K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2021

đáp án a .cây ngay ko sợ chết đứng

10 tháng 12 2021

Câu 7: Ca dao tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

C. Mất lòng trước, được lòng sau.

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

10 tháng 12 2021

câu 5 A 

câu 6 C 

10 tháng 12 2021

5 A

6C   <hok tốt>

10 tháng 12 2021

Trả lời :

C

~HT~

#sad

10 tháng 12 2021

C

hok tốt

Câu 20. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?A. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình.          B. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình.C. Chê bai nghề truyền thống gia đình.                D. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình.Câu 21. Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ...
Đọc tiếp

Câu 20. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình.          B. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình.

C. Chê bai nghề truyền thống gia đình.                D. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình.

Câu 21. Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta không cần phải làm gì?

A. Đua đòi, ăn chơi.                 B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.

C. Chăm ngoan, học giỏi.        D. Sống trong sạch, lương thiện.

Câu 22. Câu ca dao “ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” là nói đến truyền thống gì của nơi đây?

A. Lao động         B. Nghề nghiêp      C. Học tập                  D. Đạo đức

Câu 23. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Xấu hổ, xóa bỏ và từ chối làm.    B. Chê bai, che giấu và xấu hổ.

C. Tự ti, che dấu và từ bỏ mọi thứ.   D. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ.

Câu 24. Việc làm nào dưới đây thể hiện học sinh thực hiện tốt lòng yêu thương con người?

A. Quyên góp sách ủng hộ học sinh vùng thiên tai lũ lụt.

B. Từ chối tố giác đối tượng phạm tội.

C. Chia sẻ hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng.

D. Che giấu việc bạn thân quay cóp bài.

Câu 25. Gia đình Hoa luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Giúp đỡ con cháu làm giàu.

B. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

C. Yêu thương con cháu.

D. Quan tâm con cháu.

Câu 26. Sinh ra trong một vùng quê nghèo khó trong tỉnh, bao đời nay, trong dòng họ của H chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Vì vậy khi được đề nghị giới thiệu về quê hương và dòng họ, bạn H cảm thấy rất tự ti và mặc cảm. Thái độ của H như trên là chưa thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?

A. Tự ti về truyền thống gia đình và dòng họ.     B. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

C. Mặc cảm về truyến thống gia đình và dòng họ.         D. Xúc phạm truyền thống gia đình, dòng họ.

Câu 27. Vào cuối năm học dòng họ D lại tổ chức buổi tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài. Trong buổi tổng kết, dòng họ đã tổ chức trao quà và thư động viên cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm này thể hiện việc

A. giải ngân tiền tài trợ của các nhà hảo tâm trong họ.

B. phô trương, hãnh diện cho mọi người trong làng biết .

C. tạo hình ảnh để con cháu hãnh diện với các họ khác.

D. kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.

Câu 28. Bố mẹ K đều là tiến sĩ và đảm đương những chức vụ quan trọng ở cơ quan. Vì vậy K rất hãnh diện với bạn bè. Cậu cho rằng bố mẹ mình thành đạt như vậy sau này thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả. Suy nghĩ của K thể hiện thái độ chưa đúng trong việc

A. phát huy lợi thế của bố mẹ.                             B. biết ỷ nại vào vị thế của bố mẹ.

C. biết hưởng thụ cuộc sống hiện tại.          D. phát huy truyền thống gia đình.

Câu 29. Ông Nguyễn Văn Nghệ, nghệ nhân làng Vác đã nổi tiếng với nghề sản xuất lồng chim, ông đã kế thừa truyền thống của gia đình mình và đưa lồng chim làng Vác ra nhiều nơi trên thế giới. Việc làm trên của ông thể hiện điều gì?

A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình

B. Làm mất đi truyền thống tốt đẹp của gia đình

C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình

D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình

Câu 30.  Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Trêu tức bạn.

D. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

Câu 31. Vào lúc rảnh rỗi Mai thường sang nhà Vân dạy bạn Vân học vì bạn Vân là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn Mai là người như thế nào?

A. Là người có lòng yêu thương mọi người.         B. Là người có lòng tự trọng.

C. Là người trung thực   D. Là người sống giản dị.

Câu 32. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là  

A. truyền thống đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

B.truyền thống làm bánh chưng, bánh dày.

