà giỏi như vậy?”. Ông đáp: “Học trong trường nghịch cảnh”. […]

      Trên đường doanh nghiệp cảnh nghèo thường kích thích hoạt động chứ không phải luôn luôn là một trở ngại. Hầu hết những ông vua thép, vua báo, vua dầu lửa, vua xe hơi ở Âu - Mỹ đều xuất thân hàn vi hơn bạn và tôi. Họ đã phải bán báo, đánh giày, lượm rác, làm bồi phòng, … chỉ nhờ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp. Cổ nhân đã nhận xét đúng: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, vì hễ nghèo thì bị tủi nhục, bị hiếp đáp nên người ta quyết tâm thắng nó, tận lực cải thiện đời sống, đem cả tâm trí ra phấn đấu đến cùng, và sớm muộn gì người ta cũng thắng, cũng hoá giàu. Vả lại, có nghèo người ta mới dám mạo hiểm để làm lớn, không sợ thất bại, thắng thì được tất cả mà thua thì chẳng mất gì. Giàu có sinh nhút nhát, làm biếng; nên một người Pháp đã nói: “Những con ngựa mập không chạy được nhanh” và một nhà doanh nghiệp nọ phàn nàn với bạn như vầy: “Tôi biết thằng con tôi, nó có nhiều đức tính lắm, song nó có một cái bất lợi rất lớn là nó sinh trong một nhà giàu”. Russell H. Conwell trong bài “Hàng mẫu kim cương” nói: “Không có vốn là phước cho bạn đó. Thấy bạn không có vốn, tôi mừng lắm. Tôi thương hại con trai những phú gia. Những cậu Hai, cậu Ba đó ở thời này có một địa vị thực khó khăn. Họ đáng thương. Họ không biết nổi những cái quý nhất trong đời. Theo bảng thống kê ở Massachusetts, trong số 17 cậu con phú gia, không cậu nào khi chết mà giàu. Họ sinh trưởng trong cảnh giàu sang thì chết trong cảnh nghèo hèn”. Vậy bạn đừng phàn nàn không có vốn để làm ăn. Thiếu cái vốn tiền bạc thì bạn đã có cái vốn khác quý báu hơn nhiều, không ai ăn cướp được, đánh cắp được, tịch thâu được của bạn, một cái vốn mà sự phá giá của đồng tiền không hề ảnh hưởng mảy may gì tới cả, cái vốn đó là sự hiểu biết, những kinh nghiệm, sức làm việc, lòng kiên nhẫn, chí quyết thắng của bạn. Trời đã ban cho ta bộ óc, hai bàn tay và 24 giờ mỗi ngày thì ta không thể phàn nàn rằng thiếu tiền, thiếu vốn là một nghịch cảnh. Nghịch cảnh lớn nhất trong đời người có lẽ là sự tù đày. Nhưng biết bao vĩ nhân đã lập nên sự nghiệp bất hủ giữa bốn bức tường đá của nhà giam! Vua Văn Vương nhà Chu bị cùm nơi ngục Dữu Lý mà viết “Chu Dịch” - một cuốn triết lý cao siêu của phương Đông; Hàn Phi bị tù ở Tần mới soạn hai thiên “Thuyết nạn” và “Cô phẫn”; Tư Mã Thiên dùng những ngày sống thừa trong khám để viết bộ “Sử ký”, một tác phẩm bất hủ làm vẻ vang cho dân tộc Trung Hoa; Phan Bội Châu để lại tập “Ngục trung thư” (thư viết trong ngục); Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Hùm tự học chữ Pháp hoặc chữ Hán trong khi bị đày ở Côn Đảo; Gandhi bảo “vào ngục vui như phòng hoa đêm tân hôn” và trong cái “phòng hoa” ấy, ông đã luyện nhân cách, suy nghĩ về phương pháp bất hợp tác để chống người Anh.

      Không ai cầu nghịch cảnh, nhưng nghịch cảnh tới thì kẻ có chí khí mỉm cười ngâm câu thơ của Nguyễn Công Trứ: “Muốn đại thụ hãy ghìm cho lúng túng” và nghĩ như một triết gia Đức: “Người lý tưởng là người khi bị định mạng thử thách, không những đã tỏ ra xuất chúng mà còn luôn luôn thích đương đầu với trở lực”. Sinh trong một gia đình phú quý, được du học bên Tây, bên Mỹ, đậu bằng cấp kỹ sư, bác sĩ, về nước cưới được vợ giàu, mở xưởng máy hoặc phòng khám bệnh rồi mỗi ngày một giàu thêm, như vậy có vẻ vang gì đâu, ai ở trong địa vị đó mà chẳng thành công được như vậy? Phải thắng được nghịch cảnh, dựng nên sự nghiệp mới đáng khen chứ? Mà tâm hồn ta mới cao thượng lên, tài đức ta mới tiến lên chứ?

(Trích Rèn nghị lực để lập thân, Nguyễn Hiến Lê)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Xác định luận đề của văn bản. 

Câu 3. Để làm sáng tỏ cho ý kiến: “nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công”, tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào? Nhận xét về những bằng chứng ấy.

Câu 4. Mục đích và nội dung của văn bản trên là gì?

Câu 5. Nhận xét cách lập luận của tác giả trong văn bản.

2

Chắc chắn rồi, dưới đây là phần trả lời cho các câu hỏi của bạn:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

  • Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là nghị luận.

Câu 2: Xác định luận đề của văn bản.

  • Luận đề của văn bản là: Nghịch cảnh có thể giúp con người thành công.

Câu 3: Để làm sáng tỏ cho ý kiến: “nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công”, tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào? Nhận xét về những bằng chứng ấy.

  • Tác giả đã sử dụng những bằng chứng sau:
    • Những người nổi tiếng như Voltaire, Marcel Proust, Ben Fortson, Milton, Beethoven, Charles Darwin, Hellen Keller, J.J. Rousseau, và nhiều nhà doanh nghiệp thành công khác.
    • Những hoàn cảnh khó khăn như bệnh tật, tai nạn, mù lòa, điếc, câm, nghèo túng, và thậm chí là tù đày.
  • Nhận xét:
    • Những bằng chứng này rất đa dạng, phong phú, và có sức thuyết phục cao.
    • Tác giả đã khéo léo sử dụng những câu chuyện về những người nổi tiếng để chứng minh cho luận điểm của mình.
    • Việc đưa ra nhiều ví dụ từ nhiều lĩnh vực cho thấy tính phổ quát của vấn đề.

Câu 4: Mục đích và nội dung của văn bản trên là gì?

  • Mục đích của văn bản là:
    • Khẳng định vai trò của nghịch cảnh trong việc giúp con người thành công.
    • Truyền cảm hứng và động lực cho người đọc, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn.
  • Nội dung của văn bản là:
    • Phân tích và chứng minh rằng nghịch cảnh không phải là rào cản, mà là cơ hội để con người phát triển và thành công.
    • Đưa ra những ví dụ minh họa về những người đã vượt qua nghịch cảnh để đạt được thành công.
    • Khuyến khích người đọc có thái độ tích cực trước khó khăn.

Câu 5: Nhận xét cách lập luận của tác giả trong văn bản.

  • Cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, logic và thuyết phục.
    • Tác giả đưa ra luận điểm rõ ràng, sau đó sử dụng những bằng chứng cụ thể để chứng minh.
    • Tác giả sử dụng nhiều phép tu từ như so sánh, tương phản, và liệt kê để tăng tính sinh động và hấp dẫn cho văn bản.
    • Sử dụng những câu nói của các nhà danh nhân, làm tăng thêm tính thuyết phục.
2 tháng 4

Chắc chắn rồi, dưới đây là phần trả lời cho các câu hỏi của bạn:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

  • Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là nghị luận.

Câu 2: Xác định luận đề của văn bản.

  • Luận đề của văn bản là: Nghịch cảnh có thể giúp con người thành công.

Câu 3: Để làm sáng tỏ cho ý kiến: “nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công”, tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào? Nhận xét về những bằng chứng ấy.

  • Tác giả đã sử dụng những bằng chứng sau:
    • Những người nổi tiếng như Voltaire, Marcel Proust, Ben Fortson, Milton, Beethoven, Charles Darwin, Hellen Keller, J.J. Rousseau, và nhiều nhà doanh nghiệp thành công khác.
    • Những hoàn cảnh khó khăn như bệnh tật, tai nạn, mù lòa, điếc, câm, nghèo túng, và thậm chí là tù đày.
  • Nhận xét:
    • Những bằng chứng này rất đa dạng, phong phú, và có sức thuyết phục cao.
    • Tác giả đã khéo léo sử dụng những câu chuyện về những người nổi tiếng để chứng minh cho luận điểm của mình.
    • Việc đưa ra nhiều ví dụ từ nhiều lĩnh vực cho thấy tính phổ quát của vấn đề.

Câu 4: Mục đích và nội dung của văn bản trên là gì?

  • Mục đích của văn bản là:
    • Khẳng định vai trò của nghịch cảnh trong việc giúp con người thành công.
    • Truyền cảm hứng và động lực cho người đọc, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn.
  • Nội dung của văn bản là:
    • Phân tích và chứng minh rằng nghịch cảnh không phải là rào cản, mà là cơ hội để con người phát triển và thành công.
    • Đưa ra những ví dụ minh họa về những người đã vượt qua nghịch cảnh để đạt được thành công.
    • Khuyến khích người đọc có thái độ tích cực trước khó khăn.

Câu 5: Nhận xét cách lập luận của tác giả trong văn bản.

  • Cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, logic và thuyết phục.
    • Tác giả đưa ra luận điểm rõ ràng, sau đó sử dụng những bằng chứng cụ thể để chứng minh.
    • Tác giả sử dụng nhiều phép tu từ như so sánh, tương phản, và liệt kê để tăng tính sinh động và hấp dẫn cho văn bản.
    • Sử dụng những câu nói của các nhà danh nhân, làm tăng thêm tính thuyết phục.
Đọc văn bản sau:                   Cánh đồng và mẹ     Lúa chưa kịp khô     Mưa đã trút nhọc nhằn lên vai mẹ     Mẹ như cánh đồng tháng năm không kịp thở để gieo vụ tháng mười     Mẹ gánh lúa về nhà     Con đèo gạo lên thị xã     Mẹ tưới mồ hôi xuống đất     Cấy hy vọng đời con.      Bao năm chưa về làng     Để mặc cánh đồng chiêm mùa lặn lội   ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

                   Cánh đồng và mẹ

     Lúa chưa kịp khô

     Mưa đã trút nhọc nhằn lên vai mẹ

     Mẹ như cánh đồng tháng năm không kịp thở để gieo vụ tháng mười

     Mẹ gánh lúa về nhà

     Con đèo gạo lên thị xã

     Mẹ tưới mồ hôi xuống đất

     Cấy hy vọng đời con.

