K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2017

Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Miêu tả là dùng ngôn ngữ (hay một phương tiện nghệ thuật khác) làm cho người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

   - Biểu cảm là bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đời sống.

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự không hoàn toàn giống với miêu tả trong văn bản miêu tả, biểu cảm trong văn biểu cảm. Có chăng sự giống nhau giữa chúng là cùng làm cho sự vật trở nên rõ ràng, sinh động, có hình dáng, có cảm xúc. Sự khác nhau giữa chúng được thể hiện rõ rang qua mục đích sử dụng:

      + Miêu tả trong văn bản tự sự chỉ là yếu tố phụ giúp văn bản thêm sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc hơn

      + Biểu cảm trong văn bản tự sự là yếu tố giúp cho sự vật, con người trong văn bản tự sự thêm cảm xúc, là phương tiện dẫn dắt câu chuyện.

   - Tóm lại, vì văn bản tự sự là văn kể nên những yếu tố như miêu tả hay biểu cảm chỉ là yếu tố được thêm vào cho câu chuyện kể sinh động, “có hồn” còn mục đích chính của văn bản này là kể chứ không phải miêu tả hay biểu cảm.

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, người ta căn cứ vào miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào, nó làm cho bài văn tự sự giàu sức truyền cảm ra sao.

Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Đoạn trích trên là một trích đoạn tự sự bởi nó kể lại những sự việc xảy ra trong một đêm ngoài trời, có các nhân vật (chàng chăn cừu và cô gái) cùng người kể chuyện.

   - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích:

      + Tả cảnh ngoài trời trong đêm (“...suối reo rõ hơn…cỏ non đang mọc”; “…phía đầm bên kia…”

      + Tả công chúa (“… có một cái gì đó mát rượi… tóc mây gợn sóng”…)

      + Tâm trạng của nhân vật “tôi” (những suy nghĩ và cảm nhận)

   - Các yếu tố miêu tả giúp người đọc dễ dàng hình dung khung cảnh hơn: đó là một đêm ngoài trời với khung cảnh thật đẹp, mọi thứ lung linh và trong trẻo. Các yếu tố biểu cảm thể hiện những suy nghĩ của nhân vật, những cảm xúc nhẹ nhàng, êm dịu. Hai yếu tố trên kết hợp với nhau tạo như tái hiện khung cảnh ngay trước mắt người đọc, giúp những chi tiết đi sâu hơn vào long người.

21 tháng 10 2017

I. Ôn tập về miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự 1. Miêu tả là gì? (Dùng ngôn ngữ (hoặc một phương tiện nghệ thuật khác) làm cho người nghe, người đọc, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt). Biểu cảm là gi? (Bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống). 2. Điều gì giúp phân biệt miêu tả trong văn miêu tả, biểu cảm trong văn biểu cảm với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự? (Không phải ở số lượng câu chữ mà là ở mục đích. Chẳng hạn như, miêu tả cho võ, cho hay là mục đích của một bài văn miêu tả. Nhưng trong văn tự sự, thì kể chuyện cho rõ ràng, trôi chảy, hấp dẫn mới là mục đích. Miêu tả chỉ là phương tiện giúp cho việc tự sự được cụ thể, sinh động, lí thú hơn. Cũng có thể nói tương tự như vậy về biểu cảm). 3. Đâu là căn cứ đánh giá thành công, của việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự? (Ở chỗ miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào). 4. Phần văn bản tự sự đã sử dụng yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm thành công ở mức độ nào? II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 1. Các khái niệm quan sát, liên tưởng, tưởng tượng bằng cách thảo luận về điền các từ thích hợp vào chỗ trống (điễn từ quan sát vào điểm (b); từ liên tưởng vào điểm (a); từ tưởng tượng vào điểm (c). - Vai trò của quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự bằng cách thảo luận các câu hỏi. - Tìm dẫn chững để chứng minh cho các kết luận về lí thuyết đã đạt được trong điểm (a1) và (a2) nêu ở trên. Chẳng hạn, qua trích đoạn nêu trong SGK, có thể thấy, sẽ không cảm nhận được các hình ảnh, âm thanh rất đặc sắc, thơ mộng ở điểm (a) nếu không quan sát, ở điểm (b) nếu không tưởng tượng và ở điểm (c) nếu không liên tưởng. 2. HS đọc phần Ghi nhớ và lưu ý về sự cần thiết phải quan tâm tới con người và đời sống, phải lưu giữ những ấn tượng và cảm xúc trước con người và đời sống, một điều kiện không thể thiếu để các em có thể làm văn hay và sống đẹp. III. Luyện tập. Câu 1. Câu (b). Cần lưu ý: - Đây là một trích đoạn tự sự, được viết ra với mục đích chủ yếu là kể một chi tiết trong một câu chuyện chứ không phải để miêu tả hay biểu cảm. - Tuy  nhiên, trong trích đoạn lại có nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm; nhờ thế, người đọc cảm thấy như đang tận mắt chứng kiến một bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu vàng trên vùng rừng núi phương Bắc xa xôi và thấy càng thêm yêu thiết tha cuộc đời thơ mộng đến diệu kì này. - Hiệu quả của các yếu tố miêu tả và biểu cảm được tạo nên trước hết và chủ yếu từ tình yêu của nhà văn đối với cuộc sống. Nhưng hiệu quả ấy cũng sẽ không thể có nếu nhà văn không thể hiện được một khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng tinh tế và mới mẻ khác thường. Câu 2. Cần lưu ý. - Không vì cố gắng tập trung miêu tả và biểu cảm mà quên mất nhiệm vụ chính là phải viết một bài văn tự sự theo đề tài đã được nêu trong bài tập. - Đây là một đề tài không xa lạ với cuộc sống của HS, vì thế, cần khai thác vốn sống của bản thân để có thể hình dung thật rõ người và việc mà mình định kể và cảm xúc mà mình cần bộc lộ để bài văn tránh được sự giả tảo, hời hợt, khuôn sáo. Đọc kĩ phần Đọc thêm “Về dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam để học tập cách thức tìm và diễn đạt ý cũng như phát huy khả năng quan sát, liên tưởng và tưởng tượng.  

16 tháng 10 2017

Ồ! Đó là tiếng kêu của con mèo Trắng nhà tôi đấy, nó đang cùng đàn con gồm ba chú mèo dễ thương đến chơi với tôi. Nhìn nó chơi đùa với đàn con mà tôi thấy vui trong lòng, nhưng để có được như ngày hôm nay thì con Trắng nhà tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả.Chợt, tôi nhớ lại chuyện xảy ra lúc đó…
Đó là lúc cách đây khoảng một năm, khi đó tôi mới học lớp 7, con Trắng còn chưa đẻ con, nó mới 2 tuổi, còn trẻ lắm, nó hay chơi đùa với tôi. Trắng là một con mèo màu trắng buốt, thân hình thon thả, đuôi dài, chân nó với miếng đệm màu hồng mềm mại bên dưới giúp nó di chuyển mà chẳng gây ra tiếng động nào, dù chỉ là nhỏ nhất. Chiếc đầu nó thì nhỏ nhắn, xin xắn, kèm theo đôi tai và đôi mắt đen tuyền dễ thương trông rất đáng yêu. Đừng nghĩ nó chỉ là một con mèo cảnh mà không biết bắt chuột nhé! Chiếc mũi hồng lúc nào cũng ươn ướt với đôi tai cực nhạy bén và đôi mắt cực kì tinh một khi đã kết hợp lại thì chẳng chú chuột nào chạy thoát. Ngoài ra, bộ móng vuốt sắc nhọn có thể thu lại gọn gàng càng làm cho Trắng như trở thành một sát thủ điêu luyện thực sự. Có một đặc điểm giúp tôi không thể nhàm lẫn Trắng với bất kì con mèo nào khác đó là vài chiếc đốm đen nhỏ xíu ở trên đuôi của Trắng. Và đó chính là ấn tượng đặc biệt sâu đậm khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy Trắng.
Trắng rất thích nằm, nó có thể nằm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào. Mọi người nghĩ rằng nó rất lười và thường thắc mắc:<< Tại sao nó lại lười thế nhỉ? >> Nhưng chỉ có tôi biết được, đó là lúc nó đang thư giãn, nó cần được gãi vào bộ lông mượt mà của nó, nhất là ở trên đầu và vùng bụng. Trắng rất thích chơi đồ chơi, nó thích những thứ tròn và lăn được, mà cuộn len là thứ nó thích nhất. Biết được sở thích của nó nên lâu lâu tôi lại lén lấy một vài cuộn len của bà, và mỗi lần như thế thì lại có chuyện xảy ra: Nếu không phải là sợi len vương vãi khắp nhà thì cũng là những tiếng đỗ vỡ của bình hoa do Trắng làm lúc hứng chí. Ban đầu bố mẹ tôi còn la, nhưng nhiều lần như thế rồi đâm ra bố mẹ tôi xem đó như chuyện thường ngày và <> luôn, ghiền cái cảm giác được mắng <> chú mèo Trắng dễ thương mà tôi yêu quý. Từ đó bố mẹ coi Trắng như là một thành viên, không! Như là một người con quan trọng trong gia đình.
Tôi cứ tưởng mọi việc sẽ êm đềm trôi qua như vậy thì ngờ, vào một ngày, tôi chẳng thấy Trắng đâu cả! Tôi sợ lắm! Sợ không còn gặp lại Trắng nữa, sẽ không còn được vuốt ve bộ lông mượt mà của nó nữa, sẽ chẵng còn được mang những cuộn len cho nó chơi nữa! Thế là tôi bắt đầu đi tìm Trắng, ba mẹ tôi cũng vậy, tất cả mọi người trong nhà tôi, kể cả hàng xóm cũng vậy, ai nấy đều yêu mến Trắng và đang xôn xao đi tìm nhưng tìm mãi chẳng thấy nó đâu. Tìm không thấy tôi bắt đầu lo lắng: << Chẳng lẽ Trắng ghét mình nên bỏ đi mất rồi? Nhưng nó đang mang bầu thì đi đâu được? Hay là nó đã bị ăn thịt rồi? >> Chỉ nghĩ đến hai chữ << Hay là >> đó thì tôi bần thần cả người, tôi chực khóc, nhưng vì là đàn ông nên tôi cố kìm nén cảm xúc của mình. Tôi buồn, tôi buồn lắm, tôi nhớ cái ngày nghe tin Trắng đã có thai thì tôi nhảy cẫng lên, vui mừng khôn xiết, mà bây giờ lại phải chấp nhận sự thật rằng: << Trắng đã ra đi, không còn trở lại nữa! >>. Thấy tôi buồn thì bố tôi an ủi:
- Con à, đừng buồn nữa.
- Nhưng đâu tìm thấy Trắng đâu bố, chắc nó đi thật rồi?
- Đừng lo con ạ, ba sẽ đăng lên báo nhờ người tìm giúp, đừng nản chí con nhé!
Nghe được những câu đó, tôi dường như được tiếp thêm sức mạnh, tôi nghĩ chắc chắn sẽ tìm được Trắng thôi. Nhưng rồi 1 ngày, rồi 2 ngày, 3, 4,5 ngày mà vẫn chẳng thấy Trắng đâu cả, kể cả những tin gì về nó. Tôi bỗng hụt hẫng và bắt đầu ý nghĩ chấp nhận rằng Trắng đã đi thật rồi!
Ngày qua ngày, tôi chỉ biết ngồi cầm những vật mà Trắng thích: Cuộn len loại xịn mà tôi đã đích thân tặng , quả bóng đồ chơi, cả cái chén ăn cơm của nó nữa,… Tôi ngồi thẫn thờ nhìn lên bầu trời xa xăm, đám mây trôi lững lờ bỗng dừng lại, đàn chim bỗng ngừng hót, cây cối ngừng rơi lá,… Tất cả như chia sẻ nỗi buồn cùng tôi.
Tôi nghĩ mọi việc đã kết thúc! Nhưng nó chỉ thực sự kết thúc khi nó đã đến hồi kết. Vào ngày thứ 11 sau khi đăng báo, thì bất ngờ có một người đến nhà tôi và đưa cho tôi một thùng các-tông to đùng, tôi mở ra xem thì rất bất ngờ: Trong đó chính là Trắng và ba chú mèo con chưa mở mắt. Khi thấy Trắng bỗng nhiên bị sứt một bên tai thì tôi hỏi chú ấy:
- Chú ơi, tại sao con mèo nhà cháu bị như vậy?
- À, chú tên là Nam, nhà ở khu bên, chú làm nghề xe thồ, nhà chú cũng có nuôi một con mèo đực. Chú cứ thấy con mèo Trắng nhà cháu luẩn quẩn quanh nhà chú, chú định đuổi đi thì thấy nó có vẻ mệt mỏi, còn lại có bầu nữa, thế là chú cho nó ở lại và còn chia cho nó một phần cơm nữa. Cứ từ đó con mèo nhà chú và con mèo Trắng cứ quấn quýt lấy nhau, chú mới hiểu ra rằng: con mèo nhà chú đã lên chức làm cha, làm cha của những chú mèo nhỏ dễ thương chờ ngày chào đời.
Tôi định hỏi chú vài câu hỏi thì chú lại nói tiếp:
- Chú cứ tưởng Trắng sẽ ở nhà chú luôn chứ! Ai ngờ tới ngày nó đẻ, chú mời bác sĩ thú y tới để khám, về đến nhà lại chẳng thấy nó đâu. Thế là chú tức tốc lên xe và đi tìm nó, chú lái đi khắp mọi nơi, mọi ngóc ngách mà chẳng tìm được, chú định bỏ cuộc thì nghĩ đến một nơi: bãi đất trống gần sân vận động. Chỉ nghĩ đến đấy thì chú liền phóng ngay xe đến nơi và chú đã được đền đáp: tiếng mèo Trắng kêu meo meo và vài tiếng kêu nhỏ của ba chú mèo con đang ở trong bụi rậm kia. Chú vội vã chạy tới nhưng lại nhìn thấy 1 con mèo hoang tiến từ từ tới trước mặt con mèo kia và nhìn vào đám con của Trắng bằng ánh mắt ghê rợn, như muốn ăn tươi nuốt sống đàn mèo nhỏ kia. Trắng chưa biết được chuyện đó và nằm dài ra đất một cách mệt mỏi. Con mèo hoang bước từng bước tới chỗ đám mèo con, những chiếc vuốt sắc nhọn của nó vụt xuống định cào mèo con. Nghe thấy tiếng động và nhìn thấy cảnh tượng ấy, nó dùng hết sức chạy nhanh tới cào vào lưng con mèo hoang, đám mèo con đã thoát chết trong gang tấc. Con mèo hoang tức lắm, nó quay lại và nhìn Trắng một cách dận giữ. Hai con mèo nhìn nhau mắt không rời, rồi chúng xù lông lên, kêu << meo meo >> như để cảnh báo, và chúng bất ngờ xông vào nhau. Trắng dường như được tiếp thêm sức mạnh nhờ tình mẫu tử nên xông thẳng vào, bất chấp khó khăn. Hai con mèo đánh nhau dữ dằn, một trận đấu thật kinh hoàng! Một lúc sau, con mèo hoang dường như đã mệt lả, nó không còn sức để chiến đấu nữa, nó nhảy đi chỗ khác và bỏ đi. Trắng dường như đã thấm mệt, nó nằm phịch xuống đất, tai rươm rướm máu. Chú từ bụi rậm nhìn thấy tất cả, vội chạy tới và ẵm con Trắng cùng đám con của nó về nhà. Nhờ bác sĩ thú y chăm sóc mà nó hồi phục rất nhanh, riêng trên tai thì hằn lại vết sẹo. Chữa cho nó xong, bác sĩ thú y liền đưa cho chú tờ báo, chú đọc và rất ngạc nhiên khi cháu là chủ nhân của Trắng. Đó là toàn bộ câu chuyện đấy cháu ạ!
Tôi mừng lắm, ôm chầm lấy Trắng và reo lên: << Mày giỏi quá Trắng ạ! >>. Nó dường như hiểu được điều đó nên cũng kêu lên <> như vui mừng. Tôi cảm ơn chú, vẫy tay chào tạm biệt chú cho đến khi bóng chú đã khuất ở xa xa.
Tôi đang nhớ lại chuyện cũ thì bỗng: <>. Tôi giật mình, thì ra là tác phẩm của Trắng cùng đàn con, đó là một chiếc bình vỡ. Tôi liền don dẹp ngay. Lúc ấy , trên bầu trời xa xăm, mây lại trôi, chim ca líu lo, cây lại rung rinh, và ông mặt trời chuẩn bị kết thúc công việc hôm nay, để lại một buổi hoàng hôn vô cùng rực rỡ. 

