K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GIÚP TỚ VỚI Ạ Câu 29: Cho đoạn văn sau:(a) Hà dẫn Hoa cùng ra ruộng lạc.(b) Bây giờ mùa lạc đang vào củ.(c) Hà đã giảng giải cho cô em họ cách thức sinh thành củ lạc.(d) Một đám trẻ đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa trên đê.a, Câu (a)b, Câu (b)c, Câu (c)d, Câu (d)Câu 30: Đọc hai câu thơ sau:Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chánSo với ông Bành vẫn thiếu niên.Nghĩa của từ “ xuân” trong đoạn...
Đọc tiếp

GIÚP TỚ VỚI Ạ

 

Câu 29: Cho đoạn văn sau:

(a) Hà dẫn Hoa cùng ra ruộng lạc.

(b) Bây giờ mùa lạc đang vào củ.

(c) Hà đã giảng giải cho cô em họ cách thức sinh thành củ lạc.

(d) Một đám trẻ đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa trên đê.

a, Câu (a)

b, Câu (b)

c, Câu (c)

d, Câu (d)

Câu 30: Đọc hai câu thơ sau:

Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán

So với ông Bành vẫn thiếu niên.

Nghĩa của từ “ xuân” trong đoạn thơ là:

a, Mùa đầu tiên trong 4 mùa.

b, Trẻ trung, đầy sức sống.

c, Tuổi tác.

d, Ngày.

Câu 32: Cho câu sau: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc.

Là câu sai, vì sao ?

a, Thiếu chủ ngữ.

b, Thiếu vị ngữ.

c, Thiếu trạng ngữ.

d, Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 33: Câu chia theo mục đích diễn đạt gồm các loại câu sau:

a, Câu kể, câu đơn, câu ghép, câu hỏi.

b, Câu hỏi, câu ghép, câu khiến, câu kể.

c, Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

d, Câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu đơn.

Câu 34: Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?

a, Tết đến hàng bán rất chạy.

b, Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa.

c, Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy.

d, Đồng hồ chạy rất đúng giờ.

Câu 35: Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” có ý khuyên chúng ta điều gì?

a, Đói rách cũng phải ăn ở sạch sẽ, hợp vệ sinh.

b, Dù có nghèo đói, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp.

c, Dù nghèo đói cũng không được làm điều gì xấu.

d, Tuy nghèo đói nhưng lúc nào cũng phải sạch sẽ thơm tho.

Câu 36: Cuối bài thơ “Hành trình của bầy ong” tác giả có viết:

“ Bầy ong giữ hộ cho người

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.”

Hai dòng thơ trên ý nói gì?

a, Bầy ong đã làm cho những mùa hoa tàn phai nhanh.

b, Bầy ong đã làm cho những mùa hoa không bao giờ hết.

c, Bầy ong đã giữ những giọt mật cho đời.

d, Bầy ong giữ được những hương vị của mật hoa cho con người sau khi các mùa hoa đã hết.

Câu 37: Cho câu văn: “Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.”

Chủ ngữ trong câu trên là?

a, Trên nền cát trắng tinh

b, nơi ngực cô mai tì xuống

c, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc

d, những bông hoa tím

Câu 38: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?

a, Đông đảo, đông đúc, đông đông, đông đủ, đen đen, đen đủi, đen đúa.

b, Chuyên chính, chân chất, chân chính, chăm chỉ, chậm chạp.

c, Nhẹ nhàng, nho nhỏ, nhớ nhung, nhàn nhạt, nhạt nhẽo, nhấp nhổm, nhưng nhức.

d, Hao hao, hốt hoảng, hây hây, hớt hải, hội họp, hiu hiu, học hành

Câu 39: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì?

“ Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn viết văn và làm thơ”

a, Quan hệ nguyên nhân – kết quả.

b, Quan hệ tương phản.

c, Quan hệ điều kiện – kết quả.

d, Quan hệ tăng tiến.

Câu 40: Từ “ đánh” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

a, Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan.

b, Bạn Hùng có tài đánh trống.

c, Quân địch bị các chiến sĩ ta đánh lạc hướng.

d, Bố cho chú bé đánh giầy một chiếc áo len.

