Hãy đóng vai người nông dân kể lại câu chuyện trí khôn của ta đây bằng tiếng anh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.
…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...
Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…
Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…
Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!
Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?
Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán!
Chắc thế em không biết gì về Ngư văn lớp 8 mong anh tk cho em
Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng, mình đã lớn khôn. Đối với tôi, điều đó đã trở thành hiện thực. Đúng là như vậy, tôi đã lớn khôn.
Tuổi thơ của tôi thật hạnh phúc, một tuổi thơ êm đềm. Không giàu sang phú quí, nhưng tôi được sống trong vòng tay yêu thương của ba mẹ. Từ bé đến giờ, tôi chưa phải chịu một nỗi khổ cực nào, bởi vì tôi luôn được ba mẹ săn sóc, bảo vệ. Cứ thế, tôi đã lớn dần. Tôi càng phát triển, càng cao lớn, thì ba mẹ tôi lại dần dần già đi. Tôi đã từng làm cho mẹ khóc bởi vì tôi đã hỗn láo với mẹ, tôi đâu có biết rằng những giọt nước mắt kia là vì tôi, là vì những sai trái mà tôi đã gây ra, và giọt nước mắt kia sẽ làm cho mẹ tôi thêm già, và có khi nào, nó sẽ đưa tôi đến gần ngày xa mẹ hơn. Tôi đã từng làm ba tức giận đến mức không thể kìm nén, ba đã mắng tôi rất nhiều, đã đánh tôi vài cái, nhưng trong thâm tâm của ba chỉ muốn tôi nên người. Vậy mà tôi đã từng suy nghĩ rằng, ước gì mình lớn thật nhanh để có thể sống riêng, không phải ở chung với ba mẹ, một cuộc sống tự do tự tại, không ai có thể ngăn cấm mình điều gì, và không cần phải nghe nhưng lời răn mắng của ba mẹ nữa.
Đúng vậy, tôi đã từng nghĩ như vậy đấy. Một ý nghĩ thật tệ hại, một ý nghĩ ngu xuẩn và của một kẻ vô ơn. Ngồi một mình trong phòng riêng của mình, tôi tự vắt tay lên trán suy nghĩ về. Chỉ hai mươi, ba mươi năm nữa thôi, đến lúc tôi đã trường thành, thì ước mơ lớn nhất của đời mình chính là mong những năm tháng ngốc nghếch làm ba mẹ buồn lòng sẽ trở lại để tôi sửa chữa, để tôi làm cho ba mẹ vui, lại được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ, nghe lời chỉ bảo của ba, tôi sẽ mong mỏi điều đó đến phát khóc, bởi vì có lẽ, lúc đó, ba mẹ chỉ còn trong kí ức của bản thân tôi. Tôi thoáng nghĩ đến điều này, mà trước đây tôi chưa từng nghĩ tới, bởi vì một điều rằng, tôi đã khôn lớn rồi.
Tôi đã khôn lớn vì lời răn dạy của ba mẹ. Tôi đã khôn lớn bởi vì tôi đã biết cảm nhận được nỗi đau về thể xác khi phải vất vả nuôi tôi khôn lớn, nôi đau tinh thần khi nghe những lời hỗn láo từ đứa con đã rứt ruột đẻ ra của ba mẹ. Tôi đã khôn lớn bởi vì tôi đã biết suy nghĩ vì những lỗi lầm của chính bản thân mình gây ra, thay vì đổ lỗi đó cho người khác. Tôi đã khôn lớn bởi vì tôi đã biết yêu thương mọi người, chia sẻ cho mọi người, giúp đỡ mọi người thay vì chỉ đón nhận tình yêu thương, sự chia sẻ và giúp đỡ của người khác. Tôi đã khôn lớn vì tôi đã biết vui trước niềm vui của người khác, biết buồn trong nỗi buồn của mọi người, biết căm phẫn trước những bất công và biết rơi nước mắt trước những bất hạnh của cuộc đời.
Tôi đã lớn trong cả tâm hồn của mình. Tôi sẽ luôn nâng niu những hạnh phúc như một món quà mà thượng đế đã ban tặng, và trân trọng nó bằng cả trái tim. Thời gian đã trôi qua tôi một cách vô cảm, mà giờ đây tôi thấy nó quí báu như viên kim cương, và sự quí giá của nó tùy thuộc vào tôi.
Các bác sĩ đã chứng minh rằng đổ mồ hôi quá nhiều do... |
Không lâu đâu, chỉ vài năm nữa thôi, tôi sẽ bước vào cuộc đời, cuộc đời của chính bản thân mình, không còn vòng tay của mẹ, không còn sự che chở của ba. Tôi sẽ tự mình bước trên con đường riêng của mình, và sẽ tự nắm lấy chìa khóa để mở cánh cửa của tương lai, cánh cửa vươn tới ước mơ của tôi.
Ủng hộ mik nha
Trong gia đình, tôi là người nhỏ nhất nên luôn được mọi người bên ngoại yêu chiều. Hầu như mồi lần về ngoại chơi, tôi không phải làm gì hết, chỉ ngồi đó chơi là được rồi. Trái lại với sự yêu chiều ờ bên ngoại, bên nhà nội hình như không mấy ai ưa tôi cả. Tôi không biết vì sao nhưng chắc là tại cái sự yêu chiều đã được nhằm vào em trai họ của tôi.
Cứ mồi lần có gì hay, tôi định chơi thì mấy cô lại không cho tôi chơi. Họ nói là tôi hậu đậu mất công chơi lại hư. Họ luôn nói tôi thụ động, hậu đậu, học không giỏi bằng em họ tôi. Dù hay bị la mắng, bị chê này nọ nhưng tôi không để điều đó làm cho tôi buồn, vì cha mẹ tôi luôn luôn ủng hộ tôi, yêu thương tôi. Tôi lấy điều đó làm động lực để tôi chứng minh cho mọi người thấy tôi không hậu đậu, thụ động, học kém.
Thời gian trôi qua thật nhanh, cái tên gọi “con bé hậu đậu” giờ cũng không còn nữa. Thay vào đó là những lời khen. Tôi không còn là con bé hậu đậu hay bị chê cười nữa mà bây giờ tôi đã là một học sinh lớp tám rồi đấy!
Cha từng nói với tôi: “Con người có ước mơ và có nghị lực kiên trì biến ước mơ thành hiện thực thì mới là một con người thành công”. Cũng chính sau khi nghe nói những lời ấy, tôi đã tự lập ra cho mình những mục tiêu cần phải hoàn thành trong tương lai. Tôi đem cho cha xem, cha cười và bảo tôi: “Giỏi lắm con yêu. Mục đích bây giờ đã có, con hãy cố gắng kiên trì thực hiện nhé!". Những lời nói ấy cũng là động lực cho tôi tiếp tục cố gẳng. Tôi còn nhớ tám năm trước, tôi chỉ là một con bé rụt rè., thụ động, hậu đậu và học không giỏi. Thế mà tám năm sau, tôi bây giờ đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, có ý chí hơn. Tôi đã hoàn toàn lột xác bỏ lại cái vỏ bọc của con bé hậu đậu năm xưa. Cha mẹ luôn hỏi tôi những câu hỏi:” Lớn lên con định làm gì?”. Câu trả lời của tôi luôn khác nhau theo năm tháng. Hồi học lớp một, tôi ước mơ được trở thành một nàng tiên trong truyện cổ tích. Lớp ba và lớp năm thì tôi lại ước mơ được làm nhà khoa học. Nhưng đến lớp tám, tôi chắc chắn ước mơ của mình chính là trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Lúc ấy, tôi cảm thấy tôi rất cần trả lời chính xác cho ước mơ, dự định của tôi trong tương lai. Tôi cảm thấy, mình đã lớn khôn.
Không chỉ lớn khôn về mặt thể xác mà tôi còn thấy mình lớn khôn về mặt suy nghĩ. Tôi không còn thích những nơi ồn ào, không còn hứng thú những trò chơi điện tử mà tôi từng dành thời gian suốt ngày để chơi với chúng, tôi không còn thích xem những bộ phim hoạt hình, đọc những cuốn truyện vô bổ nữa mà bây giờ tôi thích những nơi yên tĩnh, trầm lắng hơn. Tôi bắt đầu thích việc viết nhật kí, đọc những quyển tiểu thuyết, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn. Tôi có thể dành thời gian hàng giờ chỉ để ngắm một vật hay một cơn mưa. Trước đây, tôi làm nhiều điều mà không nghĩ đến hậu quả nhưng bây giờ trước khi nói một lời nói, làm một việc gì đó, tôi đều suy nghĩ thật kĩ trước khi làm.
