Làm thơ về đề tài người lính. Giúp mình với. Thanks.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những kỷ niệm khó quên trong đời. Với em cũng vậy, trong những năm cắp sách đến trường em cũng có bao nhiêu kỷ niệm vui buồn. Và kỷ niệm đáng nhớ nhất trong em có lẽ là kỷ niệm về cô giáo chủ nhiệm năm em học lớp sáu.
Gia đình em vốn không mấy khá giả, nhà lại đông anh em. Bố mẹ em không phải công nhân viên chức mà chỉ quanh năm làm ruộng và làm thuê nên cuộc sống vất vả và đủ ăn là may mắn rồi. Em là anh cả trong gia đình, sau em còn có ba người em nhỏ nữa. Năm em học lớp ba, đó cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất, bố em mắc bệnh nan y khó chữa, gia đình đã bán tài sản, vay mượn khắp nơi để chạy chữa, em đã quyết định nghỉ học vì đến kỳ nộp tiền học mà gia đình không có.
Cô giáo chủ nhiệm em lúc đó tên Lan. Cô Lan là một cô giáo hiền lành, yêu nghề và rất quan tâm đến đời sống cũng như học tập của học sinh chúng em. Hai ngày liền không thấy em tới lớp, cô đã hỏi thăm bạn bè và tìm đến nhà em để thăm hỏi. Cô đã động viên gia đình rất nhiều và mong muốn em tiếp tục đến lớp. Cô nói em là một học sinh giỏi của lớp, nếu nghỉ học thì thật tiếc quá. Cô cũng nói mong muốn em học tập để có một tương lai tốt đẹp và có cơ hội để giúp đỡ gia đình. Lúc đó em chỉ nghĩ trước mắt nên vẫn nhất định nghỉ học. Rồi một tuần trôi qua cô lại tới nhà động viên. Cô nói đã thông báo trường hợp của em lên nhà trường và địa phương để xem xét cho em được đi học mà không phải đóng học phí. Em vui mừng lắm vì trước giờ em rất muốn đi học như các bạn cùng trang lứa. Và rồi sau hơn một tuần nghỉ học em lại được tiếp tục tới trường. Con đường tới trường dường như đẹp hơn mỗi ngày. Em tung tăng bước đi với niềm hân hoan vô cùng. Mỗi ngày sau buổi học, cô Lan lại giành thêm thời gian để giảng lại cho em những bài cũ mà em nghỉ tuần trước đó. Cô ân cần , nhiệt tình giảng dạy để em không bị mất kiến thức. Cuối năm đó em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và danh hiệu học sinh nghèo vượt khó. Em rất cảm động và hạnh phúc về những gì cô Lan đã dành cho em.
Đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất của em về thầy cô và có lẽ sẽ mãi mãi in đậm trong trái tim em với một lòng biết ơn sâu sắc. Em sẽ mãi nhớ về cô và luôn thầm hứa học tập tốt để trở thành một người giáo viên giỏi giang và tận tụy với nghề như cô.
Ngày hôm qua, trong lúc cùng bạn thân của mình là Linh dọn đồ đạc để chuẩn bị đi chơi dài ngày, thì em lại nhìn thấy một chú gấu bông có vết may xấu xí trên chân. Chú gấu bông ấy tuy cũ nhưng rất sạch sẽ, được đặt ở một vị trí cao ráo, đủ để biết nó rất được chủ nhân quan tâm. Nhìn nó, kí ức về lần trót dại của em ngày bé lại hiện về.
Hồi đó, em mới là một cô bé học lớp 2, hiếu động và nghịch ngợm. Còn Linh là cô bạn dễ thương vừa mới chuyển đến. Khi đó, Linh rất ít nói và ngại ngùng, lúc nào cũng ôm một chú gấu bông rất xinh ngồi trên hiên nhìn em và các bạn chơi đùa. Lần đầu nhìn thấy cậu ấy, em đã rất muốn được kết bạn. Nên nhiều lần rủ Linh cùng đi chơi. Tuy nhiên chẳng lần nào cậu ấy chịu đồng ý cả. Thế là, một hôm, sau khi Linh lại từ chối không đi chơi cùng em, thì em đã cố cướp lấy con gấu bông từ tay cậu ấy. Cả hai bên ra sức giằng co, kết quả, một bên chiếc chân của chú gấu bị bung chỉ, phần bông bên trong lồi hết cả ra ngoài. Thấy thế, Linh vô cùng hoảng sợ, òa khóc nức nở. Chính em giây phút đó cũng vô cùng hoảng hốt, nhìn Linh khóc như vậy, em chẳng biết làm sao. Suy nghĩ một hồi, em liền nói:
- Đừng khóc, để mình chữa cho gấu bông.