- Xem thêm tại: [Ngữ văn 8] Kỉ niệm về con vật nuôi mà em yêu thích | Diễn đàn HOCMAI - Cộng đồng học tập lớn nhất Việt Nam

Tuổi thơ của ai cũng gắn bó với một loài vật nuôi đáng yêu, đó có thể là chú rùa, chú chim hay chú mèo… Riêng với tôi, tuổi thơ của tôi gắn với chú chó Phi Phi dũng cảm.

Phi Phi là chú chó lai béc-giê mà tôi đã.. nhặt được trong công viên! Chuyện là thế này: cách đây chừng một năm, vào buổi chiều tôi đi tập thể dục trong công viên. Đang chạy bộ, tôi chợt nghe tiếng rên yếu ớt trong lùm cây. Tò mò, tôi rẽ đám lá nhìn vào thì thấy một chú chó nhỏ yếu ớt đang nằm rên trong chiếc hộp giấy. Thương chú quá, tôi mang về nuôi. Tôi không ngờ, lúc mang Phi Phi về bố mẹ không những không trách tôi mà còn giục tôi đi lấy sữa cho chú uống nữa!

Bây giờ thì Phi Phi đã lớn lắm. Lông chú màu đen mượt, bốn chân cao và chắc. Hai tai lúc nào cũng dựng lên lắng nghe mọi âm thanh xung quanh. Cái mũi thì lúc nào cũng có vẻ khịt khịt như đánh hơi mọi thứ. Phi Phi rất ngoan và can đảm. Khi tối trời, chú luôn ra ngoài hiên nằm canh. Có Phi Phi ở ngoài, cả nhà tôi rất yên tâm đi ngủ. Thế rồi, đến một ngày, có chuyện xảy ra, gia đình tôi đã cảm nhận được sâu sắc sự dũng cảm và lòng trung thành của Phi Phi.

Đó là một đêm mùa đông gió rét. Như mọi hôm, Phi Phi vẫn nằm canh ở ngoài hiên. Cả nhà tôi đang ngủ thì chợt nghe tiếng Phi Phi sủa dữ dội, tiếng chú giằng dây xích loảng xoảng. Bố vội vàng bật dậy rồi nnẹ nhàng cầm gậy lách ra ngoài. Cuối góc vườn, một bóng đen khả nghi đang di chuyển. Thấy động, hắn vội vàng trèo tường hòng thoát ra ngoài. Bố vừa hô hoán hàng xóm vừa lao theo tên trộm. Phi Phi cũng lồng lộn chồm lên, dây xích bị giằng co hết mức. Bố đuổi theo tên trộm, bất ngờ, hắn quay lại đạp mạnh vào bố. Bị lỡ đà, bố ngã xuống. Hắn lợi dụng lúc ấy đè lên người bố, tay phải rút mạnh con dao ra rồi vung lên. Chính lúc ấy, Phi Phi từ đâu lao đến ngoạm vào tay cầm dao của hắn rồi mặc cho gã gian phi đẩy, đạp đánh như thế nào cũng kiên quyết không nhả tay hắn ra. Cuộc vật lộn dừng lại khi các cô bác hàng xóm ùa đến trói gô tên trộm lại. Mẹ tôi vừa xuýt xoa dìu bố vào nhà vừa nhắc chị em tôi lấy sữa cho Phi Phi và đưa chú vào nhà.

Sau hôm ấy, Phi Phi nổi tiếng cả khu phố với câu chuyện “cứu chủ”. Kẻ gian bị bắt sau đó đã khai ra rất nhiều vụ trộm mà hắn nhúng tay vào. Gia đinh tôi và Phi Phi còn được tuyên dương nữa!

