K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Đô thị cổ Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới     Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua Cửa Đại, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía tây giáp Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km về phía bắc. Từ thế kỷ XVII về trước, Hội An thông thương với Đà Nẵng qua đường sông Cổ Cò. Sau này,...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Đô thị cổ Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

     Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua Cửa Đại, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía tây giáp Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km về phía bắc. Từ thế kỷ XVII về trước, Hội An thông thương với Đà Nẵng qua đường sông Cổ Cò. Sau này, dòng sông bị bồi lấp. Đi ngược về phía tây, cả đường sông và đường bộ là những làng mạc trù phú tiếp nối với rừng Trường Sơn giàu lâm thổ sản.

     Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỷ XVI, thịnh đạt nhất trong thế kỷ XVII-XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX, để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời. Đứng về tuổi thọ, Hội An tồn tại trong thời gian không dài. Về quy mô của một đô thị trong thời thịnh vượng của nó cũng chưa phải là to lớn. Tuy nhiên về những phương diện khác, Hội An có vị trí, vai trò đáng chú ý và mang những đặc điểm riêng, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo. Trong khi hầu hết các đô thị cổ khác, trải qua những biến thiên của lịch sử và những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên đều bị hủy hoại, hoặc được cải tạo hoàn toàn theo kiểu hiện đại, chỉ để lại trên mặt đất vài di tích rời rạc, thì Hội An được bảo tồn khá nguyên vẹn. Có thể coi đây là trường hợp duy nhất của Việt Nam và cũng là trường hợp hiếm thấy trên thế giới.

OLM, Ngữ văn 9, Đọc hiểu văn bản thông tin

 Ảnh: Phố cổ Hội An

     Chính vì những giá trị đó, mà năm 1985, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định công nhận đây là Di tích Văn hóa cấp quốc gia và khoanh vùng bảo vệ di tích phố cổ Hội An.

     […] Trong hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An trong các ngày 22, 23-3-1990, đã có 38 tham luận (trong đó có 12 tham luận của các nhà khoa học nước ngoài) đã đề cập đến nhiều vấn đề của Hội An trong lịch sử và hiện trạng. Các báo cáo cũng gợi mở nhiều vấn đề để tranh luận, đặt ra những hướng tìm tòi mới có ý nghĩa.

     Đặc biệt, trong hội thảo quốc tế này, một số báo cáo đã đặt ra vấn đề nghiên cứu sâu hơn thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa. Nơi đây còn ẩn tàng dấu vết một thương cảng cổ của vương quốc Chămpa, một “Lâm Ấp Phố” bên cửa sông lớn Thu Bồn. Và Hội An một mặt kế thừa những thành quả khai phá của Chiêm cảng xưa, mặt khác được trực tiếp chuẩn bị từ thế XV, khi người Việt đến tụ cư tại đây và tạo thành một cửa ngõ giao thương của Đàng Trong Việt Nam với thế giới bên ngoài. Hội An còn là một trung tâm giao lưu văn hóa Đông - Tây, là cái nôi hình thành chữ quốc ngữ, và trung tâm truyền bá đạo Thiên Chúa, đạo Phật ở Đàng Trong.

     Vẫn còn khá nguyên vẹn những di tích bến cảng, các phố cổ, các nhà liền kế, nhà thờ tộc họ, đình chùa, đền miếu, hội quán của người Hoa, lăng mộ của người Nhật, người Hoa, và độc đáo nhất cây cầu mang tên Cầu Nhật Bản. Những loại hình kiến trúc đa dạng cùng các phong tục tập quán, lễ hội đã phản ánh một chặng đường phát triển, hội nhập và giao thoa để tạo nên một sắc thái văn hóa riêng của Hội An, kết hợp hài hòa giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

     Ngày 4-12-1999, tổ chức UNESCO đã ra quyết định công nhận phố cổ Hội An là Di tích Văn hóa thế giới. Như vậy là trên đất Quảng Nam, có hai Di tích Văn hóa thế giới là: Phố cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn. 

(Theo danang.gov.vn)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Đối tượng thông tin được đề cập đến trong văn bản là gì? 

Câu 3. Phân tích cách trình bày thông tin trong câu văn: “Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỷ XVI, thịnh đạt nhất trong thế kỷ XVII-XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX, để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời.”.

