viết đoạn văn khoảng 20 dòng về vấn đề bạo lực học đường
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ca nhận của em về người anh hùng trần quốc tuấn qua đoạn văn:"các ngươi ở cùng........chẳng kém gì."



Trong bài thơ 'con nợ mẹ', tác giả Đặng Hải Yến đã thể hiện được tình mẫu tử của mẹ đối với người con yêu dấu và lòng cảm động, sự yêu thương nồng nàn sự chăm sóc nhọc nhằn, đau khổ của con đối với người mẹ vất vả. Nhờ việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã thành công khắc lại những sự siêng năng, những đặc điểm nổi bật mà mẹ có đã nuôi nấng con suốt thời gian bên mẹ. Công lao mẹ già còn lớn hơn cả nền trời bao la, vì con như báu vật, sự hạnh phúc của đời mẹ. Trong bài thơ, tác giả đã dùng những từ ngữ phong phú, miêu tả sát sao những công lao người mẹ trong bài thơ, giúp cho người đọc gợi lại những suy nghĩ chân thành về tình mẫu tử của mẹ đối với cả cuộc đời con. Thông điệp tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta là hãy biết trân trọng tình cảm ngọt ngào của mẹ. Mẹ đã hi sinh, vất vả để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người.
chucbanhoctot
#tranhuyentuanh
Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn đề "nóng" được cả xã hội quan tâm. "Bạo lực học đường" là hành vi bắt nạt, sử dụng những hành vi thô bạo để xúc phạm, làm tổn thương đến thể chất và tinh thần cho người khác. Đáng nói nhất là những hành vi bạo lực này lại được diễn ra trong môi trường học đường, người thực hiện và nạn nhân của hành vi ấy lại chính là học sinh- những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Bạo lực học đường không chỉ là những "mâu thuẫn của trẻ con" trong suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh, nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Bạo lực học đường gây ra những tổn thương về tinh thần, đau đớn về thể xác, thậm chí là hình thành "bóng ma tâm lí" suốt đời cho người bị bắt nạt. Đã có rất nhiều vụ việc đau lòng như: trầm cảm, tự kết liễu sinh mạng của mình vì bị bạn bè cô lập, lăng mạ, đánh đập. Đối với những người sử dụng bạo lực để bắt nạt bạn bè, việc sử dụng bạo lực làm nảy sinh những suy nghĩ, hành động lệch lạc; hình thành tính cách hung hăng, thô bạo. Lí giải nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực này, có thể xét đến nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trước hết là do chính bản thân của học sinh, do nhận thức lệch lạc, muốn thể hiện bản thân nên đã lựa chọn con đường bạo lực. Về khách quan, do cha mẹ, nhà trường còn lỏng lẻo trong việc quản lí, giáo dục nên đã dẫn đến những hành động và suy nghĩ lệch lạc ở con em mình. Để giữ gìn môi trường học đường trong sạch, văn minh, mỗi học sinh chúng ta cần có nhận thức đúng đắn; cố gắng học tập, rèn luyện, sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh.