Phân biệt nghĩa của từ mơ ước và mơ tưởng.Với mỗi từ này hãy đặt 1 câu hợp nhất.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) nên bé đã biết gọi tên rất nhiều người.
b) nên nơi nơi rộn ràng đón tết.
c) nên cậu ấy được điểm cao trong kì thi.
d) Cám ác độc.
a) trông bé rất đáng yêu
b) mọi gia đình cùng nhau đón tết
c) nên Phương làm bài rất tự tin
d) Cám thì độc ác ,gian xảo
Trả lời:
Hoa hồng (1) là từ phức
Hoa hồng (2) là từ đơn
Chúc bn học tốt
Trả lời :
Vua nào mặt sắt đen sì
=> Vua Mai Hắc Đế và vua Lý Thái Tổ
Bạn tham khảo nha!
Dàn ý tả một cơn mưa
I. Mở bài
- Giới thiệu cơn mưa.
- Cơn mưa diễn ra ở đâu? (Ở xóm em; ở trường em; ở ngoại ô thành phố; ở quê nội; ở quê ngoại…).
- Diễn ra vào thời gian nào? (Sáng sớm; xế trưa; xế chiều...).
- Cơn mưa đến như thế nào? (Rất nhanh; bất chợt....).
II. Thân bài
a. Tả cảnh trước khi mưa (Chuyển mưa)
- Bầu trời thế nào?
- Mây (Từ đâu kéo về ùn ùn, xám xịt đen kín cả bầu trời; từng đám nhỏ kết thành mảng lớn che kín cả bầu trời …).
- Gió (Thổi ào ào, mỗi lúc một mạnh, bụi tung mù mịt cả con đường, trên cao cành cây nghiêng ngả, lá bay rơi rụng lả tả khắp mặt đường).
- Cảnh đường phố...
- Nhộn nhịp hẳn lên, không khí khẩn trương, vội vã. Mọi người và xe cộ vội vàng, chen lấn để tránh cơn mưa sắp đến. Tiếng còi xe “pin, pin”, tiếng gọi nhau í ới…
b. Tả cảnh trời mưa
- Mưa bắt đầu rơi, vài giọt mưa lắc rắc, mưa nặng hạt dần, rơi lộp bộp trên mái nhà. Giọt ngả, giọt xiên, lao xuống, xiên xuống, tạo thành một làn sương dày đặc, trắng xóa Mưa càng ngày càng lớn dần, xối xả như trời có bao nhiêu nước trút hết xuống. Không khí mát lạnh…
- Mọi người và xe cộ dừng hẳn lại, núp vào hai bên đường dưới mái hiên nhà. Đường phố vắng tanh, lâu lâu có vài chiếc ô tô hoặc xe máy chạy vụt qua thật nhanh làm nước văng tung toé…
c. Tả cảnh mưa tạnh
- Sau khoảng một giờ, mưa tạnh dần. Vòm trời xanh biếc, những tia nắng vàng hắt xuống.
- Cây cối hai bên đường ướt đẫm, bừng tỉnh sau trận mưa dài. Cây cối xanh tươi như vừa được tắm gội xong.
- Ở chân trời cầu vồng đủ màu sắc rất đẹp.
- Mọi người túa ra đường hòa vào dòng xe cộ đông đúc. Đường phố trở lại tấp nập.
III. Kết bài
- Cảm nghĩ của em về cơn mưa.
Tả một cơn mưa
Bài làm
Mẹ thường bảo em trời mưa hay nắng đều có ích cho cây cối, mọi sinh vật trên đời. Riêng em, em lại thích những cơn mưa vì lúc đó em có thể ngồi bên cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật. Một buổi trưa nọ, trời đang nắng bỗng có đám mây đen kéo đến che kín bầu trời, tiếng sấm chớp vang lên. Em thích thú reo lên: “A! Mưa rồi!”
