Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người (Khoảng 12 câu)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các tiếng mang thanh huyền và thanh ngang được gọi là thanh bằng; mang thanh sắc, hỏi, ngã, nặng được gọi là thanh trắc. Quy tắc cơ bản của cặp câu lục bát là các tiếng thứ 2, 6, 8 mang thanh bằng, tiếng thứ 4 mang thanh trắc, còn lại có thể tùy ý. Đuôi câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát, đuôi câu bát vần với đuôi câu lục sau. Nếu tiếng thứ sáu của câu bát là thanh ngang (dương bình) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (âm bình) và ngược lại.
Vần của thơ lục bát cũng giống như vần trong thơ nói chung, bao gồm hai loại là vần chính (giống nhau phụ âm cuối, khác phụ âm đầu) và vần thông (âm na ná nhau).
Ví dụ câu 3241-3244 trong Truyện Kiều:
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]
Biến thể lục bát rất đa dạng, có thể chia làm ba loại là sai khác về số âm tiết, về niêm luật và về vần hoặc tổ hợp của 2, ba loại trên.
Ví dụ sai khac số âm tiết: Câu thơ của Hồ chủ tịch thừa một tiếng ở câu bát.
Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.
Ví dụ về sai khác niêm luật: Câu ca dao có âm tiết thứ 2 và thứ 4 sai luật bằng-trắc
Lươn ngắn lại chê trạch dài,
Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.
Ví dụ về sai khác phối vần: Hình thức phối vần ở đuôi câu sáu và giữa câu 8 khá phổ biến.
Con vua thì được làm vua
Con sãi ở chùa, thì quét lá đa.
Lịch sử và sự phổ biến[sửa | sửa mã nguồn]
Lục bát là thể thơ phổ biến trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, từ ca dao, tục ngữ đến lời các bài hát dân ca, truyện thơ dân gian. Thể thơ lục bát xuất hiện khi nào vẫn chưa có căn cứ xác đáng để chứng minh. Một số ý kiến cho rằng lục bát trong nhiều tác phẩm văn học viết vào thế kỷ XVI còn chưa chặt chẽ cả về phối thanh lẫn vần luật nên có lẽ thể thơ lục bát mới xuất hiện trong giai đoạn này.
Truyện Kiều của Nguyễn Du là đỉnh cao của thơ ca lục bát xét ở nhiều khía cạnh, với Truyện Kiều, thơ lục bát đã được sử dụng trong sáng tác bác học một cách chuẩn mực, chặt chẽ, linh hoạt và khéo léo.[1]
Nhiều nhà thơ mới và hiện đại sau này cũng sử dụng thể thơ lục bát trong các sáng tác của mình.
Điệp ngữ thường đc sử dụng trong câu thơ, văn thường có t. dụng nhấn mạnh vào một s. vật, s. vc nào đó hoặc vc lm lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, t. cảm, nỗi lòng của nv đc nhắc tới trong câu
HT
Điệp ngữ còn có t. dụng liệt kê các s. vật, s. vc đc nói tới trog câu lm sáng tơ ý nghĩa, tính chất của s. vật, s. vc
HT lần nữa
Quê hương là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta, là vùng kí ức ngọt ngào mỗi khi nhớ lại. Đối với mỗi người con xa quê, những chuyến về thăm quê thật quý giá biết bao. Với em cũng vậy, mỗi lần về thăm quê là một lần để nhớ mãi.
Bố mẹ em đều xa quê lên thành phố lập nghiệp nên mỗi năm chỉ có thể sắp xếp về thăm quê một hai lần trong những dịp nghỉ lễ. Dù đường xa nhưng bố mẹ vẫn cố gắng đưa em về cùng để thăm họ hàng. Em nhớ nhất lần về thăm quê vào hè năm ngoái, có thật nhiều kỉ niệm tuyệt vời.
Trước khi về quê, bố mẹ em đã lên kế hoạch từ rất lâu, chuẩn bị tươm tất mọi thứ, đặc biệt là quà biếu mọi người. Em cũng đã gom một số thứ đồ chơi yêu thích của mình để đem về quê tặng các em và anh chị họ. Em nghĩ chắc mọi người sẽ thích lắm đây, đặc biệt là cu Tít, mỗi lần gọi điện lại bi bô đòi ô tô đồ chơi. Em cũng chuẩn bị thật nhiều hoa điểm mười về tặng bà ngoại.
Đường từ nhà em về quê phải đi hơn bốn tiếng đồng hồ nhưng em không hề thấy mệt mỏi. Suốt dọc đường đi, cứ nghĩ đến việc sẽ được gặp lại bà và chơi cùng anh chị là em thấy lâng lâng trong lòng. Bầu trời hôm ấy cũng thật cao và xanh. Khi xe chạy gần đến đầu làng em đã thấy bóng cây đa cổ thụ thấp thoáng ở đằng xa. Em và bố mẹ bước xuống xe để đi bộ vào trong làng, cảm giác cảnh vật xung quanh thật thân thuộc và bình dị. Hai bên đường đi là những cánh đồng lúa đang trổ bông. Em có thể cảm nhận rõ hương lúa non ngào ngạt, thoang thoảng như mùi sữa. Cả nhà em đều bước thật nhanh vì mọi người chắc đang rất ngóng chờ. Kia rồi! Ngôi nhà mái ngói nhỏ nhắn bên đường chính là nhà bà em.
