kể lại câu chuyện về việc làm tốt đẹp và cảm động người thân trong gia đình đối với em
Nâng cao nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vào mùa xuân, chồi xanh li ti đã điểm hết cành to, cành nhỏ. Và rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày một khác, mỗi lúc mỗi khác.
Vào mùa hè những tán lá phát triển, cành lá xum xuê dường như không muốn để lọt một tia nắng nào xuống sân trường. Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi lần nhìn ra cửa sổ. Tán bàng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đều cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
Sang cuối thu, lá của nó ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Cái màu tía kì diệu không thể thấy ở bất cứ một cây nào khác và càng nhìn càng đẹp. Những lá bàng rụng xuống mỗi ngày một nhiều.
Qua mùa đông, cây bàng trụi không còn một cái lá, cành như khô lại in trên nền trời đục. Trong những ngậy rét nhất, đám cành trơ trụi đó như cố co mình vào để cho qua cái rét buốt của mùa đông.
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Kỳ nghỉ hè đến sân trường sẽ chỉ còn một mình cây bàng đứng trơ trọi nhưng cây bàng sẽ vẫn cứ luôn đứng ở đó chờ đợi chúng em.
Ngôi trường thân yêu của em có rất nhiều loại cây cho bóng mát. Nhưng có lẽ không cây nào có bóng che rợp mát bằng cây bàng.
Vào mùa xuân, chồi xanh li ti đã điểm hết cành to, cành nhỏ. Và rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày một khác, mỗi lúc mỗi khác.
Vào mùa hè những tán lá phát triển, cành lá xum xuê dường như không muốn để lọt một tia nắng nào xuống sân trường. Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi lần nhìn ra cửa sổ. Tán bàng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đều cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
Sang cuối thu, lá của nó ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Cái màu tía kì diệu không thể thấy ở bất cứ một cây nào khác và càng nhìn càng đẹp. Những lá bàng rụng xuống mỗi ngày một nhiều.
Qua mùa đông, cây bàng trụi không còn một cái lá, cành như khô lại in trên nền trời đục. Trong những ngậy rét nhất, đám cành trơ trụi đó như cố co mình vào để cho qua cái rét buốt của mùa đông.
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Kỳ nghỉ hè đến sân trường sẽ chỉ còn một mình cây bàng đứng trơ trọi nhưng cây bàng sẽ vẫn cứ luôn đứng ở đó chờ đợi chúng em.
Nguồn: https://vietvanhoctro.com/ta-cay-bang-theo-4-mua#ixzz5gGGqWsYn
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Gần nhà em trồng rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây bàng đầu ngõ.
Cây bàng cao lớn như một vệ sĩ lặng lẽ âm thầm. Thân cây hơi sần sùi, khoác tấm áo màu nâu trầm tĩnh. Thân nó to, một vòng tay em ôm không xuể, từ đây mọc ra nhiều cành đâm ngang, thành nhiều tầng nhìn rất rõ. Gốc cây vững chắc bám sâu vào lòng đất. Nó có nhiều rễ ăn ngang trồi lên khỏi mặt đất như những con trăn khổng lồ. Tán cây xoè rộng, nhìn từ xa như một cây dù xanh khổng lồ. Cành lá sum suê, mùa hè xòa bóng mát căn phòng em ở trên tầng hai. Mỗi sáng sớm, ẩn mình trong cái dù ấy, những cô chim họa mi cất giọng hót véo von. Các cành cây vươn ra xa với những chiếc lá bàng to, xanh ngắt. Lá bàng hay bị một loài sâu nào đó gặm nhấm nên có những lỗ nhỏ nhìn dày đặc. Vào mùa thu, một cơn gió nhẹ thổi qua làm những chiếc lá bàng nhè nhẹ rơi xuống đất. Đến mùa hè, hoa bàng nở rộ rồi những quả bàng cũng ra đời. Chúng lớn dần thành những trái xanh xanh. Trái bàng chín có vị chua ngọt, chan chát, lũ trẻ con chúng em rất thích ăn, lại còn có cả nhân bàng bên trong ăn rất ngon và bùi. Em yêu cây bàng lắm. Cây che bóng mát cho căn phòng của em và cây thay đổi trong bốn mùa: mùa hè tốt tươi, mùa thu thay lá, trụi cành khi đông tới và đâm chồi nảy lộc khi xuân về. Cây bàng còn chứng kiến biết bao kỉ niệm tuổi thơ của em, những trưa hè trốn ngủ cùng chúng bạn trèo lên cây và bị bố cho ăn đòn..
Mỗi lần nhìn cây bàng em lại càng thấy thêm yêu và quí mến nó. Nó như người bạn gần gũi của em vậy.
Sân trường em học trồng rất nhiều loại cây để che bóng mát, nào là cây keo, cây xanh, cây phượng và cả cây bàng. Nhưng em thích nhất là cây bàng giữa sân vì cây bàng vừa to lại rộng có thể che bóng mát cho chúng em vui đùa.
Cây bàng ấy đã có từ rất lâu, do các anh chị khóa đầu tiên trồng và chăm sóc. Bây giờ có lẽ nó cũng đã gần mười tuổi. Thân cây bàng rất to, khoảng bốn đến năm bạn học sinh mới ôm hết một vòng. Thân có màu nâu sậm, vỏ xù xì, có nhiều mắt nhô ra. Cả thân hình lộ rõ vẻ chắc nịch, vững chãi. Sở dĩ thân cây bàng có thể oai hùng đón lấy gió sương là bởi vì chúng có một bộ rễ ăn sâu mặt đất. Cây bàng là loại cây có rễ cọc, những cái rễ dài loằng ngoằng nối đuôi nhau cắm xuống đất. Có những chiếc rễ lâu năm, trồi lên như những con rắn khổng lồ bao quanh gốc cây. Nhờ bộ rễ vững chắc ấy mà cây luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng. Cây bàng có rất nhiều cành, chúng sum sê ôm trọn thân cây vào lòng. Cành của cây bàng càng lên cao càng nhỏ và mỏng. Những chiếc cành mọc từ thân sẽ to, khỏe, chắc. Còn cành đâm ra từ cành lại nhỏ, yếu ớt hơn. Tuy nhiên chúng lại vươn cao hơn, chúng mọc đan xen nhau, lồng vào nhau như nhện giăng tơ.
Cây bàng có rất nhiều lá, mỗi cành đều nặng trĩu lá. Những chiếc lá hình bầu dục, có gân lá màu xanh. Màu của lá bàng thay đổi theo mùa. Hạ đến, ta sẽ thấy cây bàng mang một màu xanh đậm, những chiếc lá như nhuộm xanh cả một khoảng trời. Nhưng khi thu sang, lá vội chuyển ngay sang màu đỏ cam, rực cháy trên nền trời. Và chỉ cần một cơn gió nhẹ thoáng qua cũng đủ làm những chiếc lá rung rinh, rùng mình rơi xuống đất, tạo thành một tấm thảm đỏ êm ái. Khi đông tới, ta sẽ chẳng tìm thấy bất kì một lá bàng nào, có chăng chỉ là những cành cây khô khốc chọc thẳng lên trời. Hết đông, xuân về, những chồi non biếc xanh lú nhú nhô lên một màu xanh mơn mởn, tràn đầy nhựa sống. Đó là thời khắc lá bàng đẹp nhất, xanh tươi nhất!
Cây bàng vốn nhiều lá nên ta vẫn hay lầm tưởng rằng cây không có hoa. Nhưng thực chất hoa bàng rất đẹp. Hoa thường nở vào mùa hè, núp dưới những tán lá hay nách cành. Hoa bàng có màu trắng tinh khôi, hoa mọc thành từng chùm nhỏ li ti. Hoa bàng chẳng kiêu sa lộng lẫy như hoa hồng nhưng mang một nét đẹp dung dị, thân thuộc. Mỗi độ hoa nở, em thường hay dừng bước trước cây bàng mà lặng ngắm những bông hoa lặng lẽ tô thắm cho cây. Hoa không lung linh nhưng lại níu chân bao người tìm kiếm. Khi mùa hoa qua đi, cây bàng sẽ kết trái. Trái bàng cũng có hình bầu dục, trái nhỏ như trái táo, ở giữa to lên còn xung quanh có viền cứng màu xanh. Trái bàng khi còn non hay vừa già có màu xanh đậm như màu lá. Nhưng khi trái chín và chuẩn bị rụng thì có màu vàng rực. Cuối cùng, lâu ngày khô héo trái bàng mang màu của đất. Bên ngoài nhìn trái rất cứng, ăn vào lại có vị chan chát. Nhưng khi đập vỏ ra nhân bên trong ăn vừa bùi, vừa béo lại thơm. Nhân trái bàng ăn ngon như hạt dẻ, có thể nói đây là món ăn khoái khẩu của lũ học trò chúng em.
Cây bàng đó đã theo chúng em từ ngày đầu em bước vào trường. Đối với em, cây bàng gắn liền với bao kỉ niệm tuổi học trò, bao buồn vui. Em tự hứa sẽ cùng các bạn chăm sóc cây bàng tốt hơn nữa để cây bàng còn đồng hành mãi với bao thế hệ học trò sau này.
