Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau : Thuyết minh về 1 đồ dùng sinh hoạt trong gia đình em
( các bạn nhớ lập dàn ý chi tiết nha.ai xong sớm sẽ đc 10000 tick )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong khu vườn hay trước sân mỗi nhà, thường không thể thiếu bóng dáng của cây mai. Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại ,cây hoa dại mọc trong rừng. Cây cao trên hai mét, thân gỗ, chia thành nhiều nhánh, lá nhỏ cỡ hai ngón tay, màu xanh lục. Tán tròn xòe rộng.
Cây hoa mai có nhiều loại, phổ biến nhất là mai vàng (Hoàng Mai), sau đó là mai tứ quý, rồi đến mai trắng (Bạch Mai) và mai chiếu thuỷ.
Cây mai vàng dễ sống, ưa đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông. Có thể trồng đại trà thành vườn rộng hàng vài mẫu mà cũng có thể trồng dăm cây trong vườn, hoặc trong chậu sứ. Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và không úng nước. Phân bón cho mai thường là phân bò khô trộn với tro bếp, khô dầu và một ít u-rê, ka-li…
Vào khoảng rằm tháng Chạp (tức 15 tháng 12 Âm lịch) thì người trồng phải tuốt lá cho cây mai. Sau đó giảm tưới nước và bón thúc cho cây nảy nụ. Chỉ sau một tuần là từ các cành, nụ trổ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống rất dài. Bên cạnh mỗi chùm là một túm lá non màu tím nhạt. Trước Tết vài ngày, hoa mai lác đác nồ. Sáng mồng Một Tết, cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươỉ, trông đẹp vô cùng Ị
Mai tứ quý nở quanh năm. Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm. Khỉ cánh hoa đã rụng hết, nhuỵ hoa khô đỉ thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xỉnh như những hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc gỉà chuyển thành màu tím đen lóng lánh.
Đứng ngắm vườn mai, ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của Tạo hoá: đã có mai vàng rực rỡ góp sắc, góp hựơng với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.
Mai trắng còn có tên gọi là Bạch Mai. Lúc hoa mới nở có màu hồng phớt, sau chuyển sang trắng, mùi thơm nhẹ nhàng, phảng phất. Mai trắng hơi hiếm bởi khó trồng và được coi là loài hoa quý. Mai chiếu thuỷ cây thấp, lá nhỏ lăn tăn, hoa li tỉ mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát, thường được trổng vào chậu hoặc trồng vào hồn non bộ làm cảnh trước sân nhà.
Xuân về trên đất phương Nam với màu nắng vàng rực rỡ hoà quyện với không khí tưng bừng náo nức của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Nhà ai cũng muốn có một cây mai, hoặc một bình hoa mai tươi nở đúng sáng mồng Một đầu năm để lấy hên. Trong ba ngày Tốt, hoa mai chưa khoe sắc vàng rực rỡ thì gia chủ khó mà cảm thấy niềm vui trọn vẹn.
Cây mai được xếp vào hàng “tứ quý” trong bộ tranh “tứ bình” đại diện cho bốn mùa trong năm: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai tượng trưng cho phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người.
Trong những năm gần đây, nhân dân miền Bắc đón xuân bằng cả sắc hồng thắm của hoa đào và sắc vàng rực rỡ của hoa mai. Hoa mai, hoa đào hiện diện bên nhau, tô điểm thêm cho mùa xuân tràn đầy sức sống của non nước Việt Nam yêu dấu.
I. Mở bài: giới thiệu hoa mai
Hoa mai là biểu tượng truyền thống cho dân tộc Việt Nam. Hoa mai như một loài hoa được quý trọng nhất vào mỗi dịp lễ tết. mỗi quốc gia đều có một loại hoa đặc trưng và hoa mai là đặc trưng của Việt Nam. Vậy bạn có biết đặc điểm và ý nghĩa của loài hoa nay. Tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết về cây hoa mai có ý nghĩa và nguồn gốc như thế nào.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, phân loại
a. Nguồn gốc
Cây hoa mai vốn là một cây dại mọc trong rừng (từ miền trung trở vào), vì nó có hoa đẹp và sắc nên người ta đem về làm kiểng
b. Phân loại
- Mai vàng: nụ mai vàng mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành. Cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo.
- Mai tứ quý: đây là loại mai nở hoa quanh năm. Sau khi cánh hoa rụng, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng.
- Mai trắng: hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ và dịu
- Mai chiếu thủy: loại mai này có lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng thơm ngát nhất là về đêm. Hoa này thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
- Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ các loại hoa khác nhau. Loại hoa này có hoa to,nhiều cánh, nhiều màu. trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc.
2. Cấu tạo
- Cây hoa mai thường cao trên 2m, thân gỗ và chia thành nhiều nhánh.
- Lá mai nhỏ, màu xanh lục, tán luôn xòe rộng.
3. Phân bố
Loài hoa này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có nhưng số lượng ít hơn.
4. Cách chăm sóc
- Hoa mai thường được trồng trong chậu, nơi ưa sang và không bị úng nước.
- Vào ngày 15 tháng 12 âm lịch người ta thường tuốt lá mai và bón phân để hoa mai ra đúng dịp tết.
5. Ý nghĩa của hoa mai với ngày tết truyền thống
- Hầu như mỗi dịp lễ tết nhà nào cũng có một chậu hoa mai
- Hay mai dung để trang trí đẹp và tượng trưng cho sự may mắn
- Nếu thiếu hoa mai thì niềm vui của các gia đình đầu năm mới dẽ không trọn vẹn
III. Kết bài
- Cây mai đại diện cho 4 mùa: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai biểu tượng cho mùa xuân. Chính vì thế mà mai được xếp vào hàng “tứ quý” được vê trong bộ tranh “tứ bính” .