 

     Bao năm chưa về làng

     Để mặc cánh đồng chiêm mùa lặn lội

     Mẹ giờ tha thẩn tuổi già

     Cánh đồng thay người cấy mới

     Con vẫn xa như những ngày đèo gạo lên thị xã

     Bỏ lại cánh đồng rạ rơm.

 

     Con lâu chưa về làng

     Không biết cánh đồng đang hẹp lại

     Con đường lên thị xã

     Mịt mờ ngoại ô.

 

     Trưa nay bữa ăn ở phố

     Bát cơm bốc khói quê nhà

     Có phải cơm nấu từ gạo làng mình bởi những người cấy mới!

     Bất chợt nhớ làng

     Nhớ đồng

     Nhớ mẹ

     Ôi cánh đồng như lòng mẹ

     Bao dung.

(Nguyễn Doãn Việt, Dẫn theo Hội nhà văn Việt Nam, vanvn.vn, 13/03.2024)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong khổ thơ thứ nhất.

Câu 3. Dựa vào ngữ cảnh, hãy xác định nghĩa của từ “cấy” trong trường hợp sau:

                 Mẹ tưới mồ hôi xuống đất

                 Cấy hy vọng đời con.

Câu 4. Trình bày tác dụng của 01 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ thứ tư.

Câu 5. Trong khổ thơ thứ hai, người con đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?

Câu 6. Với tác giả, hình ảnh người mẹ và cánh đồng là một phần không thể thiếu trong kí ức. Với em, kí ức nào của tuổi thơ là khó quên? Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu chia sẻ cảm xúc của mình về kí ức đó.

4
22 tháng 3

Văn bản gì mà khó vậy

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong khổ thơ thứ nhất:

  • "mưa đã trút nhọc nhằn lên vai mẹ"
  • "mẹ như cánh đồng tháng năm không kịp thở"
  • "mẹ gánh lúa về nhà"
  • "mẹ tưới mồ hôi xuống đất"

Câu 3: Dựa vào ngữ cảnh, từ "cấy" trong trường hợp "mẹ tưới mồ hôi xuống đất/cấy hy vọng đời con" được hiểu theo nghĩa ẩn dụ:

  • "cấy" ở đây không chỉ hành động gieo trồng cây lúa, mà là hành động lao động, hy sinh, vun đắp của mẹ để nuôi dưỡng, tạo dựng tương lai cho con.

Câu 4: Tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ thứ tư:

  • Biện pháp tu từ ẩn dụ "cánh đồng như lòng mẹ" giúp làm nổi bật tấm lòng bao dung, rộng lớn của mẹ, đồng thời thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa hình ảnh cánh đồng và người mẹ trong tâm trí của người con.

Câu 5: Trong khổ thơ thứ hai, người con đã thể hiện tình cảm, cảm xúc:

  • Sự hối hận, day dứt vì đã lâu không về thăm mẹ và quê hương.
  • Nỗi xót xa khi nhận ra mẹ đang ngày càng già yếu.
  • Sự lo lắng khi chứng kiến sự thay đổi của quê hương.

Câu 6: Kỉ niệm tuổi thơ khó quên:

  • Trong kí ức của tôi, hình ảnh con đường làng vào mỗi buổi chiều tà luôn hiện lên thật đẹp. Đó là con đường đất nhỏ, hai bên là những hàng tre xanh mát, xa xa là cánh đồng lúa vàng óng ả. Mỗi khi chiều về, tôi cùng đám bạn trong xóm thường ra đây chơi đùa, thả diều, đá bóng. Những khoảnh khắc ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi, là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ và bình yên nhất.
Đọc văn bản sau:VIỆT NAM ĐỐI MẶT VỚI DÂN SỐ GIÀ     TTO – Sau khi bắt đầu thời kỳ già hóa dân số vào năm 2011 với tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9%, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số già từ 2026 – 2054 khi tỉ lệ người 65 tuổi trở lên chiếm từ 10 – 19,9%.     Như vậy, như nhiều chuyên gia từng cảnh báo, Việt Nam chưa giàu nhưng dân số đã bắt đầu già hóa. Và...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

VIỆT NAM ĐỐI MẶT VỚI DÂN SỐ GIÀ

     TTO – Sau khi bắt đầu thời kỳ già hóa dân số vào năm 2011 với tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9%, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số già từ 2026 – 2054 khi tỉ lệ người 65 tuổi trở lên chiếm từ 10 – 19,9%.