Câu 4. Phương tiện phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản? Hãy nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ đó trong việc biểu đạt thông tin trong văn bản.

Câu 5. Mục đích và nội dung của vản bản trên là gì?  

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:                      YêuYêu, là chết ở trong lòng một ít,Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!- Yêu, là chết ở trong lòng một...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

                      Yêu

Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu;
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

                                - Xuân Diệu -

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Nhận xét về nhịp thơ của bài thơ.

Câu 3. Phát biểu đề tài, chủ đề của bài thơ.

Câu 4. Phân tích ý nghĩa của một hình ảnh tượng trưng mà em thấy ấn tượng trong văn bản.

Câu 5. Văn bản gợi cho em những cảm nhận và suy nghĩ gì?

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:                      YêuYêu, là chết ở trong lòng một ít,Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!- Yêu, là chết ở trong lòng một...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

                      Yêu

Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu;
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

                                - Xuân Diệu -

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Nhận xét về nhịp thơ của bài thơ.

Câu 3. Phát biểu đề tài, chủ đề của bài thơ.

Câu 4. Phân tích ý nghĩa của một hình ảnh tượng trưng mà em thấy ấn tượng trong văn bản.

Câu 5. Văn bản gợi cho em những cảm nhận và suy nghĩ gì?

0
Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di tích lịch sử của dân tộc hiện nay.Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.      ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN                                             Nguyễn Trọng Tạo có cánh rừng chết vẫn...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di tích lịch sử của dân tộc hiện nay.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

      ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN
                                             Nguyễn Trọng Tạo
 có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
 có con người sống mà như qua đời

 có câu trả lời biến thành câu hỏi
 có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới

 có cha có mẹ có trẻ mồ côi
 có ông trăng tròn nào phải mâm xôi

 có cả đất trời mà không nhà cửa
 có vui nho nhỏ có buồn mênh mông

 mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
 mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió

 có thương có nhớ có khóc có cười
 có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.

                                             1992

                               (Theo nhavanhanoi.vn)

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:Những sự thật về Vạn Lý Trường Thành, “bức tường” bí ẩn nhất nhân loại      Được xây dựng bởi hàng triệu nhân công cũng như chứng kiến hàng trăm trận chiến, Vạn Lý Trường Thành vẫn ở đó, sừng sững cho tới ngày nay và xứng đáng là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của thế giới.      Mặc dù,...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Những sự thật về Vạn Lý Trường Thành, “bức tường” bí ẩn nhất nhân loại

      Được xây dựng bởi hàng triệu nhân công cũng như chứng kiến hàng trăm trận chiến, Vạn Lý Trường Thành vẫn ở đó, sừng sững cho tới ngày nay và xứng đáng là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của thế giới.

      Mặc dù, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan mỗi năm, nhưng cho tới nay, nguồn gốc và lý do ra đời thực sự của Vạn Lý Trường Thành vẫn còn đó những nghi hoặc. Bằng cách đi ngược lại lịch sử, nghiên cứu những cấu tạo và tìm kiếm các bằng chứng, ghi chép, các nhà khoa học đã và đang cố gắng giải đáp những bí ẩn xung quanh công trình kỳ vĩ này.

      Trong bài viết dưới đây, hãy cùng điểm lại những điều mà không phải ai cũng biết về Vạn Lý Trường Thành.

      1. Xây Trường Thành là hình phạt cho phạm nhân

      Trong thời nhà Tần, việc xây dựng, bảo trì, giám sát các hoạt động ở Vạn Lý Trường Thành là hình phạt thường xuyên của tù nhân bị kết án. Thời điểm đó không có máy móc nên toàn bộ việc thi công đều phải dùng đến sức người.

      Với các tội danh như trốn thuế có thể bị trừng phạt bằng việc xây tường và khuôn vác nguyên vật liệu vô cùng gian khổ cũng như nguy hiểm. Cùng với những tù nhân phạm tôi, Vạn Lý Trường Thành còn được xây dựng bởi các binh lính và dân thường.