Câu 41: Thành ngữ, tục ngữ nào nói về tính chăm chỉ?

a, Chín bỏ làm mười.

b, Dầm mưa dãi nắng.

c, Thức khuya dậy sớm.

d, Đứng mũi chịu sào.

Câu 42: Câu “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ chom thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng” có mấy câu?

a, có 1 vế câu

b, có 2 vế câu

c, có 3 vế câu

Câu 43: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với những từ còn lại?

a, phang

b, đấm

c, đá

d, vỗ

Câu 44: Từ “đánh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

a, Hằng tuần, vào ngày nghỉ, bố thường đánh giầy.

b, Sau bữa tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ.

c, Các bác nông dân đánh trâu ra đồng cày.

d, Chị đánh vào tay em.

Câu 45: Từ ngữ nào dưới đây viết đúng chính tả

a, Xuất xắc

b, Suất sắc

c, Xuất sắc

d, Suất xắc

Câu 46: Từ “đi” trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc?

a, Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp.

b, Nó chạy còn tôi đi.

c, Thằng bé đã đến tuổi đi học.

d, Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt.

Câu 47: Dòng nào dưới đây chỉ gồm toàn các từ láy?

a, Cần cù, chăm chỉ, thật thà, hư hỏng.

b, Thẳng thắn, thành thật, đứng đắn, ngoan ngoãn.

c, Cần cù, chăm chỉ, đứng đắn, thẳng thắn.

d, Lêu lổng, thật thà, tốt đẹp, chăm chỉ.

Câu 48: Trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ vẫn còn rõ nét.” là:

a, Cái hình ảnh trong tôi về cô

b, đến bây giờ

c, vẫn còn rõ nét

d, Cái hình ảnh

Câu 49: Câu nào dưới đây là câu ghép?

a, Mặt biển sáng trong và dịu êm.

b, Mặt trời lên, tỏa ánh nắng chói chang.

c, Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xóa.

d, Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xóa.

Câu 50: Từ “vàng” trong câu: “Giá vàng trong nước tăng đột biến.” và “Tấm lòng vàng” có quan hệ với nhau như thế nào?

a, Từ đồng âm

b, Từ đồng nghĩa

c, Từ nhiều nghĩa

d, Từ trái nghĩa

0

Mặt trời đã lên cao, cũng là lúc vạn vật thức dậy, khu vườn nhà em cũng tỉnh giấc sau giấc ngủ say. Chị Gió lướt qua khu vườn chào đón những hàng cây quanh nhà em. Những hàng cây mít, táo, nho như thêm một tuổi mới, chúng lớn lên, cao sừng sững như cái cột đình vững chắc. Bãi cỏ xanh như một tấm thảm khổng lồ với những bông hoa đầy màu sắc sặc sỡ. Những chiếc lá rơi phủ kín một khoảng vườn rất đẹp .Những chú chim không biết từ đâu bay tới đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Đàn bướm khoác trên mình chiếc áo lộng lẫy bay khắp khu vườn nhà em như một khu vườn cổ tích xinh đẹp. Những chị ong bắt đầu một công việc mới trong khu vườn .Bước vào khu vườn, em như bước vào một thế giới kì bí,thơ mộng, mãi không muốn rời đi. Em rất yêu khu vườn nhà em. Em hứa sẽ chăm sóc thật tốt khu vườn để khu vườn luôn tươi đẹp.

29 tháng 7 2021

Tham khảo:

Khu vườn là nơi đã lưu giữ kỉ niệm về ông nội. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ về những buổi sáng trong khu vườn, cùng ông chăm sóc cây cối, nghe ông kể những câu chuyện thời xưa.

Sáng sớm, tiết trời còn se lạnh. Gió thoảng, khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng muốt của một buổi sớm tinh khôi. Cả xóm làng bồng bềnh trong một biển sương sớm. Về phía đông, mặt trời e thẹn, ửng hồng sau hàng bạch đàn và thả muôn ngàn tia nắng lấp lánh xuống mặt đất. Trên trời, những đám mây đang nhè nhẹ trôi với các sắc màu kì ảo.

Tôi thức dậy thật sớm chạy ra vườn cây. Trong vườn cây của ông nội, mỗi loại cây đều có những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ tôi. Cây khế chua hồi đó là nơi các chị con nhà bác tôi hay trèo lên hái quả. Còn cây chay gần bờ ao cũng vậy, quả chay xanh thì chua, nhưng cái chua dìu dịu không gắt như khế. Quả chay chín màu vàng ở ngoài, bên trong màu đỏ, ăn rất ngọt, bà tôi hay hái quả chay đem kho cá, ăn món cá kho với quả chay rất hao cơm, ăn một bát lại muốn ăn hai, vị chua chua ngòn ngọt của chay, vị beo béo bùi bùi của hạt chay quyện với mùi thơm ngầy ngậy của món cá kho làm nước miếng tối cứ ứa ra khi nồi cá kho được bưng lên mâm. Cây sung cạnh bờ ao không biết có tự bao giờ, khi tôi về quê thấy nó đã bị ngã gần sát mặt ao, bọn trẻ chúng tôi vẫn hay vặt quả sung cho vào miệng nhai rôm rốp, ăn sung có vị chan chát cũng hay. Mấy cây vải thiều khi mùa quả chín, bọn trẻ chúng tôi suốt ngày quanh quẩn dưới gốc cây để kều, chọc vải ăn, quả vải chín cùi dày, ngọt lịm và rất ngon, chúng tôi ăn no đến mức không ăn được cơm.

Cuối vườn, những quả cam khoác chiếc áo vàng như mật, căng tròn, mọng nước. Mấy bé na mở mắt tròn xoe đã dậy từ khi nào. Những trái sầu riêng, đu đủ chín thơm phức cả góc vườn, quyến rũ ong bướm bằng mùi thơm nồng nàn của chính nó. Các chị hồng duyên dáng ngát hương dịu dàng nhưng đủ sức đánh thức vạn vật. Mấy chú chim non trốn trong vòm lá um tùm đã tung đôi cánh bay vào khoảng trời bao la.

Thật tuyệt vời biết bao khi mỗi sớm mai thức giấc được ngắm nhìn khu vườn. Bầu không khí trong lành khiến cho tôi cảm thấy tràn đầy sức sống để bắt đầu một ngày mới.

Tinh tu : ngot ngao , em diu , duc ngau.

uy tin dung 100%

hoc tot

29 tháng 7 2021

Tính từ:

+ngọt ngào, êm dịu, đục ngầu.

Học tốt!

Bài làm

a)Bà em đang nấu cơm dưới bếp

b)Gia đình em rất vui khi em làm việc tốt

#Emma Nguyen

29 tháng 7 2021

2.Điền vào những chỗ trống các cặp quan hệ từ (QHT) thích hợp và cho biết cặp QHT đó thể hiện quan hệ gì trong câu (ghi vào chỗ trống trong ngoặc đơn cuối câu).

a) Nếu ai cũng xả rác bừa bãi, tùy tiện thì môi trường sẽ bị ô nhiễm.

(Cặp QHT thể hiện quan hệ Giả thiết - kết quả)

b)  khu vườn đã được chăm sóc chu đáo nên những chú chim lại lần lượt kéo nhau về làm tổ.

(Cặp QHT thể hiện quan hệ Nguyên nhân - kết quả )

c) Tuy tuổi đã cao nhưng bà ngoại vẫn tích cực tham gia Tết trồng cây.

(Cặp QHT thể hiện quan hệ Tương phản)

a)........Nếu....... ai cũng xả rác bừa bãi, tùy tiện ........thì........... môi trường sẽ bị ô nhiễm.

(Cặp QHT thể hiện quan hệ .................... tương phản ..........................)

 b).........Do........ khu vườn đã được chăm sóc chu đáo .....nên......... những chú chim lại lần lượt kéo nhau về làm tổ.

(Cặp QHT thể hiện quan hệ .................... điêù kiện – kết quả, giả thiết – kết quả .....................)

 c) ..........Tuy........ tuổi đã cao ........nhưng............. bà ngoại vẫn tích cực tham gia Tết trồng cây.

(Cặp QHT thể hiện quan hệ .....................  tăng tiến ..............................)

29 tháng 7 2021

Có từ in đậm dùng theo nghĩa gốc: Quả cam, lá tre, lá non, mắt bồ câu, mắt cận thị.

Có từ in đậm dùng theo nghĩa chuyển: Quả đồi, quả bóng, lá thư, lá phổi, mắt kính (kiếng).

HT