Phi Phi vẫn sống cùng gia đình tôi cho đến bây giờ. Chú luôn được cả nhà cưng chiều và yêu quý, đặc biệt là tôi. Phi Phi tuy là một chú chó nhưng có nhiều điều đáng để chúng ta học tập đúng không các bạn!

16 tháng 10 2017

Cha mẹ là những người đà sinh thành, đưa ta đến với thế giới này. Cha mẹ đã nuôi dưỡng ta khôn lớn, cho ta ăn học nên người. Chính vì thế, cha mẹ là người có công ơn thật lớn lao, vĩ đại đổi với ta. Phận làm con phải biết hiếu thảo và quan tâm đến cha mẹ của mình. Quan trọng hơn là phải thường xuyên làm cho cha mẹ vui lòng. Tôi cũng thế, tôi đã làm được một việc tốt khiến mẹ tôi vui lòng và tự hào về tôi.

Vào thứ năm tuần trước, tôi và các bạn đi chơi ở công viên nước. Tại đây tôi đã cùng với các bạn cua mình làm một việc tốt. Tuy đó chỉ là một sự giúp đỡ nhỏ nhưng với tôi thì chuyện đó mang nhiều ý nghĩa lắm. Tôi còn nhớ như in ngày hôm đó. Do thứ năm tuần trước, trường tôi cúp điện nên cả trường được nghỉ.Chỉ riêng nhóm tôi, cả đám tổ chức đi chơi ở công viên nước. Sáng hôm ấy. từ chín giờ sáng chúng tôi đã khởi hành trong tâm trạng vui vẻ. Vừa thay đồ bơi xong thì tôi và các bạn đã chạy ào xuống hồ bơi. Cảm giác nóng nực,oi bức đã bị những dòng nước mát trong hồ xua đi. Không khí lúc này thật náo nhiệt, âm thanh của nước chảy xuống hồ hay các con thác nhân tạo làm cho chúng tôi thêm phấn khởi. Nhìn xung quanh là những chiếc cầu tuột đủ màu sắc, những chiếc phao đủ hình dạng ngộ nghĩnh đang đưa chúng tôi bồng bềnh trên mặt nước. Các làn sóng nhàn tạo cứ từ từ đập vào bờ làm cho mọi người lênh đênh trong dòng nước mát. Tất cả mọi người và mọi cành vật đang hòa mình theo lời gọi mời của các bờ hồ. Lúc này, những ánh nắng chói chang của buổi trưa hè đã bị xoa dịu đi. Trong lúc mọi người ai ai cũng chơi đùa thật vui vẻ thì bỗng từ xa có một cô bé chỉ chừng khoảng bay tuổi ngồi khóc. Thấy vậy chúng tôi liền chạy đến bên em và hỏi thăm. Cô bé có một gương mặt trái xoan và đôi mắt to tròn cùng làn da trắng hồng đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh ngay lần đầu tiên gặp em. Cô bé cứ oà lên khóc khiến chúng tôi lúng túng, không ai biết phải đồ em ấy như thế nào. Ngay lúc đó, Hoa đã đến ngồi cạnh em. Hoa cười tươi nhìn em, vừa vồ nhẹ vai, Hoa vừa an ủi cô bé. Một lúc sau, có bé đã ngừng han tiếng khóc và kể cho chúng tôi nghe về chuyện em bị lạc mẹ. Vừa nghe cô bé kể xong, chúng tôi đâ lập tức dẫn em đi một vòng lớn hồ bơi để tìm mẹ của cô bé. Nhưng do người quá đông nên tôi và các bạn không thế tìm thấy bác ấy lúc này, cô bé có vẻ rất thất vọng, trong đôi mắt của em hiện rõ sự lo lắng và sợ hãi. Nhìn vào đôi mắt ấy mà tôi thấy thương em quá! Trong đầu tôi đang suy ra mọi cách để có thế giúp em giảm bớt đi nỗi sợ ấy. Tôi liền đề ra một ý với các bạn là cho em ấy chơi chung cùng chúng tôi. Các bạn ai cũng đồng ý. Cuộc hành trình của chúng tôi và cô bé bắt đầu ở những chiếc cầu tuột cao ngoằn ngoèo bảy màu kia. Trước khi trượt, cô bé có vẻ hơi sợ nên tôi đã ôm em vào lòng để cùng trượt với tôi. Nước cứ theo tốc độ trượt của chúng tôi mà bắn tung toé Sau nhiều lần trượt cùng tôi và các bạn dường như em đã đỡ buồn và lo hơn một chút rồi. Thời gian chơi cùng những chiếc cầu tuột cũng đã trôi qua. Chúng tôi lại tiếp tục ngồi trên phao để thả mình theo con sông lười. Những cảm giác táo bạo trong dòng nước của câu tuột ban nãy chẳng còn đâu nữa mà bây giờ chúng tôi đang thả mình một cách êm đềm. Sau đó, chúng tôi lại chuyển sang các trái bóng đầy màu sắc và nhiều trò chơi dưới nước. Một tiếng đồng hồ cùng đã trôi qua, bây giờ em đã cười lại rồi. Đôi mắt em cũng không còn ẩn chứa nồi sợ hãi như lúc ấy nữa. Đã đến lúc quay lại việc tìm mẹ cô bé. Thật may mắn là chúng tôi đã tìm được bác. Cô bé lúc này đang vỡ oà trong hạnh phúc vì được gặp lại người mẹ thân yêu. Sau khi chào tạm biệt cô bé, chúng tôi cùng kết thúc buổi vui chơi. Vừa về đến nhà, tôi đã kể cho mẹ biết ngay việc đó. Mẹ cười tươi và khen tôi rất nhiều. Nụ cười của mẹ hiện rõ sự hài lòng và tự hào về tôi.

