viết đoạn văn sử dụng dấu ba chấm và dấu chấm phẩy và nêu tác dụng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tục ngữ, ca dao là một kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý báu của cha ông ta, được đúc kết từ ngàn đời nay qua lao động vất vả, qua cuộc đấu tranh quyết liệt với tự nhiên, với xã hội. Đó là những kinh nghiệm trong lao động sản xuất “ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”; kinh nghiệm về dự báo thời tiết “quá mù ra mưa”; kinh nghiệm đấu tranh với tự nhiên và xã hội “quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”.
Tục ngữ, ca dao là bài học vô cùng quý giá về cách đối nhân, xử thế giữa con người với nhau trong đời sống tình cảm cộng đồng. Tục ngữ, ca dao còn chứa đựng những lời khuyên con cháu về thái độ đối với quê hương, đất nước, với thiên nhiên, với lao động và những người lao động. Tục ngữ, ca dao phản ánh sự quan sát tài tình về ngoại hình, hành vi con người để biết được đặc điểm tâm lý bên trong cũng như bản chất của họ. Tục ngữ, ca dao còn phản ánh sức mạnh kiên cường, ý chí của con người mang lại sự thành công trong cuộc sống…
Tục ngữ, ca dao phần lớn gắn liền với nội dung trong chương trình giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương. Nội dung tục ngữ, ca dao rất thâm thuý, cụ thể và tường minh, gần gũi với đời sống tâm lý con người, gắn liền và minh hoạ cho khoa học tâm lý hết sức hiệu quả.
hok tốt!!
1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm .
Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí.
Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao, không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.
Khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh của chuồn chuồn khô đi và nhẹ hơn nên sẽ bay được cao hơn.
Vậy nên ông cha ta từ ngày xưa có thể nhìn chuồn chuồn bay mà đoán biết thời tiết trong ngày như thế nào.
2. Nhai kỹ no lâu , cày sâu tốt lúa .
- Đây là câu tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất, cụ thể hơn là sản xuất nông nghiệp, mà trong canh tác nông nghiệp thì cây lúa là cây lương thực số một của người Việt nam ta. Muốn lúa sinh trưởng và phát triển tốt, một trong những điều quan trọng là cần chuẩn bị đất thật kĩ, điều này thể hiện qua vế câu: cày sâu tốt lúa.
- Trong tục ngữ, nhân dân ta hay sử dụng cách nói cân đối, hài hoà, nhiều khi chỉ một vế hay một câu có dụng ý rõ ràng, còn vế (hay câu kia) có tác dụng đưa đẩy. Câu tục ngữ này nằm trong loại đó. Tuy nhiên, vế thứ nhất của câu tục ngữ trên vẫn có ý nghĩa nhất định khi đứng độc lập.
- Câu nhai kĩ no lâu xuất phát từ việc người Việt Nam ta ăn ngũ cốc, mà chủ yếu là ăn ở dạng thô, nấu chín là ăn chứ không phải ăn dạng bột, nên khi ăn, muốn no lâu cần nhai thật kĩ, nghĩa là xay nhuyễn thức ăn trước khi đưa nó đến dạ dày. Và bởi vì dạ dày có sức chứa hạn chế nên nếu nhai trệu trạo, nuốt vội vàng thì rất dễ đầy dạ dày, tạo cảm giác chóng no, nhưng thực ra thì lượng dinh dưỡng lại ít, gây ra sự thiếu hụt nhanh dưỡng chất để nuôi cơ thể. Thêm nữa, nhai kĩ, thức ăn sẽ được dịch vị tiết ra thấm vào, quá trình lên men, hấp thụ diễn ra rất tốt, nên sẽ "no lâu" hơn thôi, kể cả lượng thức ăn như nhau thì người ăn chậm, ăn lâu, nhai kĩ sẽ no lâu hơn người ăn nhanh.
3. Người đẹp vì lụa , lúa tốt vì phân .
Để hiểu hơn về câu tục ngữ này, chúng ta phải biết được giá trị của một miếng lụa. Trong thời xưa, lụa được cho là một món hàng xa xỉ. chỉ dành riêng cho người giàu có mà thôi. Thời nhà Đường, màu sắc của mảnh vải lụa phản ánh địa vị và cấp bậc của người đó trong xã hội. Nghĩa đen khi dịch ra của câu tục ngữ đó là, vẻ đẹp của một con người được quyết định bởi trang phục mà họ mặc trên người. Trong khi đó, hàm ý của câu tục ngữ này lại sâu xa hơn. Có nhiều câu nói trong văn hóa phương Tây nói về việc đánh giá con người qua vẻ bề ngòai; “Never judge a book by its cover” (Đừng đánh giá quyển sách qua chiếc bìa) muốn nhắc nhở người nghe đừng đánh giá chỉ thông qua vẻ ngòai, trong khi “Fake it ‘til you make it” (Cứ giả vờ đi cho đến khi bạn biến nó thành sự thật)lại khuyên nhủ bạn rèn luyện sự tự tin của mình trong khi bạn trau dồi chuyên môn. Câu tục ngữ này là biến thể của cụm từ “dress to impress” (mặc đẹp để gây ấn tượng) trong phương Tây. “Lúa tốt vì phân” nhấn mạnh câu phía trước, và cùng nhau ám chỉ việc cái đẹp ở bất kỳ đâu (con người hay thiên nhiên) cũng đều đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc.
Cấu trúc ngữ pháp của câu a bị đảo lộn ( tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ học ở lớp 5 )
nhằm tạo ra trạng thái động - tĩnh cho đoạn văn và hình ảnh tiếng còi ở câu a cũng được nhấn mạnh hơn câu b .
Bạn tham khảo nhé !!
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dan tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báu. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc. như Bác Hồ đã nói : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” .
Chúng ta cùng đi tìm hiểu để làm rõ hơn nhận định trên
Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu và đã dần dần trở thành một nước có nền kinh tế, chính trị vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lĩnh vực để cúng sánh vai với các cường quốc năm châu. Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước. trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến, ông cha ta bao lớp người đi trước đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu để giữ vững bầu trời hòa bình cho dân tộc. từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và có biết bao nhiêu thế lực thù địch đang chống phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng đấu tranh chống các thế lực thù địch để giữ bầu trời hòa bình cho dân tộc.
Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu và chiến thắng của bọn xâm lược.
Trong lịch sử phong kiến, lý thường kiệt đánh quân Tống trên sông như nguyệt. Trần hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười Năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quang Trung đánh tan quân Thanh Xâm lược. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì toàn dân kháng chiến , đồng sức đồng lòng kháng chiến toàn diện. Và chiến Dịch Biên giới 1950,. Chiến dịch Hòa Bình 1952, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954…..
Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Miền Nam: cuộc đồng khởi nghĩa vĩ đại, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1960, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm mậu thân 1968…Tinh thần quyêt tâm kháng chiến của nhân dân miền Bắc. Chính nhờ tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc đã dẫn đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Và cuối cùng là chiến thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.
Tinh thầng yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn, chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc thân yêu đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, thì tinh thần yêu nước đấy vẫn được giữ vũng vừa là bảo vệ, vừa là xây dựng đất nước
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu .
Chúc bạn học tốt !
Hải Hậu xưa là đất Quần Anh có lịch sử hình thành gắn liền với công lao các vị “tứ tổ cửu tộc” khai hoang mở đất. Hiện nay, huyện Hải Hậu là địa phương có số lượng từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa nhiều nhất tỉnh (13 từ đường). Tiêu biểu là 3 từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, thủy tổ Phạm Cập, tổ Nguyễn Đại Tông (Hải Anh), 3 từ đường thờ thuỷ tổ Trần Vu, thuỷ tổ Hoàng Gia, tổ họ Lại (Hải Trung), từ đường họ Nguyễn (Hải Sơn), từ đường họ Lâm (Hải Lộc)… Các di tích từ đường này đều lưu giữ được khối kiến trúc cổ và các lễ nghi truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và niềm tự hào truyền thống của con cháu trong dòng họ.