Vì biết nhà em về thăm quê nên tất cả mọi người đều tụ tập trong sân nhà bà để đón. Vừa thấy em, bà liền chạy đến ôm em vào lòng thật chặt. Mọi người ai cũng thân thiện, khuôn mặt tươi vui hớn hở. Các bác, các cô ai cũng đến xoa đầu em và khen em chóng lớn quá. Không khí buổi sum họp thật đầm ấm. Trưa hôm ấy, em được thưởng thức bao nhiêu món ăn ngon như: cá rô đồng, cua đồng, cà muối, ... những món ăn tuy bình dị nhưng đậm đà tình cảm.
Sau bữa cơm gia đình, đến chiều, mấy đứa nhỏ chúng em rủ nhau ra bãi đất ven sông để chơi thả diều, bắt cào cào, ... Những trò chơi ấy thật thú vị, ở thành phố em chưa bao giờ được chơi. Khi em tặng các em và anh chị đồ chơi ai cũng thích thú. Chơi xong, mấy anh chị em lại rủ nhau đi hái quả trong vườn, quả nào cũng lạ, cũng ngon. Tối đến, sau khi ăn uống tắm rửa xong, mấy đứa nhỏ chúng em lại quây quần bên tấm phản ngoài hiên nghe bà kể chuyện. Em đã ngủ quên từ lúc nào không hay.
Sáng hôm sau, em dậy thật sớm để cùng bố mẹ sang thăm họ hàng xung quanh, ai cũng thân thiện và quý em lắm. Sau một tuần ở quê, em thật sự không muốn về thành phố chật chội nữa.
Cuối cùng em phải tạm biệt mọi người để lên đường về nhà. Em thích cuộc sống bình dị ở quê. Quê hương luôn là nơi bình yên nhất để mỗi người trở về. Trên đường về, trong đầu em văng vẳng mãi câu hát: “Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người”.
Tết năm nay, tôi được bố mẹ cho về thăm quê nội. Điều đó khiến tôi cảm thấy vô cùng háo hức vì đã lâu tôi chưa được về thăm quê. Tôi mong rằng sẽ có thật nhiều kỉ niệm đẹp khi ở quê hương của mình.
Chiều hai bảy Tết, cả nhà tôi chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết, cũng như món quà Tết để đem về quê biếu ông bà nội. Đúng ba giờ chiều, bố lái xe đưa cả nhà về quê. Xe đi mất gần hai tiếng thì đến nơi. Ông bà nội vui vẻ ra đón cả nhà. Tôi cất tiếng chào ông và thật to. Tối hôm đó, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm đoàn viên. Thật ấm cúng và vui vẻ!
Sáng hôm sau, tôi thức dậy thật sớm để ngắm nhìn quê hương của mình. Ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài. Những cô cậu nắng tinh nghịch cũng thức giấc, chạy nhảy tung tăng dưới mặt đất. Những hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Đặc biệt nhất là bầu trời buổi sáng sớm, thật trong lành biết bao. Tiếng chim hót líu lo đón chào ngày mới. Đó đều là những thứ mà ở thành phố tôi chưa thấy.
Ngoài đường vẫn còn rất yên tĩnh. Thỉnh thoảng có những tiếng trò chuyện của các bác nông dân phải ra đồng làm việc. Chỉ một lúc sau, con đường đã ngập tràn tiếng cười nói, tiếng xe cộ của mọi người trong làng.
Buổi chiều, tôi cùng với bố mẹ đi chợ Tết. Chợ huyện đã mở từ sớm để mọi người có thể chuẩn bị đồ đạc, đón năm mới đang đến thật gần. Không khí chợ những ngày trước Tết lúc nào cũng nhộn nhịp. Sắc xuân tràn ngập khắp muôn nơi. Những nụ hoa đào còn đang e ấp. Những câu đối đỏ, những gian hàng bày đồ trang trí. Chợ hoa Tết cũng không kém phần đông đúc. Hàng trăm thứ hoa rực rỡ sắc màu. Những cây đào, cây mai, cây quất đã trở thành biểu tượng của dịp Tết cổ truyền dân tộc. Sau một buổi chiều dạo quanh khu chợ, mẹ tôi cũng mua được những món đồ cho ngày Tết, còn bố tôi đã chọn được một chậu hoa đào ưng ý.
Chiều hai chín Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới. Tôi cũng xung phong giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa cho ông bà. Tôi còn được xem ông nội gói bánh chưng nữa.
Chiều ba mươi Tết, mọi công việc chuẩn bị xong xuôi. Cả nhà quây quần bên mâm cơm giao thừa. Mọi người vừa ăn vừa trò chuyện rất vui vẻ. Tôi cố thức đến mười hai giờ đêm để xem pháo hoa, nhận lì xì của ông bà, bố mẹ. Những ngày đầu năm mới, mọi người trong gia đình cùng nhau đi chúc Tết họ hàng. Khuôn mặt ai cũng đều rạng rỡ. Thời tiết cũng ấm áp như chiều lòng con người. Không khí ngày tết ở quê hương thật tuyệt vời.
Lần đầu được đón Tết ở quê thật là một trải nghiệm đáng nhớ. Tôi cảm thấy thêm yêu gia đình, quê hương của mình. Tôi mong rằng những năm sau gia đình mình sẽ lại được đón Tết ở quê.
Tham khảo:
Trong Chuyện cổ tích về loài người , em cảm thấy rất tâm đắc với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những lời ru tiếng hát đem đến cho con giấc ngủ yên bình, sự hiểu biết đầu tiên về thế giới. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con.Ý nghĩa của việc xuất hiện của mẹ đó là vì đứa trẻ cần tình yêu thương, sự chăm sóc. Với giọng thơ tự nhiên, ngọt ngào, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
~HT~
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.