Câu 3: Tìm từ ngữ được nhân hóa và cho biết phép nhân hóa dựa theo cách nào?
– Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
( Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo).
- Hàng cau nhút nhát, e thẹn trước ánh nắng ban mai.
- Họa Mi tự tin khoe tiếng hót của mình trước các loài chim.
ai giai hộ mik vs ạ
a. Từ ngữ nhân hóa "điệu","mặc"
- Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật
b. Từ nhân hóa: "nhút nhát", "e thẹn"
- Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật
c. Từ nhân hóa : "tự tin","khoe".
- Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật
-
Từ ngữ được nhân hóa: "điệu", "mặc", "thướt tha".
Phép nhân hóa dựa theo cách dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất con người để chỉ đến hoạt động, tính chất sự vật.
-
Từ ngữ được nhân hóa: "nhút nhát", "e thẹn"
Phép nhân hóa dựa theo cách dùng từ ngữ chỉ tính chất con người để chỉ đến tính chất sự vật.
-
Từ ngữ được nhân hóa: "tự tin", "khoe", "mình"
Phép nhân hóa dựa theo cách dùng từ ngữ chỉ hoạt động của con người để chỉ đến hoạt động của sự vật đồng thời dùng từ ngữ xưng hô, trò chuyện với vật như người.