Dàn ý tả cây bàng số
a) Mở bài
- Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).
+ Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).
+ Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).
+ Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).
b) Thân bài
- Rễ cây: sần sùi, ngoằn ngèo như những con rắn khổng lồ.
- Gốc cây: to màu nâu đậm
- Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.
- Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.
- Tả lá: Lá to như bàn tay.
- Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.
c) Kết bài
- Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.
- Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua..
Dàn ý tả cây bàng số
I. Mở bài: Giới thiệu cây bàng loài cây gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.
II. Thân bài
1. Tả bao quát:
– Nhìn từ xa cây bàng dáng to cao, bao trùm xung quanh.
– Tán cây rộng che chở chúng em.
2. Tả chi tiết
– Cây bàng nhiều năm, rễ ăn nổi trên mặt đất.
– Thân cây xù xì, thô ráp.
– Cành cây nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng nắng mưa đều không lọt vào.
– Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng có nhiều bóng mát.
– Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ, màu trắng.
– Trái bàng hình thoi, màu xanh, khi chín màu vàng, vị ngọt béo.
– Gốc bàng nơi che chở và là nơi vui chơi của học sinh.
3. Lợi ích của cây bàng
– Cây bàng cung cấp bóng mát cho các em học sinh vui chơi.
– Che nắng, che mưa.
– Lá, vỏ và hạt đều có những công dụng khác nhau.
III. Kết bài
– Cảm nghĩ của em về cây bàng
– Cây bàng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, kỷ niệm tuổi thơ.
Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
Đoạn 2. Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.
Đoạn 3. Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thầm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.
Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.
Nhà em có một cái đồng hồ treo tường, đó là món quà mà ba em đã mua về trong một chuyến công tác phương xa. Cái đồng hồ treo tường chính là một vật dụng quan trọng giúp cho các thành viên trong gia đình em có thể biết được giờ giấc để sắp xếp lại công việc của mình cho phù hợp.
Cái đồng hồ treo tường của nhà em được treo ở một vị trí vô cùng trang trọng và đặc biệt của ngôi nhà. Đó chính là phòng khách của gia đình em. Ngay gần chiếc kệ ti vi đó là một nơi mà ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy sự hiện diện của chiếc đồng hồ treo tường. Mỗi khi em đang xem phim hoạt hình rất là hay nhưng nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường trước mặt em có thể biết mình đã đến giờ đi học bài.
Cái đồng hồ treo tường của nhà em có hình một con công với bộ lông xòe màu xanh ngọc rất đẹp. Con công có chiếc đầu cong cong đôi mắt của nó long lanh vì có gắn hai viên đá màu xanh ngọc bích ánh lên. Bộ lông của con công xòe rộng để bảo vệ lấy phần giữa của nó chính là nơi có những con số màu đen thẫm và ba chiếc kim đồng hồ luôn hoạt động nhịp nhàng. Bên ngoài của chiếc đồng hồ chính là một mặt kính trong suốt giúp bảo vệ những con con số và những cây kim để cho cái đồng hồ treo tường không bị bụi bẩn và bị hỏng hóc. Đằng sau của chiếc đồng hồ treo tường có một cái nắp màu đen đó chính là nơi chứa pin. Nếu như đồng hồ ngừng hoạt động em chỉ cần thay cho nó một viên pin mới để nó có thể chạy nhịp nhàng bình thường trở lại.
Em rất yêu quý cái đồng hồ treo tường của gia đình em bởi nó chính là một đồ dùng gia đình quan trọng không thể thiếu. Nó giúp cho các thành viên của em có thể biết giờ giấc để làm việc và sắp xếp lịch cá nhân phù hợp nhất.
Ông nội em làm nghề dạy học. Tài sản quý báu nhất của ông bà để lại cho con cháu là cái tủ sách. Cha mẹ em nâng niu, giữ gìn từng quyển sách một.
Cái tủ sách bằng gỗ sến, có hai cửa kính. Vài năm, bố em thuê thợ đánh véc-ni lại một lần, nên cái tủ vẫn bóng và đẹp. Phần trên, mỗi bên có năm tầng, ngăn cách bởi những tấm kính dày ba, bốn li. Gần hai trăm cuốn sách, cuốn sách nào cũng có chữ viết và chữ kí của ông lưu lại. Có những cuốn dày cộp như Từ -điển Pháp — Việt, Hán - Việt tự điển, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm,... nay đã ố vàng. Lâu lâu, bố lại đem phơi từng chồng sách, sau đó xếp vào theo thứ tự. Bố vẫn đọc, vẫn tra cứu trong nhiều quyển sách cũ của ông. Có hôm, bố lấy ra quyển sách Phong dao (Nguyễn Văn Ngọc), Quốc văn giáo -hoa thư nhắc các con đọc. Bố nói có nhiều bài trong hai cuốn sách ấy, bố đã buộc lòng từ thuở bé thơ, nay vẫn còn nhớ.
