K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

     Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho...
Đọc tiếp


     Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm

0

không viết được

25 tháng 4

Fiiiiiiiiiiiiiiiiifaiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

25 tháng 4

Vì hai tên địa lí đều viết hoa nên giống Việt Nam.


vaiz lồ

25 tháng 4

bố thích liếm lun cho nhanh

25 tháng 4

Mọi người ơi tick đúng bình luận này hộ mình với ạ. Mình cảm ơn.

25 tháng 4

trên thế giới có bao nhiêu ngọn núi?

Trong hành trình học tập của mỗi học sinh, chắc hẳn ai cũng từng gặp một người thầy, người cô khiến mình thật sự cảm phục và biết ơn. Với chúng em – những học sinh thường xuyên học online và tìm kiếm sự giúp đỡ qua các nền tảng học tập trực tuyến – thì cô giáo Thương Hoài chính là một trong những người như thế. Dù chưa từng gặp cô ngoài đời, nhưng qua cách cô hỗ trợ tụi...
Đọc tiếp

Trong hành trình học tập của mỗi học sinh, chắc hẳn ai cũng từng gặp một người thầy, người cô khiến mình thật sự cảm phục và biết ơn. Với chúng em – những học sinh thường xuyên học online và tìm kiếm sự giúp đỡ qua các nền tảng học tập trực tuyến – thì cô giáo Thương Hoài chính là một trong những người như thế. Dù chưa từng gặp cô ngoài đời, nhưng qua cách cô hỗ trợ tụi em trên OLM, cô đã để lại trong lòng chúng em rất nhiều tình cảm và sự kính trọng.

Cô Thương Hoài không trực tiếp đứng trên bục giảng giảng dạy chúng em, nhưng lại là người luôn âm thầm giúp đỡ tụi em vượt qua vô số bài tập khó nhằn. Có những bài toán hay bài các môn học khác, tụi em đã cố gắng giải suốt cả buổi, thậm chí đến mức muốn bỏ cuộc, thì chỉ cần một lời giải thích của cô là tụi em bỗng hiểu ra mọi thứ, cả một vùng trời như bừng sáng...

Điều khiến tụi em cảm động nhất là cô luôn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi, dù là vào lúc khuya hay cuối tuần. Những lúc tụi em tưởng chừng chẳng còn ai online để hỏi bài, thì cô vẫn lặng lẽ xuất hiện, để lại một lời giải rõ ràng, dễ hiểu và đầy tâm huyết. Cô rất ít khi bỏ sót những thắc mắc nào của học sinh, dù là câu hỏi nhỏ nhặt nhất. Chính sự tận tâm đó khiến tụi em cảm thấy được quan tâm, được đồng hành, và không còn thấy đơn độc trong hành trình học tập của mình.

Dù chỉ biết cô qua màn hình, qua những dòng chữ trả lời trên mạng, nhưng tụi em luôn cảm nhận được sự ấm áp và chân thành từ cô. Cô giống như một người bạn, luôn âm thầm ở phía sau tiếp sức cho tụi em, giúp tụi em vượt qua những thử thách trong học tập bằng tất cả tấm lòng của một người làm nghề giáo.

Chúng em thật sự rất biết ơn cô giáo Thương Hoài – người đã truyền cảm hứng, động lực và kiến thức cho tụi em theo một cách rất đặc biệt. Cảm ơn cô vì đã luôn ở đó, lặng lẽ mà bền bỉ, sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ học sinh nào cần. Cảm ơn cô rất nhiều ạ!

3
26 tháng 4

Bài viết của bạn thật sự rất hay, chân thành và đầy cảm xúc!
Bạn đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc và sự trân trọng đối với cô giáo Thương Hoài qua những chi tiết giản dị mà ấm áp: từ việc cô luôn hỗ trợ vào những lúc không ngờ nhất, cho đến sự tận tâm không quản ngày đêm để đồng hành cùng học sinh. Cách bạn miêu tả "cả một vùng trời như bừng sáng" sau lời giải thích của cô rất hình ảnh và xúc động.