     Như vậy, như nhiều chuyên gia từng cảnh báo, Việt Nam chưa giàu nhưng dân số đã bắt đầu già hóa. Và từ 2054 – 2069, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20 – 29,9%. Việt Nam cũng được xem là quốc gia có thời gian chuyển từ "già hóa dân số" sang "dân số già" vào nhóm nhanh trên thế giới, dự báo là 20 năm, trong khi Nhật Bản và Trung Quốc là 26 năm, Anh và Tây Ban Nha 45 năm...

     Dân số già nhanh

     Phát biểu tại hội thảo "Dân số và phát triển", được Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) tổ chức ngày 24 – 12, ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình, cho rằng một trong những chính sách để hạn chế tốc độ già hóa dân số là duy trì mức sinh thay thế. "Việt Nam đã duy trì được mức sinh thay thế, giữ được tổng tỉ suất sinh ở mức xung quanh 2 con/bà mẹ từ 2006 đến nay."– ông Tú chia sẻ.

     Tuy nhiên, những chính sách để hỗ trợ thêm còn rất ít, thậm chí chưa có. "Hãy đặt mình vào vị trí của các công nhân, sinh con nhưng nhà trẻ, trường mẫu giáo... đều ít có hoặc chi phí cao, các gia đình trẻ ít dám sinh con. Ngay các gia đình ở thành thị, hai vợ chồng có công việc ổn định nhưng mức lương thông thường cũng rất khó khăn khi nuôi 2 con ăn học." – ông Tú bình luận.

     Chính vì lý do này, dù đã có chính sách nhằm nâng mức sinh ở vùng có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế, đồng thời giảm mức sinh ở vùng có mức sinh cao, nhưng mức sinh được thông báo gần nhất ở TP.HCM ở mức trên 1,3 con/bà mẹ vẫn là mức sinh thấp nhất nước và còn có xu hướng giảm thêm.

     "Kinh nghiệm ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia cho thấy nếu mức sinh đã xuống thấp sẽ rất khó để tăng sinh trở lại. Khi mức sinh thấp, dân số càng già với tốc độ nhanh hơn." – ông Tú khuyến cáo.

     Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và quy mô dân số (Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình), đặc điểm của người cao tuổi ở Việt Nam là trên 70% phải tự lao động kiếm sống với sự hỗ trợ của con cháu, chỉ 25,5% sống bằng lương hưu và trợ cấp xã hội.

     Con số này dự báo không có thay đổi nhiều trong thời gian tới. Trong năm 2020, Hà Nội chỉ mới có khoảng 40% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và theo mục tiêu đến năm 2021, 45% người lao động cả nước sẽ tham gia bảo hiểm xã hội. Khi bước vào thời kỳ dân số già, số người già tăng cao cùng với tỉ lệ người già không có lương hưu/trợ cấp cũng tăng theo vô hình trung sẽ là một gánh nặng về an sinh xã hội.

Hình dân số già

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Dân số – KHHGĐ – Đồ họa: TUẤN ANH

[…]

(Theo Lan Anh, https://tuoitre.vn, ngày 25/12/2020)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Mục đích của văn bản là gì?

Câu 2. Chỉ ra một vài đặc điểm về hình thức để xác định kiểu văn bản.

Câu 3.

a. Xác định 01 phép liên kết được dùng trong đoạn sau:

     Như vậy, như nhiều chuyên gia từng cảnh báo, Việt Nam chưa giàu nhưng dân số đã bắt đầu già hóa. Và từ 2054 – 2069, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20 – 29,9%.

b. Xác định phép liên kết chủ yếu được dùng để liên kết hai đoạn văn sau:

     Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và quy mô dân số (Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình), đặc điểm của người cao tuổi ở Việt Nam là trên 70% phải tự lao động kiếm sống với sự hỗ trợ của con cháu, chỉ 25,5% sống bằng lương hưu và trợ cấp xã hội.

     Con số này dự báo không có thay đổi nhiều trong thời gian tới. Trong năm 2020, Hà Nội chỉ mới có khoảng 40% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và theo mục tiêu đến năm 2021, 45% người lao động cả nước sẽ tham gia bảo hiểm xã hội. Khi bước vào thời kỳ dân số già, số người già tăng cao cùng với tỉ lệ người già không có lương hưu/trợ cấp cũng tăng theo vô hình trung sẽ là một gánh nặng về an sinh xã hội.

Câu 4. Trình bày hiệu quả của cách triển khai thông tin trong đoạn văn sau.

     Tuy nhiên, những chính sách để hỗ trợ thêm còn rất ít, thậm chí chưa có. "Hãy đặt mình vào vị trí của các công nhân, sinh con nhưng nhà trẻ, trường mẫu giáo... đều ít có hoặc chi phí cao, các gia đình trẻ ít dám sinh con. Ngay các gia đình ở thành thị, hai vợ chồng có công việc ổn định nhưng mức lương thông thường cũng rất khó khăn khi nuôi 2 con ăn học." – ông Tú bình luận.

     Chính vì lý do này, dù đã có chính sách nhằm nâng mức sinh ở vùng có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế, đồng thời giảm mức sinh ở vùng có mức sinh cao, nhưng mức sinh được thông báo gần nhất ở TP.HCM ở mức trên 1,3 con/bà mẹ vẫn là mức sinh thấp nhất nước và còn có xu hướng giảm thêm.