Cơn mưa đến bất chợt như một đứa trẻ chơi trò trốn tìm. Bầu trời trước đó rất trong xanh, nắng cũng vàng rực, em đang ngồi làm bài bên cạnh khung cửa sổ. Vậy mà chỉ một lát sau bầu trời đã tối sầm, u ám. Cơn gió mang hơi nước lành lạnh thổi đến khiến cả căn phòng em mát mẻ hơn. Chú mèo mun đang nằm cuộn tròn ngoài gốc cây nghe tiếng sấm hốt hoảng nhảy qua khung cửa sổ, sà vào lòng em. Những chú chim trên cành lúc nãy còn hát véo von giờ đã bay về tổ. Em thấy thương tổ chim sâu nhỏ dưới tán lá me, biết mẹ chúng có về kịp trời mưa không. Gió mỗi lúc một mạnh hơn và lạnh buốt mang theo những hạt mưa rào. Rồi mưa mỗi lúc nặng hạt, mưa trắng xóa khung cảnh phía trước. Ngoài đường những chiếc xe chạy thật nhanh để tìm chỗ trú. Các cô chú đi đường mặc vội áo mưa. Cơn mưa hơn nên con đường chẳng còn bóng xe nào qua lại. Chú gà trống ham chơi nên không tìm chỗ nấp, chú ướt lướt thướt kêu chim chíp tìm mẹ. Em cầm dù chạy ra gốc cây lấy lá che cho chú khỏi ướt. Trong tổ chim sâu, chim mẹ đã về kịp trời mưa để giữ ấm cho con. Em vui sướng như được chính mẹ mình ủ ấm.
Mưa rơi lộp bộp mái nhà, chảy thành dòng xuống máng hứng nước của ba. Những cành cây cam, cây khế xòe rộng ra để hứng những dòng nước mát lành. Luống rau muống của mẹ trồng cười hả hê thích thú. Chỉ có những nụ hoa mười giờ là cụp mặt xuống buồn rầu.
Một lát sau mưa tạnh, mưa tạnh nhanh bất chợt như khi đến. Chỉ còn gió ở lại cuốn những đám mây đen đi mất như người nghệ sĩ vén bức màn sân khấu. Ánh mặt trời dần hiện ra chiếu những tia nắng ấm áp khắp mọi nơi. Mọi người vui vẻ tiếp tục đi trên đường. Chú gà con tìm được mẹ nên kêu chim chíp vui mừng. Cây cối rung rinh theo cơn gió như cảm ơn cơn mưa đến đúng lúc. Sau cơn mưa bầu trời trong xanh trở lại, em ngước mắt nhìn qua khung cửa sổ chợt thấy chiếc cầu vồng thật đẹp. Chiếc cầu vồng bắc ngang bầu trời như chiếc cầu vô tận của thiên nhiên.
Em thích những cơn mưa bất chợt như thế, mưa làm sạch sẽ đường phố, khiến cây tươi tốt hơn. Không chỉ thế mưa còn gợi cho em nhiều kỉ niệm đẹp về tuổi thơ tắm mưa cùng các bạn.
Mẹ thường bảo em trời mưa hay nắng đều có ích cho cây cối, mọi sinh vật trên đời. Riêng em, em lại thích những cơn mưa vì lúc đó em có thể ngồi bên cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật. Một buổi trưa nọ, trời đang nắng bỗng có đám mây đen kéo đến che kín bầu trời, tiếng sấm chớp vang lên. Em thích thú reo lên: “A! Mưa rồi!”
Cơn mưa đến bất chợt như một đứa trẻ chơi trò trốn tìm. Bầu trời trước đó rất trong xanh, nắng cũng vàng rực, em đang ngồi làm bài bên cạnh khung cửa sổ. Vậy mà chỉ một lát sau bầu trời đã tối sầm, u ám. Cơn gió mang hơi nước lành lạnh thổi đến khiến cả căn phòng em mát mẻ hơn. Chú mèo mun đang nằm cuộn tròn ngoài gốc cây nghe tiếng sấm hốt hoảng nhảy qua khung cửa sổ, sà vào lòng em. Những chú chim trên cành lúc nãy còn hát véo von giờ đã bay về tổ. Em thấy thương tổ chim sâu nhỏ dưới tán lá me, biết mẹ chúng có về kịp trời mưa không. Gió mỗi lúc một mạnh hơn và lạnh buốt mang theo những hạt mưa rào. Rồi mưa mỗi lúc nặng hạt, mưa trắng xóa khung cảnh phía trước. Ngoài đường những chiếc xe chạy thật nhanh để tìm chỗ trú. Các cô chú đi đường mặc vội áo mưa. Cơn mưa hơn nên con đường chẳng còn bóng xe nào qua lại. Chú gà trống ham chơi nên không tìm chỗ nấp, chú ướt lướt thướt kêu chim chíp tìm mẹ. Em cầm dù chạy ra gốc cây lấy lá che cho chú khỏi ướt. Trong tổ chim sâu, chim mẹ đã về kịp trời mưa để giữ ấm cho con. Em vui sướng như được chính mẹ mình ủ ấm.
