Đề bài: hãy viết lá thư bày tỏ tâm sự
Đề này là để mở bạn có thể sáng tạo theo nhiều phong cách mong sẽ nhìn thấy được những "chất xám" chứ không phải là những bài coppy mạng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nếu nhận đc tin nhắn của em thì hãy nói cho em bt nhé
Mong : Từ ghép: mong đợi
Từ láy : mong mỏi
Lo : Từ ghép : Lo âu
Từ áy : Lo Lắng
buồn: Từ ghép : Buồn rầu
Từ Láy : Buồn bã
Nhạt Từ ghép : Nhạt nắng
Từ láy : Nhạt nhòa
Sự thật là có các mùa trong năm là do ảnh hưởng của độ nghiêng 23.5°của trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quay xung quanh Mặt Trời chứ không phải vì Trái Đất ở gần hay xa Mặt Trời. Điều đó có nghĩa là mùa hè ở Bắc Bán Cầu xảy ra khi mà cực Bắc của Trái Đất hướng về phía Mặt Trời. Cũng tại thời điểm đó thì cực Nam của Trái Đất hướng ra xa Mặt Trời và do vậy Mùa Đông sẽ bắt đầu đến tại Nam bán cầu của chúng ta.
Chúng ta cũng phải lưu ý đến cự ly giữa điểm cận nhật và điểm viễn nhật (tức điểm gần nhất và xa nhất từ Trái Đất đến Mặt Trời) của Trái Đất trong hành trình quay xung quanh Mặt Trời. Trái Đất đi qua cận nhật vào khoảng từ ngày 2 đến ngày 5 tháng một, khi đó khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng 147,1 triệu kilômét; trong khi đó nó qua điểm viễn nhật vào khoảng ngày 4 đến ngày 7 tháng bảy với khoảng cách là khoảng 152,1 triệu kilômét. Như vậy Chúng ta thấy rằng hiệu số của hai khoảng cách này là khoảng 5 triệu kilomét, quy đổi ra tỷ lệ phần trăm thì Điểm cận Nhật và Điểm viễn Nhật chỉ chênh lệch nhau khoảng 3%. Ba phần trăm là một con số rất nhỏ, nó không thể tạo nên các mùa của Trái Đất, sự khác nhau về khoảng cách này chỉ tạo ra sự chênh lệch về lượng ánh sáng Mặt Trời mà mỗi Bán cầu nhận được trong cùng một mùa, cụ thể là mùa hè ở Nam Bán Cầu sẽ nhận được nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn là mùa hè ở Bắc Bán Cầu.
Mùa hè và mùa đông có tâm điểm là các ngày mà chúng ta gọi là các ngày chí, chúng được đánh dấu bằng sự kiện Mặt Trời ở điểm cao nhất và thấp nhất trên bầu trời của chúng ta. Tại Bắc bán cầu, Mặt Trời thường ở vị trí cao nhất vào ngày 21 tháng 6, cao hơn 47° so với vị trí thấp nhất của nó vào ngày 21 tháng 12. Chính vì lý do đó mùa hè bắt đầu vào khoảng ngày 21 tháng 6 tại Bắc bán cầu và mùa đông sẽ bắt đầu ở Nam bán cầu cũng trong ngày này. Đến đây chúng ta cũng có thể thấy rằng ngày mà chúng ta thường gọi là ngày hạ chí, tức 21 tháng 6 hàng năm, thực chất là không chính xác bởi vì nó chỉ là ngày bắt đầu của mùa hè ở Bắc bán cầu chứ không phải là ngày bắt đầu mùa hè của toàn bộ Trái Đất, hạ chí của Bắc bán cầu thì lại là đông chí của Nam bán cầu và ngược lại, không có ngày hạ chí cũng như ngày đông chí chung cho cả Trái Đất (tương tự mùa xuân và mùa thu cũng có sự đối xứng như vậy giữa hai bán cầu
KHẨU NGIỆP CÓ NGĨA LÀ NGHIỆP DO LỜI NÓI GÂY RA
NGHIỆP QUẬT LÀ GIỐNG NHƯ BỊ TRỜI PHẠT Í
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Qua nhiều tác phẩm, tác giả đã vẽ nên khung cảnh tiêu điều, xơ xác của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Sự đói khổ ám ảnh nhà văn bởi nó ảnh hưởng không ít tới nhân cách, nhưng trong cảnh nghèo đói thê thảm, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân vẫn tồn tại và âm thầm tỏa sáng. Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. Trong đó, nhân vật chính là một nông dân gặp nhiều nỗi bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con và có lòng tự trọng.