      2. Vạn Lý Trường Thành đang dần "biến mất"

      So với nhiều công trình trên thế giới, quy mô của Vạn Lý Trường Thành là vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, sự kiên cố của công trình này đang gặp phải nhiều mối đe dọa. Theo Travel China Guide, Vạn Lý Trường Thành đang "biến mất dần theo năm tháng". Thống kê của UNESCO cho thấy gần một phần ba công trình này đã biến mất. Nguyên nhân chính được cho là do những tác động của tự nhiên, thời tiết cũng như sự xói mòn do con người. Tuy nhiên, vẫn có những phần của công trình này được bảo tồn và duy tu tốt.

      3. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng qua hàng nghìn năm

      Vạn Lý Trường Thành không phải công trình được xây dựng dứt điểm trong một lần mà trải qua rất nhiều năm để có được cấu trúc như chúng ta thấy ngày nay. Bức tường thành kiên cố này được xây dựng qua nhiều triều đại của phong kiến Trung Quốc trong suốt hơn 22 thế kỷ. Phần di tích còn lại cho tới ngày nay chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh. Triều đại này đã xây dựng và tu sửa công trình kỳ vĩ này trong suốt hơn 200 năm.

OLM, Ngữ văn 12, Đọc hiểu văn bản thông tin 

Ảnh: Vạn Lý Trường Thành

      4. Vạn Lý Trường Thành có tuổi đời hơn 2.300 năm

      Được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên dưới thời Tần Thủy Hoàng, cho tới nay, công trình kỳ vĩ nhất Trung Quốc này đã có tuổi đời hơn 2.300 năm.

      5. Số lượng du khách có thể lên tới 30.000 người mỗi ngày

      Trước thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, tại những khu vực phổ biến trên Vạn Lý Trường Thành có thể đón tới 30.000 du khách tới tham quan mỗi ngày và hơn 10 triệu lượt khách mỗi năm.

      Bát Đạt Lĩnh là nơi có đoạn Trường Thành được du khách tới tham quan nhiều nhất, nằm cách trung tâm đô thị của Bắc Kinh 50 dặm về phía tây bắc. Nơi này thuộc địa giới của huyện Diên Khánh, Bắc Kinh.

      6. Vạn Lý Trường Thành là một cấu trúc gián đoạn

      Điều này có thể sẽ gây bất ngờ với nhiều người nhưng theo Travel China Guide giải thích: "Vạn Lý Trường Thành là một mạng lưới phòng thủ bao gồm nhiều bức tường và pháo đài được xây dựng trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, với một số phân đoạn nằm rải rác trong khi một số khác chạy song song. Ở một số nơi, bức tường thành này có thể cao gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba lần so với các khu vực khác".

      7. Thơ cổ tiên đoán về việc xây dựng Trường Thành

      Trong “Kinh Thi”, tập thơ cổ được viết từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 7 trước Công nguyên, đã đưa ra tiên đoán về một công trình kiến trúc vĩ đại nhất trên thế giới được xây dựng ở quốc gia này. Các bài thơ trong “Kinh Thi” đề cập tới nhu cầu phòng vệ của Trung Quốc trước những kẻ xâm lược bằng cấu trúc tường vây che chắn. Đây cũng là tập thơ cổ nhất được tìm thấy ở quốc gia tỷ dân này.

      8. Vẫn còn đó dấu tích của những vết đạn pháo

      Nhìn vào lịch sử trường kỳ của Vạn Lý Trường Thành không khó để nhận ra công trình này vẫn in hằn những dấu tích của quá khứ. Phần Trường Thành qua Gubeikou nằm ở quận Miyun, cách Bắc Kinh khoảng 140 km là nơi mà du khách có thể tận mắt chứng kiến những bức tường thủng lỗ chỗ đạn pháo. Đây là nơi diễn ra những trận chiến ác liệt giữa quân đội Trung Quốc và Nhật Bản vào những năm 1930.

      9. Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc dài nhất mà con người từng xây dựng

      Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến ​​trúc dài nhất mà con người từng xây dựng. Trên thực tế, theo Daily mail, tổng chiều dài của Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, được xây dựng trong các triều đại khác nhau là 21.196,18 km.

      10. Gạo nếp được dùng làm vữa

      Phần lớn Vạn Lý Trường Thành được tạo ra từ những vật liệu xây dựng không có gì nổi bật như đất đá. Tuy nhiên, gạo nếp được đưa vào công thức làm vữa nhờ sự kết dính ưu việt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất amylopectin (hợp chất tạo sự kết dính) có trong gạo nếp giúp tường thành vững chắc và bền bỉ hơn.

