K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2020

- Câu có các bộ phận chính ( và bộ phận phụ ) là câu đầy đủ. Câu đầy đủ có bộ phận bị lược bỏ ( có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ) khi nói hay khi viết, thì trở thành câu rút gọn. 
Ví dụ: 
( Câu có đủ hai bộ phận chính: 
- Bạn đi xem phim không? 
- Mình không đi được. 
Câu rút gọn: 
- Đi xem phim không? 
- Không đi được. ) 
- Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu. 
Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn. 
Ví dụ: 
- Mưa! Mưa! 
- Lại mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng. 
( Câu đặc biệt: Lại mưa. ) 
Câu đặc biệt tuy có hình thức giống câu rút gọn, nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt, không có bộ phận nào ( của một câu đầy đủ ) bị lược bỏ như trong câu rút gọn .

Link tham khảo : https://lop67.tk/hoidap/183642/c%C3%A2u-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t-v%C3%A0-c%C3%A2u-r%C3%BAt-g%E1%BB%8Dn-gi%E1%BB%91ng-v%C3%A0-kh%C3%A1c-nhau-%E1%BB%9F-ch%E1%BB%97-n%C3%A0o

Hok tốt

# owe

28 tháng 2 2020

* Giống nhau : có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ -> Ngắn gọn

*Khác nhau:

a) Câu rút gọn:

-Về bản chất câu rút gọn là câu đơn có đầy đủ thành phần nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi 1 số thành phần đó như chủ ngữ, vị ngữ,hoặc cả chủ ngữ-vị ngữ

VD bạn tự lấy nhé

Thạch Lam- nhà văn với quan niệm: cái đẹp man mác khắp vũ trụ luôn kiếm tìm những vẻ đẹp bình dị, nhỏ bé mà lẫn khuất đâu đó trong cuộc sống này. Đến với tập tùy bút "Hà Nội băm sáu phố phường" của ông, ta như thấy hiển hiện trước mắt dáng hình của một Hà Nội xưa cũ thuở nào. Đó là những chuyện phố, chuyện phường, chuyện đời sống dân sinh, đặc biệt là những thức quà bình dị quen thuộc chỉ nơi đây mới có. "Một thứ quà của lúa non: cốm" là một sáng tác tiêu biểu trong tập tùy bút ấy.

Mở đầu bài tùy bút, cảm hứng của nhà văn được khơi gợi và dẫn dắt từ cơn gió mùa thu hạ, từ vùng sen bên hồ. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu ấy báo hiệu mùa về của "một thức quà thanh nhã và tinh khiết". Lời văn kéo người đọc trở về với không gian của mùa thu, với hương đồng gió nội và bao thức quà quen thuộc của làng quê bình dị. Nhưng thức quà gì thì chưa rõ, nhà văn để người đọc tự tưởng tượng và đoán định ra. Qua ngòi bút của nhà văn, ta như cảm nhận được "cái mùi thơm mát" phảng phất "hương vị mùi hoa cỏ" của bông lúa nếp non đầu mùa. Cội nguồn, gốc rễ của cốm được nhà văn miêu tả và cảm nhận bằng một thái độ vô cùng nâng niu, trân trọng, thể hiện sự quan sát tinh tế cùng tâm hồn nhạy cảm, đắm say của người nghệ sĩ. Thạch Lam tiếp tục dẫn dắt người đọc thưởng thức sự tài hoa, khéo léo của những đôi bàn tay làm nên cốm làng Vòng. Nhà văn không miêu tả kĩ lưỡng nhưng đủ để chúng ta hình dung ra sự vất vả, công phu khi làm ra thức quà quê ấy. Và cùng với cốm, hình ảnh những "cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ" hiện ra trong sự thân thương, trìu mến.

Mạch cảm xúc của nhà văn chuyển từ tiền thân và sự hình thành của cốm đến giá trị của nó. Nhà văn không tiếc lời ca ngợi cốm: "Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam". Thứ quà đồng quê đã được nâng tầm trở thành bản sắc của dân tộc Việt Nam, biểu tượng cho hạnh phúc mãi mãi bền lâu của đôi lứa. Những lời bình luận của Thạch Lam giúp cho ta hiểu sâu sắc hơn về một phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc: dùng cốm làm quà siêu tết, trong các lễ nghi. Trân trọng những truyền thống ấy, ông nhẹ nhàng phê phán những kẻ học đòi kệch cỡm đang làm mất dần đi giá trị của cốm và bắt chước người người ngoài.

Kết thúc bài tùy bút, nhà văn chia sẻ với người đọc về cách ăn và thưởng thức cốm: "Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ". Ăn cốm đã được Thạch Lam nâng lên tầm nghệ thuật. Thưởng thức cốm để cảm nhận "mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ". Cốm là kết tinh của bao nhiêu sản vật làng quê Việt Nam, vậy nên "phải kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa". Đó là lời đề nghị chân thành, tha thiết của một tâm hồn gắn bó sâu nặng với những sản vật của quê hương, với những nét đẹp bình dị của mảnh đất kinh kì thuở xưa.

Bằng tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng nâng niu trân trọng những sản vật quê hương, nhà văn đã phát hiện được nét đẹp của văn hóa dân tộc qua: cốm- thứ quà quê bình dị, dân dã. Cốm không chỉ là thức quà riêng người Hà Nội mới có mỗi khi thu đến, nó đã gói gọn cả tâm hồn của mảnh đất kinh kì cũng như của biết bao con người Việt Nam.

