Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ làm phi công của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chào Khánh Ly, với đề bài này, cô gợi ý cho con cách làm qua dàn ý sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích và nhân vật.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
2. Thân bài:
* Nêu đặc điểm của nhân vật Mon:
- Tình yêu thương sâu sắc với động vật cùng tấm lòng trân trọng sự sống được thể hiện qua lời nói và hành động:
+ Lời nói: những câu hỏi dồn dập về tình hình bên ngoài và sự an nguy của bầy chim chìa vôi dành cho anh Mên.
+ Hành động: theo anh ra bờ sông trong đêm vắng: bì bõm lội theo.
* Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật được khắc họa thông qua lời nói và hành động cụ thể.
- Ngôn từ trong sáng, hình ảnh giàu sức gợi, quen thuộc với trẻ em.
* Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
- Tác giả muốn bày tỏ sự trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên và trân trọng sự sống đầy vô tư, hồn nhiên của trẻ thơ thông qua nhân vật Mon.
3. Kết bài:
- Khái quát và đánh giá về nhân vật.
Cho những bạn nào chx bt
1. Tác giả
- Bằng Việt sinh năm 1941.
- Thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.
2. Tác phẩm
ada. Hoàn cảnh sáng tác- Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga.
- In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.
b. Bố cục
- Phần 1 (khổ thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ về bà của người cháu.
- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp): Những kí ức tuổi thơ khi còn sống cùng bà, gắn liền với bếp lửa.
- Phần 3 (khổ thơ thứ 6): Suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà.
- Phần 4 (khổ cuối): Tình cảm của cháu dành cho bà, dù đã khôn lớn.
c. Ý nghĩa nhan đề
Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với con người Việt Nam. Nó là kỉ niệm ấu thơ giữa tác giả và người bà. Bếp lửa cũng là hình ảnh biểu tượng cho sự chăm sóc, yêu thương mà người bà dành cho cháu. Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
d. Giá trị nội dung
Từ những suy ngẫm của người cháu, bài thơ biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.
e. Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
https://olm.vn/chu-de/bep-lua-bang-viet-2502
https://olm.vn/chu-de/bep-lua-tu-hoc-co-huong-dan-354708
Anh Thư có thể tham khảo bài giảng của OLM trong link trên. Trong các bài giảng có đầy đủ những phần kiến thức mà em đang cần tìm lời giải đáp nhé! Chúc em học tốt!
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ. Chàng từng cầm quân mấy lần đánh cho tan tác thầy trò Nguyễn Ánh.
Nhà Tây Sơn mất, Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu giết hại những người từng theo nhà Tây Sơn.
Nhân dân trong xóm quý mến chàng, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ để tiện đi lại. Và chàng ra đi. Ngược dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào nước Chân Lạp.
Một hôm, chàng dừng thuyền, lên bộ để mua sắm thức ăn. Chàng bước vào một cái quán bên đường. Trong quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi Tà-lon, về đến đây thì người con bị ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng đã cứu chữa cho cô gái khỏi bệnh. Sẵn có thuyền, chàng chở họ về tận nhà.
Cô gái đem lòng quyến luyến chàng. Sau một tuần chay tạ ơn Trời, Phật, mẹ nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui mừng nhận lời và từ đó hai vợ chồng làm ruộng, nuôi tằm, xây dựng gia đình đầm ấm.
Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt nhau như đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây “tu-rên” mà ở xứ sở chàng không có. Mùa trái chín đến, vợ bổ một trái đưa cho chồng ăn. Trái “tu-rên” vốn có một mùi khó chịu. Thấy chồng nhăn mặt, vợ bảo:
– Anh ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây.
Không ngờ một ngày kia, vợ đi dâng hương Đế Thiên, Đế Thích về thì ngộ cảm. Chồng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu kịp. Cái chết chia rẽ cặp vợ chồng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Tuy cách trở âm dương, nhưng hai người vẫn gặp nhau trong mộng. Chồng hứa trọn đời sẽ không lấy một ai nữa. Còn hồn vợ thì hứa không lúc nào xa chồng.