      […]

(Theo Đỗ An (tổng hợp), vietnamnet.vn, 5-3-2022)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Đối tượng thông tin được đề cập đến trong văn bản là gì? 

Câu 3. Những dữ liệu mà tác giả đưa ra trong văn bản là dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp? Chỉ ra một ví dụ để chứng minh.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản.

Câu 5. Văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về đối tượng thông tin?

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)Đọc văn bản sau:       MỘT LẦN VÀ MÃI MÃI       Quán bà Bảy Nhiêu nằm gần một khu mả đá, được bao bọc bởi những hàng rào bàn chải. Đó là một cái chòi tranh rách nát được dựng lên trước mặt một ngôi nhà tranh vách đất cũng rách nát như vậy. Trong chòi có đặt một cái bàn gỗ đã cũ, hai cái ghế băng cũng đã già nua như vậy, một cái đã hỏng mất...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

       MỘT LẦN VÀ MÃI MÃI

       Quán bà Bảy Nhiêu nằm gần một khu mả đá, được bao bọc bởi những hàng rào bàn chải. Đó là một cái chòi tranh rách nát được dựng lên trước mặt một ngôi nhà tranh vách đất cũng rách nát như vậy. Trong chòi có đặt một cái bàn gỗ đã cũ, hai cái ghế băng cũng đã già nua như vậy, một cái đã hỏng mất một chân. Trên chiếc bàn gỗ có xếp mấy lọ kẹo, đường táng, những thứ mà bà con nông dân tự làm lấy.

       Bà Bảy Nhiêu sống có một mình. Người trong làng không ai rõ chồng con bà đã mất từ lúc nào, mà cũng có thể là bà chưa có chồng con gì cả. Trước đây, mắt bà còn tinh nhưng độ hai năm nay bà bị lòa. Người ta bảo nhà bà ở gần động cát quá, nên gió thổi cát vào mắt nhiều lần, lâu ngày mà nó vậy.

       Chúng tôi nhao nhao:

       - Bán cho con một táng đường, bà.

       - Bán cho con hai viên kẹo bi, bà.

       Bà Bảy Nhiêu run run đưa bàn tay trái lên cầm tiền của chúng tôi, bỏ ngay vào cái cơi trầu bà đặt dưới bàn, tay phải quờ quờ lục vào các lọ lấy kẹo, đường cho từng đứa. Hầu như không bao giờ bà đếm tiền. Bà tin chúng tôi.

       Trưa hôm đó, sau hiệu lệnh của thằng Bá, tôi cho tay vào túi. Những tờ bạc lẻ mà mẹ tôi cho đã biến mất đâu. Tôi ngần ngừ một lúc nhưng nỗi thèm ngọt đã khiến cho tôi lủi thủi theo sau các bạn mong được “ăn ghẹ” của một đứa nào đấy. Giữa đường, nghĩ xấu hổ, tôi quay lại...

       - Sao mày không đi mua đường, mua kẹo? - Thằng Bá đi phía sau hỏi tôi.

       - Tao không có tiền.

       Bá cười sằng sặc:

       - Chớ hồi giờ tao đâu có tiền mà vẫn mua được kẹo.

       Tôi ngạc nhiên:

       - Chớ lâu nay mày mua bằng thứ gì?

       Bá không trả lời ngay. Nó kéo tôi sát lại gần nó, rút trong túi ra mấy tờ giấy đã viết, được cắt gọn ghẽ như những tờ giấy bạc, nói thì thầm:

       - Tao chuyên đưa bà Bảy những tờ giấy này. Bả mù, bà đâu có thấy. - Nó ngừng một lát rồi nói tiếp, - tao có ba tờ tao cho mày một tờ. Mày đợi tụi nó mua cuối cùng mình mới mua.

       Tôi ngần ngại một lát nhưng cuối cùng cũng cầm tờ giấy lộn. Tôi có cảm giác khi cầm tờ “bạc giả” của tôi, mắt bà Bảy Nhiêu như có tia sáng loé lên. Nhưng bà không nói gì, vẫn bỏ nó vào cơi trầu và đưa đường táng đen cho tôi.

       Ngày hôm sau, sự việc vẫn lặp lại y như hôm trước. Có điều, khi tôi và Bá đến quán thì không thấy có chuyện mua bán xảy ra. Các bạn đến trước đều đứng túm lại dưới quán nhìn sững vào trong nhà bà Bảy. Trong nhà có tiếng người lao xao. Một bác nông dân quen biết trong làng đang ngồi trước cửa vừa giờ cơi trầu của bà Bảy ra đếm tiền vừa nói vọng ra:

       - Tụi bay về đi. Bà Bảy trúng gió chết hồi hôm rồi.

       Chúng tôi sững sờ, đứng im không nhúc nhích. Bác nông dân lẩm bẩm điều gì quay vô nhà nói với ai đó: “Số tiền này vừa đủ mua một chiếc chiếu gói bả đấy.”. Im lặng một lúc rồi bác tiếp: “Bả mù mà tinh thật. Bọn xỏ lá nào đưa giấy lộn cho bả, bả cũng nhận rồi gói riêng ra...”. Tôi và Bá đứng như chôn chân xuống đất. Sống lưng lạnh buốt.

       Từ đó đến nay đã bốn mươi năm trôi qua. Bạn bè của tôi cũng không còn đông đủ như trước. Có những đứa vốn ngỗ ngược, sau này lại trở thành những du kích dũng cảm và hi sinh. Có nhiều đứa theo gia đình, bỏ quê xứ đi làm ăn xa. Thằng Bá bây giờ trở thành một nông dân, người gầy, rắn rỏi, ngày ngày đánh trâu cày trên những rộc cát khô khốc mong tìm từng củ khoai để nuôi bầy con cháu đông đúc. Riêng tôi may mắn, được đi tập kết, được học hành để trở thành một nhà văn. Cứ mỗi lần về quê, tôi lại rủ Bá ra thăm mả bà Bảy Nhiêu. Cả hai đứa đều đứng lặng, miệng lầm rầm cầu mong bà tha thứ...

       Trong đời, có những điều ta đã lầm lỡ, không bao giờ còn có dịp để sửa chữa được nữa.

(Thanh Quế, Trích 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra ngôi kể được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm). Nhận xét về cốt truyện của văn bản.

Câu 4 (1,0 điểm). Nội dung của văn bản này là gì?

Câu 5 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu: "Trong đời, có những điều ta đã lầm lỡ, không bao giờ còn có dịp để sửa chữa được nữa."?

1
7 tháng 3

Câu 1 (0,5 điểm):
Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn.

Câu 2 (0,5 điểm):
Văn bản sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" là người kể chuyện.

Câu 3 (1,0 điểm):
Cốt truyện của văn bản có tính đơn giản nhưng xúc động, xoay quanh kỷ niệm tuổi thơ của nhân vật "tôi" và bạn bè với bà Bảy Nhiêu. Truyện có một tình huống bất ngờ khi bà Bảy Nhiêu qua đời, làm bật lên sự ăn năn, hối hận của các nhân vật. Câu chuyện có kết cấu chặt chẽ, mở đầu bằng những ký ức tuổi thơ hồn nhiên, cao trào ở hành động lừa bà Bảy của nhóm trẻ, và kết thúc bằng sự day dứt không thể sửa chữa của nhân vật chính.

Câu 4 (1,0 điểm):
Văn bản phản ánh bài học sâu sắc về lòng trung thực và sự hối hận muộn màng. Qua câu chuyện, tác giả muốn nhấn mạnh rằng những sai lầm trong cuộc sống có thể để lại sự day dứt mãi mãi, vì không phải lúc nào cũng có cơ hội để sửa chữa. Đồng thời, truyện cũng thể hiện tấm lòng bao dung và nhân hậu của bà Bảy Nhiêu, dù bị lừa nhưng vẫn không trách mắng, vẫn đối xử tử tế với lũ trẻ.

Câu 5 (1,0 điểm):
Câu nói nhấn mạnh rằng có những sai lầm trong cuộc đời không thể quay lại để sửa chữa. Một khi đã gây ra tổn thương cho người khác, có thể chúng ta sẽ mãi mãi sống trong sự hối hận mà không thể làm gì để bù đắp. Câu chuyện nhắc nhở con người phải biết sống trung thực, tử tế ngay từ đầu, tránh những hành động sai lầm mà sau này có thể không còn cơ hội để sửa đổi.