Vợ mất sớm, Lão Hạc dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con trai duy nhất. Lão sẽ sung sướng biết dường nào nếu con trai lão được hạnh phúc, nhưng con trai lão đã bị phụ tình chỉ vì quá nghèo, không đủ tiền cưới vợ.
Thương con, lão thấu hiểu nỗi đau của con khi anh nghe lời cha, không bán mảnh vườn để lấy tiền cưới vợ mà chấp nhận sự tan vỡ của tình yêu. Càng thương con, lão càng xót xa đau đớn vì không giúp được con thỏa nguyện, đến nỗi phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền đất đỏ mãi tận Nam Kì. Mỗi khi nhắc đến con, Lão Hạc lại rơi nước mắt.
Lão Hạc rất quý con chó vì nó là kỉ vật duy nhất của đứa con trai. Lão trìu mến gọi là cậu Vàng và cho nó ăn cơm bằng chiếc bát lành lặn. Suốt ngày, lão thầm thì to nhỏ với con Vàng. Với lão, con Vàng là hình bóng của đứa con trai yêu quý, là người bạn chia sẻ cô đơn với lão. Vì thế nên bao lần định bán con Vàng mà lão vẫn không bán nổi.
Nhưng nếu vì nhớ con mà Lão Hạc không muốn bán cậu Vàng thì cũng chính vì thương con mà lão phải dứt khoát chia tay với nó. Lão nghèo túng quá! Lão đã tính chi li mỗi ngày cậu ấy ăn thế bỏ rẻ cũng mất hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được... Thôi bán phắt đi, đỡ đồng nào hay đồng ấy. Bây giờ, tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của con. Tiêu lắm chỉ chết nó!
Thế là vì lo tích cóp, giữ gìn cho con trai chút vốn mà Lão Hạc đành chia tay với con chó yêu quý. Đã quyết như thế nhưng lão vẫn đau đớn, xót xa. Lão kể cho ông giáo nghe cảnh bán cậu Vàng với nỗi xúc động cực độ. Lão đau khổ dằn vặt vì cảm thấy mình đã đánh lừa một con chó. Nỗi khổ tâm của lão cứ chồng chất mãi lên. Trước đây, lão dằn vặt mãi về chuyện vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, thì bây giờ cũng chỉ vì nghèo mà lão thêm day dứt là đã cư xử không đàng hoàng với một con chó. Lão cố chịu đựng những nỗi đau đớn ấy cũng chỉ nhằm một mục đích là giữ gìn chút vốn cho con.
Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con chính là cái chết của lão. Ông lão nông dân nghèo khổ ấy đã tính toán mọi đường: Bây giờ lão chẳng làm gì được nữa... Cái vườn này là của mẹ nó chắt chiu dành dụm cho nó, ta không được ăn vào của nó... Ta không thể bán vườn để ăn... Chính vì thương con, muốn giữ cho con chút vốn giúp nó thoát khỏi cảnh nghèo mà Lão Hạc đã chọn cho mình cái chết. Đó là một sự chọn lựa tự nguyện và dữ dội. Nghe những lời tâm sự của Lão Hạc với ông giáo, không ai có thể kìm nổi lòng xót thương, thông cảm và khâm phục. Một con người vì nghèo đói mà bất hạnh đến thế là cùng! Một người cha thương con đến thế là cùng!
Không chỉ có vậy, qua từng trang truyện, chúng ta còn thấy Lão Hạc là người đôn hậu, chất phác. Suốt đời, lão sống quanh quẩn trong lũy tre làng. Trong làng chỉ có ông giáo là người có học nên lão tìm đến ông giáo để chia sẻ tâm sự. Lời lẽ của Lão Hạc đối với ông giáo lúc nào cũng lễ phép và cung kính. Đó là cách bày tỏ thái độ kính trọng người hiểu biết, nhiều chữ của một lão nông. Cảnh ngộ Lão Hạc đã đến lúc túng quẫn nhưng lão tự lo liệu, xoay xở, cố giữ nếp sống trong sạch, tránh xa lối đói ăn vụng túng làm càn. Thậm chí, lão kiên quyết từ chối sự giúp đỡ chỉ vì lòng thương hại.
Lão đã chuẩn bị kĩ lưỡng mọi việc. Trước khi chết, lão nhờ ông giáo viết văn tự để giữ hộ con trai mình mảnh vườn và gửi ông giáo 30 đồng để lo chôn cất. Lão không muốn mọi người phải tốn kém vì lão. Rất có thể vì tốn kém mà người ta lại chẳng oán trách lão sao? Không phiền lụy đến mọi người, đó cũng là cách để giữ gìn phẩm giá. Thì ra ông lão có vẻ ngoài gàn dở ấy lại có phẩm chất đáng quý biết nhường nào!