Sự việc hôm ấy là một niềm tự hào lớn lao của tôi. Hôm đó, tôi đã có một khoảng thời gian chơi đùa thật vui và ý nghĩa bên cô bé. Tôi đã khiến mẹ cảm thấy tự hào vê tôi. Đó là điều tôi luôn muốn làm cho mẹ. Tôi sẽ cố gắng làm nhiều việc tôt hơn nữa để mang đến cho mẹ thật nhiều niềm vui.

16 tháng 10 2017

m, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.

Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trãi khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghĩ ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vã của mọi người. “Một ngày rãnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rãnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.

Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng “Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.

Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét bụi trên tủ, bàn rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy chén đủa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.

Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen “Con gái của ba rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều” tôi bẽn lẽn “Dạ con đã lớn rồi phải không mẹ”. Mẹ nói “Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này” vừa nói mẹ vừa lấy trong túi ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi “Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm”. Mẹ làm cơm chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày “làm việc”.

Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân “Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vã. Hôm nay tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỹ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.

16 tháng 10 2017

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.

Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.



Xem thêm tại: http:Phân tích bài thơ ‘Bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương_bài 1

P/s: Lê Quang Phúc, OnIine Math, copy xong rồi thì nhớ ghi nguồn nếu tôn trọng công sức của người khác

16 tháng 10 2017

Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh  mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.

Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm ưới nước non.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

ơ đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.

Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?

Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc dời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ơ đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

   Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.

mk tl đầu tiên k cho mk nha

2 tháng 6 2018

Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...

1 tháng 7 2018

cảm ơn bạn rất nhiều

15 tháng 10 2017

Tình bạn của Giôn-xi và Xiu là một tình bạn đẹp, cao quý. Không tiền bạc, họ kết nghĩa chi em vì đều là những hoạ sĩ nghèo đam mê nghệ thuật, đều có chung sở thích mặc áo ống tay rộng và ăn món rau diếp dầm dấm. Nhưng rồi mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh nặng. Đối với người nghèo bệnh tật thường xuyên là khách không mời. Và chính trong hoàn cảnh ấy, tình bạn được thử thách. Sự lo lắng, chăm sóc chu đáo, tận tình của xiu đã nói lên tất cả. Cô vẽ nhiều hơn để có tiền chữa bệnh cho ban. Cô chăm sóc động viên, an ủi tinh thần cho Giôn-xi. Cô lo lắng và làm tất cả để cứu Giôn-xi: lúc thì quấy súp gà, lúc pha sữa, lúc mời bác sĩ và cầu cứu cụ Bơ-men. Xiu đang dành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng của mình. Chính hành động ấy đã làm sáng bừng lên một tình bạn cao đẹp, thiêng liêng giữa hai người hoạ sĩ nghèo ấy.

15 tháng 10 2017

 Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ắp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính.

Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.

Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.

Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.

Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

Giôn-xi thật đáng thương nhưng cô cũng thật đáng trách khi vẫn đeo đuổi ý định từ bỏ cuộc sống. Cô chìm đắm trong ý nghĩ kỳ quặc của mình, mặc kệ những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một.Cô đã phụ lòng của Xiu, bởi lẽ cô đã xem nỗi đau của mình lớn hơn tất cả mọi sự quan tâm lo lắng của mọi người. Trong thời điểm ấy, sẽ không ai có thể giúp đỡ cô, ngoại trừ chính bản thân cô. Thời gian một ngày kéo dài đằng đẵng để Giôn-xi chứng kiến chiếc lá thường xuân chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Chiếc lá bướng bỉnh ấy không chấp nhận sự buông xuôi của một cô gái còn quá trẻ. Thế nhưng, khi con người ấy đã chấp nhận đầu hàng số phận, thì sức mạnh của màn đêm buông xuống, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ lại có một uy lực khiến cho Giôn-xi không còn một niềm tin nào vào sự sống của chính mình. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách.

Nhà văn đã tạo ra một tình huống thử thách trước số phận của Giôn-xi, để rồi, cuối cùng người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm: “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá mong manh ấy đã chiến thắng được thời tiết khắc nghiệt, để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống một sinh linh. Trước hết là thức tỉnh khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm hồn của Giôn-xi, để cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội.”. Phép nhiệm màu đã xảy ra, vượt qua tất cả những quy luật thường tình của thiên nhiên tạo hoá, khiến Giôn-xi không hiểu và không sao hiểu được. Phải chăng, Thượng đế chí công và nhân từ không nỡ để một cô gái trẻ phải sớm giã từ cuộc sống? Không những thế, sau thời khắc bừng tỉnh, cô gái Giôn-xi đã lại bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ". Thượng đế thật công bằng, vị thượng đế ấy có tên là… Bơ-men.

Người hoạ sĩ già khốn khổ ấy không có quyền năng tối thượng của Thượng đế, nhưng ông có một trái tim giàu lòng thương cảm. Hoá ra, trong thời điểm làm mẫu cho Xiu, con người ấy đã đi đến một quyết định táo bạo, đoạt quyền của Đấng-toàn-năng bằng chính khả năng của mình. Con người đã bốn mươi năm theo đuổi kiệt tác mà không thành công đã tạo nên một kiệt tác cuối cùng của đời mình: chiếc lá cuối cùng! Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Không ai được biết có bao nhiêu tinh hoa đã phát tiết trong giờ phút vẽ nên chiếc lá trên tường của cụ Bơ-men. Tất cả đều diễn ra quá bất ngờ, đến nỗi cả Xiu là người đã chứng kiến giờ phút chiếc lá cuối cùng rụng xuống cùng cụ Bơ-men cũng phải bàng hoàng. Ta chợt hiểu những lời nói hối hả của cô với Giôn-xi: “Em thân yêu, thân yêu. Em hãy nghĩ đến chị, nếu như em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Cô đã hiểu tất cả, nhưng không dám nói rõ cho Giôn-xi, bởi lẽ cô chưa thể hình dung ra phản ứng của Giôn-xi trước một sự lừa dối bắt nguồn từ lòng tốt của người hoạ sĩ già. Lời nói ấy còn bộc lộ một niềm sung sướng vô biên của Xiu trước giải pháp tình thế mà cụ Bơ-men đã nghĩ ra trong đêm chiếc lá cuối cùng thực sự đã rụng xuống. Bởi thế, lần kéo mành vào hôm sau, ta không còn gặp tâm trạng chán nản đến cùng cực của Xiu nữa.

Vì sự sống của một cô gái, cụ Bơ-men đã bất chấp thử thách của thời tiết khắc nghiệt, quên đi sự sống của bản thân mình. Có lẽ bản thân cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng chắc chắn một điều khi người hoạ sĩ ấy vẽ chiếc lá, bức vẽ ấy không nhằm để lưu lại tên tuổi nghệ sĩ với đời. Điều đáng quan tâm lúc đó là sự sống đã tắt trong tâm hồn một cô gái trẻ, làm thế nào để cô thôi không bị ám ảnh bởi quy luật lạnh lùng của tạo hoá, để rồi vươn lên giữa cuộc đời bằng chính sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô. Đó là lúc người hoạ sĩ già ấy hiểu thấu sứ mạng vinh quang và cao cả của nghệ thuật: hướng về con người chứ không phải là nhằm tạo chút danh tiếng hão huyền, nghệ thuật chỉ thật sự bắt đầu khi sáng tạo của người nghệ sĩ giúp ích cho đời.

Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua cửa ải của chính mình, trở lại với niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.

Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại một cuộc đời mới, niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.

15 tháng 10 2017

>> THam khảo <<<

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thây lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Cụ bán rồi?

Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ẩng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ năm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi te tái đứng lên:

Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi thầy tôi nhắc nhở.

Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.



 

14 tháng 10 2017

Thời gian gần đây, cổng trường tôi xuất hiện một người ăn xin. Vẻ mặt thiểu não, bộ dạng nhếch nhác, ngồi lê dưới đất, ông ngửa chiếc mũ đen đúa để chờ xin sự bố thí của tụi học sinh chúng tôi. Thấy các bạn cho tiền, tôi và Giang bảo nhau: "Mai chúng mình không ăn sáng nữa, để tiền cho ông ấy nhé. Trông ông ấy khổ thật".

Sáng hôm sau, hai chúng tôi đưa biếu ông 10 nghìn đồng. Đưa xong, tôi khẽ hỏi: "Ông ơi, ông không có nhà cửa, con cái sao ông?". Ông trả lời chúng tôi trong tiếng nghẹn ngào khiến chúng tôi cũng thấy cay cay nơi sống mũi, ông nói: "Ông có nhà, có con nhưng vì con ông bị ảnh hưởng chất độc da cam nên không đi lại được, mẹ nó đã chết vì tai nạn giao thông nên ông mới phải đi ngửa tay xin thế này, cơ cực lắm các cháu ạ". Câu chuyện đang dang dở thì trống vào lớp, hai đứa chúng tôi miễn cưỡng đứng lên. Vào lớp rồi mà tôi vẫn quanh quẩn nghĩ ngợi về câu chuyện vừa nghe. Tôi hình dung ra đủ mọi khó khăn nghèo túng của một gia cảnh đáng thương. 

Khi về nhà, tôi đem câu chuyện này kể cho bố mẹ tôi nghe. Nghe xong, bố tôi bảo: "Chắc gì đã là sự thật, bây giờ nhiều người ăn xin giả vờ lắm, không tinh ý dễ bị lừa đấy con ạ". Tôi xịu mặt thất vọng và thầm nghĩ trong bụng: "Đúng là người lớn, vừa cứng rắn vừa hay đa nghi! Tưởng đâu bố mẹ sẽ cho mình chút tiền giúp ông lão đáng thương". Tôi buồn, thở dài và quay vào bàn học.

