K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

chúc cậu ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp

Bài làm

~ Tham khảo nha! ~

Lập dàn bài  tả cánh đồng lúa chín

1.   Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh cánh đồng lúa chín? –thời gian miêu tả...).

2.   Thân bài:

a.   Tả bao quát:

-     Nêu đặc điểm nổi bật của cánh đồng (có thể là màu sắc của cánh đồng, mây, nước, đất, đường....).

b.   Tả chi tiết:

-     Cánh đồng  bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

-     Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

-     Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

-     Chiều tà: Ông mặt trời gác núi , cánh đồng thì thầm ca hát như kể chuyện về mình.

-     Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3.   Kết luận:

-  Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín đã tả.

# Hộc tốt #

14 tháng 9 2019

Dàn ý chi tiết tả cảnh buổi chiều trên cánh đồng

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con đường đi học của em uốn quanh làng, men theo đồng lúa. Mỗi chiều đi học về em như thả hồn mình trước cánh đồng lúa ngút ngàn.

2.Thân bài: Tả theo trình tự thời gian.

- Ông mặt trời lững thững đạp xe qua ngọn tre.

- Làm gió nhẹ mơn man, đùa nghịch trên ngọn cây, kẽ lá.

- Những tia nắng vàng nhạt dần.

- Cánh đồng là một màu vàng.

- Những bông lúa chín vàng, nặng trĩu uốn cong, ngả đầu về một hướng, chờ tay người gặt.

- Những đợt sóng lúa nhấp nhô theo làn gió.

- Dọc hai bên bờ sông là hàng bạch đàn cao vút, soi bóng xuống mặt nước trong veo.

- Đàn trâu bò mộng, đàn bò vàng mượt trên đường làng.

- Lũ chim chiền chiện lúc bay, lúc sà xuống ruộng lúa.

- Chim cu gáy bay về từng đàn.

- Trên bờ ruộng, mấy bác nông dân đang trò chuyện, tay nâng bông lúa lên ngắm. Gương mặt ai cũng tràn trề niềm vui, chờ đợi một mùa vụ bội thu.

- Ven bờ, một chị phụ nữ đang buộc những khóm lúa cạnh bờ.

- Xa xa, mấy bạn nhỏ đang đi học về.

3. Kết bài:

- Trời nhá nhem tối, em về nhà trong tâm trạng vui vui.

Em ước sao khoảnh khắc hoàng hôn còn ở mãi trên cánh đồng để ai cũng nhìn thấy một màu vàng của no ấm.

14 tháng 9 2019

Bạn vô vietjack mà soạn chỉ cần soạn phần tác giả và bố cục thui

14 tháng 9 2019

Phò giá về kinh:

Câu 1:

* Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt

* Gieo vần bằng trắc.

* Số câu, số chữ: gồm có 4 câu, mỗi câu 5 chữ.

Câu 2:

* Hai câu thơ đầu là nhắc lại hai chiến thắng vang dội của quân và dân ta đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

   Lời thơ ngắn gọn, ý dồn nén, súc tích. Mỗi trận thắng chỉ nêu một chiến công nổi bật: Trận Chương Dương thu được nhiều vũ khí của giặc, trận Hàm Tử bắt được nhiều tù binh.

* Hai câu sau: tỏ lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

* Nhận xét cách biểu và biểu cảm của bài thơ:

   Cách nói giản dị, cô đúc của bà thơ đã nói lên đúng cái không khí sục sôi chiến thắng và cái khát vọng thái bình của nhân dân ta thời đại nhà Trần.

Câu 3: Cách biểu ý và biểu cảm của bài “Phò giá về kinh” và bài “Sông núi nước Nam” giống nhau:

- Về nội dung: cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm.

- Về hình thức: cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích và cô đúc. Cảm xúc hòa trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

II. LUYỆN TẬP:

   Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng trong thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần:

- Bằng cách nói giản dị và súc tích, tác giả đã cho ta thấy được 2 vấn đề quan trọng của đất nước: thành quả thời kì chiến tranh và khi đất nước trở lại thái bình.