Thủy tổ Trần Vu là người đứng đầu Tứ tổ khai sáng đất Quần Anh. Năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), con cháu dòng họ xây dựng từ đường nhằm tưởng nhớ công lao của thủy tổ Trần Vu (nay ở xã Hải Trung). Từ đường thuỷ tổ Trần Vu là công trình kiến trúc văn hoá còn bảo lưu được kiến trúc gỗ với nhiều mảng chạm khắc đẹp, mặc dù trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa tôn tạo nhưng vẫn bảo lưu được đường nét cùng phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Từ đường với kiến trúc “nội công ngoại quốc” với tiền đường thiết kế 3 gian, 2 chái, bốn vì, cột lim, xà bảy chạm khắc kênh bong hoa lá tinh xảo. Hậu cung xây cuốn, bên trong là lâu các, phía ngoài, trên có cổ lâu đắp nổi 3 chữ “Trần Khai Sáng”... Từ đường hiện đang lưu giữ được nhiều tư liệu quý như: câu đối, đại tự ghi lại công lao, sự nghiệp của thuỷ tổ Trần Vu. Từ đường thủy tổ Vũ Chi (xã Hải Anh) là một trong những công trình có quy mô lớn so với các từ đường khác (với diện tích trên 1.400m2). Thủy tổ Vũ Chi là một trong bốn thuỷ tổ có công khai sáng đất Quần Anh xưa đảm nhiệm công việc đắp đê khai thông sông ngòi, cải tạo đồng cho lúa khoai tươi tốt, đời sống cư dân ngày càng sung túc. Để tri ân công đức của thuỷ tổ Vũ Chi, con cháu trong dòng họ lập từ đường vào năm Đinh Tỵ niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) (nay ở xóm 3, xã Hải Anh). Năm 1943, con cháu trong dòng họ Vũ Chi tiến hành đại tu toàn bộ các hạng mục công trình gồm: Tiền đường, trung đường, cung cấm, nhà tả vũ. Từ đó đến nay, trải qua 6 lần trùng tu, tôn tạo nhưng công trình vẫn giữ được nguyên trạng kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Trong đó đặc trưng là kiến trúc 5 gian tiền đường, 3 gian trung đường và 5 gian hậu chẩm. Tại di tích hiện lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật như: Sắc phong, văn bia, câu đối, đại tự.
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, xã Hải Anh (Hải Hậu). |
Từ đường họ Nguyễn, xã Hải Sơn thờ thủy tổ Nguyễn Kim, tổ Nguyễn Khắc Cần và các vị tổ trong dòng họ. Theo thế phả Nguyễn Đại Tông Hải Hậu - Trực Ninh, dưới triều Vua Lê Huy Tông (1516-1522) Nguyễn Kim giữ chức Hữu vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, tước An Tĩnh Hầu. Năm 1527 đời Vua Lê Trang Tông, ông được phong làm Thượng phụ Thái sư Hưng công thống lĩnh toàn bộ quân đội. Năm 1545, ông qua đời, được Vua Lê chiếu tặng “Chiêu huân tĩnh công”. Theo gia phả dòng họ Nguyễn, Nguyễn Khắc Cần là người đóng góp công sức cùng nhân dân đắp đê, trị thủy, lập làng với các địa danh như Nhất Trùng, Nhị Trùng, Tam Trùng, Tứ Trùng. Để ghi nhớ công ơn các vị tổ trong dòng họ đã có công với dân, với nước, năm 1830, con cháu họ Nguyễn đã xây dựng một am nhỏ thờ tự. Năm 1875, từ đường được dựng lại kiểu chữ “Nhất”. Đến năm 1912, từ đường được xây theo kiểu chữ “Đinh” gồm 2 tòa tiền đường và hậu đường. Từ năm 1912 đến nay, từ đường được trùng tu, tôn tạo 9 lần nhưng vẫn đảm bảo giữ kiến trúc cổ. Từ đường gồm 3 tòa: Tiền đường, trung đường, hậu đường. Ngoài giá trị kiến trúc, từ đường họ Nguyễn còn lưu giữ được nhiều hiện vật tiêu biểu như: Tượng thủy tổ Nguyễn Kim, ngai và bài vị các tổ kế thành, sắc phong niên hiệu Khải Định (1924)…
Để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ đường ở Hải Hậu, con cháu ở các dòng họ đã tự nguyện chung tay góp công, góp của để tu bổ, tôn tạo đảm bảo chất lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc. Từ năm 2009 đến nay, con cháu họ Nguyễn (xã Hải Sơn) đã đóng góp hàng trăm triệu đồng tu sửa tiền đường, xây mới trung đường, hậu đường và lâu các, nhà táo… Năm 2014 con cháu dòng họ Vũ Chi (Hải Anh) tự nguyện đóng góp xây mới tường bao, lát sân gạch, nhà bia với kinh phí trên 100 triệu đồng. Cùng với việc huy động con cháu trong các dòng họ chung tay bảo tồn, tôn tạo, Ban quản lý di tích các từ đường dòng họ đã thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong dịp giỗ tổ. Tại từ đường họ Nguyễn, hằng năm, vào 14-15 tháng Giêng con cháu dòng họ tập trung ở từ đường làm lễ dâng hương, tế tổ. Vào các ngày 16 và 17 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ thủy tổ Nguyễn Kim, dòng họ tiến hành phát thưởng khuyến học khuyến tài động viên con cháu học tập tiến bộ. Tại từ đường Vũ Chi con cháu dòng họ gồm 53 ngành sinh sống khắp mọi miền đất nước. Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng; ngày 13 đến 15-3 âm lịch và ngày Đông chí, con cháu trong dòng họ lại về dâng hương báo công tiên tổ.
Các di tích từ đường ở Hải Hậu hiện nay ngoài việc là nơi thờ tự các vị thủy tổ, còn là những “bảo tàng” nhỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu tiếp tục góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Hằng năm, con cháu các dòng họ có di tích từ đường thường xuyên đóng góp để trùng tu, tôn tạo di tích theo đúng quy định của Nhà nước. Các di tích lịch sử - văn hóa từ đường đều có Ban trị sự dòng họ trông coi, bảo vệ, hoạt động dưới sự giám sát của Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa địa phương; chính quyền các cấp và con cháu các dòng họ luôn thực hiện các quy định về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích từ đường nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống./.
Trong số các vật dụng hằng ngày, nón lá đã trở thành một đồ dùng thủy chung gắn bó với người phụ nữ Việt Nam. Nón lá có nhiều loại khác nhau như miền Bắc có chiếc nón quai thao, xứ Huế có nón bài thơ và miền Nam có chiếc nón lá. Nguyên liệu để làm nón không khó kiếm, chỉ cần có lá và nan tre. Người ta thường sử dụng lá cọ hay lá dừa tươi, phơi nắng ba đến bốn ngày và là cho phẳng. Sau đó đến công đoạn chằm nón là công đoạn khó nhất. Người thợ dùng kim khâu để thực hiện. Công dụng của nón lá rất nhiều: che nắng, che mưa: nón lá còn làm quạt khi trời nóng và cả tạo công ăn việc làm cho mọi người. Từ lâu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá đã là một nét đẹp văn hóa vô giá. Vì thế nên chúng ta phải ngày càng phát triển và bảo quản tốt nghề làm nón lá.
Tác dụng: ngăn cách giữa 2 vế một câu ghép, thay cho từ nối
hok tốt!!
Tình cảm gia đình là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng. Trong tình cảm gia đình có sự yêu thương của cha và mẹ. Tình yêu này nuôi dưỡng biết bao tâm hồn của mỗi con người. Có người hỏi : Vì sao lại cho rằng tình yêu gia đình lại khác với tình yêu học trò,...? Vì khi bạn vấp ngã hay khi bạn mệt mỏi, tình yêu gia đình sẽ bù đắp cho bạn, sẽ giúp đỡ bạn coi đó như là lời động viên.Tình yêu gia đình! Gia đình là nơi sinh ra ra; ôm ấp, chở che ta khôn lớn; là tổ ấm, mái ấm của mỗi người. Nơi ấy có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, vợ chồng sống gắn bó, yêu thương, máu thịt với nhau. Mối quan hệ đó là quan hệ bền chặt, sống chết, sướng khổ có nhau, khó có thể lìa xa.Vì thế, tình yêu gia đình là thứ tình yêu thiêng liêng, sâu nặng nhất, nó thể hiện phẩm chất cao quý của mỗi con người.