LUẬN( 3 đ)
Bài 1: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc là 5 m/s từ độ cao h so với mặt đất.
Khi chạm đất vận tốc của vật là 10 m/s, bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s?. Hãy tính:
a. Độ cao h
b. độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất
c. Vận tốc của vật khi động năng bằng 3 làn thế năng
a. (1) là vị trí ném vật, (2) là vị trí vật rơi chạm đất, lấy mốc thế năng ở mặt đất
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, ta có: W1 = W2
=> 1/2mv12 + mgh = 1/2mv22 + 0
=> mgh = 1/2m(v22 - v12)
=> 10h = 1/2(102 - 52) = 37,5
=> h = 3,75 (m)
b. (3) là vị trí cao nhất vật đạt được, khi đó v3 = 0
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, ta có: W2 = W3
=> 1/2mv22 + 0 = 1/2mv32 + mgh3
=> 1/2m102 = mgh3
=> 10h3 = 50
=> h3 = hmax = 5 (m)
c. (4) là vị trí động năng = 3 lần thế năng, khi đó
W4 = Wđ4 + 1/3Wđ4 = 4/3Wđ4 = 4/3 x 1/2mv42 = 2/3mv42
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, ta có: W2 = W4
=> 1/2mv22 + 0 = 2/3mv42
=> 2/3v42 = 50
=> v42 = 75
=> v4 ≈ 8,66 (m/s)