- Cậu có làm được không đấy? - Linh hỏi lại em với khuôn mặt nhem nhuốc như chú mèo.
- Tất nhiên là được. Nhưng cậu phải hứa là sẽ đi chơi với mình thì mình mới chữa cho gấu cơ.
- Em tranh thủ ra điều kiện với Linh.
Và tất nhiên là Linh đồng ý ngay. Tối hôm đó, lần đầu tiên trong đời, em cầm lấy chiếc kim khâu và cố may lại vết rách trên chân chú gấu. Mấy lần kim đâm vào tay đau nhói, nhưng em vẫn kiên trì may cho bằng được. Dù mẹ có đề nghị là may giúp, nhưng nghĩ đến lời hứa với Linh, em lại nghiêm túc từ chối. Thế là, sau cả một buổi tối vất vả, chiếc chân đã được gắn lại vào thân chú gấu, nhưng vết may thì thật xấu xí.
Ngày hôm sau, lấy hết can đảm, em mang chú gấu đến trả lại Linh. Khi đó, em im lặng nhìn chăm chú vào cậu ấy, chờ đợi một sự phán xét. Thế nhưng không, Linh đã vui mừng ôm lấy chú gấu bông và cảm ơn em rối rít, cùng nụ cười tươi như hoa hướng dương. Nụ cười ấy chứng tỏ rằng Linh đã tha thứ và đồng ý lời mời làm bạn của em. Chú gấu bông đó cũng vì vậy mà trở thành kỉ vật tình bạn cho chúng em. Tuy bắt đầu bằng một lỗi lầm từ hành động ngốc nghếch của em, nhưng tình bạn giữa em và Linh đến nay vẫn vô cùng tốt đẹp và vui vẻ.
Từ sau lần phạm lỗi ấy, em cũng trở nên bớt nghịch ngợm và thô lỗ hơn. Bài học ấy giúp em trở thành một cô bé điềm tĩnh, chín chắn như bây giờ. Cứ mỗi lần định nổi nóng hay hành động nóng nảy, em lại nhớ về hình ảnh chiếc chân gấu lòi bông và giọt nước mắt của Linh ngày hôm đó để kiềm chế lại mình.
1. Tác giả , vài nét và sự nghiệp sáng tác của tác giả:
- Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo.
- Quê quán: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia hoạt động văn nghệ.
+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản.
+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm” …
- Ông chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ, trong trẻo và nhẹ nhàng.
2.Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện được viết năm 1970, là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả. Tác phẩm được in trong tập “Giữa trong xanh”
3. máy nhật quang kí là máy đo cường độ ánh sáng mặt trời
Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ “Bếp lửa” viết năm 1963, khi ông đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của ông - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Trong bài, có đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.
... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Đoạn thơ gợi về khoảng thời gian “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tự hỏi mình?
... Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên tưởng nghĩa tình thấm thía.
Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:
Mẹ cùng cha bận công tác không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...
Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa. Từ “bà”, từ “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà... bà bảo... bà dạy... bà chăm cháu học”, âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn bà - cháu trong tình yêu thương. Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Bà đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa” làm cho tâm hồn thơ bé của cháu sống trong cảnh xa mẹ cha trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.
Mang nặng công ơn của bà, trong đáy tâm hồn cháu - nhà thơ - hình ảnh của bà hiện lên, chẳng bao giờ mờ phai. Tiếng kêu của con chim tu hú với hình ảnh của bà kết hợp hài hòa, được diễn tả dưới hình thức nghệ thuật cảm thán và câu hỏi tu từ đã khắc sâu nỗi nhớ thương da diết, một nỗi bồn chồn trong tâm tưởng và kí ức:
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.
Âm điệu của vần thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng gợi lên những rung cảm man mác, bâng khuâng. Tiếng chim tu hú như vọng vào năm tháng, bồi hồi...
Hình ảnh “Bếp lửa” gắn liền với mái nhà êm ấm, cũng như âm thanh của tiếng chim tu hú gắn liền với cánh đồng. Bằng Việt đã khéo lựa chọn hai hình ảnh ấy để nói lên lòng kính yêu, sự thương nhớ và biết ơn bà, với tình yêu quê hương.