Nghe tin Gia Long đã thôi truy nã những người thù cũ, bà con ở quê nhà nhắn tin lên bảo chàng về. Những người trong xóm cũng khuyên chàng tạm đi đâu cho khuây khỏa. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước ngày lên đường, vợ báo mộng cho chồng biết sẽ đi theo cho đến sơn cùng thủy tận. Năm ấy, cây “tu-rên” tự nhiên chỉ ra mỗi một trái. Trái “tu-rên” ấy lại tự nhiên rụng vào vạt áo chàng giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ, quyết đưa nó cùng về xứ sở.
Chàng lại trở về nghề dạy học, nhưng nỗi riêng canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng đã ương hạt “tu-rên” thành cây, đem trồng trong vườn, ngoài ngõ. Từ đấy ngoài công việc dạy học, chàng còn có việc chăm nom cây quý.
Nhưng cây “tu-rên” của chàng ngày một lớn khỏe. Lại mười năm nữa sắp trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã lốm đốm bạc. Nhưng ông thấy lòng mình trẻ lại khi những cây mà ông bấy lâu chăm chút nay bắt đầu khai hoa kết quả. Ông sung sướng mời họ hàng, làng xóm tới nhà nhân ngày giỗ vợ và nhân thể thưởng thức một thứ trái lạ chưa hề có ở trong vùng.
Khi những trái “tu-rên” được bưng ra đặt trên bàn, mọi người thoáng ngửi thấy một mùi khó chịu. Chủ nhân biết ý, đã nói đón: “… Nó xấu xí, có mùi khó chịu, nhưng chính những múi của nó ở trong lòng lại đẹp đẽ, thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ…”. Ông ta vừa nói vừa bổ những trái “tu-rên” chia từng múi cho mọi người cùng nếm. Đoạn, ông ta kể hết câu chuyện tình duyên xưa mà từ khi về đến nay ông đã cố ý giấu kín trong lòng. Ông kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khóe mắt con người chung tình ấy, hai giọt lệ long lanh tự nhiên nhỏ vào múi “tu-rên” đang cầm ở tay. Hai giọt nước mắt ấy sôi lên trên múi “tu-rên” như vôi gặp nước và cuối cùng thấm vào múi như giọt nước thấm vào lòng gạch.
Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng không bệnh mà chết. Từ đấy, dân làng mỗi lần ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến chuyện người đàn ông chung tình. Họ gọi “tu-rên”bằng hai tiếng “sầu riêng” để nhớ mối tình chung thủy của chàng và nàng. Người ta còn nói những cây sầu riêng nào thuộc dòng loại hạt có hai giọt nước mắt của chàng mới là thứ sầu riêng có trái ngon và thoen hơn các trái khác
CHO MÌNH 1 LIKE NHA!
Chuyện kể về một chàng trai người Đồng Nai bị quân Nguyễn Ánh truy lùng nên phải trốn sang nước Chân Lạp. Ở nơi đây, chàng trai đã nên duyên vợ chồng với một cô gái mà mình cứu sống. Nhà của cô gái có trồng một thứ quả đặc biệt, có mùi khó chịu nhưng hương vị thơm ngon đậm đà - quả này chưa có ở đất nước của chàng trai. Chẳng may, cô vợ bị cảm qua đời, quân Nguyễn Ánh cũng không còn truy lùng nữa nên chàng trai quyết định về quê hương cho khuây khoả. Chàng mang theo hạt giống cây lạ về trồng rồi mời bà con chòm xóm thưởng thức, đồng thời kể lại câu chuyện tình yêu xúc động của mình và người vợ xấu số. Giọt nước mắt của chàng rơi xuống loại quả lạ, khiến cho hương vị của nó càng thơm ngon đậm đà. 3 ngày sau đám giỗ của người vợ, chàng không bệnh mà chết. Từ đó, người dân đặt cho loại quả quý là "sầu riêng" và loại sầu riêng thơm ngon nhất là loại có hạt hình giọt nước mắt.