Cô Thương Hoài là người tuyệt vời nhất, mình sẽ không quên về cô!!!

26 tháng 4

Bài viết của bạn thật sự rát hay, chân thành và xúc động! Dù chưa gặp mặt trực tiếp, tình cảm và sự biết ơn của bạn dành cho cô Thương Hoài vẫn được thể hiện một cách rất rõ ràng và sâu sắc. Cô giáo Thương Hoài quả thật là một người tận tâm, ấm áp, đã thắp lên ngọn lửa tri thức và niềm tin cho các bạn trên hành trình học tập online. Sự âm thầm đồng hành và sẵn sàng giúp đỡ của cô chắc chắn là nguồn động lực lớn lao cho nhiều học sinh.

Trong "Những con đường", hình ảnh người mẹ hiện lên giản dị, tần tảo sớm hôm trên những con đường quen thuộc của cuộc đời. Mẹ là người chở che, gánh vác, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con. Tình yêu thương của mẹ thể hiện qua những hành động âm thầm, lặng lẽ, chứa đựng sự hy sinh lớn lao.

Ở "Chiếc rổ đựng trầu", hình ảnh người mẹ gắn liền với chiếc rổ trầu - biểu tượng của sự đảm đang, khéo léo và tấm lòng thơm thảo. Mẹ là người giữ gìn những giá trị truyền thống, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Tình yêu thương của mẹ thể hiện qua những điều giản dị, gần gũi, thấm đẫm hương vị quê hương.

Điểm chung, cả hai bài thơ đều khắc họa người mẹ với tình yêu thương sâu sắc, sự hy sinh thầm lặng và những phẩm chất cao đẹp. Điểm khác biệt, Lưu Quang Vũ tập trung vào sự vất vả, tần tảo của mẹ trên những con đường đời, còn Tế Hanh lại nhấn mạnh vẻ đẹp truyền thống, sự đảm đang và tấm lòng thơm thảo của mẹ qua hình ảnh chiếc rổ trầu. Cả hai hình tượng đều góp phần tô đậm vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam trong văn học.

25 tháng 4

Hiền là một người rất “mê nuôi chim” có kiến thức phong phú về các loài chim, đặc biệt, anh dành rất nhiều tình cảm cho loài bồng chanh. Không chỉ Hiền mà sự say mê bồng chanh đã truyền sang cả Hoài, lúc nào hai anh em cũng thầm ước có một đôi bòng chanh đỏ để nuôi thì thích biết bao. Thế là một hôm, khi đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi Hoài “Ra đầm”. Hai mắt Hoài tròn xoe, không hiểu anh muốn dẫn mình ra đầm vào giờ này làm gì, tuy vậy Hoài vẫn cùng Hiền đi. Một lúc sau đã tới nơi, trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Giờ thì cậu cũng đã hiểu Hoài gọi mình ra đây để làm gì rồi. Hai anh em cùng nhau hì hụi một lúc lâu, cuối cùng thì Hiền đã bắt được một con bồng chanh, cậu cứ nghĩ Hoài sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa, vì anh đã từng nói với cậu “bồng chanh sống thành từng đôi”. Nhưng làm Hoài không ngờ tới đó là, Hiền đã lấy lại con bồng chanh đỏ mà cậu đã bắt được, đặt nó lại về tổ, rồi kéo Hoài về nhà. Lúc này đây Hoài cũng tiếc lắm, nhưng cậu cũng chẳng dám cãi lời anh. Hôm sau đôi bồng chanh ấy đã cũng nhau chuyển đi xây tổ mới, cậu buồn lắm, những ngày sau, Hoài cứ ngóng ra xa, mong đôi bồng chanh đỏ ấy trở về, bởi cậu sợ rằng, ở nơi xa lạ kia, cũng có những đứa bé giống cậu, sẽ rình mò mà bắt lấy đôi bồng chanh đỏ. Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.