9 tháng 2

vì nếu không chấp hành luật giao thông thì sẽ gây tai nạn


9 tháng 2

Olm chào em, ,việc chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông sẽ giúp người và phương tiện khi tham gia giao thông đảm bảo được trật tự và an toàn khi đi trên đường, tránh gây tai nạn gia thông và những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đồng thời việc nghiêm chỉnh luật giao thông còn đảm bảo giao thông được thông suốt, không ách tắc, gây ảnh hưởng đến giao thông chung. cũng như mất thời gian của người tham gia giao thông khi bị ách tắc và còn làm gia tăng ô nhiễm môi trường do khói xe gây ra khi chờ ket xe, do ách tắc giao thông gây ra.

Vì tất cả những lí do cần thiết và cấp thiết đã nói trên đây mà tất cả chúng ta khi tham gia giao thông đều phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.

17 tháng 12 2024

Đây là các động tác cơ bản của vận động trong chiến đấu.

        Thưởng Chiến Binh Olm tháng 09 năm 2024 lộc lá đầu tháng, vạn sự bình an, giật mình nhìn sang thấy tên bảng vàng.       Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm. Hôm nay là ngày đầu tiên của tháng 9 âm lịch, Vào ngày  này người ta thường cầu mong những điều may mắn và tốt đẹp sẽ tới với mình và gia đình, mong một tháng bình an và tự tại, may mắn và mạnh...
Đọc tiếp

        Thưởng Chiến Binh Olm tháng 09 năm 2024 lộc lá đầu tháng, vạn sự bình an, giật mình nhìn sang thấy tên bảng vàng. 

     Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm. Hôm nay là ngày đầu tiên của tháng 9 âm lịch, Vào ngày  này người ta thường cầu mong những điều may mắn và tốt đẹp sẽ tới với mình và gia đình, mong một tháng bình an và tự tại, may mắn và mạnh khỏe. Và giật mình, bất thình lình khi thấy mình may mắn có tên trong danh sách nhận thưởng này nhé. Để nhận thưởng các em làm các yêu cầu sau:

      1; Bình luận thứ nhất: Em đăng ký nhận thưởng  chiến binh Olm thánh 9 năm 2024

   2; Bình luận thứ hai: Em đăng ký  nhận thưởng bằng....(thẻ cào, coin, tiền mặt, gp) Chọn loại hình thức phù hợp điền vào chỗ ...

   3; Chat với cô qua Olm chat nội dung đã đăng ký trên bài thông báo này

   4; Cung cấp số tài khoản ngân hàng(tên chủ tài khoản, tên ngân hàng, số tài khoản nếu nhận tiền mặt)

   5; Cung cấp số điện thoại trả trước nếu nhận thẻ cào

  6; Thời hạn nhận thưởng từ  03/10/2024 đến 10/10/2024. Đăng ký sau thời hạn trên giải thưởng sẽ được thu hồi và không còn hiệu lực.

Danh sách các bạn được thưởng:

   

stt Họ và tên link cá nhân hạng thưởng hình thức
1 Nguyễn Lê Phước Thịnh https://olm.vn/thanhvien/278284563305 nhất 30 000 đồng

tiền mặt

hoặc thẻ cào

2 Nguyễn Đức Trí https://olm.vn/thanhvien/3128852982560 nhì 20 000 đồng tiền mặt hoặc thẻ cào
3 Trịnh Minh Hoàng https://olm.vn/thanhvien/15167661443669 ba 10 coin  
4 Lã Đức Thành https://olm.vn/thanhvien/15915349048814

5 coin

20 gp

coin,gp
5 Nguyễn Tuấn Tú https://olm.vn/thanhvien/14348281728043

5 coin

20gp

coin.gp
6 Đỗ Hoàn https://olm.vn/thanhvien/630831882267 năm 30 gp gp
7 Lê Bá Bảo Nguyên https://olm.vn/thanhvien/16141740161017 năm  30gp gp
8 Đặng Đình Tùng ctv olm tìm ra lỗi sai của thành viên khác   30gp gp

Chúc các bạn khác sẽ có tên vào tháng sau nhé!

 

44
3 tháng 10 2024

em đăng kí nhận giải thưởng chiến binh olm tháng 9 ạ

3 tháng 10 2024

em đăng kí nhânj gp và coin qua chat olm ạ