- Bài thơ đã thể hiện được hào khí Đông A (nhà Trần): đây là một trong những đặc điểm tinh thần nổi bật của quân dân, tướng sĩ Đại Việt đầu đời Trần – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khí thế quyết tâm mãnh liệt của nhân dân ta.

14 tháng 9 2019

bao nhiêu

14 tháng 9 2019

olm để hok k pk chỗ để bn kinh doanh nha!

14 tháng 9 2019

4,3 - ( - 1,2) = 5,5

Bài làm

Đoạn trích " Trong lòng mẹ " là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Đó chính là tình cảm mẹ con của Hồng. Dù phải xa cách mẹ bao nhiêu tháng ngày, dù phải sông trong sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của họ hàng nhưng Hồng vẫn không ngừng nghĩ về mẹ, về nỗi vất vả của mẹ khi phải bỏ con cái đi xa hương cầu thực. Không chỉ có vậy, tình thương yêu và lòng kính mến mẹ của chú khong hề bị phai mờ mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không ửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Thậm chí, khi trò chuyện với bà cô, phải nghe những thứ rắp tâm, dơ bẩn xâm phạm đến mẹ; phải ghe những câu nói mỉa mai theo kiểu "giết người không dao" của bà cô với mẹ, Hồng đã khóc vì thương sự vất vả của mẹ và thương cả sự tủi thân, bất hạnh của mình. Nghe thấy tiếng "em bé" từ bà cô, Hồng đã thầm ước Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi .... cho kì nát vụn mới thôi (lười quá, thông cảm !!!). Cậu căm ghét những cổ tục phong kiến ấy vì nó luôn là nỗi ám ảnh của những người phụ nữ trong xã hội ấy. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc to lớn của Hồng đã xuất hiện khi cậu được ở trong lòng mẹ. Vừa nhìn thấy một người phụ nữ giống mẹ, cậu đã chạy theo và gọi bối rối chứng tỏ sự mong mỏi và niềm khao khát lớn lao được ở trong lòng mẹ. Khi biết người phụ nữ đó chính là mẹ mình, chú đã vỡ òa trong hạnh phúc, những giọt nước mắt đã rơi, cả hai mẹ con cùng khóc rồi nức nở, sụt sùi. Đây chính là những giọt nước mắt của vừa tủi vừa mừng, vừa hạnh phúc và cảm động, có chút khiển trách mẹ chứng tỏ tình yêu thương vô bờ bến của cậu đối với mẹ.

# Học tốt #

14 tháng 9 2019

tối đa 2 trang rưỡi nha bạn

tui trả lời xong thì bạn nhớ k nhé

Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.

Trong ngôn ngữ học, từ là đối tượng nghiên cứu của nhiều cấp độ khác nhau, như cấu tạo từ, hình thái hoc, ngữ âm học, phong cách học, cú pháp học...

 là một nhân vật đóng vai trò trung tâm, xuyên suốt, chủ đạo trong một tác phẩm văn học, sân khấu, điện ảnh, hoặc âm nhạc (một live Show, một chương trình ca nhạc…), trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật, điện ảnh thì nhân vật chính thường được tập trung thể hiện hình ảnh cá nhân và nêu lên những tư tưởng, quan điểm chủ đạo của tác giả trong tác phẩm của mình, nhân vật chính thường được kết thúc trong xung đột và giải quyết xung đột với nhân vật phản diện. Nhận vật chính có thể là nhân vật chính diện hoặc phản diện.

Ngày nay, thuật ngữ nhân vật chính được hiểu theo nghĩa rộng đề cập đến nhân vật (người) đang được nhắc đến trong một câu chuyện, một buổi hội thoại, một sự kiện hoặc một vụ bê bối.

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng....
Đọc tiếp

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

Văn bản' Thánh Gióng ' kể lại bằng lời của em nhé

0
14 tháng 9 2019

phẩm chất của con người chớ gì đơn giải ngu vl

Câu thành trên nới về sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau.