Điền Sai vào trước những câu đã sử dụng sai dấu câu:
a) Em không biết chị Hòa đã về nhà chưa ?
b) Mẹ ơi, chị Hòa đã về chưa ạ ?
c) Cậu có dám chạy thi với tớ không?
d) Thử chạy thi xem ai nhanh hơn nào ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Có công mài sắt có ngày nên kim"
Đúng vậy, em áp dụng câu này vào học tập. Phải cố làm cho bằng được.
Là học sinh ai cũng từng gặp khó khăn trong học tập, có khi kể cả HSG. Không gặp khó khăn môn này thì gặp khó khăn môn khác.Cô em nói rằng toán lớp 5 còn khó hơn toán lớp 6. Đúng là như vậy. Hôm đó, cô ra một bài toán hình học. Cô vẽ một cái hình vuông to, bên trong là hình tròn (cả hai hình đã tô màu), tính diện tích phần tô màu. Thế mà khi về nhà, xem lại hình thì thấy rất khó. Tới nỗi bạn lớp trưởng cũng bó tay. Rồi đến tối 9 giờ, một điều kì lạ xảy ra. Em bỗng chợt thấy rằng, cô đã cho bán kính hình tròn rồi thì em có thể lấy từ đó mà tính diện tích hình vuông. Cuối cùng em đã làm xong. Sáng hôm sau đến lớp, cả lớp có 13 bạn làm được. Em rất vui vì đã giải được bài toán khó.
Học tốt
#Kook
Dàn ý:
1)MB
*Nêu hoàn cảnh dẫn dắt câu chuyện:
(Có thể là: hôm nay em đc đi nhận giải nhì cuộc thi viết chữ đẹp cấp tỉnh
->Sau đó nhớ lại thời gian trước, em đã phải khổ luyện, cố gắng rèn chữ.
2)TB
*Kể lại câu chuyện
-Ngày xưa, em từng viết chữ xấu nhất lớp, đc các bạn đặt biệt danh là "gà bới"
-Bố mẹ buồn phiền, cô giáo cũng thất vọng
-Các bài kiểm tra luôn bị trừ điểm chữ viết
-> Điều đó, khiến cho em cố gắng, bắt đầu 1 "cuộc hành trình rèn chữ"
-Mỗi ngày, dành ra 1 tiếng để rèn chữ, rèn từ từng nét sổ thẳng, từ những nguyên âm và chữ cái
-Tưởng như đơn giản vậy mà khó khăn đến thế!
-Nhiều lúc bị chuột rút, mỏi tay tưởng như muốn bỏ cuộc
-> Nghĩ đến ánh mắt buồn của mẹ, những nếp nhăn của cha, sự thất vọng của cô giáo
-> Ko nản chí, ngày ngày khổ luyện
-Càng ngày chữ viết càng tiến bộ, những bài chính tả dần đc điểm cao
-Bố mẹ động viên khích lệ -> càng cố gắng
-Cuối cùng, sau bao nhiêu vất cả, em đc lọt vào đội tuyển đi thi viết chữ đẹp
-> Đạt giải Nhì
3)KB
-Rút ra bài học, thấm thía câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
-Càng ngày, càng cố gắng để ko phụ lòng bố mẹ, thầy cô
Tôi tên là Nguyễn Hiền, con của một gia đình nông dân nghèo khó. Giống các bạn cùng trang lứa, tôi rất thích thả diều. Lúc còn bé tí, tôi đã biết làm lấy diều để chơi.
Năm tôi lên sáu tuổi, cha cho tôi theo học một thầy đồ trong làng. Thầy đồ kinh ngạc khi thấy tôi học đến đâu hiểu đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, tôi thuộc làu hai mươi trang sách mà vẫn còn thì giờ chơi diều.
Sau vì nhà túng thiếu quá, tôi đành phải bỏ học. Ban ngày đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, tôi cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài tôi mới mượn vở về nhà học. Không có tiền mua đèn sách như các bạn nên sách của tôi là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ và đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của tôi vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, tôi viết bài vào lá chuối khô rồi nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Thầy khen bài của tôi chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò khác.
Thế rồi vua mở khoa thi. Tôi cũng ghi danh tham dự và đã đỗ Trạng Nguyên lúc mới mười ba tuổi. Mọi người gọi tôi là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam.
Trong những truyện đã đọc ở tiểu học, tôi thích nhân vật Nguyễn Hiền trong câu chuyện Ồng Trạng thả diều, tôi kể các bạn nghe nhé!
"Ngày xưa, có một gia đình nghèo sinh ra một chú bé tên là Nguyễn Hiền.
Từ bé, chú đã biết tự dán lấy diều để chơi. Chú thích chơi diều đến nỗi người làng bảo chú là sinh ra với cánh diều.
Năm lên sáu tuổi, chú được bố mẹ cho theo học một ông thầy ở trong làng. Chú có một trí nhớ khác thường. Nghe giảng bài đến dâu chú nhớ và thuộc ngay đến đấy. Một hôm, thầy kinh ngạc thấy chú học thuộc mỗi ngày những hai mươi trang sách mà chú vẫn có thì giờ thả diều.