C. truyền thống yêu nước.

D.truyền thống làm bánh trôi.

Câu 33. Những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là 

A. truyền thống

B. hiếu thảo.

C. giá trị tinh thần.

D. nhân nghĩa, thủy chung.

Câu 34.  Phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, làm cản trở tiến trình phát triển được gọi là

A. truyền thống

B. phong tục.

C. điều tốt đẹp.

D. hủ tục.

Câu 35. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

C. Truyền thống hiếu học.

D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Câu 36.  Gia đình An luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc Nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

 B. Yêu thương con cháu.

C.Giúp  đỡ con cháu.

D. Quan tâm con cháu.

Câu 37. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng được gọi là?

A.Gia đình hạnh phúc.

B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

C.Gia đình văn hóa.

 D. Gia đình đoàn kết.

Câu 38. Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn  và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Quảng bá về ngành nghề truyền thống của quê hương, vừa giữ gìn nét đẹp quê hương.

 B. Bán lại bí quyết làm món ăn ngon cho người nhiều tiền.

C. Làm giàu bằng mọi cách.

 D. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương.

Câu 39. Quê H. là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của H. chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. H. không muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. H. cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của H. không? Vì sao?

A. Có, vì quê hương H.cũng như dòng họ của H. chẳng có gì đáng nói.

B. Phân vân. Có thể H. suy nghĩ vừa đúng vừa sai.

C. Không, vì quê hương nào và dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp.

 D. Có, vì vùng quê của H. là một vùng quê nghèo khó, dòng họ của H. chẳng có ai đỗ đạt cao.

Câu 40.  Gia đình Tuấn có truyền thống yêu nước, ông của bạn là lão thành cách mạng, bố đang làm việc trong quân đội. Tuấn rất tự hào về truyền thống gia đình mình nhưng lại muốn trở thành một doanh nhân, bởi theo Tuấn làm công việc gì mà có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Tùng phản đối và cho rằng Tuấn phải tiếp nối công việc, nghề nghiệp được truyền từ đời ông, cha đến nay mới là tiếp nối truyền thống của gia đình? Em đồng ý với suy nghĩ và việc làm của bạn nào?

A.  Em đồng ý với suy nghĩ và việc làm bạn Tùng.

 B. Em đồng ý với suy nghĩ của bạn Tuấn.

C. Em đồng ý với cả 2 suy nghĩ và việc làm của bạn Tùng và Tuấn.

 D. Em đang phân vân không biết đồng  ý với suy nghĩ và việc làm của bạn nào.

0
6 tháng 12 2021

Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Bầu ơi thương lấy bí cùng, ...
Anh đi anh nhớ quê nhà, ...
Tới đây xứ sở lạ lùng, ...
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, ...
Ruộng đồng mặc sức chim bay, ...
Rủ nhau ra tắm hồ sen, ...
Rừng thiêng nước độc thú bầy,

Tham khảo nhé 

6 tháng 12 2021

có tác giả ko bn

3 tháng 12 2021
  • Đố ai đếm hết vì sao. Đố ai đếm được công lao Bác Hồ.
  • Bác Hồ là vị Cha chung. Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương.
3 tháng 12 2021

1. Bài thơ “Ảnh Bác” của Trần Đăng Khoa

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi

Ngày ngày Bác mỉm miệng cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà

Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi

Em nghe như Bác dạy lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

Trồng rau, quét bếp, đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.

2. Bài thơ “Bác đến” của Trần Ninh Hồ (1970)

Trong sổ vàng Trung đoàn chúng con

Năm một chín năm mươi ghi một lần Bác đến.

Sao chỉ ghi ngày giờ, không ghi gì nữa cả?

Con bồn chồn hỏi chính ủy của con.

Chính ủy mỉm cười: Thật, có thế thôi

Bác đến giữa đêm, chiến sĩ mình đang ngủ

Bác bảo: "Đừng làm ồn!", Bác lặng nhìn suốt lượt

Và ngay đêm, Bác lại lên đường.

Từ buổi Bác lên đường bao nhiêu nhớ thương

Bao người đã như con lặng nhìn trong sổ?

Bao năm tháng giữa bồi hồi thức, ngủ

Đến suốt đời con thấy Bác nhìn con!