Mưa rơi lộp bộp mái nhà, chảy thành dòng xuống máng hứng nước của ba. Những cành cây cam, cây khế xòe rộng ra để hứng những dòng nước mát lành. Luống rau muống của mẹ trồng cười hả hê thích thú. Chỉ có những nụ hoa mười giờ là cụp mặt xuống buồn rầu.
Một lát sau mưa tạnh, mưa tạnh nhanh bất chợt như khi đến. Chỉ còn gió ở lại cuốn những đám mây đen đi mất như người nghệ sĩ vén bức màn sân khấu. Ánh mặt trời dần hiện ra chiếu những tia nắng ấm áp khắp mọi nơi. Mọi người vui vẻ tiếp tục đi trên đường. Chú gà con tìm được mẹ nên kêu chim chíp vui mừng. Cây cối rung rinh theo cơn gió như cảm ơn cơn mưa đến đúng lúc. Sau cơn mưa bầu trời trong xanh trở lại, em ngước mắt nhìn qua khung cửa sổ chợt thấy chiếc cầu vồng thật đẹp. Chiếc cầu vồng bắc ngang bầu trời như chiếc cầu vô tận của thiên nhiên.
Em thích những cơn mưa bất chợt như thế, mưa làm sạch sẽ đường phố, khiến cây tươi tốt hơn. Không chỉ thế mưa còn gợi cho em nhiều kỉ niệm đẹp về tuổi thơ tắm mưa cùng các bạn.
Trong gia đình em có một nàng công chúa nhỏ đáng yêu là bé Ngọc Hân. Em đã được 24 tháng tuổi.
Ngọc Hân thật bụ bẫm nên trông bé như một chú gấu bông xinh xắn, dễ thương. Tóc em là tóc tơ, lưa thưa như những ngọn cỏ non mới mọc bay trong gió. Khuôn mặt Ngọc Hân tròn trịa, bầu bĩnh trông thật đáng yêu. Em có làn da mịn màng, hồng hào như một thiên thần nhỏ dễ thương. Cặp mắt tròn xoe, đen láy dưới hàng lông mi cong và dài của Ngọc Hân ánh lên vẻ thông minh, nhanh nhẹn. Nó khắc sâu vào tâm trí em dễ dàng như sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Cái mũi của nàng công chúa Ngọc Hân hơi tẹt trông yêu ơi là yêu! Em có má bầu lúm đồng tiền hồng hồng phính ra hai bên như hai quả cà chua khiến ai đi qua cũng chỉ muốn bẹo mấy cái.Trên đôi môi đỏ thắm, chúm chím của Ngọc Hân hay rạng ngời nụ cười tươi tắn y như nụ hoa xinh vừa hé mở. Và mỗi khi nụ hoa ấy bung nở thì để lộ năm cái răng trắng nõn của bé. Em có đôi bàn tay mũm mĩm hình búp măng cứ nắm chặt vào nhau, ngọ nguậy như những con sâu đo. Trên đôi bàn tay trắng trẻo ấy được mẹ đeo cho chiếc lắc vòng bạc óng ánh rất đẹp. Ở nhà, miệng em bi bô suốt ngày không lúc nào nghỉ.
Nàng công chúa nhỏ đáng yêu của em không những dễ thương mà còn rất ngộ nghĩnh. Mỗi lần không vừa ý điều gì hay bị trêu là Ngọc Hân lại giả vờ khóc, úp mặt xuống gối rồi đợi mọi người đi lại ngẩng đầu lên, nom thật buồn cười! Mỗi khi tập đi, mẹ và bà phải đỡ bên cạnh nếu không bé sẽ ngã. Ngọc Hân đi lẫm chẫm, vài bước rồi lại đòi bò. Đặc biệt, mỗi lần ăn em lại tự xúc cháo bằng thìa nhưng đang ăn thì cô bé tinh nghịch này lại vứt thìa và bò đi chơi chỗ khác. Bé mỗi lần ăn lại nhai chóp chép trông thật ngộ! Những lúc như vậy Ngọc Hân lại dang rộng hai chân ra ôm chọn cái mâm. Em thường hay cho bé tập vẽ nhưng mỗi khi vẽ cô bé nghịch ngợm này lại vẽ ra những nét nguệch ngoạc trông rất buồn cười.Những lúc như vậy, Ngọc Hân ngỡ em chê xấu nên lại lăn ra ăn vạ đòi mẹ. Lúc ấy, mắt em húp lại thật đáng yêu! bé rất thích xem phim hoạt hình. Mỗi lần được xem lại reo hò sung sướng.
Em rất yêu quý Ngọc Hân – cô công chúa nhỏ đáng yêu luôn mang lại niềm vui cho ngôi nhà của em.
Tham khảo
Em vẫn nhớ cái ngày cu Trọng, con anh họ tôi chào đời, ai cũng vui mừng khôn xiết vì cu Trọng ra đời vẫn an toàn.
Bé Trọng đã được 14 tháng tuổi rồi. Người bé nhỏ nhưng trộm vía mới 14 tháng thôi mà đã 15 kg rồi cơ đấy. Trọng là con trai nên rất thích áo có hình siêu nhân. Bé có bộ tóc hoe hoe vàng, ai nhìn vào cũng bảo là giống tây. Còn đôi mắt thì long lanh và dễ thương. Hai bên má của bé cứ như là hai cái bánh đúc vậy. Dưới chiếc mũi nhỏ là đôi môi dễ thương luôn nở những nụ cười hồn nhiên và trong sáng, để lộ những chiếc răng thật là ngộ nghĩnh. Hai bàn tay của bé trắng, mềm mại, rất mũm mĩm. Đôi chân của bé cũng xinh xinh y như đôi tay vậy. Mới bé thế thôi nhưng nghịch lắm, bé nghịch đến nỗi ai cũng phải sợ. Cứ bế là bé lại trườn ra nhanh thoăn thoắt ý. bây giờ Trọng đang tập đi, cứ bước được vài bước là bé lại ngã uỵch xuống luôn vì đang đi thì bé cứ quay ngang quay dọc. Bé cũng đang tập nói nên nói đang còn ngọng lắm, chưa được chuẩn vì Trọng lười nói lắm. Trọng hay bò luôn nên cái gì có dây điện là mọi người để hết lên cao, hồi trước mọi người chưa để phích nước lên cao Trọng cứ bò ra đấy nên mẹ phải bế lên ngồi với ông nội. Có khi ông nội mắng, bé lại nũng nịu, xà vào lòng ông, để ông không mắng. Bé có tật là mọi người làm gì cũng giả vờ làm theo. Một lần em tặc lưỡi, bé cũng tặc theo, về sau thành ra quen. Cũng có lần em ngửa cổ lên, bé ngửa theo, lắc đầu bé cũng lắc theo nên khi người khác bắt ăn bé cứ lắc đầu lia lịa. Trọng còn có một cái tính là ai bé cũng theo, có lần cô Hắng hàng xóm nhà bà em sang chơi với bé và hỏi có đi chơi với bà không, bé theo luôn. Mọi người thường doạ: Cứ theo như thế là mẹ mìn bắt đi đấy, tuy không hiểu nhưng nghe thấy ai nói câu ấy là bé lại sà vào lòng mẹ, vì bé sợ đấy mà.
Từ khi Trọng chào đời là cả gia đình em và gia đình bà em vui hẳn lên. Em nghĩ cái điều mà mọi người trong gia đình đều mong muốn đó là bé Trọng luôn luôn mạnh khoẻ, hay ăn chóng lớn.
Tham khảo
Có biết bao con đường mà em đã đi qua nhưng con đường từ nhà đến trường là con đường chứa nhiều kỉ niệm với em nhất. Vẫn là con đường lát sỏi, nó không trải nhựa, không bằng phẳng, trái lại đầy ổ gà nhưng chẳng hiểu sao em lại yêu thích nó đến thế. Có một thức tế rằng, dù nghèo hay giàu, dù xấu hay đẹp khi nó gắn bó với ta thì ta luôn coi nó là một thứ vô giá.