Cái tủ sách của ông để lại được đặt trong phòng học của anh Cảnh và của em. Nó trở thành vật kí thác thiêng liêng của ông nội. Bố vẫn nhắc hai con: “Phải biết đọc sách, biết học theo sách và làm theo sách”. Mỗi lần mở một cuốn sách của ông, em cảm thấy một rạng đông bừng sáng cả tâm hồn thơ bé.
tả cái tủ
Em có một chiếc tủ đựng quần áo rất xinh xắn. Chiếc tủ này đã gắn bó với em từ khi em còn rất nhỏ. Đến bây giờ, chiếc tủ vẫn được đặt trong góc phòng ngủ của em.
Chiếc tủ này chỉ cao chín mươi lăm phân, thấp hơn so với chiều cao của em một chút nhưng em thấy nó rất vừa vặn và hợp với phòng ngủ của em. Trên mặt tủ, em có đặt một khung ảnh gia đình và một cái đèn ngủ khiến cho chiếc tủ trông đẹp đẽ hơn. Viền trên và viền dưới của tủ được thiết kế theo hình lượn sóng khiến chiếc tủ khô cứng trở nên mềm mại.
Tủ quần áo tuy nhỏ bé như thế nhưng quan trọng hơn cả là nó rất hữu dụng. Chiếc tủ được chia làm hai phần. Phần bên trái của tủ là một ngăn treo quần áo. Ngăn này không có cánh tủ nên em dễ dàng lấy đồ mà không mất thời gian mở ra, đóng vào. Đích thân ông ngoại đã làm cho em những chiếc mắc xinh xắn vừa với tủ để em có thể treo chúng lên.
Bên phải của tủ là những ngăn kéo nhỏ dùng để đựng những món đồ nhỏ xinh. Mỗi ngăn kéo đều có 2 cánh tay cầm hình ngôi sao để em thuận tiện hơn trong việc mở tủ. Đối với em, ngăn tủ chính là một thế giới bí mật giúp em cất giữ những món đồ riêng của mình.
Mai sau, dù có lớn lên, chiếc tủ không còn đủ sức chứa những món đồ của em nữa thì em vẫn yêu mến chiếc tủ này và luôn luôn giữ gìn nó để nó trở thành vật hữu ích nhất.
Nhớ chọn mình nhé....
- Họ / nhích từng bước.
- Nhìn xuống là những chiếc mũ tai bèo lúp xúp trên những mái đầu / đang cắm về phía trước.
- Đoàn quân / nối thành hệt dài từ thung lũng cho tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng.
- Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù / nối nhau trên những cái lưng cong.
-người nọ đi tiếp sau người kia.
-đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng cho tới đỉnh cao như một sợi dây kéo dài thảng đứng.
-họ nhích từng bước.
Trong gia đình, người cưng chiều tôi nhất đó là ông nội. Ông nội tôi tuy đã già, nhưng dáng đi vẫn còn nhanh nhẹn, da dẻ hồng hào, ông tôi trước đây là "bộ đội Cụ Hồ" mà.
Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Bình Định, người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và phát ra những âm thanh êm ả. Tối đến ông thường xem bài vở của tôi, có chỗ nào tôi chưa hiểu ông giảng giải cặn kẽ. Những năm học lớp Một chữ tôi rất xấu, ông đã cầm tay luyện viết cho tôi. Ông động viên tôi: "Phải chịu khó luyện tập, mỗi ngày một chút, nhất định sau này cháu sẽ viết đẹp". Đúng như lời ông nói chữ tôi mỗi ngày một đẹp lên. Trong học kì một vừa qua, cô giáo đã tuyên dương tôi vì tôi đạt danh hiệu "Người có vở sạch chữ đẹp".
Thỉnh thoảng ông tôi trở về đơn vị thăm đồng đội, những ngày đi xa về ông thường ôm tôi vào lòng, hôn tới tấp lên má và nói: "Thằng chó con, ông nhớ chó con quá!". Tôi rất thích cử chỉ âu yếm của ông. Tôi mong ông được sống lâu muôn tuổi để vui vầy với con cháu.
Bố láo hả mày