Câu 5. Phương tiện phi ngôn ngữ được dùng trong văn bản trên có tác dụng gì?

Câu 6. Theo bài viết, từ 2054 – 2069, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20 – 29,9%. Theo em, việc dân số già nhanh sẽ mang lại những tác hại gì đối với nước ta?

3

Câu 1: Mục đích của văn bản là thông báo về tình trạng già hóa dân số nhanh chóng ở Việt Nam và những tác động của nó đến kinh tế và an sinh xã hội.

Câu 2: Một vài đặc điểm về hình thức để xác định kiểu văn bản:

  • Văn bản có tiêu đề, các đoạn văn được phân chia rõ ràng.
  • Thông tin được trình bày một cách khách quan, có dẫn chứng số liệu cụ thể.
  • Nguồn thông tin được trích dẫn rõ ràng.

Câu 3:

  • a. Phép liên kết được dùng trong đoạn văn là phép lặp từ ngữ (dân số già).
  • b. Phép liên kết chủ yếu được dùng để liên kết hai đoạn văn là phép lặp từ ngữ (con số này).

Câu 4: Hiệu quả của cách triển khai thông tin trong đoạn văn:

  • Đoạn văn sử dụng cách triển khai thông tin theo hướng phân tích nguyên nhân - kết quả.
  • Tác giả đưa ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mức sinh thấp, sau đó đưa ra kết quả là dân số già hóa nhanh.
  • Cách triển khai này giúp người đọc hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các vấn đề và thấy được tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề.

Câu 5: Phương tiện phi ngôn ngữ được dùng trong văn bản là đồ họa. Tác dụng của phương tiện này là minh họa trực quan số liệu thống kê, giúp người đọc dễ dàng hình dung và so sánh các thông tin.

Câu 6: Theo em, việc dân số già nhanh sẽ mang lại những tác hại đối với nước ta:

  • Thiếu hụt lực lượng lao động trẻ, ảnh hưởng đến năng suất lao động và sự phát triển kinh tế.
  • Gánh nặng chi phí an sinh xã hội tăng cao do số lượng người già cần được chăm sóc tăng lên.
  • Hệ thống y tế chịu áp lực lớn hơn do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người già cao hơn.
  • Sự thay đổi cơ cấu gia đình, thiếu hụt nguồn lao động trẻ chăm sóc người già.
22 tháng 3

em ko biết

Đọc văn bản sau:MỘT CHÚT HỒN QUÊ     (1) Dọc triền đê ven sông Thái Bình quê tôi mùa này xanh tốt bời bời, đủ các loại cây cỏ. Có loại cây do con người gieo trồng như ngô, khoai, đỗ, lạc. Có loại cây lại do tự nhiên mà mọc lên như cỏ dại, dền gai, rau sam. Nhưng có một loại cây ít người chú ý đến, đó là cây rau khúc.     Rau khúc có hai loại: Nếp và tẻ....
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

MỘT CHÚT HỒN QUÊ

     (1) Dọc triền đê ven sông Thái Bình quê tôi mùa này xanh tốt bời bời, đủ các loại cây cỏ. Có loại cây do con người gieo trồng như ngô, khoai, đỗ, lạc. Có loại cây lại do tự nhiên mà mọc lên như cỏ dại, dền gai, rau sam. Nhưng có một loại cây ít người chú ý đến, đó là cây rau khúc.

     Rau khúc có hai loại: Nếp và tẻ. Cây khúc tẻ có dáng thân cao, lá to và dầy. Hái một lúc đã đầy rổ. Tuy vậy, loại khúc tẻ này ít người ưa chuộng, vì nó không thơm, không ngậy bằng rau khúc nếp. Khúc nếp thân cây thấp, nhỏ nằm sát mặt đất, lá phiến mỏng. Mặt trên của lá có phủ một lớp phấn trắng nhỏ li ti.

     (2) Mẹ tôi bảo: “Khúc nếp thường mọc lẫn với cỏ. Cỏ thì cao hơn, nên khi hái phải vạch cỏ mới tìm thấy. Những người ngại khó, ngại khổ thì chỉ hái được khúc tẻ thôi”. Công đoạn nấu xôi khúc là cả một nghệ thuật tinh tế. Lá khúc được hái về, rửa sạch, để ráo nước, rồi đưa vào cối giã nhuyễn. Sau đó hòa với nước sạch, lọc hết lá, chỉ còn nước trong. Gạo nếp phải chọn kĩ, không sạn, không sót một hạt thóc và được giã lại cho hết cám. Những hạt gạo màu trắng đục, mẩy đều, thơm tho mùi đồng bãi, mùi lúa vào đòng.