- Cây hoa mai tượng trưng cho dáng vẻ tao nhã, phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người Việt Nam.
mở bài: Việt Nam ngày ...tháng...năm...
Xin chào những người bạn thân mếm của tôi ở Trái Đất trong thế kỷ XXI!
Tôi xin tự giới thiệu tôi tên là... Tôi là lá thư của thần ánh sáng- ANTHER. tôi có khả năng du hành xuyên thời gian và tôi đã du hành khắp các hành tinh.Lần này tôi đén Trái Đất để thông báo cho các bạn một tin khá bất ngờ rằng: Những năm gần đây tình hình ô nhiễm môi trường trở nên khá trầm trọng và nếu cứ tiếp tục như vậy thì vài năm sau đó thì môi trường xung quanh sẽ không còn và cuộc sống con người coi như chấm hết". thần anther vô cùng đau lòng khi chứng kiến cảnh này nên đã viết thư này và gửi đén cho con dân Trái Đất với hi vộng họ sẽ hiểu và giúp cho môi trưỡng trở nên trong sạch hơn
bạn thông cảm hôm nay mình đang buồn nên không có hứng viết văn!
mà bây giờ trường bạn mới viết thư UPU ư?
Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.
-Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất
đã mất.
tk mk nha
Sau khi ký hoà ước Nhâm Tuất 1862, Pháp chiếm đóng và cai trị 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và quyết định xâm chiếm và lấy nốt 3 tỉnh miền Tây còn lại của Nam Kỳ, đến năm 1867 họ đã lấy nốt thành công 3 tỉnh còn lại sau khi Kinh lược sứ Phan Thanh Giản biết không chống đỡ nổi đã quyết định giao các thành cho Pháp
Sau khi củng cố Nam Kỳ, nhân sự rối ren ở Bắc Kỳ, Pháp đã quyết định từng bước tiến ra với mục đích chiếm lấy Bắc Kỳ, để mục đích được thuận lợi, Pháp ra những yêu sách rất ngang ngược đến triều đình Huế về các quyền lợi ở Bắc Kỳ, không được triều đình Huế chấp nhận, Pháp đã đưa quân ra và chiếm lần lượt các thành Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương
Tình hình diễn ra ở Bắc Kỳ cũng như sự chiếm đóng các tỉnh Tây Nam Kỳ dẫn tới vi phạm vào bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862 mà hai bên đã ký, và dẫn tới việc Pháp thay thế hiệp ước mới bằng bản Hoà ước Giáp Tuất 1874 có lợi hơn cho Pháp
Bài này là trên mạng . Còn mình thì cũng bị cận mà đọc cái bài này thì phản ánh nhiều về cận thị nhiều . Nó phản ánh thế nhưng mình nghĩ cận cũng thường thôi
Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh bị cận thị ngày càng tăng đã trở thành nỗi lo không chỉ của gia đình mà còn của nhà trường và xã hội.
Điều đáng nói là, do cận thị không phải là bệnh gây tác hại tức thì nên nhiều người còn xem nhẹ. Tuy nhiên, về lâu dài, cận thị có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, thậm chí hạn chế cơ hội lựa chọn nghề nghiệp của con em chúng ta trong tương lai.
Mặc dù chưa có một cuộc khảo sát nào thật quy mô và đầy đủ về tình trạng cận thị của học sinh nhưng theo nhận định của nhiều giáo viên đang đứng lớp thì tình trạng cận thị học đường xuất hiện ở hầu hết các cấp học phổ thông, từ Tiểu học đến THPT.
Cận thị là tật khúc xạ về mắt chỉ thấy rõ vật ở gần trước mắt chứ không thấy rõ vật ở xa. Theo các nhà chuyên môn nhãn khoa thì 80% lượng thông tin mà não thu nhận được là qua mắt. Do đó, học sinh mắc cận thị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ, gây ra các hiệu ứng tiêu cực về sinh hoạt và kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của các em.
Cũng theo các bác sỹ chuyên ngành nhãn khoa thì lứa tuổi mắc cận thị nhiều nhất là từ 11 đến 16 tuổi. Nếu không phát hiện ra sớm để có những điều chỉnh kịp thời, tật cận thị sẽ diễn biến nặng hơn.
Do cận thị không phải là bệnh gây tác hại tức thì nên nhiều người còn xem nhẹ, chưa quan tâm đúng mức. Có một thực trạng đáng lo ngại là trong số học sinh bị cận thị, nhiều em không biết hoặc có biết thì vì xấu hổ với bạn bè và mặc cảm với bản thân nên không dám nói với người lớn biết khi mắc các triệu chứng của cận thị khiến cho việc kiểm soát tình trạng cận thị trong học đường càng gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân của tình trạng cận thị học đường có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua trước hết là do việc học tập căng thẳng đã ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. So với trước đây, học sinh hiện nay phải học nhiều môn hơn đồng nghĩa với việc phải làm nhiều bài tập hơn, tiếp xúc với sách vở nhiều hơn.
Sự kỳ vọng quá lớn của các bậc phụ huynh đã khiến các em phải học tập với cường độ cao, học ở lớp, học ở nhà, học chính khóa, học thêm… Lịch học dày đặc, mắt không được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý khiến cho ngày càng có nhiều học sinh mắc các tật về mắt trong đó có cận thị.
Trong bản quy định về tiêu chuẩn vệ sinh học đường được Bộ Y tế ban hành từ năm 2000 có quy định khá cụ thể về cơ sở vật chất đảm bảo việc học tập của học sinh như: bình quân diện tích phòng học cho mỗi học sinh phải đạt từ 1m đến 1,25 m2; phòng học phải có đủ ánh sáng tự nhiên; tổng diện tích các cửa được chiếu sáng không dưới 1/5 diện tích phòng học; kích thước bàn ghề phải tương ứng với nhau và phải phù hợp với tầm vóc của học sinh; bảng học màu xanh lá cây hoặc đen và phải được chống lóa, có chiều dài 1,8 m đến 2 m, chiều rộng từ 1,2 m đến 1,5 m, chữ viết trên bảng phải có chiều cao không dưới 4 cm; các trường học phải có phòng y tế chăm sóc sức khỏe cho học sinh… Đây là những tiêu chuẩn tối thiểu để đảm bảo việc học tập của học sinh cũng như để các em không bị cận thị và những bệnh lý học đường khác.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường học hiện nay vẫn chưa đáp ứng được. Đặc biệt, không phải trường nào cũng có được một phòng y tế học đường với đầy đủ các trang thiết bị và nhân viên y tế có chuyên môn đạt chuẩn để chăm sóc sức khỏe, nhất là chăm sóc mắt cho học sinh.
Việc hướng dẫn cho học sinh cách tự bảo vệ mắt và phát hiện sớm các bệnh về mắt để kịp thời điều trị ở nhiều nhà trường hiện nay có phần bị buông lỏng. Phần lớn giáo viên lên lớp chỉ chuyên tâm vào bài giảng mà ít quan tâm, chú ý đến việc điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý, khoa học cho học sinh. Sai lệch trong tư thế ngồi đã làm cho khoảng cách từ mắt học sinh đến sách vở quá ngắn. Tình trạng trên kéo dài khiến cho ngày càng có nhiều học sinh mắc cận thị.
Cũng theo quyết định 1221/2000 của Bộ Y tế thì: mỗi phòng học có 6-8 bóng đèn đúng quy chuẩn để đảm bảo độ chiếu sáng cho học sinh. Tuy nhiên, phổ biến ở nhiều phòng học hiện nay mới chỉ có 4 bóng đèn. Vào mùa đông, thời tiết mưa rét nhiều, bầu trời thường u ám, thiếu ánh sáng. Trong khi theo các chuyên gia nhãn khoa thì học sinh học trong điều kiện thiếu ánh sáng có nguy cơ bị cận thị cao hơn 2,27 lần so với việc học trong môi trường đủ ánh sáng.
Xã hội phát triển, học sinh ngày càng có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận với các phương tiện giải trí hiện đại như: ti vi, internet, trò chơi điện tử, truyện tranh…, nhiều em quá sa đà vào khiến cho mắt không được nghỉ ngơi cũng là tác nhân liên quan đến tình trạng cận thị gia tăng.
Để hạn chế, giảm thiểu tỷ lệ học sinh bị cận thị học đường cần tăng cường truyền thông, phổ biến kiến thức cho phụ huynh, học sinh về nguyên nhân, tác hại và các biện pháp phòng chống cận thị học đường.
Cụ thể, về phía nhà trường, cần cải thiện điều kiện vệ sinh chiếu sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi của từng cấp học. Giáo viên lên lớp càn chú ý quan sát, điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý, khoa học cho học sinh.
Về phía các bậc phụ huynh, cần lưu ý mỗi khi con em minh có triệu chứng hoặc đã mắc cận thị. Khi đó, các em thường không mấy hào hứng khi thực hiện các hoạt động liên quan đến thị giác như: đọc sách, vẽ tranh, tô màu. Hoặc có những biểu hiện như: nheo mắt hay nghiêng đầu khi nhìn một vật ở xa; xem ti vi, dụi mắt nhiều lần dù không buồn ngủ.
Có một thực tế là nhiều học sinh không tự phát hiện được mình bị cận thị mà chỉ cảm thấy dấu hiệu của việc nhìn xa thấy mờ. Tuy nhiên, nếu các em được kiểm tra thị lực, đo mắt thường xuyên thì việc phát hiện cũng không phải là quá khó. Khi đã phát hiện, cách tốt nhất là phải kịp thời can thiệp, điều chỉnh để tránh những ảnh hưởng lớn đến chức năng thị giác của các em.
Để điều chỉnh tật khúc xạ, người ta thường đeo kính tùy thuộc vào loại khúc xạ mắc phải. Đối với cận thị, người ta dùng thấu kính phân kỳ, là thấu kính có rìa dày hơn phần tâm. Hiện trên thi trường xuất hiện nhiều cửa hàng kinh doanh kính thuốc, cần tìm hiểu kỹ và tìm đến những nơi có uy tín bởi không phải cửa hàng kinh doanh kính nào cũng có được đội ngũ nhân viên kiểm tra thị lực đã được đào tạo, có chuyên môn.
Đối với mỗi học sinh thì việc thường xuyên rèn luyện thể thao, học tập điều độ, sử dụng các phương tiện giải trí như: ti vi, trò chơi điện tử… một cách hợp lý là cách hiệu quả để phòng ngừa và tránh bị mắc cận thị.
Người ta biết đến một nàng Ngọc Hoa trong truyện như một truyền thuyết. Nhưng thực tế, đó là nàng Ngọc Hoa và tình yêu chung thủy còn lại dấu tích sinh động một ngôi đền có tên: Ngọc Linh Từ.
