K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)  Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn “Bà lái đò” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.  Bà lái đò      Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoài bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông,...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)

 Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn “Bà lái đò” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

 Bà lái đò

     Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoài bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông, đang vót tre bằng con dao nhọn. Thấy tiếng động, người ấy quay nhìn chúng tôi và có ý hớt hải, thu xếp các thứ rồi một tay cầm dao, một tay dắt con, nhảy xuống thuyền. Bà ta lay nhổ vội vàng cái sào cắm chặt vào bùn, rồi đẩy mạnh chiếc thuyền nan. Con thuyền chổng mũi lên trời, vỗ sóng đành đạch, nhảy chồm ra xa. Nhưng không hiểu sao tự nhiên nó quay lại ghé vào bờ. Đồng chí Việt Nam muốn chừng hiểu ý, nói:

    – Bà cho chúng tôi sang sông với chứ. Sáu người chở không nặng lắm đâu.

     – Vâng, cháu ghé vào chỗ khô để các ông khỏi lấm giầy.

     Chúng tôi xuống thuyền, ngồi thăng bằng thì thuyền quay mũi. Chúng tôi duỗi chân cho đỡ mỏi, rồi lấy thuốc lá ra hút. Chúng tôi nói chuyện với nhau về các khúc sông bên châu Âu. Gió hiu hiu lướt trên da chúng tôi mát rượi. Sóng phản ánh vàng, mặt nước chói như gương. Quá nửa bên này, yên lặng, thuyền tới chỗ chảy xiết. Chúng tôi phải vịn vào nhau để ngồi cho vững. Bỗng tự nhiên con thuyền chòng chành, đảo lộn đi, hất thằng bé con xuống nước. Đồng thời chúng tôi nghe tiếng bùng bục: người đàn bà tay cầm con dao nhọn đang xỉa đâm nát cả phía lái. Nước ùa vào và trong khoảnh khắc, cả chúng tôi băng ra giữa dòng. Trước thế nguy, chúng tôi giữ bình tĩnh.

     – Anh em! Phải cứu lấy đàn bà và trẻ con!

     Lệnh đưa ra, chúng tôi hết sức. Chúng tôi chống nhau với sóng, với xoáy, để đuổi kịp những cái đầu lúc nhô lên, lúc thụt xuống, theo đà nước đỏ ngầu. Anh Bảo – tên Việt Nam của đồng chí Đức – đã nhanh tay ôm được thằng bé và cõng nó vào bờ. Còn chúng tôi đuổi theo người mẹ. Nhưng hễ nắm được cánh tay, thì người đàn bà quái gở ấy lại giãy giụa, hình như muốn chạy trốn. Nhưng không thể. Chúng tôi phải cứu. Và sau hết, bà ta cũng được dìu vào bờ. Chúng tôi đặt hai mẹ con nằm trên cỏ, xúm lại chữa. Cả hai người đã nôn ra được nhiều nước và đã thở được đều.

     Chừng nửa giờ sau, bà lái đò mới mở đôi mắt mệt nhọc nhìn chúng tôi, thở dài, nhắm mắt lại. Biết rằng bà ta đã tỉnh, đồng chí Việt Nam hỏi:

     – Tại làm sao bà nỡ xử với chúng tôi như thế?

     – Họ là người Pháp, chúng tôi không chở cho giặc!

     Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam mỉm cười:

     – Các đồng chí này không phải là người Pháp mà là người châu Âu, giúp Chính phủ ta đánh Pháp đấy bà!

     Bà lái đò uể oải nhìn chúng tôi một lượt, rồi không hiểu bà ta có tin hay không, lại thấy bà ta nhắm mắt như trước.

     – Thế nếu các đồng chí này là người Pháp, sao bà còn để xuống thuyền?

     – Tôi cũng tính chạy, nhưng sau sực nghĩ ra là các ông có súng, không để các ông xuống cũng chết. Đằng nào cũng chết, thà tôi chết mà giết được tất cả có hơn không?

     Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam lắc đầu hồi hỏi:

     – Nhà bà ở đâu?

     – Tôi không có nhà, chỉ có chiếc thuyền ấy.

     – Thế gia đình bà có những ai? Chúng tôi muốn vào thăm.

     – Tôi góa, chỉ có một thằng bé.

     Bà mở mắt ra nhìn con, rồi quờ tay sờ trán và ngực nó.

(Trích Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan)

* Chú thích: Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977), sinh ra trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế ở Hưng Yên. Ông là một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã để lại hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học. Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập truyện ngắn gồm Kép Tư Bền (1935), Đào kép mới (1937)…; Tiểu thuyết gồm Lá ngọc cành vàng (1935), Ông chủ (1935), Bước đường cùng (1938)… Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:                 Chốn quê Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa công đứa ở, nửa thuê bò. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. Cần kiệm thế mà không khá nhỉ, Bao giờ cho biết khỏi đường lo? (Nguyễn Khuyến) Thực hiện các yêu cầu từ...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

                Chốn quê

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

(Nguyễn Khuyến)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Hình ảnh người nông dân được thể hiện trong bài thơ qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. Trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ sau:

               Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

               Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Câu 4. Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của nó.

              Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

              Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

Câu 5. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 6. Tình cảm yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người là thông điệp quý giá mà bài thơ “Chốn quê” mang lại cho người đọc. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày quan điểm của em về giá trị của tình người trong cuộc sống.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:      (1) Blog được ghép từ hai chữ “web log” là một loại nhật kí trực tuyến, mặc dù xuất hiện từ những năm đầu của thập kỉ 1990 nhưng chỉ thực sự phát triển trong vòng 5 – 6 năm trở lại đây. […] Sự phát triển của blog nói riêng và của cộng đồng mạng nói chung cho thấy nhu cầu được giao lưu, chia sẻ, được mọi người biết...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

     (1) Blog được ghép từ hai chữ “web log” là một loại nhật kí trực tuyến, mặc dù xuất hiện từ những năm đầu của thập kỉ 1990 nhưng chỉ thực sự phát triển trong vòng 5 – 6 năm trở lại đây. […] Sự phát triển của blog nói riêng và của cộng đồng mạng nói chung cho thấy nhu cầu được giao lưu, chia sẻ, được mọi người biết đến, và có tiếng nói là những nhu cầu hết sức cơ bản của con người. […]

     (2) Mỗi một blog là một kênh trao đổi thông tin mở. Không chỉ tác giả mà cả những khán giả có thể vào xem và viết bình luận. Tính năng liên kết cho phép nối kết một blog với nhiều blog khác, và nhờ đó tạo nên một mạng lưới blog toàn cầu. Công nghệ hiện đại cũng cho phép có thể đưa được ảnh, nhạc và video lên blog. Như vậy, có nghĩa là blog đã thực sự trở thành nguồn tin tức mở, và mỗi blogger theo một nghĩa nào đó đã trở thành một “nhà báo công dân”.

     (3) Việc một blog có thể trở thành một nguồn tin mở, và mỗi một blogger có thể trở thành một nhà báo công dân chắc chắn sẽ có tác động đến việc làm báo truyền thống. Tuy nhiên, tác động cụ thể của nó như thế nào thì có lẽ còn phải chờ thời gian mới đánh giá được một cách chính xác. Chẳng hạn như theo Friedman, tác giả của “Thế giới phẳng”, trong vụ đánh bom tàu điện ngầm ở London, chỉ trong vòng 24 giờ, BBC đã nhận được 20.000 bài viết qua thư điện tử, hơn 1.000 bức ảnh và hơn 20 đoạn video. Việc thẩm định, chọn lọc và sử dụng những nguồn tư liệu hết sức đồ sộ, phong phú và đa dạng này thực sự là một thách thức chung cho làng báo truyền thống: một mặt, họ rất muốn có một cách nhanh nhất những thông tin trực tiếp, từ nhiều góc độ khác nhau, đại diện cho nhiều tiếng nói khác nhau, mặt khác, việc chọn lọc, xử lí, biên tập những tin này quả thực không đơn giản.

(Vũ Thành Tự An, Blog và nền báo chí công dân, trích Một góc nhìn của tri thức, NXB Tri thức, tr.115)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản được diễn đạt bởi yếu tố nào là chính?

Câu 2. Chọn câu văn thể hiện luận điểm ở đoạn (2).

Câu 3. Em có nhận xét gì về cách người viết trình bày bằng chứng trong đoạn (3)?

Câu 4. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn “Như vậy, có nghĩa là blog đã thực sự trở thành nguồn tin tức mở, và mỗi blogger theo một nghĩa nào đó đã trở thành một “nhà báo công dân”. Cho biết câu văn này là câu ghép đẳng lập hay câu ghép chính phụ?

Câu 5. Hiện nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, báo mạng, blog là một trong những phương tiện cung cấp thông tin nhanh chóng, tiện lợi. Trong bối cảnh này, theo em báo chí truyền thống có vai trò như thế nào? (Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu thể hiện quan điểm của bản thân)

0
18 tháng 1

.

17 tháng 1

Vd nha :

Mẹ tôi luôn bảo răng "người chăm đọc sách chắc chắn sẽ là người học 1 biết 10,"

Học hay cày biết là câu tục ngữ đã để lại cho em nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Người học giỏi thường sẽ làm cho bố mẹ mình nở mày nở mặt

a. Bạn Lan học rất giỏi các bạn thường bảo bạn học một biết mười.

b.Ngày mai thi rồi mà vẫn chưa ôn bài,giờ chỉ có biết học hay,cày biếc thôi chứ biết còn cách gì khác.

c.bạn kia học rất giỏi khiến cha mẹ nở mày nở mặt

d. tôi vui như mở cờ trong bụng.

