Câu 21: Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”?
A. Lê Chiêu Thống. B. Nguyễn Hoàng.
C. Nguyễn Kim. D. Trịnh Kiểm.
Câu 22: Chiến tranh Nam-Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn. B. Nhà Mạc với nhà Lê.
C. Nhà Lê với nhà Nguyễn. D. Nhà Trịnh với nhà Mạc
Câu 23: Chiến tranh nhà Lê và nhà Mạc (Nam - Bắc triều) kết thúc năm nào?
A. 1545. B. 1592. C. 1590. D. 1560.
Câu 24: Sau xung đột Nam – Bắc triều, quyền lực vua Lê như thế nào?
A. Mất hết quyền lực. B. Vẫn nắm quyền thống trị.
C. Quyền lực bị suy yếu. D. Nắm quyền lực nhưng phải dựa vào chúa Trịnh.
Câu 25: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) diễn ra mấy lần? Ở đâu?
A. 7 lần. Ở Quảng Bình, Hà Tĩnh. B. 5 lần. Ở Quảng Bình, Nghệ An.
C. 6 lần. Ở Thanh Hóa, Nghệ An. D. 4 lần. Ở Hà Tĩnh. Nghệ An.
Câu 26: Ở Đàng Ngoài, việc cường hào đem cầm bán ruộng công có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống nông dân?
A. Mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt.
B. Phải chuyển làm nghề thủ công.
C. Phải chuyển nghề làm thương nhân.
D. Phải khai hoang, lập ấp mới.
Câu 27: Ở đàng ngoài khi chưa diễn ra cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều đời sống nhân dân như thế nào?
A. Đói khổ, bần cùng. B. Vẫn còn thiếu thốn.
C. Nhà nhà no đủ. D. Tất cả đều đúng
Câu 28: Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong có tác động như thế nào đến tình hình xã hội từ thế kỉ XVI đến XVIII?
A. Hình thành một tầng lớp địa chủ lớn.
B. Hình thành một tầng lớp quý tộc.
C. Hình thành một tầng lớp quan lại.
D. Hình thành một tầng lớp xã trưởng.
Câu 29: Bát Tràng là làng nghề chuyên sản xuất mặt hàng gì?
A. Gốm. B. Dệt vải. C. Giấy. D. Tranh.
Câu 30: Thành phố lớn nhất ở Đàng Trong vào thế kỉ XVII có tên là?
A. Hội An. B. Gia Định. C. Kẻ Chợ. D. Phố Hiến.
Câu 31: Nghĩa quân Tây Sơn đã hạ thành Quy Nhơn vào năm nào?
A. 1773. B. 1774. C. 1775. D. 1776.
Câu 32: Trận đánh nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)
A. Trận Bạch Đằng. B. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
C. Trận Chi Lăng - Xương Giang. D. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
Câu 33: Năm 1777, diễn ra sự kiện gì lớn?
A. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn.
B. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
C. Nghĩa quân Tây Sơn bắt chước chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
D. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc.
Câu 34: Đến 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát những khu vực nào?
A. Phủ Quy Nhơn. B. Từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
C. Thuận Quảng. D. Phủ Gia Định.
Câu 35: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?
A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.
C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.
D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
Câu 36: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung năm nào?
A. 1778. B. 1788. C. 1789. D. 1790.
Câu 37: Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn?
A. Rạch Gầm - Xoài Mút. B. Bạch Đằng.
C. Ngọc Hồi - Đống Đa. D. Tây Kết - Vạn Kiếp.
Câu 38: "Chiếu khuyến nông" được ban hành để giải quyết vấn đề gì?
A. Tư hữu ruộng đất. B. Khai hoang, mở cõi.
C. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong. D. Thiên tai, mất mùa.
Câu 39: Tướng giặc nào khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa?
A. Sầm Nghi Đống. B. Hứa Thế Hanh.
C. Tôn Sĩ Nghị. D. Càn Long.
Câu 40: Tổ chức hành chính nhà Nguyễn từ 1831 – 1832 được chia thành?
A. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
B. 03 vùng: Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh.
C. 02 miền Nam và Bắc.
D. 20 tỉnh và 10 phủ trực thuộc.
Chúc các con ôn tập tốt!
Câu 1 : B
Câu 2 : C
Câu 3 : C
Câu 4 : B
câu 1:B
câu 2:C
câu 3:C
câu 4:B