Nhà em cách trường chừng bốn cây, tụi học sinh như em phải đi qua một con đê mới đến trường. Ngày nắng, chúng em thường đợi nhau tại dốc đê, chừng khoảng năm sáu người chơi thân trong nhóm em rồi cùng nhau đạp xe đi học. Có những buổi gần muộn học nhưng bạn thân vẫn cứ đợi em. Con đường ấy đi qua biết bao nhiêu ổ gà nhưng chẳng hiểu sao mỗi lần đi qua em lại cảm thấy thích, tự dưng có một cảm giác bẫng một cái rồi lại hết. Hai bên đường đê là bờ cỏ xanh mơn mởn, sáng sớm ra người dân đã thả những đàn bò ăn cỏ ăn cả sương sớm nơi đây. Dưới bãi những bụi tre tần ngần thức giấc, mái tóc chưa kịp trải còn rối rít lại với nhau. Cái thân cây mềm mại, dẻo dẻo như không đứng vững.
Hàng rào ngăn bãi với đê được dựng kiên cố bằng những cây suối trồng sít lại với nhau để đàn bò không thể ăn hoa màu của người dân. Đi tiếp qua một cái điểm nơi mà trước đây người ta hay phải trông ở đó để canh đê, báo lũ cho dân làng. Xuống một con dốc là đến trường, ngôi trường cổng đã nhuốm màu thời gian, một màu rêu phong cổ kính. Ngày mưa, chúng em mặc áo mưa đến trường. Trên con đê đầy sỏi đá bánh xe như phải trải qua biết bao nhiêu cây đinh ba để đưa chủ nhân của nó đến trường. Người bạn đèo em phải thật khỏe mạnh, vững tay lái để không bị gió thổi bay. Hai đứa em cùng đạp, em nép vào bạn còn bạn thì mưa xối xả vô mặt mày. Bụi tre cũng chẳng được yên mà lay lắt bên này bên nọ.
Con đường tới trường có biết bao nhiêu kỉ niệm. Nó quen thuộc thật đấy, đường xấu thật đấy nhưng trong em nó luôn đẹp. Nó đẹp bởi tình bạn của em đã được chắp cánh, đẹp bởi những điều giản dị mộc mạc.
Một trong những bài học dạo đức mà mỗi người cha, người mẹ, mỗi thày cô giáo đều truyền dạy cho các con, cho học trò của mình là lòng vị tha, là sự chia sẻ giữa người với người. Và thực tế đã có rất nhiều câu chuyện cảm động ngợi ca đức tính đó. Câu chuyện về đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhâ’t mà diễn giả Lê-Ô Bu- sca-gli-a đã kể cho chúng ta trong cuốn “Phép nhiệm màu của đời” thêm lần nữa khắc sâu hơn trong ta bài học về một nét đẹp trong cách ứng xử của con người.
Một cậu bé bốn tuổi được bình chọn là đứa trẻ quan tâm đến người khác nhất chỉ từ hành động rất đơn giản của em. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ đề ông ấy khóc”. Cậu bé không hề cất một lời an ủi, không hề lấy khăn lau nước mắt cho ông lão. Điều đó dễ hiểu bởi cậu chưa phải là một người lớn để biết có những cử chỉ quan tầm như vậy. Nhưng hành động ngồi im trong lòng ông lão, để ống lão được khóc đã thể hiện sâu sắc được sự đồng cảm, chia sẻ ngây thơ của em. Người già cũng dễ khóc như con trẻ. Có thể em bé chưa ý thức được rằng ông lão hàng xóm đang vô cùng đau khổ vì mất đi người bạn đời của mình. Có thể em nghĩ rằng ông khóc cũng như em đã từng khóc, vì mẹ mắng, vì không được chơi thứ đồ chơi mà mình thích. Và bằng kinh nghiệm của một cậu bé bốn tuổi, em đã đồng cảm và an ủi ông lão bằng cách riêng của mình.
Theo tôi, điều mà diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a muốn nhấn mạnh, đề cao trong câu chuyện kể lại là sự đồng cảm, chia sẻ, là lòng vị tha giữa những con người với nhau. Kể lại hành vi đáng khích lệ của một cậu bé con chỉ là cách để ông khắc sâu hơn giá trị của đức tính cao đẹp.
Nhà thơ Tố Hữu từng viết:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau’
Lẽ sống lớn nhất trong cuộc đời mỗi người là tình yêu thương. Một trong những biểu hiện của lòng yêu là sự quan tâm, động viên nhau. Tại sao con người lại phải thấu hiểu, đồng cảm với nhau? Tại sao điều đó lại cần thiết trong cuộc sống của chúng ta?