Nhà văn Nam Cao đã giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ tâm, bất hạnh vì nghèo đói cùng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từ những trang sách của Nam Cao, hình ảnh Lão Hạc luôn nhắc chúng ta nhớ đến những con người nghèo khó mà trong sạch với một tình cảm trân trọng và yêu quý.
Lão Hạc là người nhân hâụ , giàu tình thương , sống có ân nghĩa, thủy chung, chân thực
-“…nó làm như trách tôi…lão già tệ lắm…tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó…”
nhân hâụ, ân nghĩa, giàu tình thương
miêu tả tâm lí nhân vật :
+phân vân,không muốn bán
+tâm trạng đau đớn, xót xa,
+day dứt, ân hận
Đó là phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc - một người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Trước khi bán chó: “Có lẽ tôi bán con chó đấy …”
phân vân, không muốn bán
miêu tả ngoại hình sinh động
Trong lời kể, phân trần của Lão Hạc có những câu: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng…nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng
- Đó là những câu nói đượm màu triết lí dân gian dung dị nhưng khát khao cuộc sống tốt đẹp của những người dân nghèo, từng trải
- Vì túng quẫn không thể giữ chó lại, bán để không dùng vào tiền để dành cho con -> Thương con sâu sắc là người nhân hâụ , giàu tình thương , sống có ân nghĩa, thủy chung, chân thực.
DỰA TRÊN MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT.
*Đề bài: Viết thư cho cha.
*Bài làm:
Cha thân yêu
Cha à, trùng hợp biết bao, hôm nay vừa là sinh nhật con, vừa là sinh nhật cha. Ấy thế mà, thời điểm con viết bức thư này là 11 giờ đêm rồi, chắc hôm nay cha lại về trễ nhỉ? Chắc là cha bận rộn với công việc lắm phải không? Tới nỗi quên mất sinh nhật con gái mình rồi đi... với một người phụ nữ khác như 8 năm trước đây.
Cha à, có lẽ là cha sẽ rất ngạc nhiên khi thấy con biết được những việc này, cô ấy (con sẽ gọi cô ấy là N.) đã gửi cho mẹ hình ảnh của cha nằm bên cạnh cô.
Cha à, con nhớ, 8 năm trước, con đã từng thấy cha đưa cô N. về nhà, lúc đó là sinh nhật con nên mẹ đón con về sớm hơn để tổ chức ngày con lên 5. Lúc về, con và mẹ đã thấy hai người đang...
Thật đáng buồn là lúc đó con ko biết hai người đang làm gì, con đã ngây thơ hỏi mẹ:"Mẹ ơi, sao mẹ lại khóc?" Mẹ nghe con nói vậy thì vội vàng lau đi những giọt nước mắt đau đớn đã lăn dài trên má, cố gắng nở nụ cười và nói với con:"Ko có gì đâu con, cha đang bận nên mình đi chỗ khác nhé." Mẹ nắm tay con rồi đi khỏi, theo con nhớ trong ký ức thì lúc đó, cô N. đã nở nụ cười, còn cha thì ngẩn ngơ nhìn mẹ.
Lớn thêm chút nữa, con đã quên đi hình ảnh ấy, con vẫn ngây thơ như vậy ở tuổi thứ 8. Lúc đó, cha mẹ cãi nhau rất nhiều, có lần, anh hai đã bị cha đánh chỉ vì một con 5 của bài kiểm tra một tiết Toán 6. Con thấy anh bị cha đánh tới nỗi rướm máu dưới chân thì con ngăn cha lại, nhờ thế mà anh mới chưa lưu lại một vết sẹo còn ko thì... 8 tuổi, con học được từ 'Ly hôn' là gì, con thấy cô giáo giảng về việc 'Vì sao người ta lại ly hôn' thì con thấy rất giống hoàn cảnh nhà mình, con đi học về thì hỏi cha:"Tại sao cha và mẹ cãi nhau như thế mà ko ly hôn ạ?" Cha đã tức điên lên và giận dữ la mắng con, cha kéo thêm mẹ vào vì nghĩ mẹ đã dạy con từ ấy, rồi cha nói mẹ là 'đồ điếm' nữa.
10 tuổi, lúc đó, con học lớp 5 thì có rất nhiều việc đã xảy ra.
Một ngày, con đang chuẩn bị đi học thêm thì có một cô nào đó, cô ấy rất là xinh đẹp và... con thấy cô ấy rất quen thuộc, cô ấy bước vào nhà của chúng ta. Con định quay sang mẹ hỏi ai thì... tay mẹ lại run bần bật, mồ hôi chảy trên trán, mắt mở to ra và tỏ vẻ sợ hãi. Cô ấy nói:"Chị Nhung phải ko? Chúng ta cần nói chuyện một chút." Mẹ nghe vậy thì giật bắn người, nhưng lấy lại bình tĩnh trong giây lát, mẹ quay sang với con và nở nụ cưòi khổ:"Con vào phòng đợi mẹ một chút, nhớ đóng cửa lại nhé." Con gật đầu, đi vào phòng ngủ, nhưng con ko đóng cửa, vì tính con vốn tò mò mà. Giây tiếp theo, những câu nói của họ đã khiến một cô bé hồn nhiên, luôn tươi cười đã trở thành một kẻ luôn cảm thấy tội lỗi với mọi thứ xung quanh...
Hôm đó, con đã nghỉ học thêm.
Hôm đó, con đã mất đi tâm hồn vui vẻ ấy.
Hôm đó, con đã tự nhốt mình vào phòng của bản thân. Tay chân con ko ngừng run rẩy, từng lời nói của mẹ và cô ấy con đều nhớ như in...
Cha à, con biết, con biết mặc dù cha rất bận rộn, nào là phải chứng minh với ngưòi thành phố rằng người tỉnh lẻ cũng sánh bằng họ, nào là phải tiếp khách, nào là phải tập nói năng đàng hoàng. Nhưng... Tại sao, cha lại đi NGOẠI TÌNH với một người phụ nữ khác trong khi chính bản thân cha đã có hai đứa con?
Cha à, con biết, thế giới có rất nhiều sự cám dỗ, nhưng tại sao, cha lại làm vậy? Con đã rất sốc, đã rất giận dữ, đã rất thất vọng, về bản thân, về cha và về gia đình.
Cha à, con đã suy sụp, tinh thần con ko hề tốt chút nào trong 1 tháng. Con đã ko ngủ được, ko ăn uống ngon miệng, ko thể nào mỉm cười mặc dù bạn bè đã để ý tới và cố làm con vui lên.
Nỗi đau chồng chất nỗi đau khi con nghe về việc cha đã mua cho cô ấy một ngôi nhà to lớn ở Hà Nội và cha sống chung với cô N. đó. Rồi khi cha vì giận cô ấy rồi 'chém thớt' sang anh hai, vì thế, anh hai cũng đã vì áp lực tạo bởi cha mà điểm số tệ hơn. Cha mẹ cãi nhau cũng nhiều hơn, con thì càng nghĩ tiêu cực, càng ko làm chủ được bản thân, con càng nghĩ tới việc tự tử nhiều hơn nữa.
Cha à, từ Đà Nẵng lên Hà Nội làm việc là rất áp lực, cũng phải có thứ gì đó để giải tỏa bản thân. Nhưng... con cảm thấy rất nực cười khi cha làm vậy bằng cách đi ngoại tình với một nhà báo xinh đẹp đã có chồng có con được.
Đối với con, lớp 5 như một quá khứ kinh khủng, mỗi khi con nhớ đến, trái tim con cứ như bị những hình ảnh ấy giẫm đạp lên một cách đau đớn vậy, thậm chí là như có ai bóp nghẹn nó nữa cơ.
Nghĩ lại, tại sao lúc đó, hai người ko ly hôn? Có phải vì còn vướng mắc giữa con và anh hai ko? Nhưng tất cả những gì cha làm, con và anh đều biết rồi cơ mà? Con còn tự hỏi, tại sao cha mẹ lại cưới nhau?
Cha à, giờ đây, mặc dù cha đã chia tay với cô ấy, nhưng qua những hành động của cha, con vẫn thấy được hai người còn tình cảm với nhau. Như lúc trước, cha ko hề hút thuốc mà giờ lại tái hút, mỗi lúc cha nhìn vào điếu, cha vân vê nó và miệng nhẩm tên của cô ấy cơ...
Hôm nay là sinh nhật của con và của cha, cha đã tặng cho bản thân và đứa con gái yêu này mấy tấm hình giữa cha và cô N. ấy. Con tự hỏi, liệu... hai ngưòi thực sự đã chia tay chưa?
Cha à, sau khi đọc bức thư này, xin cha đừng thẹn quá hóa giận mà trách mắng con. Có lẽ, cha nên cảm thấy xấu hổ vì làm điều đó với GIA ĐÌNH, với TỔ ẤM của mình thì hơn.
Con gái của cha.
Văn bạn tự nghĩ à , hay ghê
Đúng là cái đồ mọt sách