Ngọc Linh Từ nằm giữa trung tâm thôn Văn Tảo, xã Thanh An, khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà. Đền ngự trên một thế đất đẹp, cổng quay hướng nam, lưng tựa vào thế chảy của dòng sông Rạng. Năm Khải Định thứ 9 có ghi: Sắc chỉ cho xã Văn Tảo phụng sự, phong cho Ngọc Hoa là bậc tôn thần chính trực, dịu dàng, giúp nước che chở cho dân, cho phép dân bản phụng sự thần.
Nơi đây, khoảng thế kỷ thứ 6, thôn Văn Tảo thuộc Tảo Sơn Trang. Chuyện kể rằng: Ngọc Hoa là con gái tướng Trần Công, người có công giúp vua dẹp loạn. Ngọc Hoa được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân "má đào, mặt ngọc, tóc mây", 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng nàng. Năm 13 tuổi nàng càng đẹp. Nơi nơi đánh tiếng, viếng thăm làm ngây ngất cả vua quan triều đình. Dạo ấy có người ăn mày rách rưới tên là Phạm Tải sa cơ lỡ bước tới ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Rồi hai người quấn quýt bên nhau. Họ thổ lộ tình riêng. Người cha Ngọc Hoa thấy hai đứa quyện duyên, chẳng suy tính môn đăng, hậu đối nên đã giúp cậu ăn mày sính lễ rồi tổ chức đám cưới cho 2 người linh đình 3 ngày liền.
Nhưng chẳng bao lâu, tai họa đã ập đến. Trong làng có tên Biện Điền con nhà danh giá trước đó đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa, nhưng bị nàng từ chối. Tức giận, y bèn thuê một lũ sai nha đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận "cuồng phong quật ngã đầy đồng". Không làm gì được, Biện Điền bèn lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua cho đòi Ngọc Hoa đến xem mặt, nàng đã phải tự làm xấu "tóc mây rũ rối, mực bôi má đào... rồi trút hài đi đất, áo quần xộc xệch".
Nàng cáo vua là gái đã có chồng. Nhưng trước sức ép của vua quan, Phạm Tải phải chọn lấy cái chết. Ngọc Hoa thương nhớ ngồi bên quan tài 5 ngày liền, tay kề, gối ấp cho chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, rồi cuối cùng nàng tự vẫn. Chuyện còn kể rằng cái chết của hai người đã động đến trời đất. Ngọc Hoa xuống âm phủ tìm được chồng. Hai người hàn huyên sum họp. Diêm vương tra sổ thiên tào mới hay Phạm Tải là thiên tử bị chết oan nên đã lệnh bắt vua Trang Vương bỏ vạc dầu, thế rồi sai mây vàng đưa vợ chồng Ngọc Hoa về triều. Phạm Tải lên làm vua, còn Ngọc Hoa làm hoàng hậu. Kết thúc câu chuyện, dân gian khéo dệt lên tính chất hoang đường trước hết là khẳng định một chân lý cái thiện thắng cái ác, sau là đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Dù trong truyện có phần thêu dệt nhưng đền Ngọc Hoa mấy trăm năm nay vẫn hiển hiện như một minh chứng cho lòng chung thủy tiết hạnh của một người con gái đẹp thôn trang mà ít ở đâu có được.
Đền Ngọc Hoa ngự tại thôn Văn Tảo đã mấy trăm năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ, sau nhân dân thập phương góp công của cải tạo nâng cấp dần. Được sự giúp đỡ của ngành văn hóa - thông tin và công sức của nhân dân xã Thanh An và cả những người con quê hương xa xứ, đến nay, ngôi đền đã trở thành một khu du tích có tầm cỡ đẹp bậc nhất ở khu vực. Đền có diện tích 3.640m2. Phía ngoài là một công viên rộng gần 1.000m2 với nhiều cây đại thụ làm nên một quang cảnh bề thế thoáng đẹp. Khu hồ của đền có diện tích 3.490m2 tạo nên một không gian tĩnh lặng êm đềm. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp, có sân thượng, có tả vu, hữu vu và hậu cung. Ngoài một số bia khắc chữ Hán dựng ở cổng đền và quanh khu vườn, trong khuôn viên còn tồn tại một số ngôi mộ chưa được xác định tính danh. Vào năm 1980, người ta đã khai quật một ngôi mộ cổ, phát hiện hài cốt một người con gái quấn nhiều lớp vải. Bấy giờ bảo tàng chưa xác định nguồn gốc hài cốt.
Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc đẹp, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Phần hậu cung như một cái am lớn, 2 cửa lách ra vào chỉ cao chừng đầu người. Tượng Ngọc Hoa đặt giữa bàn thờ trên cao. Bức tượng không lớn, cao chừng 60 phân nhưng được tạc khá tinh xảo: khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, đôi má ửng hồng toát lên vẻ long lanh, đoan trang mà thanh thoát của một mỹ nữ nơi thôn dã. Theo người coi đền thì bức tượng đã có từ lâu lắm, không ai nhớ rõ nguồn gốc.
Đền Ngọc Hoa là di sản văn hóa không chỉ của nhân dân Thanh An mà còn là của tỉnh ta đang được nhân dân địa phương giữ gìn và tôn tạo. Do tính chất đặc biệt của ngôi đền và những tiêu chuẩn hiện có, ngày 05/2/1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng di tích quốc gia. Vẫn theo phong tục lâu đời ở đây, hằng năm vào tháng hai âm lịch, người làng Văn Tảo lại tổ chức hội đền, cuốn hút khách thập phương. Hội được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 4 đến 6 với nghi thức rước sắc phong, rước tượng Ngọc Hoa vào những ngày lễ hội, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ rất đông.
Đền Ngọc Hoa và hội đền Ngọc Hoa với nghi lễ linh thiêng sùng kính, một tính ngưỡng tôn vinh giá trị truyền thống, ghi nhận công lao của tướng công Trần Công đã có công đánh giặc giữ nước; đồng thời đề cao giá trị đạo đức thủy chung tiết hạnh cần được tôn tạo, giữ gìn.
Ngọc Linh Từ nằm giữa trung tâm thôn Văn Tảo, xã Thanh An, khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà. Đền ngự trên một thế đất đẹp, cổng quay hướng nam, lưng tựa vào thế chảy của dòng sông Rạng. Năm Khải Định thứ 9 có ghi: Sắc chỉ cho xã Văn Tảo phụng sự, phong cho Ngọc Hoa là bậc tôn thần chính trực, dịu dàng, giúp nước che chở cho dân, cho phép dân bản phụng sự thần.
Nơi đây, khoảng thế kỷ thứ 6, thôn Văn Tảo thuộc Tảo Sơn Trang. Chuyện kể rằng: Ngọc Hoa là con gái tướng Trần Công, người có công giúp vua dẹp loạn. Ngọc Hoa được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân "má đào, mặt ngọc, tóc mây", 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng nàng. Năm 13 tuổi nàng càng đẹp. Nơi nơi đánh tiếng, viếng thăm làm ngây ngất cả vua quan triều đình. Dạo ấy có người ăn mày rách rưới tên là Phạm Tải sa cơ lỡ bước tới ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Rồi hai người quấn quýt bên nhau. Họ thổ lộ tình riêng. Người cha Ngọc Hoa thấy hai đứa quyện duyên, chẳng suy tính môn đăng, hậu đối nên đã giúp cậu ăn mày sính lễ rồi tổ chức đám cưới cho 2 người linh đình 3 ngày liền.
Nhưng chẳng bao lâu, tai họa đã ập đến. Trong làng có tên Biện Điền con nhà danh giá trước đó đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa, nhưng bị nàng từ chối. Tức giận, y bèn thuê một lũ sai nha đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận "cuồng phong quật ngã đầy đồng". Không làm gì được, Biện Điền bèn lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua cho đòi Ngọc Hoa đến xem mặt, nàng đã phải tự làm xấu "tóc mây rũ rối, mực bôi má đào... rồi trút hài đi đất, áo quần xộc xệch".
Nàng cáo vua là gái đã có chồng. Nhưng trước sức ép của vua quan, Phạm Tải phải chọn lấy cái chết. Ngọc Hoa thương nhớ ngồi bên quan tài 5 ngày liền, tay kề, gối ấp cho chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, rồi cuối cùng nàng tự vẫn. Chuyện còn kể rằng cái chết của hai người đã động đến trời đất. Ngọc Hoa xuống âm phủ tìm được chồng. Hai người hàn huyên sum họp. Diêm vương tra sổ thiên tào mới hay Phạm Tải là thiên tử bị chết oan nên đã lệnh bắt vua Trang Vương bỏ vạc dầu, thế rồi sai mây vàng đưa vợ chồng Ngọc Hoa về triều. Phạm Tải lên làm vua, còn Ngọc Hoa làm hoàng hậu. Kết thúc câu chuyện, dân gian khéo dệt lên tính chất hoang đường trước hết là khẳng định một chân lý cái thiện thắng cái ác, sau là đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Dù trong truyện có phần thêu dệt nhưng đền Ngọc Hoa mấy trăm năm nay vẫn hiển hiện như một minh chứng cho lòng chung thủy tiết hạnh của một người con gái đẹp thôn trang mà ít ở đâu có được.
Đền Ngọc Hoa ngự tại thôn Văn Tảo đã mấy trăm năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ, sau nhân dân thập phương góp công của cải tạo nâng cấp dần. Được sự giúp đỡ của ngành văn hóa - thông tin và công sức của nhân dân xã Thanh An và cả những người con quê hương xa xứ, đến nay, ngôi đền đã trở thành một khu du tích có tầm cỡ đẹp bậc nhất ở khu vực. Đền có diện tích 3.640m2. Phía ngoài là một công viên rộng gần 1.000m2 với nhiều cây đại thụ làm nên một quang cảnh bề thế thoáng đẹp. Khu hồ của đền có diện tích 3.490m2 tạo nên một không gian tĩnh lặng êm đềm. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp, có sân thượng, có tả vu, hữu vu và hậu cung. Ngoài một số bia khắc chữ Hán dựng ở cổng đền và quanh khu vườn, trong khuôn viên còn tồn tại một số ngôi mộ chưa được xác định tính danh. Vào năm 1980, người ta đã khai quật một ngôi mộ cổ, phát hiện hài cốt một người con gái quấn nhiều lớp vải. Bấy giờ bảo tàng chưa xác định nguồn gốc hài cốt.
Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc đẹp, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Phần hậu cung như một cái am lớn, 2 cửa lách ra vào chỉ cao chừng đầu người. Tượng Ngọc Hoa đặt giữa bàn thờ trên cao. Bức tượng không lớn, cao chừng 60 phân nhưng được tạc khá tinh xảo: khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, đôi má ửng hồng toát lên vẻ long lanh, đoan trang mà thanh thoát của một mỹ nữ nơi thôn dã. Theo người coi đền thì bức tượng đã có từ lâu lắm, không ai nhớ rõ nguồn gốc.
Đền Ngọc Hoa là di sản văn hóa không chỉ của nhân dân Thanh An mà còn là của tỉnh ta đang được nhân dân địa phương giữ gìn và tôn tạo. Do tính chất đặc biệt của ngôi đền và những tiêu chuẩn hiện có, ngày 05/2/1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng di tích quốc gia. Vẫn theo phong tục lâu đời ở đây, hằng năm vào tháng hai âm lịch, người làng Văn Tảo lại tổ chức hội đền, cuốn hút khách thập phương. Hội được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 4 đến 6 với nghi thức rước sắc phong, rước tượng Ngọc Hoa vào những ngày lễ hội, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ rất đông.
Đền Ngọc Hoa và hội đền Ngọc Hoa với nghi lễ linh thiêng sùng kính, một tính ngưỡng tôn vinh giá trị truyền thống, ghi nhận công lao của tướng công Trần Công đã có công đánh giặc giữ nước; đồng thời đề cao giá trị đạo đức thủy chung tiết hạnh cần được tôn tạo, giữ gìn.
Khu chứng tích Sơn Mỹ (hay Khu chứng tích Mỹ Lai), nằm trên quốc lộ 24B thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi tưởng nhớ vụ thảm sát Sơn Mỹ (còn được biết đến là vụ thảm sát Mỹ Lai), thực hiện bởi một lực lượng của Quân đội Hoa Kỳ vào buổi sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, trong Chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, du khách có thể trực tiếp nhìn thấy những bức ảnh ghi lại tội ác chiến tranh được trưng bày tại nhà chứng tích Sơn Mỹ hoặc tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Hà Nội).
Nằm trên quốc lộ 24B đi cảng Sa Kỳ - Dung Quất thuộc địa phận xã Tịnh Khê, cách khu du lịch biển Mỹ Khê 3km về phía Tây và cách thành phố Quảng Ngãi 13km về phía Đông Bắc, Sơn Mỹ là một làng quê yên bình như bao làng quê Việt Nam khác. Số phận nghiệt ngã đã đưa tên tuổi Sơn Mỹ vượt ra ngoài lảnh thổ, hằn sâu vào lương tâm nhân loại qua vụ thảm sát gây chấn động, được biết đến nhiều với tên gọi “vụ thảm sát Mỹ Lai”.
Tượng đài kỷ niệm chứng tích Sơn Mỹ – Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)
Vào một buổi sáng ngày 16-3-1968, khi thực hiện cuộc hành quân truy quét các lực lượng Việt Cộng tại Mỹ Lai (Sơn Mỹ), một lực lượng của quân đội Hoa Kỳ đã đổ bộ xuống phía Tây xóm Thuận Yên (thôn Tư Cung) và xóm Gò (thôn Cổ Lũy). Binh lính Hoa Kỳ đã dồn dân chúng mà phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già lại rồi tiến hành xả súng bắn họ, đốt cháy nhà cửa và giết hại gia súc… Hành động điên cuồng này chỉ được dừng lại khi một nhóm lính Mỹ từ một máy bay trực thăng quân sự của Hoa Kỳ can thiệp. Thành quả của cuộc hành quân “thần tốc” là 407 người dân tại thôn Tư Cung và 97 người dân ở thôn Mỹ Hội bị sát hại, trong đó có 182 là phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già, 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu cháy.
Vụ thảm sát Mỹ Lai chấn động lịch sử – Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm (TTX.VN)
Năm 1978, khu chứng tích Sơn Mỹ được xây dựng để tưởng niệm 504 người đã nằm xuống trong cuộc thảm sát phi nhân tính, đồng thời cũng để ghi nhớ một trong muôn vàn tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam. Với diện tích 2,4ha trên địa phận xóm Khê Thuận (thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê), khu chứng tích gồm một số di tích gốc được bảo tồn tôn tạo như cụm di tích ruộng ông Nhiều, tháp canh, gốc cây còn (xóm Khê Thuận), di tích vườn ông Phạm Minh (xóm Khê Đông), di tích vườn ông Phạm Hội (xóm Khê Tây), hầm chống pháo của gia đình các ông Lý Lệ, Ngô Mân tại thôn Cổ Lũy (xóm Mỹ Hội), các di tích mộ tập thể chôn các nạn nhân vụ thảm sát…
Phần nền móng của những ngôi nhà bị đốt cháy trụi giờ vẫn nằm nguyên vẹn như những minh chứng về một vụ thảm sát kinh hoàng – Ảnh Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)
Năm 2003, với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, khu chứng tích Sơn Mỹ đã được mở rộng trên 10.000m² và nâng cấp tôn tạo với kinh phí lên đến 11,7 tỷ đồng, bao gồm phục dựng khuôn viên ngoài trời với nguyên bản thảm trạng năm xưa, xây dựng nhà trưng bày theo mô-típ nhà mồ, lập tượng đài, đường nội bộ, nhà ăn, phòng khách và phòng chiếu phim tư liệu với phim “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai” được trình chiếu… Công trình đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2005. Hiện nay tại Nhà trưng bày đã có hơn 160 hiện vật, 135 hình ảnh và nhiều phim tư liệu về Sơn Mỹ phục vụ khách tham quan.
Một hầm tránh bom (Hầm chữ A) của một gia đình xóm Khê Thuận còn lại sau vụ thảm sát Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)
Năm 2007 là một năm đặc biệt khi nơi đây đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai, một cựu chiến binh Mỹ đã vượt nửa vòng trái đất và cả một quá khứ cay đắng, để tặng Ban quản lý khu chứng tích băng vidéo ghi lại cảnh cuồng sát năm xưa. Cũng trong năm này, vào ngày 5 tháng 9, nhà đạo diễn người Mỹ Oliver Stone đã đến Sơn Mỹ để tìm hiểu về vụ thảm sát Mỹ Lai, chuẩn bị cho việc khởi quay bộ phim “Pink Ville” tại Quảng Ngãi và Đà Nẵng.
Nhà trưng bày chứng tích Sơn Mỹ – Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)
Đến thăm Sơn Mỹ trong tâm tình của một người hành hương, du khách khó tránh khỏi nhiều cảm xúc khi thả bộ trong những thôn làng, tại những nơi đã từng xảy ra cuộc thảm sát, nhìn thấy đó đây những tấm bia được dựng lên tại chính những nơi đã có người nằm xuống, như tại tháp canh ở rìa làng bên con đường đất nhỏ xóm Thuận Yên nơi 102 người bị bắn chết, tại cây gòn nơi 15 phụ nữ và trẻ em bị sát hại, hay ở xóm Mỹ Hội nơi 97 thường dân bị tàn sát, 11 người khác bị giết trong vườn nhà ông Phạm Đạt… Du khách không thể không dừng chân trước tượng đài kỷ niệm để chia sẻ nổi đau cùng sự cảm thông trước cái chết đầy uất nghẹn của những người dân lành vô tội. Ghé thăm Nhà Chứng tích, du khách còn được tận mắt chứng kiến hình ảnh vụ thảm sát được phóng viên quân đội Mỹ Ronald Haeberle ghi lại qua hàng chục bức ảnh đã từng làm dấy lên sự căm phẫn trước tội ác chiến tranh, những vật dụng thường ngày của người dân còn lỗ chỗ vết đạn, từ chiếc mâm thau cũ, chiếc áo, đôi dép… đến chiếc mõ của nhà sư Thích Tâm Trí hay chiếc kẹp tóc của cô Nguyễn Thị Huỳnh được người yêu tìm nhặt và cất giữ trong suốt 8 năm trước khi tặng lại cho Nhà Chứng tích…
Một góc Nhà trưng bày chứng tích – Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)
Trong dịp kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai vào năm 2008, đã có nhiều nhà báo của nhiều hãng thông tấn, báo chí, truyền hình đến Sơn Mỹ thực hiện phóng sự, phim tư liệu… trong đó có những tên tuổi lớn như hãng thông tấn Kyodo (Nhật), AFP (Pháp), AP (Mỹ), BBC (Anh), báo Los Angeles Times… Khách đến thăm Sơn Mỹ hôm nay gồm có nhiều thành phần và đủ mọi quốc tịch, họ có thể là thương gia hay nhà khoa học, đặc biệt ngày càng có nhiều người Mỹ đến đây như để bày tỏ sự cảm thông với những nổi đau của người dân Việt qua bao tháng năm dài chiến tranh, nhiều cựu chiến binh Mỹ đến đây không chỉ một lần để tỏ lòng sám hối và cầu mong sự thanh thản bình yên trong tâm hồn…
Tháp chuông hòa bình – Ảnh: Minh Thu (Tuổi Trẻ Online – 29.12.2009)
Trong tinh thần tưởng nhớ 504 nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ Lai năm xưa, một tháp chuông hòa bình đã được xây dựng tại phía Đông khu chứng tích, cách tượng đài chứng tích Sơn Mỹ chừng 300m, hoàn thành vào ngày 29-12-2009. Tháp chuông cao 9m, rộng 24m², bên trong có treo một quả chuông đồng cao 1m, đường kính miệng 0,6m được phường đúc Huế thực hiện. Trên thành chuông có khắc nội dung “Sơn Mỹ, 16-3-1968” nhằm ghi nhớ ngày 504 thường dân vô tội tại làng quê Sơn Mỹ bị thảm sát, ngoài ra còn có hoa văn hình dây và hai cặp chim bồ câu tung cánh được đúc nổi đối xứng hai bên nói lên khát vọng yêu mến hòa bình. Mỗi ngày vào khoảng 5g30, nhân viên phụ trách sẽ đánh 5 hồi và 4 tiếng chuông tượng trưng cho lời cầu nguyện gởi tới 504 nạn nhân với niềm mong mỏi các hương hồn sớm được siêu độ.
Đoàn khách đến từ Canada tham quan tháp chuông hoà bình tại khu chứng tích Sơn Mỹ. Ảnh: Minh Thu (Tuổi Trẻ Online – 29.12.2009)
Khu chứng tích Sơn Mỹ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận di tích quốc gia ngày 29-4-1979. Đến năm 2002, nơi đây một lần nữa lại được công nhận di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
KÈM HÌNH ẢNH
K NHA
Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.
Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính lá sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha cha sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo –tiền.
Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa váo sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.
Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta.Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Muốn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) một việc gì đó, trước hết, người viết phải tìm hiểu để nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.
2. Khi thuyết minh, cần trình bày rõ những điều kiện, cách thức, trình tự,… tiến hành công việc. Nếu công việc cho kết quả là những sản phẩm thì phải nêu cả yêu cầu, chất lượng đối với sản phẩm đó.
3. Lời văn thuyết minh cần ngắn gọn, rõ ràng.
II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
Đọc kĩ hai văn bản trong bài, chú ý nội dung, trình tự các yếu tố được nêu ra để trả lời câu hỏi.
Trong hai văn bản Cách làm đồ chơi "Em bé đá bóng bằng quả khô" và Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc, các bước thuyết minh được trình bày như sau:
– Nêu điều kiện: Các nguyên vật liệu để làm đồ chơi hay nấu món ăn.
– Cách thức, trình tự tiến hành. Cụ thể, với Cách làm đồ chơi "Em bé đá bóng bằng quả khô" cần làm theo 5 bước, còn với Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc cần làm theo 3 bước.
– Yêu cầu thành phẩm: Đồ chơi khi làm ra phải đạt những yêu cầu về thẩm mĩ như thế nào, món ăn nấu xong phải có màu sắc, mùi vị,… ra sao.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Khi nêu cách làm bất cứ một đồ chơi nào đó, cần trình bày cụ thể các bước:
a) Nguyên vật liệu
– Đồ chơi đó được làm bằng gì (giấy, bìa, đất sét,…)? Mỗi thứ cần bao nhiêu? Tiêu chuẩn (cứng, mềm, dài, ngắn,…) như thế nào?
– Để làm được đồ chơi đó, cần những dụng cụ (kéo, hồ dán, băng dính, kim khâu, ghim,…) gì?
b) Cách làm
Hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng bước, từ pha chế, cắt dán, tạo hình cho đến lắp ghép các chi tiết với nhau.
c)Yêu cầu thành phẩm
Nêu các yêu cầu thẩm mĩ, công dụng,… của đồ chơi sau khi hoàn thành.
2. Văn bản Phương pháp đọc nhanh được trình bày như sau:
a) Nêu vấn đề
Người viết khẳng định vai trò của việc đọc bằng cách sử dụng biện pháp phản đề:
– Nêu sự phát triển của khoa học thông tin cũng như ý nghĩa của nó đối với con người nhưng đồng thời cũng khẳng định máy móc không thể thay thế được con người, không thay được việc đọc.
– Từ mâu thuẫn giữa khả năng đọc thực tế (theo cách thông thường) của con người với kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại, tác giả hướng bạn đọc đến yêu cầu bức thiết phải hình thành phương pháp đọc nhanh.
b)Giải quyết vấn đề (các cách đọc và phương pháp đọc nhanh)
Người viết trình bày các cách đọc theo trình tự từ thấp đến cao:
– Ở mức thấp có đọc thành tiếng (quá chậm, mất nhiều thời gian).
– Ở mức cao có đọc thầm. Đọc thầm lại được chia làm hai loại: đọc theo dòng và đọc theo ý.
+ Đọc theo dòng là cách đọc thông thường, đọc từng câu, từng chữ. Ở mức chuẩn (150 – 200 từ/ phút) vẫn còn quá chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu.
+ Đọc theo ý chính là phương pháp đọc nhanh. Phương pháp này có những đặc điểm và ưu điểm sau:
– Đọc lướt từ trên xuống dưới (cách này làm cho mắt đỡ mỏi).
– Không bám sát các từ mà nắm chắc các ý.
– Trong một thời gian ngắn, có thể thu nhận đầy đủ các thông tin chủ yếu của một trang sách, một cuốn sách.
– Ai cũng có thể vận dụng được nhưng phải tập trung cao, có ý chí.
c) Kết luận
Người viết trình bày hai thông tin:
– Những tấm gương đọc nhanh: Na-pô-lê-ông (2000 từ/ phút), Ban-dắc (4000 từ/ phút), Mác-xim Go-rơ-ki (đọc mỗi trang sách chỉ mất vài giây)…
– Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu đọc nhanh của toàn xã hội? Người viết nêu: các nước tiên tiến (Nga, Mĩ,…) mở các lớp dạy đọc nhanh. Hiệu quả: Sau khi tham dự, người đọc có thể đạt tốc độ 1500 từ/ phút, thậm chí có thể đạt mức 12000 từ/ phút với những bài viết nhẹ nhàng.
Các số liệu trong bài (tốc độ đọc trung bình, tốc độ đọc của các vĩ nhân, tốc độ đọc của người đã qua lớp hướng dẫn) với độ chênh lệch rất cao có sức thuyết phục lớn khi nói đến hiệu quả của phương pháp đọc nhanh.
a) Mở bài:
Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.
b) Thân bài:
1/ Tên gọi và xuất xứ: Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân.Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).
Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.
2/ Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:
a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.
- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.
- Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ.
- Tay cầm: bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.
- Nút phích (nắp đậy ruột phích): thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.
b/ Ruột phích: bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.
3/ Cách chọn:
- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.
- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 70oC .
4/ Cách sử dụng:
- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.
- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.
5/ Cách bảo quản:“Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.
- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.
- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.
c) Kết bài:
Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay mà -chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút bi.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là László Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế tại Anh Quốc.
- Từ năm 1940, ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi.
2. Cấu tạo
- Bên ngoài bút là thân bút với một ống nhựa cứng, trên thân bút thường in hàng sản xuất, trang trí nhiều màu sắc bắt mắt.
- Hình dạng rất phong phú, đa dạng.
- Tháo bút ra, chúng ta sẽ thấy bên trong có một ống ruột.
- Trong ống ruột có đoạn mực đặc. Phần dưới đầu hút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,... và nhiều nguyên liệu khác.
- Loại làm bằng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ.
- Nắp bút bi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong.
3. Cách sử dụng và bảo quản
- Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40° đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết.
- Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đâu bi. Vì đầu bút bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống.
4. Ý nghĩa
Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đèn mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.
- Chúng ta có thể thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi...Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi.
- Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Tùy theo hãng sản xuất mà có những giá cả khác nhau, trung bình từ khoảng 3.000đ trở lên. Còn các hãng sản xuất nước ngoài như: Waterman, Paker,...thì giá một cây bút bi dao động hàng trăm USD trở lên.
- Bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo.
III. KẾT BÀI
- Bút bi luôn giữ vai trò quan trong trong cuộc sống mọi người và đặc biệt đối với học sinh như chúng ta thì nó là một người bạn thân thiết trên con đường học vấn.
- Vì vậy là một học sinh, chúng ta cần phải biết nâng niu và trân trọng bút để xứng đáng là người chủ “tài hoa” của nó.