3. Bài thơ “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân

Cho ánh nắng ban mai,
Là những sớm binh minh
Cho những đêm trăng đẹp,
Là chị Hằng tươi xinh
Cây cho trái và cho hoa
Sông cho tôm và cho cá
Đồng ruộng cho bông lúa
Chim tặng lời reo ca
Anh bộ đội đến nhà,
Cho em lòng dũng cảm.
Cô giáo cho bài giảng,
Yêu xóm làng thiết tha.
Cùng em vượt đường xa xôi,
Là chiếc khăn quàng thắm tươi.
Cho em tất cả
Người mang cho em cuộc đời mới...
Tươi sáng đầy ước mơ.
Người cho em tất cả :
Là Bác Hồ Chí Minh.

4. Bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu (6-9-1969)

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...

Chiều nay con chạy về thǎm Bác

Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác, đứng nhìn lên

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai

Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!

Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm

Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi

Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau

Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu

Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ

Cho hôm nay và cho mai sau...

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha

Bác nghe từng bước trên tiền tuyến

Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.

Bác vui như ánh buổi bình minh

Vui mỗi mầm non, trái chín cành

Vui tiếng ca chung hòa bốn biển

Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?

Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."

Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác - Lênin, thế giới Người hiền

A'nh hào quang đỏ thêm sông núi

Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

                      5. Bài thơ “Cây vú sữa trong vườn Bác” của Quốc Tấn

Đầu vườn nghe động cánh ong

Kìa cây vú sữa Bác trồng năm nao !

Cành cây lá nắng xôn xao

Chim reo như đón Bác vào đâu đây.

Tay nghiêng thùng tưới bên cây

Rưng rưng... hoa tím uống đầy nắng tươi !

Ung dung Bác đứng ngắm cười

Cả trời xuân ấm tình Người thương yêu...

Mười lăm năm... mỗi sáng chiều

Bác Hồ chăm chút, nâng niu từng cành.

Cây càng khoẻ, lá càng xanh

Như miền Nam đó trưởng thành nở hoa.

Cành cao che mát sân nhà

Từng ôm bóng dáng Cha già sớm trưa.

Dạn dày sương gió nắng mưa

Trái ngon vẫn đậu đợi mùa chín thơm.

Mặc cho lửa đạn mưa bom

Ong xây bọng mật trong vòm lá xanh.

Đã nghe thơm nắng Ba Đình

Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười.

Cây ơi ! Ơn Bác đời đời

Bác đi - Con cháu thay Người chăm cây !

6. Bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ” của Thanh Hải (8/1956)

Đêm nay bên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu
Mắt hiền sáng rực như sao
Bác nhìn tận đến Cà Mau sáng ngời

Nhớ khi trǎng sáng đầy trời
Trung thu bác gởi những lời vào thǎm
Nhớ ngày quê cháu tan hoang
Lụt trôi, Bác gởi lúa vàng vào cho
Nhớ khi nhà cháu ra tro
Bác đưa bộ đội về lo che giùm

Bác ơi nhớ mấy cho cùng
Ngoài xa Bác có thấu lòng cháu không.
Đêm đêm cháu những bâng khuâng
Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu
Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ
Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn

Bác ơi dù cách núi non
Mà hình Bác vẫn trong lòng không xa
Giặc kia muốn cắt sơn hà
Mà miền Nam vẫn hướng ra Bác Hồ,
Hướng về sắc đỏ ngọn cờ
Về ngày Nam Bắc cõi bờ liền nhau.

Đêm nằm cháu những chiêm bao
Ngày vui thống nhất Bác vào miền Nam.
Cổng chào dựng chật đường quan
Bác đến đình làng Bác đứng trên cao
Bác cười thân mật biết bao
Bác dặn đồng bào cặn kẽ từng câu
Ung dung Bác vuốt chòm râu
Bác xoa đầu cháu, Bác âu yếm cười.

Đêm nay trǎng lại sáng rồi
Trung thu nhớ bác cháu ngồi cháu trông
Ngoài xa nghe tiếng trống rung
Nghe những nhi đồng nhảy múa hò reo
Bác chắc cũng nhớ cháu nghèo
Miền Nam đau khổ sớm chiều trông ra.

7 tháng 12 2021

_Khái niệm:Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc biệt riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân

_Ý nghĩa: Tự nhận thức bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra.