K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2023

Thác rày là từ giờ về sau...
Ý cả câu nói là từ sau thì thân thể tàn bại do bị ăn hành (thân vong).

15 tháng 10 2023

Đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" của Nguyễn Khoa Điềm, em lại càng thêm yêu mến những người lính - bộ đội cụ Hồ - những người đã bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc. Hình ảnh anh lính với tuổi xuân xanh "chưa một lần yêu" nhưng quyết tâm "đi vào rừng xanh" trong những năm tháng khói lửa đã làm chúng ta thêm cảm phục bởi lí tưởng sống cao đẹp. Trong khó khăn gian khổ của cuộc chiến, bị căn bệnh sốt rét hành hạ, người lính trẻ vẫn luôn nở nụ cười trên môi. Anh hi sinh nơi núi rừng Trường Sơn nhưng mãi được đồng đội, nhân dân thương nhớ. Những hình ảnh hào hùng mà cũng giản dị của anh "Ba lô con cóc/Tấm áo màu xanh" còn in mãi trong tâm trí nhân gian. Với hình ảnh thơ gần gũi cùng cách gieo vần chân, nhà thơ đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lính cụ Hồ. Bằng các biện pháp so sánh "mắt như suối biếc", điệp từ "anh không về nữa" đã góp phần bày tỏ tình cảm, tấm lòng biết ơn của đồng đội, của nhân dân. Bài thơ là khúc đồng dao về tuổi trẻ nhiệt huyết, về sự bất tử của những người lính - những người đã góp phần tạo nên Việt Nam hòa bình.

15 tháng 10 2023

Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm là bài thơ viết về người lính hi sinh nơi chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Tác phẩm thể thiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng, lòng biết ơn,… với những con người đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước. có nhiều dòng thơ thấm thía nỗi đau mất mát: “Anh không về nữa”, “Anh vẫn một mình”, “Anh ngồi lặng lẽ”,… trước sự ra đi của người lính trẻ “Chưa một lần yêu… Còn mê thả diều”. Hình ảnh anh bộ đội bình dị, thân quen với màu áo xanh, ba lô con cóc, làn da sốt rét và đặc biệt là “Cái cười hiền lành” khiến nỗi tiếc thương càng thêm sâu sắc. Nhưng bài thơ không để lại cảm giác bi thương, nặng nề nhờ cách tác giả cảm nhận và khắc họa hình tượng người chiến sĩ đã hi sinh. Anh vẫn ở bên đồng đội trên con đường chiến đấu: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Anh hóa thân vào sắc hoa rực rỡ, màu suối biếc xanh, vào vóc dáng núi non hùng vĩ. “Ngày xuân ngọt lành” của người lính ấy không bao giờ mất đi mà sẽ từ núi xanh trở về, hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước. Những cảm xúc đẹp đẽ đọng lại trong tâm hồn người đọc còn được nhân lên từ hình thức nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Nhan đề Đồng dao mùa xuân, nhịp điệu của thể thơ bốn chữ, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh… mang đến cho tác phẩm giọng điệu tươi trẻ của một khúc đồng dao. Người đọc tưởng như nghe vang lên đâu đây lời hát của những đứa trẻ hồn nhiên, tung tăng trên những cánh đồng quê, hạnh phúc trong cuộc sống thanh bình được các anh bảo vệ, gìn giữ. Những sắc màu tươi đẹp: núi xanh, tấm áo màu xanh, mai vàng, suối biếc và sức sống bất diệt của mùa xuântuổi thơ, ngày xuân cứ ngời lên bất chấp khói lửa, đạn bom. Bài thơ không chỉ ngợi ca sự hi sinh thầm lặng, lớn lao, cao cả của những người lính mà còn khẳng định sự tiếp nối thiêng liêng giữa các thế hệ để làm nên đất nước muôn đời.

15 tháng 10 2023

trạng ngữ là

một hôm : chỉ thời gian

thế giặc mạnh : chỉ nguyên nhân

nhà vua lo lắng : chỉ mục đích

vừa lúc đó:chỉ thời gian

bỗng roi sắt gãy:chỉ nguyên nhân

chúc bạn học tốt

15 tháng 10 2023

Yêu thương và chia sẻ

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:     Bao giờ cho tới mùa thu   Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm     Bao giờ cho tới tháng năm   Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao     Ngân hà chảy ngược lên cao   Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm     Bờ ao đom đóm chập chờn   Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi     Mẹ ru cái lẽ ở đời   Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn  ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

    Bao giờ cho tới mùa thu

  Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

    Bao giờ cho tới tháng năm

  Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

    Ngân hà chảy ngược lên cao

  Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm

    Bờ ao đom đóm chập chờn

  Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

    Mẹ ru cái lẽ ở đời

  Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

    Bà ru mẹ...mẹ ru con

  Liệu mai sau các con còn nhớ chăng

Câu 1: Đoạn trích viết theo thể thơ nào. Phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ đầu

Câu 3: Em hiểu thế nào về 2 câu: Mẹ ru cái lẽ ở đời/Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn?

Câu 4: Theo em, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì trong 2 câu: Bà ru mẹ...mẹ ru con/Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?

 

0