TK :
- Xưa ở vùng Đồng Nai có một bộ tộc du mục Châu Mạ sống bằng nghề săn bắt. Sora Đina là con trai tù trưởng Sodin là một tay thiện xạ.
- Thượng nguồn Đồng Nai có nàng Điểu Du, con gái tù trưởng Điểu Lôi. Điểu Lôi là người Châu Ro, nổi tiếng về tài phóng lao.
- Đôi trai tài gái sắc Sora Đina và Điểu Du gặp nhau sau một lần diệt cá sấu và đem lòng yêu nhau. Họ tiến tới hôn nhân khi được hai bên gia tộc chấp nhận.
- Vì không được Điểu Du chấp thuận, thầy mo Sang Mô ra sức phá hoại cuộc hôn nhân của hai người. Hắn đội lốt hổ quyết chiến với Sora Đina, thách đấu với chàng rồi thua cuộc, vu oan Điểu Du sinh ra ma quỷ, giết chết Điểu Lôi bằng cách đánh lén, giết hại vợ chồng Sora Đina và Điểu Du, tiêu diệt con trai của họ.
a. Thể thơ 4 chữ do có 4 tiếng mỗi dòng
b. Ý nghĩa: Biết ơn hạt gạo vì nó quý như những câu thơ miêu tả của nhà thơ
c. Chúng ta nên yêu quê hương và đất nước vì chúng ta được tự do, độc lập và hạnh phúc tại nơi đây và đây là một đất nước thanh bình!
Gợi ý viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự đồng cảm, chia sẻ trong xã hội ngày này:
* Mở đoạn: dẫn dắt vấn đề.
* Thân đoạn: tập trung làm rõ ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia:
+ Sự đồng cảm, sẻ chia giúp con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
+ Những người biết sống đồng cảm, sẻ chia sẽ nhận được sự tin cậy, yêu quý từ mọi người.
+ Sự đồng cảm, sẻ chia giúp ta xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
+ Sự đồng cảm, sẻ chia góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp.
* Kết đoạn: rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Chào Youtube, với đề bài này, để viết được lá thư, cô gợi ý cho con như sau:
- Vì sao con lại ước mơ làm phi công? Ước mơ ấy được nhen nhóm từ khi nào?
- Con đã tìm hiểu về công việc phi công chưa? Để thực hiện được ước mơ đó thì cần những gì? Con đã và đang làm gì để rèn luyện bản thân và từng bước thực hiện ước mơ?
- Con thấy công việc đó có những gì khó khăn đối với bản thân con? Con sẽ làm gì để khắc phục?
- Con có muốn xin lời khuyên nào từ người thân không?
Cô hi vọng những gợi ý trên sẽ giúp con hoàn thành bài. Chúc con học tốt!
Có thể viết như sau
......., ngày … tháng … năm …
Chị (anh) ....... thân yêu của em!
Vậy là chị đã vào Hồ Chí Minh học được hơn ba tháng rồi. Dạo này chị vẫn khỏe chứ ạ? Việc học và làm thêm của chị(em) có gì mới không? Chị nhớ kể cho em nghe chuyện ở đó trong thư tới nhé!
Ở nhà em và bố mẹ vẫn khỏe. Dạo này, tiểu khu mình mới mở thêm một thư viện sách lớn lắm. Mỗi lần đi qua, nhìn thấy cô thủ thư ngồi sắp xếp, thống kê các đầu sách và giúp mọi người tìm sách, em ngưỡng mộ vô cùng. Em bỗng có ước mơ trở thành một người thủ thư tuyệt vời như cô ấy khi lớn lên. Chị sẽ ủng hộ em thực hiện ước mơ của mình chứ ạ?
Em gái(em trai) của chị
.........