Sáng hôm sau, khi đứng chờ Giang cùng đi học, tôi đã cầm sẵn phần tiền quà sáng trong tay và tự nhủ mình sẽ nhịn ăn sáng cả tháng để biếu ông ăn xin nọ. Nhưng từ xa, tôi thấy Giang đi rất vội như đang muốn nói chuyện gì với tôi. Gặp nhau, Giang nói vội vàng trong tiếng thở hổn hển: "Cậu biết không? Ông ăn mày ở cổng trường mình chính là người ở trong ngõ chợ đấy. Bác tớ bảo nhà ông ấy ở ngay cạnh nhà bác tớ. Ông ấy có con cái tử tế, nhà cửa đàng hoàng, nhưng ông ấy nghiện lô đề lắm, con cái biếu gì cũng đem bán lấy tiền chơi lô đề. Nói mãi không được, bây giờ họ chỉ lo cho ăn uống mà không biếu tiền nữa. Ông ấy chiều nào cũng ghi trăm hơn trăm ngót tiền đề đấy. Chính vì thế, nên phải đi ăn xin để kiếm tiền, toàn phải đi xa, không dám loanh quanh khu ngõ chợ, sợ người quen biết mặt…". Nghe thế, tôi thấy nổi da gà và thầm tự trách mình đã vội vàng nghĩ sai về bố mẹ.

Thật đáng sợ, chỉ vì ham mê cờ bạc mà ông ấy dám bịa ra một "kịch bản" để lợi dụng lòng tốt của bọn trẻ con chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng nhịn quà sáng, ngồi học chay tới 5 tiếng đồng hồ để dành tiền cho ông. Thật là uổng phí! Mong sao đừng ai "bày đặt" số phận mình để lợi dụng lòng thương yêu của người khác như ông lão ăn xin ở cổng trường học của chúng tôi nữa.

- Nguồn: Lã Phương Lan (Lớp 10A, Trường Chu Văn An)

14 tháng 10 2017

truyện thầy bói xem voi bạn gì ơi......

15 tháng 10 2017

Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào tôi còn là một chú bé Hồng loắt choắt nhanh nhẹn với một tuổi thơ bất hạnh, đầy đau khổ. Tưởng rằng thời gian sẽ làm phai mờ đi những kí ức đau thương đó mà giờ đây những hình ảnh đó vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi cho đến khi tôi gặp lại "cái bóng"  người mẹ của mình .....
Chiều hôm đó khi đi học về, tôi chợt thấy thấy một người  giống mẹ, tôi liền chạy theo vừa chạy vừa gọi: "mẹ ơi ! mẹ ơi!". Tôi chợt nghĩ nếu nghười ngồi trên xe kéo không phải mẹ mình thì bọn bạn sẽ cười cho thúi mũi mất. Chiếc xe kéo dừng lại, tôi chạy đến thì thấy .. ÔI!!!!!!!!! tôi thốt lên. Hóa ra người phụ nữ ngồi trên xe kéo là mẹ. Hai mẹ con sụt sùi, cảm xúc dâng trào ..... Sau đó tôi cũng không nhớ là mẹ đã hỏi tôi những gì nữa, chỉ nhớ là từng giây phút đều tuyệt đẹp. đi dc 1 đoạn thì tui bất chợt gặp lại bà Tám. bà là hàng xom cũ của tôi từ hồi bố mẹ tôi dg sống vs nhau. Hai bà cháu gặp nhau cũng mừng lắm, tâm sự với nhau biết bao nhiêu câu chuyện. Rồi tôi cũng kể lại cuộc hội ngộ của mình và mẹ ban nãy. Nghe tôi kể xong đột nhiên sắc mặt bà Tám khác hẳn. Mặ bà cắt không còn giọt máu, vẻ hoảng sợ. Tôi thấy lạ bèn hỏi thì bà bảo, từ khi tôi đi mẹ tôi như người mất hồn, bà cắt đứt mọi mối quan hệ với mọi người. Rồi vào một ngày bình thường, hàng xóm phát hiện bà treo cổ tự vẫn ở nhà với một bức thư chứa đựng những lời kêu gào, đau khổ thảm thiết. Sau khi mai táng cho bà xong, ngôi nhà đó như bị một linh hồn giận giữ nào đó chiếm giữ hễ bất cứ ai bước chân vào nhà là tai họa kinh hoàng sẽ ập đến..... Nghe thấy bà kể chân tay tôi lạnh ngắt, mặt mũi xám xịt. Tôi tự hỏi người ngồi trên xe kéo là ai và trong suốt cuộc trò truyện trước cổng trường tôi đã nói chuyện với người hay là ma nữa. Tôi lạnh lùng bước về nhà. Đầu óc quay cuồng, cố quên đi những chuyệm đã từng xảy ra. Rồi tôi cũng không xác định được mình đang đi đâu nữa. Đôi chân tôi mỏi dần, mỏi dần và rồi... uỵch. Tôi ngất lịm đi trên đường...
Sáng dậy, tôi mở mắt và thấy mình đang nằm trên giường nhà có bố, có mẹ. Tôi thở phào thì ra đó chỉ là giấc mơ. Tôi cũng không thể biết là đây là giấc mơ hay là mình vừa mới trải qua một giấc mơ dài (là sống với họ nội, gặp mẹ, hàng xóm cũ) nữa.....

14 tháng 10 2017

k thay đổi đc đâu p ak