17 tháng 1

Em rất ngưỡng mộ nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết dân gian Việt Nam. Thánh Gióng là một người anh hùng vĩ đại, thể hiện tinh thần quật cường, dũng cảm của dân tộc ta. Khi nghe về câu chuyện của Thánh Gióng, em cảm thấy tự hào và xúc động vô cùng. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, Gióng đã thể hiện sức mạnh phi thường, ra trận đánh giặc, cứu giúp nhân dân. Lòng yêu nước của Thánh Gióng không thể nào quên, không thể nào quên. Hình ảnh Thánh Gióng bay vút lên trời, mang theo khát vọng hòa bình, là một biểu tượng bất diệt trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

17 tháng 1

Bài thơ "Thơ về nhà mình" của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh là một tác phẩm mang đậm chất trữ tình và suy tư về quê hương, gia đình. Qua bài thơ, tác giả không chỉ thể hiện tình cảm sâu sắc đối với nơi mình lớn lên mà còn phản ánh những suy nghĩ về cuộc sống, về con người và về giá trị của những điều giản dị xung quanh.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Thúy Quỳnh đã khéo léo gợi nhớ về hình ảnh quê hương với những kỷ niệm ngọt ngào. Những hình ảnh cụ thể như cánh đồng xanh, dòng sông trong veo hay mái nhà xưa cũ không chỉ là bối cảnh mà còn là biểu tượng cho những gì thân thuộc, gần gũi với tâm hồn mỗi con người. Những hình ảnh này được tác giả miêu tả bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giàu cảm xúc, khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên và ấm áp của quê hương.

Tiếp theo, tác giả đi sâu vào những kỷ niệm gắn liền với gia đình. Những khoảnh khắc bên bữa cơm sum vầy, tiếng cười đùa của cha mẹ và anh chị em là tài sản tinh thần vô giá mà bất kỳ ai cũng muốn gìn giữ. Qua đó, tác giả không chỉ tôn vinh giá trị của gia đình mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của những mối quan hệ tình cảm trong việc hình thành nên nhân cách và bản sắc của mỗi người. Đây cũng là một thông điệp sâu sắc về việc trân trọng các mối quan hệ gia đình, dù cuộc sống có bận rộn và hối hả đến đâu.

Bài thơ còn thể hiện những trăn trở, suy tư của tác giả về cuộc sống hiện đại. Nguyễn Thúy Quỳnh không ngần ngại chỉ ra rằng, trong dòng chảy của thời gian, con người có thể dễ dàng lãng quên những giá trị căn bản của cuộc sống. Những lo toan, bộn bề trong cuộc sống thường nhật có thể khiến chúng ta xa rời những điều giản dị và quý giá. Tác giả khuyến khích người đọc nên dừng lại một chút để nhìn nhận và cảm nhận những điều xung quanh mình, để không bỏ lỡ những khoảnh khắc đáng quý trong cuộc sống.

Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Thúy Quỳnh rất giàu hình ảnh và âm điệu. Các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh được sử dụng linh hoạt, tạo nên những câu thơ vừa gần gũi vừa sâu sắc. Điều này không chỉ giúp bài thơ dễ nhớ, dễ cảm mà còn làm nổi bật lên tâm trạng và cảm xúc của tác giả. Từ ngữ được chọn lọc kỹ càng, mang đậm sắc thái tình cảm, thể hiện rõ nét tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc của người viết.

Cuối cùng, "Thơ về nhà mình" không chỉ là một bài thơ về quê hương mà còn là một lời nhắc nhở về việc giữ gìn những giá trị truyền thống và tình cảm gia đình trong bối cảnh xã hội hiện đại. Qua từng câu thơ, Nguyễn Thúy Quỳnh gửi gắm thông điệp rằng, dù cuộc sống có thay đổi thế nào, những gì thuộc về quê hương, gia đình vẫn luôn là nguồn cội, là nơi chúng ta tìm về để tìm kiếm sự bình yên và hạnh phúc.

ko chép mạngb nhé


17 tháng 1

Cảm nghĩ về bài thơi mẹ là mẹ là bến sinh thành của chúng ta. Nuôi ta khôn lớn từng ngày , cho ta những giọt sữa đầu tiên , dạy cách cầm đũa sao cho đúng, tập đi , tập bơi, dạy cách đối nhân xử thế sao cho phải phép.Khi ta không ngoan thì mẹ đánh mắng ta nhưng đó là sự dạy dỗ cho nên người chứ không phải ghét bỏ.Đừng bao giờ nghĩ xấu cho mẹ vì mẹ luôn dành những điều tuyệt vời nhất cho con người mẹ nào cùng vậy.

Đó là cảm nghĩ riêngkhông chép mạng


17 tháng 1

Những bóng áo trắng lả lướt dưới sân trường giờ ra chơi.