     Người ta thường ví các cô gái xinh đẹp bằng câu “Mỏng mày hay hạt” chắc từ hạt gạo này chăng? Nhìn rá gạo đến thích mắt. Sục bàn tay vào mát rười rượi. Vốc nắm gạo lên, từng hạt gạo trơn bóng đùa nhau chảy qua kẽ tay. Xòe bàn tay vẫn sạch. Gạo được vo kĩ, để ráo rồi ngâm vào nước lá khúc vài giờ. Khi vớt ra để ráo nước rồi đổ vào chõ đồ thành xôi. Xôi chín, mở vung ra. Chao ôi, một mùi thơm ngậy nồng nàn tỏa lan nức mũi ai bất chợt qua ngõ. Chưa hết. Xôi được dỡ ra cái sàng cho nguội hẳn, lại đổ vào chõ đồ thêm lần nữa. Hạt gạo nếp lúc này mới căng mọng như trái chín. Nhìn đã thèm. Mẹ tôi bảo: “Loại xôi khúc này thường mang ra đền, ra chùa dâng lên lễ Phật, lễ Thánh. Nhất là những ngày hội làng”.

     (3) Hội làng tôi ba năm mở một lần. Mâm lễ của gia chủ dù to, dù sang trọng đến đâu, nếu không có đĩa xôi nấu bằng lá rau khúc thì cũng coi như chưa dâng lễ. Bởi đó là hồn cốt, là phong tục của quê tôi dâng lên các đấng thần linh chứng giám cho tấm lòng thành của người dân lành nơi thôn dã.

(Nguồn: https://tanvanhay.vn/mot-chut-hon-que)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản được diễn đạt bởi sự kết hợp của những yếu tố nào?

Câu 2. Chủ đề của đoạn trích là gì?

Câu 3.

a. Chỉ ra tính mạch lạc về nội dung trong văn bản.

b. Xác định 01 phép liên kết trong đoạn văn sau:

     Lá khúc được hái về, rửa sạch, để ráo nước, rồi đưa vào cối giã nhuyễn. Sau đó hòa với nước sạch, lọc hết lá, chỉ còn nước trong.

Câu 4. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong đoạn (2). Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả thể hiện trong đoạn văn này?

Câu 5. Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong văn bản?

Câu 6. “Mâm lễ của gia chủ dù to, dù sang trọng đến đâu, nếu không có đĩa xôi nấu bằng lá rau khúc thì cũng coi như chưa dâng lễ. Bởi đó là hồn cốt, là phong tục của quê tôi dâng lên các đấng thần linh chứng giám cho tấm lòng thành của người dân lành nơi thôn dã.”. Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu trình bày cách hiểu của em về thông điệp, ý nghĩa của đoạn văn trên.

0
Đọc văn bản sau:    (1) Công nghệ hiện đại khiến cuộc sống dễ dàng thoải mái hơn nhưng không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích mà đôi khi còn gây hại nghiêm trọng khiến cho nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta bị đe dọa.     (2) Một trong số đó là công nghệ khiến cho các kĩ năng của con người cũng kém đi nhiều, không có khả năng làm chủ tình huống hay giải quyết vấn đề....
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

    (1) Công nghệ hiện đại khiến cuộc sống dễ dàng thoải mái hơn nhưng không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích mà đôi khi còn gây hại nghiêm trọng khiến cho nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta bị đe dọa.

     (2) Một trong số đó là công nghệ khiến cho các kĩ năng của con người cũng kém đi nhiều, không có khả năng làm chủ tình huống hay giải quyết vấn đề. Ví dụ như việc lạm dụng máy tính khi cần thực hiện phép toán giúp tiết kiệm thời gian nhưng cũng sẽ khiến bộ não không được hoạt động giống như việc tính nhẩm, khiến con người trì trệ, lười suy nghĩ, tâm lí cũng dễ bị dao động, nếu như máy móc bị hỏng, không làm được bài, không nhớ được công thức. Nhiều người còn không sử dụng đúng chính tả và ngữ pháp (ví dụ như tiếng Trung và tiếng Anh) vì lạm dụng công nghệ hay thậm chí, người ta cũng lười học thêm những ngôn ngữ mới. […]

    (3) Trước khi phụ thuộc vào công nghệ, người lao động chỉ làm việc 8 giờ một ngày trong 5 – 6 ngày một tuần. Ngoài thời gian đó thì họ được nghỉ ngơi. Nhưng bây giờ rất hiếm có công việc nào giờ giấc rạch ròi như thế. Người lao động vẫn còn bị ám ảnh công việc dù đã về đến nhà, đi du lịch, trên giường ngủ, trong phòng tắm hay kể cả những dịp trọng đại của mình. Công nghệ khiến cho công việc xâm nhập cả vào cuộc sống gia đình và vui chơi giải trí. […] Con người kết nối công nghệ nhiều hơn, thiếu giao tiếp và gặp gỡ thực tế, đánh mất kĩ năng giao tiếp. […]

    (4) Đó là bề nổi của mối hại do phụ thuộc vào công nghệ. Bên cạnh việc công nghệ chiếm chỗ con người khiến người lao động mất việc thì công nghệ còn đang chiếm mất sự riêng tư của con người. Ví dụ như ti vi thông minh có thể ghi lại những cuộc trò chuyện của chủ nhân và chia sẻ chúng với người khác cũng như tất cả các máy móc thiết bị điện tử khác còn có thể trở thành công cụ theo dõi chúng ta. Các nhà bán hàng cũng tham gia vào việc theo dõi chúng ta, ngay cả các ứng dụng mang tính bảo mật cao như ngân hàng cũng không đứng ngoài cuộc mà theo dõi thói quen chi tiêu của chúng ta sát sao. Chúng ta luôn phải cảnh giác khi sống trong môi trường có quá nhiều “con mắt” ẩn dòm ngó.