Trước đây, tôi từng làm cha mẹ phải buồn, phải lo lắng và thất vọng. Tôi lúc đó không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng hay tổn thương cha mẹ ra sao. Cứ thích cái gì là làm thôi. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước : thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi đã thực sự ý thức được việc mình làm có thể gây tổn thương cho những người yêu thương tôi nhiều như thế nào. Phải chăng, tôi đã lớn?
Tôi cảm thấy mình đã khôn lớn về mọi mặt: Thể xác lẫn tâm hồn. Lớn khôn không chỉ trong suy nghĩ mà còn về từng lời nói, cử chỉ hay cả suy nghĩ về tương lai và cuộc sống của mình. Tôi cũng đã học được rất nhiều bài học, suy nghĩ thận trọng hơn và có ý chí cho tương lai sau này. Có lẽ tôi đã lớn thật rồi.
kích hoạt học liệu có nghĩa là mink bật chế độ học liệu lên á bạn
nhớ tk cho mink nha
Chiếc áo dài là biểu tượng tuyệt đẹp của nền văn hoá dân tộc, là niềm tự hào của con người Việt Nam chúng ta.
Áo dài ra đời từ rất lâu, nó đã trải qua các thời kì cải biến để đạt đến độ thẩm mĩ như ngày nay. Kiểu sơ khai là áo giao lành, được người phụ nữ mặc phủ ngoài yếm đào, váy lụa đen, thắt lưng buông thả. Nhưng để tiện cho việc làm ăn, việc đồng áng, áo giao lành được thu gọn thành áo tứ thân. Sau đó, nó được biến thành áo ngũ thân để các cô, các bà mặc trong lễ hội mùa xuân.
Đến thời chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, Vũ Vương Nguyền Phúc Khoát ban hành sắc dụ về y phục, thì chiếc áo dài có cổ đứng ngắn tay, cứa ống tay rộng hoặc hẹp, hai bên nách trở xuống khâu kín, không xẻ tà. Từ đó, áo dài được cải tiến theo nhiều kiểu, ngày một trở nên xinh đẹp, thướt tha.
Áo dài được may bằng nhiều chất liệu như gấm, nhung, lụa tơ tằm. Hiện nay, các nhà thiết kế y phục đã sáng tạo ra nhiều kiểu áo dài tân thời, cố áo cài khuy. Khuy áo là hạt cườm, hạt ngọc, cúc bấm. Tay áo dài không có cầu vai, may liền với cổ áo giống như áo bà ba xẻ tà. Chính đặc điểm này khiến việc sinh hoạt của ngực phụ nữ được dễ dàng, đồng thời tạo dáng thanh thoát, yểu điệu, thướt tha.
Áo dài có hai tà chính: tà áo trước và tà áo sau. Đây là phần được các nhà thiết kế thời trang cách điệu nhiều nhất. Khi thì dùng chất liệu vải voan, khi thì được kết cườm, ngọc óng ánh. Áo dài thường đi đôi với quần thụng. Phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài xẻ tà cùng với quần thụng trắng bởi nó tạo nên vẻ đài các trang nhã. Hiện nay, áo dài có nhiều hoa văn khác nhau, mang đậm bản sắc dân tộc Có thể là những đoá hoa như hoa hồng, hoa lan, búp huệ. Có thể là hoa thuỷ tiên. Cũng có thể là nhiều loại hoa rực rỡ, đủ màu sắc gợi lên dáng yêu kiều, đài các, quý phái của các cô thiếu nữ, thanh nữ.
Giêng hai, bước vào hội xuân, trên mọi nẻo đường quê Kinh Bắc, xứ Đông xứ Đoài... ta bắt gặp các bà, các cụ trong bộ áo quần dài bằng lụa nâu, vai khoa; túi đi đến chùa lễ Phật. Hội chùa Hương, hội Gióng, hội chùa Dâu, hội Lim,... từng đoàn thiếu nữ, thanh nữ thướt tha trong bộ áo dài tuyệt đẹp. Trong các lề chào cờ, các ngày lễ được tổ chức ở sân trường, nhất là các trường Trung học phổ thông hàng nghìn nữ sinh và cô giáo trong chiếc áo dài trắng, quần trắng gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, trinh trắng của thế hệ tuổi xuân.
Chiếc áo dài mãi mãi là niềm tự hào và hãnh diện của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Vẻ đẹp chiếc áo dài gợi lên vẻ đẹp văn hoá truyền thống của đất nước và con người Việt Nam. Trên con đường hội nhập, có thể y phục của mỗi con người Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng, hiện đại, nhưng chiếc áo dài tân thời sẽ mãi mãi gắn bó với tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, làm tôn vẻ đẹp kiêu sa. duyên dáng của các thiếu nữ, thanh nữ trong lễ hội.
#Nguồn: loigiaihay.com/gioi-thieu-ve-chiec-ao-dai-viet-nam-c35a21672.html
Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những biểu tượng đặc trưng cơ bản cho đất nước mình, để nhìn vào những hình ảnh đó thì bạn bè quốc tế có thể liên tưởng, hình dung ngay đến một đất nước, một dân tộc nhất định. Những vật biểu trưng đó có thể là trong ẩm thực, âm nhạc, di tích thắng cảnh, hoa và một trong những điển hình khác là trang phục. Nếu Nhật Bản có quốc phục là bộ Kimono, Trung Quốc là sườn xám, Hàn Quốc là han búc thì quốc phục đặc trưng của Việt Nam đó chính là chiếc áo dài.
Cùng với những vật dụng, món ăn, âm nhạc khác, trang phục là một trong những đặc điểm tiêu biểu của mỗi tộc người, mỗi dân tộc. Theo đó thì những trang phục này sẽ phù hợp với truyền thống, phong tục cũng như đặc điểm về khí hậu, tự nhiên, điều kiện sống của đất nước đó. Và kiểu trang phục đặc trưng, được nhiều người dân trong quốc gia ấy mặc và công nhận thì đó được coi là quốc phục. Một trang phục phổ biến và tiêu biểu chỉ có ở dân tộc mình. Áo dài là một trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam, trang phục này đã có từ rất lâu đời, sau nhiều thế hệ thì hình dáng chiếc áo dài ít nhiều có những cách tân. Tuy nhiên, về cơ bản thì vẫn giữ nguyên được những đường nét, kiểu dáng của những chiếc áo dài xưa.
Áo dài là trang phục dành riêng cho những người phụ nữ Việt Nam. Thời phong kiến xưa thì chỉ có những người phụ nữ con nhà quý tộc, những vị phu nhân của quan lớn mới có thể mặc áo dài, một phần do giá trị của chiếc áo dài, phần khác là nó thể hiện được giá trị, đẳng cấp của người mặc xưa. Những người nông dân rất hiếm khi có dịp mặc những chiếc áo dài này, nhà nào có điều kiện thì có thể mặc trong đời một đến hai lần vào những dịp đặc biệt, như ngày cưới, lễ chúc thọ. Tuy nhiên, theo thời gian thì chiếc áo dài được người dân sử dụng ngày càng phổ biến, trở thành một trang phục quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt của con người. Cũng có lẽ vì lí do đó mà áo dài trở thành quốc phục của Việt Nam.
Áo dài có hình dáng dài, độ dài của một chiếc áo tùy thuộc vào chiều cao cũng như vóc dáng của người mặc. Kết cấu thông thường của một chiếc áo dài gồm hai bộ phận chính, đó là phần áo và phần quần. Áo dài thường kéo dài theo chiều dài của thân người đến mắt cá chân, phần váy không liền như những bộ váy hay bộ đầm thông thường mà nó bắt đầu xẻ tà từ phần eo. Cũng vì vậy mà chiếc áo dài của Việt Nam được mặc kết hợp với những chiếc quần. Thông thường thì vải của áo và của quần thường là vải mỏng, thô. Trong đó phần áo thường trơn, không có họa tiết, quần thì có màu tối hơn. Tuy nhiên, ngày nay do nhiều cách tân thì màu sắc cũng như kiểu dáng của chiếc áo dài cũng có sự thay đổi nhiều.
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để hỏi đáp
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính .
;3
O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men. Hình ảnh Giôn-xi đang nhìn ra cửa sổ nhìn chiếc lá được cụ Bơ Men vẽ Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.
Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào tôi còn là một chú bé Hồng loắt choắt nhanh nhẹn với một tuổi thơ bất hạnh, đầy đau khổ. Tưởng rằng thời gian sẽ làm phai mờ đi những kí ức đau thương đó mà giờ đây những hình ảnh đó vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi cho đến khi tôi gặp lại "cái bóng" người mẹ của mình .....
Chiều hôm đó khi đi học về, tôi chợt thấy thấy một người giống mẹ, tôi liền chạy theo vừa chạy vừa gọi: "mẹ ơi ! mẹ ơi!". Tôi chợt nghĩ nếu nghười ngồi trên xe kéo không phải mẹ mình thì bọn bạn sẽ cười cho thúi mũi mất. Chiếc xe kéo dừng lại, tôi chạy đến thì thấy .. ÔI!!!!!!!!! tôi thốt lên. Hóa ra người phụ nữ ngồi trên xe kéo là mẹ. Hai mẹ con sụt sùi, cảm xúc dâng trào ..... Sau đó tôi cũng không nhớ là mẹ đã hỏi tôi những gì nữa, chỉ nhớ là từng giây phút đều tuyệt đẹp. đi dc 1 đoạn thì tui bất chợt gặp lại bà Tám. bà là hàng xom cũ của tôi từ hồi bố mẹ tôi dg sống vs nhau. Hai bà cháu gặp nhau cũng mừng lắm, tâm sự với nhau biết bao nhiêu câu chuyện. Rồi tôi cũng kể lại cuộc hội ngộ của mình và mẹ ban nãy. Nghe tôi kể xong đột nhiên sắc mặt bà Tám khác hẳn. Mặ bà cắt không còn giọt máu, vẻ hoảng sợ. Tôi thấy lạ bèn hỏi thì bà bảo, từ khi tôi đi mẹ tôi như người mất hồn, bà cắt đứt mọi mối quan hệ với mọi người. Rồi vào một ngày bình thường, hàng xóm phát hiện bà treo cổ tự vẫn ở nhà với một bức thư chứa đựng những lời kêu gào, đau khổ thảm thiết. Sau khi mai táng cho bà xong, ngôi nhà đó như bị một linh hồn giận giữ nào đó chiếm giữ hễ bất cứ ai bước chân vào nhà là tai họa kinh hoàng sẽ ập đến..... Nghe thấy bà kể chân tay tôi lạnh ngắt, mặt mũi xám xịt. Tôi tự hỏi người ngồi trên xe kéo là ai và trong suốt cuộc trò truyện trước cổng trường tôi đã nói chuyện với người hay là ma nữa. Tôi lạnh lùng bước về nhà. Đầu óc quay cuồng, cố quên đi những chuyệm đã từng xảy ra. Rồi tôi cũng không xác định được mình đang đi đâu nữa. Đôi chân tôi mỏi dần, mỏi dần và rồi... uỵch. Tôi ngất lịm đi trên đường...
Sáng dậy, tôi mở mắt và thấy mình đang nằm trên giường nhà có bố, có mẹ. Tôi thở phào thì ra đó chỉ là giấc mơ. Tôi cũng không thể biết là đây là giấc mơ hay là mình vừa mới trải qua một giấc mơ dài (là sống với họ nội, gặp mẹ, hàng xóm cũ) nữa..
Vì chiếc lá đó sống động như thật đã đánh lừa cặp mắt của hai học sĩ nghèo .Nó tác động đến giôn xi từ một người không muốn sống trở thành một người muốn sống và có khát vọng lí tưởng sống cao đẹp.Được vẽ bằng tấm lòng thương yêu đức hy sinh thầm lặng và cao quí của người học sĩ.Chiếc lá cuối cùng có nhiệm màu cứu sống giôn xi và khôi phục ở cô ước mơ sáng tác.Có giúp được gì cho bạn không?
Đây là một kiệt tác vẽ bằng sự yêu thương giữa những con người nghệ sĩ với nhau họ có chung một số phận.Một cô họa sĩ trẻ bị bệnh phổi mất hệ niềm tin vào cuộc sống.Chính cụ Bơ -men là người đã cứu cô- một cô bé từ cõi chết trở về và cụ ko bao giờ nghĩ rằng đây là một bức kiệt tác giữa những năm tháng còn lại của cuộc đời mà cụ ao ước được vẽ ko bao giờ cụ nghĩ như vậy.Tuy chiếc là cuối cùng là một sự lừa dối nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người.Nhưng cũng chính từ đây sự ra đi của cụ Bơ-men trong một đêm gió rét,dữ dội và tàn bạo, để thay thế tính mạng cho Giôn-xi khiến đã khiến cho tất cả các độc giả rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn .
E hèm...đây là trang hỏi toán, sáng h mà hỏi câu này nhé...^-^
làm phiền chút nhé