đặt một câu ghép nói về chiếc áo dài Việt Nam , trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân - kết quả
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Bạn ấy rất tốt bụng
Câu 2: Chiếc đàn này tuy cũ nhưng vẫn dùng đc tốt
Học tốt
trả lời nhanh giúp mik nhé! mik đang cần gấp
Hôm nào cũng vậy, khi những tia nắng ban mai bắt đầu chiếu xuống, cả gia đình em đã có mặt trong công viên để tập thể dục.
Công viên Bến Ninh Kiều nằm dọc theo con đường Hai bà Trưng uốn lượn. Buổi sáng ở đây, không khí thật trong lành. Cả nhà em bắt đầu bằng bài tập thể dục buổi sáng, sau đó là chạy bộ trong công viên. Khi ngồi nghỉ mệt, vài cơn gió thổi qua mát lạnh. Em còn nghe cả tiếng chim hót thật hay. Ở công viên, các cành lá của cây đang lao xao vui đùa cùng những chú ong, chú bướm xinh đẹp. Từ xa, em đã thấy tượng đài Bác uy nghi. Dọc theo các nẻo đường trong công viên, trên các bãi cỏ xanh biếc, những giọt sương long lanh còn đọng lại trong nắng sớm. Những nụ hoa nở rực rỡ đón chào bình minh. Hàng liễu dọc theo bờ kè phấp phới trước gió, soi bóng xuống dòng sông. Bình minh vừa ló dạng cũng là lúc những người bán hàng bắt đâu bày hàng. Những người tập thể dục có thể ngồi trên ghế đá, nhìn ra xa ngắm phong cảnh sông nước tuyệt đẹp. Phía đông, lấp ló vài tia sáng yếu ớt rồi sáng dần, sáng dần, và cuối cùng là ông mặt trời to lớn nhô lên, vươn vai chào ngày mới. Em cảm giác lòng mình lâng lâng đầy cảm xúc. Sừng sững chiếm một vùng trời rộng lớn là chiếc cần Cần Thơ kiêu hãnh dưới ánh nắng mặt trời. Các nẻo đường trong công viên như nhộn nhịp hẳn lên. Từng nhóm thanh niên đang chạy bộ. Các ông, bà lão tập thể dục dưỡng sinh. Dưới gốc cây liễu các cô trung niên đang uyển chuyển nhịp nhàng các động tác thể dục nhịp điệu. Các khóm hoa điệu đà khoe sắc dưới ánh nắng ban mai. Đâu đâu cũng nghe tiếng cười nói, chuyện trò rộn rã. Mọi người sau khi đến đây ai cũng có tinh thần sảng khoái. Tất cả bắt đầu một nhịp chuyển động mới.
Em rất vui và tự hào vì thành phố Cần Thơ có một công viên tuyệt vời như vậy. Em luôn có ý thức giữ gìn công viên Bến Ninh Kiều sạch đẹp, và em mong ai cũng vậy.
Chu vi khu vườn hình vuông là : 25 x4 = 100(m)
Số tiền để mua cọc rào là : 3000 x 100 = 300 000( đồng )
Số tiền cây nứa cần dùng là : 3 x100 x 2500 = 750 000(đồng)
Tổng số tiền mua là : 300 000 + 750 000 = 1 050 000(đồng)
Đáp số:1 050 000 đồng
Gợi ý:
-Dù có đi đâu xa, hơi thở của quê hương vẫn bên ta, để ta luôn có một góc nhỏ bình yên với tâm hồn. Khi ta lớn lên, ta ra đi, bon chen, lặn lội trên đường đời. Bao nhiêu mệt mỏi, bao nhiêu tủi hờn, ấm ức, ta vẫn cố chịu, để rồi khi trở về nhìn thấy rặng tre đầu làng, con đê trước sông và nhận ra mái nhà thân quen của ta đâu đó trong xóm, ta lại bật khóc, tiến - Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ gợi ra những cách hiểu về quê hương. - Cách so sánh độc đáo, thú vị : quê hương và mẹ.Ý ngĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là sự sống tinh thần, tâm hốn. Qua lối so sánh khẳng định để nêu bật tình cảm với quê hương. Quê hương là điều quý giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc. Đồng thời, qua cách so sánh, tác giả cũng khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm với quê hương : tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người. - Gợi mở một cách sống, cách làm người : Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn.
Bạn tham khảo nhé!
Mở bài Giới thiệu về bài thơ “Hạt gạo làng ta”
Nhà thơ Trần Đăng Khoa rất nổi tiếng với tài năng của mình và được khẳng định bởi nhiều tác phẩm trong kho tàng văn học Việt Nam. Và trong giai đoạn đất nước ta còn nghèo nàn và sống chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp truyền thống tác phẩm tuyệt vời “Hạt gạo làng ta” dưới cái nhìn đầy quen thuộc dễ hiểu chân thực về tình yêu tác giả dành cho “Sản vật” quê nhà.
Thân bài Cảm nhận về bài thơ “hạt gạo làng ta”
Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện đậm vị
Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay…
Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…
Hình ảnh những hạt gạo còn gắn liền với lịch sử xa xưa lâu đời cùng theo người ra chiến trường, là quà , tình cảm của hậu phương gửi ra tiền tuyến, hạt gạo dẻo thơm là sức sống, để tăng cường sức khỏe cho người lính tiếp tục đứng vững chiến đấu kiên cường. Hình ảnh Hào giao thông được tác giả nhắc tới vì đây là hình ảnh không thể nào quên được trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, chống Pháp gian khổ trường kỳ là nơi cư trú an toàn, để thuận tiện cho hoạt đông di chuyển của người lính. Và hình ảnh những cô gái đeo sung đạn vàng trĩu nặng lung vẫn hăng hái đi cấy là một biểu tượng cho tinh thần vừa phải gia tăng sản xuất kết hợp chiến đấu bảo vệ quê hương mình.
Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông…
Khổ thơ tiếp theo, thấy được sự đóng góp công sức nhỏ bé của thế hệ trẻ như tác giả giúp đỡ bố mẹ chúng với trách nhiệm tự giác, chăm chỉ, đối lập với vóc dáng người nhỏ bé nhưng công việc hết sức nặng như người lớn mang lại nỗi xúc động, dễ thương lớn.Khá khen các em nhỏ biết Tranh thủ sắp xếp giữa việc học chữ và phụ giúp gia đình. Hình ảnh những thiếu niên cổ còn đeo khăn quàng đỏ, đỗi những chiếc mũ đan, gánh những mẻ đất mẻ phân giúp cho việc lao động trên cánh đồng dễ dàng hơn.
Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất
Ở khổ thơ cuối, tầm quan trọng của hạt gạo được ví như hạt vàng. Đem lại nguồn sống quý giá từ lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta…
Kết luận bài viết Cảm nhận về bài thơ “hạt gạo làng ta”
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa, càng yêu thêm quê hương ta.
Cảm nghĩ của em về bài hạt gạo làng ta là :
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa, càng yêu thêm quê hương ta.
Trả lời :
Vì chiếc áo dài Việt Nam trông rất đẹp và có truyền thống lâu đời , nên có rất nhiều khác du lịch muốn tìm hiểu về nó
Vì áo dài là một biểu tượng văn hóa của người Việt Nam, nên chúng ta cần phải trân trọng và giữ gìn nó khi mặc lên.
Cặp quan hệ từ: vì- nên
Chúc bạn học tốt!