Mỗi người sống giữa cuộc đời không phải chỉ biết vun đắp cho cuộc sống của riêng mình. Nếu chỉ biết đến cái “tôi”, nếu chỉ chăm chút cho bản thân mình được no ấm, đủ đầy, con người đó không bao giờ biết đến hạnh phúc đích thực. Và tất yếu, những kẻ như vậy sẽ bị cô lập giữa cộng đồng, xã hội. Mọi người xung quanh chắc chắn cũng không bao giờ để tâm đến loại người này. Cuộc sống đó có khác nào cuộc sốsng tù đày cô độc?
Trong cuộc sống, con người luôn cố gắng phấn đấu để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, nhưng đâu phải lúc nào dòng đời của chúng ta cũng êm ả, “xuôi chèo mát mái”. “Sự đâu sóng gió bất kì” (Truyện Kiều), có ai dám khẳng định mình không bao giờ phải đối mặt với thất bại, mất mất, với những giờ khắc tuyệt vọng đến cùng cực? Ớ hoàn cảnh đó ai không cần được quan tâm, chia sẻ? Con người dẫu can đảm, nghị lực đến mấy cũng có phần yếu đuôi trong mình. Một ánh mắt, một lời động viên, một nắm tay xiết chặt, một bờ vai để tựa nương… là những điều quí giá nhất chúng ta cần bấy giờ.
INTERESTING FOR YOU
Cách giảm béo chuẩn khoa học mà không cần ăn kiêng. Xem ngay!
Đây là chất làm sạch mạch máu tự nhiên! Huyết áp không quá 120/80
Nếu huyết áp lên 150/90, cải thiện mạch máu ngay bằng cái này
Chúng ta cũng không khó khăn gì, cũng không mất mát, tổn hại nhiều lắm khi tỏ ra quan tâm, đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác. Tình cảm, những rung động chân thành tự trong sâu thẳm trái tim mới là thứ quí giá, mới là chất vàng ròng có sức mạnh an ủi, nâng đỡ cho những đau thương, mất mất kia. Hãy nghĩ rằng chúng ta vẫn may mắn, hạnh phúc hơn họ. Hãy luôn ý thức rằpg dẫu có đồng cảm đến đâu, dẫu chân thành mong muôn cùng họ gánh vác, chịu đựng nỗi đau đó đến đâu, chúng ta cũng không thể giúp họ lấy lại được những gì đã mất. Vậy nên đừng bao giờ nhăn mặt khi tháng này phải ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, đừng bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ trước những người ăn xin, đừng bao giờ cười trên nỗi đau khổ của người khác…
Tại sao nhà văn Nguyên Hồng lại khóc rưng rức khi nhân vật Gái Đen của mình phải chết? Tại sao nhân vật Giăng Van giăng (Những người khốn khổ) lại giúp đỡ một cách nhiệt tình những người khốn khổ như Phăng-tin, như chú bé Ga-vơ-rôt? Tại sao những người chiến thắng trong các trò chơi trên truyền hình lại luôn trích một phần trong giải thưởng của mình để ủng hộ quĩ chất độc màu da cam, quĩ tình thương? Tại sao những người nổi tiếng lại hăng hái làm công tác từ thiện xã hội?… Một câu trả lời có thể làm đáp án chung nhất cho tất cả những câu hỏi ấy là: Bởi vì họ có tấm lòng vị tha, có lòng yêu thương đồng loại.