Được ít lâu, gia đình quá túng thiếu, chú đành phải thôi học, ở nhà giúp đỡ bố mẹ.
Từ đó, ngày nào chú cũng dậy sớm, làm hết công việc trong nhà rồi tranh thủ đi cắt cỏ, cho trâu ăn no, để kịp giờ đến lớp học ở trường làng nghe nhờ. Bất cứ trời mưa nắng thế nào, thầy giáo cũng thấy một chú bé chặn trâu đứng ngoài cửa lớp chăm chú nghe giảng.
Ban ngày thì thế, tôi đến dọn dẹp xong việc nhà, chú tìm đến nhà bạn, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn sách để học. Những đêm không trăng, người, ta thấy chú cầm đèn soi từng dòng chữ. Đèn của chú, chú tự làm lấy bằng chiếc vỏ trứng gà và mấy con đom đóm.
Ngoài cuốn vở học bằng mảnh lá chuôi phơi khô, chú còn rất nhiều vở tập viết khác, lúc là lưng trâu, lúc là nền tro, nền cát san bằng. Bút của chú cũng chỉ là ngón tay, chiếc que hay mảnh gạch vỡ.
Mỗi khi có kì thi ở trường, chú cũng làm bài và nhờ bạn nộp xin thầy chấm. Bài của chú viết trên lá chuối khô, xem xong thầy sửng sốt thấy chữ chú đã đẹp, văn chú lại hay, vượt xa tất cả những học trò của thầy.
Bận làm, bận học như thế, nhưng trên bầu trời quê hương chú, luôn có cánh diều của chú thả. Chú tìm nhựa cây, nhựa sung phết cánh diều rất khéo, luộc tre nối dây rất chắc, cho nên diều của chú vừa to, vừa bay cao. Đặc biệt chú khoét sáo rất khéo nên tiếng sáo diều của chú vừa trong trẻo vừa véo von trầm bổng.
Tiếng tăm chú bé học giỏi được đồn đại ngày một xa. Tuy thế, mọi người vẫn rất ngạc nhiên khi được tin trong một khoa thi, chú đỗ Trạng Nguyên.
Năm đó ông trạng Nguyễn Hiền - chú bé nổi tiếng ham học mà mê thả diều mới mười ba tuổi."
Câu chuyện Ông trạng thả diều nhằm ca ngợi một danh nhân ở nước ta đó là ông Nguyễn Hiền, người học giỏi, biết cách vui chơi, mới mười ba tuổi đã đỗ Trạng Nguyên (đời Trần Nhân Tông).
Tham khảo
Nguời đó là trạng nguyên Nguyễn Hiền
Hok tốt
từ láy : long lanh,lung linh,lóng lánh,trăng trắng,tròn trịa,ào ào ,rực rỡ,ti tí, trắng trẻo,....
từ ghép:làng quê,tổ quốc,quần áo,tóc tai,bàn tay,tự hào,học bài,......
danh từ:quyển sách,thầy giáo,thiên nhiên, đạo đức,cơn mưa,động đất,......
động từ:chạy bộ,hồi hộp, băn khoăn,nghĩ ngợi,lo lắng,kính trọng,nhảy nhót,....
tính từ:nhỏ bé,to lớn,đẹp đẽ,xanh lam, đỏ chót,tím than,xinh đẹp,......
5 từ láy là:nho nhỏ;xinh xinh;be bé;mong manh,lung linh,xanh xanh;mềm mại
5 từ ghép là:quần áo;cây cỏ;nhà cửa;sách vở;trường lớp;bàn ghế
5 động từ là:đi;chạy ;nhảy ;đứng;ngồi
5 tính từ là:vàng lịm;vàng hoe;đỏ thắm;hông tươi;nóng nảy,nết na
Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.
Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.
Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.
Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.
Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!
k nhé
1. Mở bài: Trời oi bức, đứng gió, không khí ngột ngạt. Mây đen từ phía chân trời kéo về. Bầu trời tối sầm lại.
2. Thân bài:
Diễn biến của cơn mưa:
- Một vài hạt mưa bắt đầu rơi.
- Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả.
- Mưa nặng hạt dần. Mưa rơi lộp độp.
- Mưa xối xả, mưa như trút nước.
- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng, sáng loá và tiếng sấm ì ầm lúc gần, lúc xa.
- Ngồi trong nhà nhìn ra thấy một màn mưa trắng xóa. Giữa nền trời tối đen, lâu lâu một vệt chớp loằng ngoằng sáng chói như muốn xé toang bầu trời âm u. Tiếp theo là tiếng sấm ầm ầm, khiến cho mọi người giật mình.
- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc, chảy lai láng.
- Mưa mỗi lúc một to, gió lay giật các cửa sổ và cửa ra vào.
- Hơi nước mát lạnh bay vào gian phòng.
Sau cơn mưa:
- Lá vàng rơi đầy sân.
- Trời trong veo không một gợn mây.
3. Kết bài: Cơn mưa đem lại sự mát dịu cho con người và cảnh vật, xua đi cái nóng ngột ngạt của buổi trưa hè.
Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.
mình nhanh nhất@
Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.
Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.
Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.
Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.
các câu sai dấu câu
d,bỏ dấu hỏi thay bằng dấu chấm
a cũng sai và sừa như câu d