1.Văn bản ''Làng'' tác giả là Kim Lân
- đôi nét về tác giả :
+ tên khai sinh Nguyễn Văn Tài(1920-2007), quê ở huyện Từ Sơn,tỉnh Bắc Ninh.
+ sự nghiệp: ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước Cách mạng tháng 8/ 1945
- gắn bó nhiều vầm hiểu sâu sắc cuộc sống ởnông thôn, ông hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân
+ cuộc đời: 2001 ông ddctawngj giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Hoàn cảnh sáng tác: bài "Làng'' được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Truyện được đăng tải lần đầu trong tạp chí văn nghệ năm 1948
1. Tác giả văn bản "Làng" là Kim Lân.
Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp ông:
- Kim Lân (1920 - 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước Cách mạng.
- Với vốn am hiểu sâu sắc về nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ sáng tác về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
- Năm 2001, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật.
- Ông mất năm 2007 sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 87 tuổi.
2. Hoàn cảnh sáng tác "Làng": được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ vào năm 1948.
Cuộc sống đầy biến động . Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau mái trường Hải Bình yêu dấu này . Kể từ ngày đó, do phải lo học quá nhiều, nên tôi chưa có dịp về thăm trường , thăm thầy , thăm cô và thăm bạn.
Hôm ấy, vì có vài đứa bạn cũ gọi co tôi để về họp lớp, tôi mới có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đứa bạn thân học chung trường đại học với tôi . Tôi rất háo hứa được đi thăm lại mái trường đã dạy tôi nên người, những người thầy cô đã từng dạy tôi và những đứa bạn mà tôi đã cùng sát vai để phấn đấu học tập.
Vẫn là mái trường Hải Bình ấy, vẫn hàng cây xanh, vẫn dãy nhà ấy. Nhưng, so với 10 năm trước, nó đã thay đổi rất nhiều. Ông bảo vệ ngày xưa mà chúng tôi hay đùa là "Thầy Thao" ấy, nay đã nghỉ hưu. Có 1 bác bảo vệ mới đang ngồi gác trường ở phòng bảo vệ cũ kĩ ấy. Tôi với mấy đứa bạn bỡ ngỡ bước vào trường, như thời tôi mới bỡ ngỡ bước chân nơi trường cấp hai thân thương ấy để bắt đầu học những kiến thức mới, quen những người bạn mới. Cho dù là học sinh cũ về trường, nhưng tôi có cảm giác y chang như là tôi đang tới một nơi khác vậy.
"Nguyên ơi !"
Có 1 tiếng kêu quen thuộc vang lên. Đó là Na, Mai Anh và Kim Ngân, là những đứa mà tôi thân nhất thời còn học cấp 2, và cũng là những đứa duy nhất tôi còn gữi liên lạc.
"Na ! Ngân ! Mai Anh ! Lâu rồi không gặp !"
Tôi chạy lại chỗ ba bọn nó, và giới thiệu với bọn nó mấy đứa bạn thân học chung trường với tôi. Chúng tôi lại chỗ ghế đá cạnh bảng tin trường, rồi ngồi tân sự với nhau về nhiều chuyện. Tôi cũng khá bất ngờ vì trong số ba đứa, một đứa đã đi du học và về đây cũng được 1 năm, giờ đang làm việc ở 1 khu thiết kế thời trang khá nỗi tiếng. Một đứa cũng đã sắp tốt nghiệp trường Bách Khoa, và một đứa đã có người yêu, tầm năm sau sẽ cưới. Tôi thấy mình hơi "kém" so với hội bạn, vì tôi cũng chả có một tí "thành tích" gì nổi trội suốt 10 năm qua cả.
Rồi, từ đứa bạn cũ từ học lớp tôi cũng đến. Tôi cùng mấy đứa kia lại chào hỏi bọn nó. Tôi cũng thấy bất ngờ, vì lớp 8A chúng tôi ngày xưa lại có nhiều "nhân tài đất nước" đến như vậy. Có một số đứa nổi tiếng nhờ làm vlogger, có đứa đã có bằng giáo sư, đứa nhàn hơn thì đã có gia đình và công việc ổn định. Tôi rất vui vì tụi nó đã đạt được những gì mình mong ước trong 10 năm qua.
Sau buổi họp lớp đó, tôi đã rất vui và lưu luyến khi chia tay những người bạn cũ. Tôi mong đợi đến kì họp lớp sau để gặp được những người bạn cũ - những đồng chí thân thiết ngày xưa của mình.
Em xem lại yêu cầu của đề bài là viết đoạn văn hay bài văn, tự sự hay miêu tả,...