Sự đồng cảm, sẻ chia là điều quí giá nhất con người có thể mang tặng con người. Nhưng cần ý thức rằng, cách biểu hiện, thể hiện tình cảm đó cũng là vấn đề quan trọng vô cùng. Cách cậu bé an ủi ông lão hàng xóm là ngồi gọn vào lòng ông và im lặng. Lúc này, “im lặng lặ vàng”, im lặng là cách hữu hiệu nhất để cậu bé tỏ rõ tình cảm của mình. Cậu im lặng để ông lão khóc cho vơi đi nỗi đau. Nước mắt sẽ đổi lại sự thanh thản, dịu lắng cho tâm hồn ông. Lẽ dĩ nhiên, đó chỉ là một cách an ủi và là cách an ủi của cậu bé bốn tuổi. Bằng sự trải nghiệm trong cuộc sống, chúng ta có thể có những phương thức khác thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của mình. Đô’i với những người đang trải qua nỗi đau mất mát người thân, chúng ta không nên gợi nhắc đến hình ảnh của người đã khuất trước mặt họ. Trước thất bại củá cậu học sinh trong kì thi đại học, chúng ta nên động viên cậu hướng vào tương lai phía trước, tin tưởng vào sự thành công của mình ở ngày mai, khơi sâu vào lòng quyết tâm và ý chí phấn đâu. Một điều cũng đáng lưu ý trong “nghệ thuật dộng viên" là cần chú ý đến tâm lí, tính cách của đối tượng mình đang bày tỏ tình cảm. Với đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, cần hiểu rằng chúng rất dễ bị tổn thương nếu ta không tinh tế, cẩn trọng trong hành động hay lời ăn tiếng nói. Chúng cần sự dịu dàng, cần những cử chỉ vỗ về, che chở. Một hành động vuốt nhẹ lên mái tóc cũng có thể khiến chúng xúc động đến run lên. Một quyển truyện tranh nhiều màu sắc, hình hoạ cũng đủ khiến những em bé này thích mê. Đừng bao giờ tỏ ra khó chịu với gương mặt lấm lem, với bộ dạng nhếch nhác của các em. Hãy để các em cảm nhận hết lòng yêu thương của chúng ta…
Tôi vẫn băn khoăn một điều là tại sao Lê-Ô Bu-sca-gli-a lại để chúng ta chiêm nghiệm về giá trị của sự cảm thông, yêu thương, chia sẻ thông qua câu chuyện của một cậu bé bốn tuổi. Phải chăng ông muốn nói rằng lòng vị tha là bẳn chất vốn có trong mỗi con người? Và đức tính cao quí đó phải được vun đắp từ khi con người còn là một đứa trẻ? Tôi nghĩ, cách hiểu nào cũng có cái hay của nó. “Nhân chi sơ tính bản thiện”, lòng yêu thương người khác cũng chính là một tính thiện sẵn có trong con người. Việc gìn giữ và phát huy đức tính đó trong cuộc sống là rất cần thiết. Trẻ con như trang giấy trăng tinh khôi, chúng ta hãy viết lên trên đó những bài học yêu thương để mỗi đứa trẻ khi lớn lên sẽ trở thành những người có tấm lòng nhân ái. Đức vị tha cần được gieo mầm trong chính tâm hồn các cô bé, cậu bé đó. Và cuộc bình chọn như Lê-Ô Bu-sca-gli-a cùng nhiều giám khảo khác đã làm là cần thiết để phát hiện và ngợi ca những tấm lòng cao cả.
Quanh ta hôm nay còn biết bao những trái tim giàu tình yêu như cậu bé trong câu chuyện kia. Hãy lắng nghe và chiêm ngưỡng chúng để thây rằng Trái đất này luôn được sưởi ấm bằng tình yêu, bằng sự cảm thông chia sẻ tuyệt vời giữa những con người với nhau.
Câu chuyện trên cho ta thấy:
Chúng ta phải biết quan tâm đến cảm xúc của người khác. Sẽ có một ngày ta mất đi thứ mà ta coi là quý giá nhất như ông lão kia. Chúng ta nên đặt mình vào vị trí của họ. Quan tâm đến cảm xúc của họ. Nếu ta là họ! Liệu lúc ấy ta cũng có thể kìm nén được cảm xúc không? Những người trong câu chuyện trên chỉ biết khuyên nhủ ông lão nhưng những lời khuyên lúc đó đối với ông lão cũng không còn quan trọng nữa mà chỉ khiến ông thêm nhớ về người đã khuất. Đó là người bạn đời tri kỉ của ông nên tất nhiên những lời khuyên chỉ đơn thuần là " vô ích " . Tuy chỉ là một cậu bé bốn tuổi nhưng cậu rất hiểu chuyện. Cậu là một người biết quan tâm đến cảm xúc của người khác. Đối với ông lão, thứ ông cần lúc ấy chỉ là ... để ông ấy được yên và ở bên người bạn đời của ông ấy.
Mơ ước là: là những thứ mình mong ước trong tương lai , có thể thực hiện được
Mơ tưởng: là những thứ không có trong đời thực chỉ có trong tưởng tưởng ,ko nên mơ tưởng.
- Em có mơ ước trở thành bác sĩ.
- Bạn nên đừng mơ tưởng những thứ đâu đâu.