---Hok tốt nhe!!---

---bạn ơi ấn cho mình nè!!!!---

29 tháng 2 2020

Trả lời:

Trạng ngữ 1: từ đây , như đã tìm đúng đường về - trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân                   

Trạng ngữ 2:phía đó nơi cuối đường - trạng ngữ chỉ địa điểm , nơi chốn

Hok tốt

28 tháng 2 2020

Trong chùm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” là một tục ngữ hay chỉ thiên nhiên. Nói cách khác, câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về hiện tượng nắng mưa của trời. “Mau sao” có nghĩa là nhiều sao, “vắng sao” có nghĩa ít sao. Trong những năm tháng sinh sống, nhân dân Việt Nam ta đã để ý được những hiện tượng của đất trời. Không cần đến máy dự báo thời tiết như ngày nay, nhân dân ta có thể đoán được thời tiết ngày mai qua những ngôi sao trên bầu trời. Đêm đến nếu nhiều sao, sao sáng rõ thì ắt hẳn ngày mai trời sẽ nắng còn ngược lại nếu trời ít sao hoặc không có sao thì trời ngày mai sẽ mưa.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

NHỚ K CHO MIK NHOAAAAAAA

28 tháng 2 2020

Nước ta có nền nông nghiệp phát triển lâu đời. Chính vì thế mà nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm quý báu về trồng trọt, chăn nuôi và nhất là những kinh nghiệm về việc xem thời tiết. Khi khoa học còn chưa phát triển thì ý nghĩa của những câu tục ngữ dưới đây quả là vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất của tất cả chúng ta:

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Hay

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước

Ngày xưa khi chưa hề có một phương tiện kỹ thuật nào tham gia vào quá trình dự báo về thời tiết thì nhân dân ta chỉ còn một cách ứng xử với những thay đổi của đất trời là dựa vào những kinh nghiệm dân gian. Những kinh nghiệm ấy phần nhiều được tổng kết thông qua việc quan sát nhiều lần các hiện tượng tự nhiên. Nó chưa đạt tới sự chuẩn xác về khoa học. Những câu tục ngữ mà chúng ta vừa mới nêu ra cũng dựa trên những kinh nghiệm dân gian như thế.

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Chỉ việc xem trời mưa hay nắng. Mau sao nghĩa là nhiều sao dày sao và sao mọc sớm. Về mùa hè, khi trời vừa sẩm tối, chúng ta bắt đầu thấy sao xuất hiện. Sao cứ thế mọc dày dần rồi đến khi trời đã vào đêm sao có thể dày chi chít không thể nào đếm được. Những hôm trời nhiều sao như thế. Theo kinh nghiệm, ngày hôm sau trời sản xuất nắng đẹp, nắng to. Và như thế người làm có thể chủ động lên kế hoạch trước những công việc của mình.

Ngược với kinh nghiệm nêu trên, vào những hôm trời vắng sao, nghĩa là sao thưa, sao ít, lại thêm trời nhiều mây và u ám thì đó là hiện tượng cho biết trời sắp có mưa. Và như thế, người ta cũng có thể chủ động trong công việc hoặc chuyển sang làm việc khác nếu cần.

Có thể nói, đối với mọi người, nhất là người nông dân, thì việc biết trước trời mưa hay nắng khiến cho công việc làm ăn mới diễn ra một cách thuận lợi, dễ dàng. Cũng nhờ đó mà tránh được những thiệt hại, rủi ro không đáng có.

Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè. Cũng dựa trên câu tục ngữ vừa nêu thế nhưng đối với mùa đông thì kinh nghiệm trái lại:

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Câu tục ngữ:

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước

Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là “ao chuôm đầy nước”.

28 tháng 2 2020

 Giống nhau :

- Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền ( mọi quyền hành nằm trong tay vua ) .

- Giúp việc cho vua có các quan , đại thần , quan văn võ .

* Khác nhau :

- Thời nhà Trần :

+ Có chức Thái Thượng Hoàng

+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc Sử Viện , Thái Y Viện , Tôn nhân phủ

+ cả nước chia thành 12 lộ

- Thời nhà Lý :

+ Không có những cơ quan đó như thời Trần

ummmm.....mk ghi giống trg vở ghi của mình nhưng có thể chỗ bn sẽ khác... mak cái này ko phải ngữ văn 7 đâu...

hok tốt!!

#Chino

Đây là Lịch sử nhé

Câu 1Do dệt vải thường có bụi ,bông vải sợi. 
Những tấm kim loại đã tích điện có thể hút những vật nhẹ mà bông ,bụi nhẹ do đó chúng sẽ hút bụi,bông làm xí nghiệp sạch hơn và công nhân không bị bông bụi vải vướng bám trên người hoặc đi vào cơ thể qua đường hô hấp(dù rằng có đeo khẩu trang)

3)sơ lược cấu tạo nguyên tử:

- Ở tâm mỗi nguyên tử có 1 hạt nhân mang điện tích dương

- Xung quanh hạt nhân có các electron chuyển động xung quanh tạo thành lớp vỏ nguyên tử

- Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.do đó,bình thường nguyên tử trung hòa về điện

- Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác từ vật này sang vật khác

- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron (thừa electron)

- Nhiễm điện dương mất bớt electron (thiếu electron)

2) 1/-Có hai loại điện tích: điện tích dương (+), và điện tích âm (-)

-Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau

1. -Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật nhẹ khác hay có khả năng tạo ra tia lửa điện.

-Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

28 tháng 2 2020

tự cảm nghĩ đi

28 tháng 2 2020

"Uống nước nhớ nguồn" là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"... Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất '' nguồn''