(Hàn Băng Vũ, 101 thói quen âm thầm hủy hoại cuộc đời bạn, tr. 45 – 48, NXB Văn học, 2024)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Xác định câu văn nêu ý kiến trong đoạn (3).

Câu 3.

a. Xác định 01 phép liên kết dùng để liên kết các câu trong đoạn sau:

     Trước khi phụ thuộc vào công nghệ, người lao động chỉ làm việc 8 giờ một ngày trong 5 – 6 ngày một tuần. Ngoài thời gian đó thì họ được nghỉ ngơi.

b. Xác định phép liên kết chủ yếu dùng để liên kết đoạn (1) và đoạn (2).

Câu 4. Nhận xét về ý nghĩa của bằng chứng được tác giả sử dụng trong đoạn (4).

Câu 5. Thái độ của người viết được thể hiện như thế nào trong văn bản?

Câu 6. Theo tác giả, việc phụ thuộc vào công nghệ khiến con người thiếu giao tiếp và gặp gỡ thực tế, đánh mất kĩ năng giao tiếp. Từ góc nhìn của một người trẻ, theo em chúng ta cần làm gì để tạo được sự gắn kết với người thân, bạn bè trong thời đại công nghệ xâm nhập vào đời sống như hiện nay?

0
Đọc văn bản sau:AI VÀ CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NỔI ĐƯỢC SỬ DỤNG HỖ TRỢ CỨU HỘ CỨU NẠN NHƯ THẾ NÀO?     Công nghệ đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy nhanh các nỗ lực cứu hộ, cứu trợ nhân đạo, và về lâu dài sẽ giúp các cộng đồng trở nên bền vững hơn.     (1) Các công nghệ mới nổi đã trở thành một trong những yếu tố chính trong các nỗ lực cứu trợ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

AI VÀ CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NỔI ĐƯỢC SỬ DỤNG HỖ TRỢ CỨU HỘ CỨU NẠN NHƯ THẾ NÀO?

     Công nghệ đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy nhanh các nỗ lực cứu hộ, cứu trợ nhân đạo, và về lâu dài sẽ giúp các cộng đồng trở nên bền vững hơn.

     (1) Các công nghệ mới nổi đã trở thành một trong những yếu tố chính trong các nỗ lực cứu trợ thiên tai và đã được sử dụng từ đầu những năm 2000. Đặc biệt, trận động đất kép có sức tàn phá khủng khiếp xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria mới đây đã cho thấy vai trò quan trọng của công nghệ trong việc hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

     Khó có thể hình dung được quy mô tàn phá mà hai trận động đất mạnh 7,8 và 7,5 độ Richter đã gây ra cho khu vực này. Vào ngày 15/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đây là thảm họa tồi tệ nhất ảnh hưởng đến khu vực 53 quốc gia châu Âu trong một thế kỷ qua. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã mô tả đây là một "thảm họa thiên nhiên khủng khiếp" khi đưa ra lời kêu gọi hỗ trợ gọi khẩn cấp dành cho những người bị ảnh hưởng.

     Cả hai quốc gia chịu thiệt hại nặng nề của trận động đất đều đã nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ, đóng góp tài chính và các giải pháp từ cứu hộ từ các quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt trong đó là sự hỗ trợ bởi các ứng dụng công nghệ hiện đại.

Hình ảnh động đất

     (2) Các công nghệ được sử dụng trong công tác cứu hộ cứu nạn sau trận động đất như thế nào?

     Mạng xã hội (MXH) giúp chia sẻ thông tin quan trọng và tổ chức hỗ trợ một cách nhanh chóng

     Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội giúp chia sẻ thông tin quan trọng và tổ chức hỗ trợ một cách nhanh chóng. Theo đó, các MXH như Facebook, Instagram, WhatsApp và Twitter đã được sử dụng để chia sẻ thông tin quan trọng và kêu gọi hỗ trợ.[…]

     Sử dụng phần mềm mã nguồn mở tạo bản đồ nhiệt cho các dịch vụ cứu hộ

     Các nhà phát triển trên toàn thế giới đã sử dụng các trang web được tạo ra để hỗ trợ khủng hoảng – làm cho tất cả các dự án trở thành nguồn mở và dễ sử dụng ở một quốc gia đang gặp khó khăn trong việc truy cập Internet.[…]

     Hệ thống AI mới giúp cứu sống hàng ngàn nạn nhân

     Bộ Quốc phòng Mỹ đang sử dụng hệ thống AI thị giác máy tính để hỗ trợ nỗ lực cứu hộ thiên tai sau trận động đất kinh hoàng.[…]

     (3) Tầm quan trọng của công nghệ trong dài hạn

     Công nghệ sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý thảm họa, cũng như cứu hộ cứu nạn trong tương lai. Các ứng dụng khác có thể sẽ được phát triển khi có nhu cầu cụ thể, chẳng hạn như kết nối những người cần hỗ trợ với cơ quan viện trợ hoặc nhóm hỗ trợ phù hợp nhất.

(Theo Tâm An, Tạp chí Thông tin & Truyền thông, ngày 01/02/2013)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Thông tin cơ bản của văn bản là gì?

Câu 2. Chỉ ra một vài đặc điểm về hình thức để xác định kiểu văn bản.

Câu 3.

a. Xác định 01 phép liên kết được dùng trong đoạn văn sau.

    Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội giúp chia sẻ thông tin quan trọng và tổ chức hỗ trợ một cách nhanh chóng. Theo đó, các MXH như Facebook, Instagram, WhatsApp và Twitter đã được sử dụng để chia sẻ thông tin quan trọng và kêu gọi hỗ trợ.

b. Tìm 01 thuật ngữ trong văn bản và cho biết khái niệm của thuật ngữ ấy.

Câu 4. Trình bày tác dụng của 01 phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng ở phần (1).

Câu 5. Trình bày hiệu quả của cách triển khai thông tin trong phần (2).

Câu 6. Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển vượt bậc hỗ trợ con người trong công việc, học tập và đời sống. Từ góc nhìn của một người trẻ, theo em, chúng ta nên sử dụng AI như thế nào là hiệu quả và hợp lí?

1
22 tháng 3

Trong xã hội ngày nay, có không ít người với bước thành công ban đầu đã khoe khoang này nọ đủ thứ để chứng tỏ mình tài giỏi, hiểu biết. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng phải "phô" ra cho người khác xem như thế, vì lòng khiêm tốn trong mọi trường hợp chưa bao giờ là thừa.

Lòng khiêm tốn là gì? Khiêm tốn chính là một lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi ở những người khác. Lòng khiêm tốn là một đức tính đáng quý, cần phát huy của mỗi con người. Nó sẽ giúp cho bạn thành công một cách vững chắc nhất. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người tài giỏi, vì thế không nên khoe khoang, khoác loác rằng mình làm được cái này cái nọ, mình hiểu được điều này biết được điều kia. Đó sẽ chỉ là trò cười cho thiên hạ mà thôi. Bản thân mình năng lực như thế nào mọi người sẽ có thể thấy được qua hành động của bạn chứ không phải qua lời nói. Như chúng ta đã biết, thành công luôn là thành quả của một quá trình gian nan, vất vả mới có được. Khi thời gian đủ chín và mọi việc đủ thành thì bạn sẽ nắm trong tay phần thắng. Nếu như lúc đó bạn không khiêm tốn, không biết cách kiềm chế cảm xúc thì có lẽ bạn sẽ chìm ngập trong “mùi vị” vinh quang mà quên mất rằng thực tế bên ngoài còn nhiều điều chưa biết. Những người biết phân biệt đâu là cái danh, đâu là cái mình cần mới thực sự cân bằng được cuộc sống này. Bởi vậy, trong những lúc thế chúng ta mới thấy được lòng khiêm tốn quan trọng như thế nào. Trong xã hội phong kiến có rất nhiều bậc danh nhân vì chán ghét cảnh tranh chấp quan trường mà cáo quan về ở ẩn. Họ luôn giữ cho lòng mình luôn sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao. Đấy mới là điều đáng quý. Hay như Hồ Chí Minh, một con người vĩ đại lập được bao nhiêu công lao nhưng người chưa bao giờ nói rằng tôi đã làm được cái này, tôi đã làm được cái kia. Người tự cho rằng sự học không bao giờ là thừa, và lòng khiêm tốn cũng vậy. Chúng ta thành công như thế này, có người khác còn thành công hơn chúng ta. Xã hội không thiếu những người tài giỏi mà mình phải ngưỡng mộ học hỏi.

Tuy nhiên hiện nay có một số người với chút công lao ban đầu đã to tiếng rằng mình là người tài giỏi thì thực sự công danh ấy có tồn tại được lâu. Khi tự nhận mình tài giỏi thì họ sẽ tự thỏa mãn rằng như thế là đủ, không cần cố gắng thêm. Như thế là quá sai lầm. Khiêm tốn sẽ giúp cho bản thân mình nhận ra rằng còn điều gì thiếu sót mà mình phải hoàn thiện, học hỏi được từ người khác nhiều điều mà mình không có. Lòng khiêm tốn sẽ khắc phục được rất nhiều nhược điểm đang tồn tại trong bạn, ngày càng hoàn thiện được bản thân mình. Lòng khiêm nhường luôn đi liền với sự hòa nhã, hòa đồng với mọi người, vì tinh thần không ngừng cố gắng học hỏi. Còn đối với những kẻ tự thỏa mãn bản thân thì luôn thấy người khác là thấp hơn mình, không đáng học hỏi. Vậy là tự họ tạo nên khoảng cách cho mình với mọi người. Họ thành kẻ cô lập.Bởi vậy lòng khiêm tốn đối với mỗi con người là vô cùng quan trọng, giúp cho mỗi con người chúng ta có thể thấy được rằng không có điều gì là đủ, là thừa. Càng khiêm tốn, chúng ta sẽ học hỏi thêm nhiều điều. Nhất là đối với thế hệ trẻ ngày nay.