K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2019

Bài làm 1

Mẩu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép tuy ngắn nhưng lại mang đến cho độc giả những thông điệp vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với nhau. Câu chuyện xoay quanh một ông già ăn xin và cậu bé nhân hậu. Cuộc gặp gỡ giữa họ diễn ra thật giản đơn nhưng lại có một cái kết ẩn chứa bao ý nghĩa nhân văn cao cả. Ông lão ăn xin quả vô cùng khổ sở: “Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi”. Dòng đời xô đẩy đã khiến ông lão phải làm nghề hành khất, ngửa tay xin tiền thiên hạ. Thế mà ông lão gặp cậu bé, cậu đã lục hết túi này đến túi nọ vẫn chẳng có lấy một xu. Trái lại với suy nghĩ đã quen thuộc trong tâm trí ông, cậu bé nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông và nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!”. Ông lão ăn xin đã vô cùng xúc động trước cử chỉ đó và “đôi môi nở nụ cười”. Người ta thì hắt hủi, cô lập những người như ông còn cậu bé này vẫn rất tôn trọng ông. Hẳn việc cậu bé không có gì cho ông lão giống như không hoàn thành trách nhiệm vậy! Trái tim lạnh buốt của ông lão ăn xin dường như được sưởi ấm. Dù vật chất không có gì nhưng cậu bé đó đã cho ông thấy được sự yêu thương, lòng nhân ái từ một người xa lạ cũng tuyệt vời thế nào và cậu bé kia cũng tỉnh ra rằng, cậu không chỉ cho đi mà còn nhận được rất nhiều. Một việc làm tưởng như không trọn vẹn với lời xin lỗi tự đáy lòng nhưng lại đem đến cho cả cậu và ông lão những suy nghĩ riêng. Khi trong người chẳng có lấy chút của cải thì cậu cũng chỉ giống như người ăn xin đó. Tuy nhiên, con người ta đem đến cho nhau đâu chỉ có của cải vật chất mà còn cả sự quan tâm, lòng nhân ái và tình yêu thương. Đó là những thứ mà mỗi con người sinh ra và lớn lên đều không thể thiếu. Tâm hồn ta được nuôi dưỡng và trưởng thành từ chính sự quan tâm, bao bọc, yêu thương của cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh ta dù xa lạ hay gần gũi. Thử hỏi nếu cuộc sống mà chỉ có bản thân, sự cạnh tranh, vô cảm thì con người sẽ như thế nào? Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi chúng ta đã gạt bỏ đi tình cảm, sự yêu thương bởi công việc, sự ích kỉ và vật chất. Ta cho người ăn xin bên lề đường vài đồng tiền lẻ và nghĩ rằng đó là quá nhiều cho họ, rồi xua đuổi họ tránh xa tầm mắt ta. Ta khinh rẻ, chê bai nghề lao công, quét rác, chẳng màng đến sự khó nhọc, vất vả của họ. Nếu không có họ liệu chúng ta có được khung cảnh sạch đẹp không? Chỉ cần một hành động rất nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định hoặc chào hỏi bác lao công ở trường cũng đã thể hiện sự quan tâm. Rồi còn việc giúp em nhỏ, người già qua đường hay tiết kiệm tiền ủng hộ nhân dân vùng bão lũ, người nghèo,… cũng chính là việc làm của lòng nhân ái. Chẳng điều gì có thể định nghĩa rõ ràng nhất về tình yêu thương và lòng nhân ái. Nó chỉ xuất hiện qua cử chỉ, hành động của con người dù nhỏ bé hay lớn lao thế nào. Phải chăng tình nhân ái vằ sự yêu thương luôn tồn tại trong trái tim mỗi con người và nảy nở đơm bông giữa rừng hoa tình người đầy ấm áp?

21 tháng 6 2019

Mẩu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép là bức thông điệp về lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ giữa con người. Đó không đơn thuần là sự sẻ chia về vật chất mà đáng quý hơn đó còn là sự đồng cảm, lòng yêu thương giữa người với người.

Câu chuyện chỉ đơn giản là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa người ăn xin và cậu bé nhân hậu. Người ăn xin được miêu tả với vẻ già nua, tiều tuỵ “đôi mắt đỏ hoe”, “đôi môi tái nhợt”, “áo quần tả tơi” trông thật đáng thương! Bởi vậy mà một cậu bé đã lục hết túi này đến túi kia mong có gì đó để cho ông lão. Cuối cùng cậu chỉ có thể trả lời người ăn xin với vẻ thất vọng và có lỗi: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!”. Nhưng qua cử chỉ, lời nói, người ăn xin đã cảm nhận được sự quan tâm, mong muốn chia sẻ xuất phát từ trái tim chan chứa tình yêu thương của Gâu bé để rồi một nụ cười móm mém nở trên khùôn mặt đã có nhiều nếp nhăn.

Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm cho bạn đọc thông điệp về lòng nhân ái, về quy luật “cho” và “nhận”. Khi cậu bé “cho” ông lão sự cảm thông, chia sẻ cũng là lúc cậu nhận được niềm vui vấ sự thanh thản trong tâm hồn. Lòng nhân ái như một phản xạ tự nhiên khi con người ta gặp những người có hoàn cảnh khó khăn, cần được sẻ chia và giúp đỡ. Lòng nhân ái là thứ thuốc uống công hiệu chữa lành những vết thương trong tim. Có phải chính lòng nhân ái của cậu bé đã xoa dịu, làm tan biến những mệt nhọc trên khuôn mặt ông lão và khiến ông nở nụ cười. Có phải lòng nhân ái đã kẻo lại con người khác nhau về tuổi tác, địa vị xã hội xích lại gần nhau hơn? Cuối câu chuyện, Tuốc-ghê-nhép viết: “[…]cả tôi nừa, tôi cũng nhận được một cái gì đó của ông”. Tuy không nói rõ cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin kia nhưng chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thầm hiểu thứ đó không có giá về vật chất mà vô giá về tinh thần. Đó là niềm hạnh phúc khi giúp được chút gì đó cho ông lão và là sự thoải mái khi được ông lão thấu hiểu cho tấm lòng cửa mình.

Lòng nhân ái hẳn không phải là khái niệm gì quá đỗi xa lạ với chúng ta bởi trong cuộc sống hằng ngày ta đã nhìn thấy biết bao tấm lòng hảo tâm, biết bao trái tim nhân hậu: một cậu bé dẫn em nhỏ bị lạc đi tìm mẹ; một cậu bé đưa bà già mù qua đường. Lớn hơn nữa, lòng nhân ái được thể hiện qua biết bao họạt động từ thiện như “Nối vòng tay lớn”, “Vì người nghèo”, “Trái tim cho em”, tạo cơ hội cho lòng nhân ái được nhân rộng và sưởi ấm những trái tim. Rộng hơn nữa, lòng nhân ái được gửi đến bạn bè khắp thế giới. Từ những trẻ em ở châu Phi đến những khu ổ chuột ở châu Á, tất cả họ đều nhận được sự quan tâm, sẻ chia từ những trái tim nhân hậu từ năm châu của thế giới.

Nếu không có lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ, trái đất sẽ chìm trong lạnh giá. Tất cả mọi người sẽ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, sẽ thờ ơ trước những người có hoàn cảnh khó khăn. Cậu bé trong truyện sẽ mặc kệ người ăn xin mà không mảy may thương xót. Vậy nên lòng nhân ái vô cùng quan trọng. Chỉ cần một đôi tai biết lắng nghe, một đôi tay luôn sẵn sàng đưa ra khi có người gặp nạn, một cái ôm chứa đựng biết bao yêu thương, một trái tim sẵn sàng chiạ sẻ là ta có thể trao gửi tới những người thiệt thòi hơn mình lòng nhân ái.

Câu chuyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép đã để lại cho người đọc bài học sâu sắc về lòng nhân ái. Câu chuyện đánh thức lương tri những con người còn quá ích kỉ, gợi cho người đọc những xúc cảm thật đặc biệt. Qua câu chuyện, ta hiểu được tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá tặng cho người khác.

GỢI Ý LÀM BÀI: Đề bài yêu cầu người viết bày tỏ suy nghĩ của mình về lời nói của thủ lĩnh người da đỏ với vị Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ, khi nước Mĩ ngỏ ý muốn mua đất cảu người da đỏ. Học sinh có thể tự do lựa chọn kiểu văn bản, tự do trình bày suy nghĩ của mình, tích hợp vốn hiểu biết từ văn học, từ cuộc sống từ các kênh thông tin khác ...miễn sao phù hợp.
Sau đây là một số gợi ý mang tích chất định hướng:
-Đất là bà mẹ thiên nhiên hiền từ, bao dung che chở, cung cấp cho con người những thứ cần thiết trong cuộc sống. Đất sẽ yêu thương đùm bọc mọi đứa con của mình.
-Người và đất có quan hệ gắn kết (Mẹ- con) không thể tách rời. Đó là quan hệ cộng sinh giữa con người với môi trường.
-Lời cảnh báo: Điều gì xảy ra với đất tức là xảy ra với con người. Thực tế tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác cạn kiệt, môi trường bịu ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán...
-Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên: Bảo vệ đất là bảo vệ chính mình. Con người muons tồn tại phải dựa vào thiên nhiên...

21 tháng 6 2019

Phải quý trọng đất 

con gì rất giống con người ,thêm huyền bỏ nặng đất cây ươm trồng đổi lại thành con gì rất giống con người ,thêm huyền xóa nặng đất cây ươm trồng

đó là quả na

21 tháng 6 2019

Con vượn

Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Thế mà bài thơ lại có tầm suy nghĩ của người lớn: chín chắn, chững chạc làm sao.

Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá:

Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ khiến e có suy nghĩ : Các em tham gia một cách tự giác, chăm chỉ. Sự chăm chỉ ấy được bài thơ thể qua các từ: sớm, trưa, chiều. Sự đối lập giữa sức vóc bé nhỏ với công việc người lớn mà các em tham gia được tác giả khắc hoạ một cách khá ngộ nghĩnh và xúc động.


 tác giả muốn nâng giá trị của hạt gạo thành “Hạt vàng làng ta”. Hạt gạo quý như hạt vàng. Điệp khúc “Hạt gạo làng ta” ở mỗi khổ thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Ta có thể nhận ra những “hạt vàng” lấp lánh trong bài thơ.

21 tháng 6 2019

Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bẩy 
Có mưa tháng ba 
Giọt mồ hôi sa 
Những trưa tháng sáu 
Nước như ai nấu 
Chết cả cá cờ 
Cua ngoi lên bờ 
Mẹ em xuống cấy 
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần. 
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.

Theo mình nó không sao đâu, sau này hết mà. 

Lần sau bạn đừng đăng câu hỏi linh tinh nhé.

21 tháng 6 2019

My name is Duong

21 tháng 6 2019

Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.

Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.

Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.

Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.

Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!

Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.

Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.

Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.

Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.

Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!

21 tháng 6 2019

Mình ko thích BTS nha :)))

21 tháng 6 2019

MÌnh cx chẳng thik BTS nhưng :

                                  ĐỪNG 

                                          ĐĂNG 

                                                     CÂU 

                                                              HỎI 

                                                                      LINH 

                                                                                 TINH

                                                                                          LÊN 

                                                                                                DIỄN 

                                                                                                        ĐÀN

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

                                                         Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

                                                          Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa. 
 

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

 
21 tháng 6 2019

Chủ nhật, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn, mẹ lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức. Tiếp theo là mẹ nấu canh, luộc rau, xào rau. Mẹ làm việc rất tập trung. Khuôn mặt mẹ đỏ hồng, rạng rỡ và tràn ngập niềm vui. Trán lấm tấm mồ hôi, mấy sợi tóc xoà xuống trông mẹ rất xinh. Các món ăn đã được nấu xong, mẹ nhanh nhẹn cho đồ ăn ra đĩa và trang trí thật đẹp mắt. Mùi thơm của các món ăn toả ra thơm phức làm cho cả nhà ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà ngồi vào bàn ăn thưởng thức thành quả lao động của mẹ.

Mẹ em là người luôn yêu thích việc nấu ăn và là một đầu bếp giỏi. Mẹ thường ăn mặc gọn gàng, tóc búi cao, rửa tay thật sạch rồi mới vào bếp. Mẹ cho thịt vào lò vi sóng để rã đông. Trong thời gian chờ thịt rã đông, mẹ vo gạo nấu cơm. Sau đó, mẹ lấy thịt ra đặt trên thớt và bắt đầu thái thịt. Tay trái mẹ giữ thịt, tay phải mẹ cầm dao đưa từng nhát thận trọng thái tảng thịt ra từng lát mỏng. Mẹ ướp gia vị, khéo léo trộn thịt vào gia vị rồi bắt đầu gọt rau củ. Bàn tay thon đẹp của mẹ thao tác nhanh gọn, khéo léo. Chỉ trong năm, mười phút là rau củ đã được gọt, nhặt rửa sạch sẽ. Mẹ bật bếp, đặt chảo lên bếp, Khi dầu trong chảo nóng lên, mẹ em trút thịt vào chảo nghe một tiếng "xèo" nhẹ rồi nhanh tay đảo thịt. Từng lát thịt đã thấm gia vị được trộn đều trong chảo, mùi thơm bắt đầu bốc lên thật hấp dẫn. Mẹ bớt lửa rồi lăn đi lăn lại miếng thịt cho sém vàng. Khuôn mặt mẹ hồng lên vì hơi nóng của bếp. Mắt mẹ long lanh, hấp háy ánh cười. Cùng lúc với việc làm món thịt rang, mẹ hầm thịt nấu canh. Cẩn thận đưa vả vớt bọt thịt ra ngoài, mẹ trút rau củ vào nồi thịt hầm. Xong đâu đấy mẹ rửa tay rồi gọi các con dọn cơm. Mẹ em nấu ăn rất ngon. Em thích phụ làm bếp và dọn cơm giúp mẹ.