K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

Ngày 19 tháng 5, 1969, trong một chuyến thăm của Bác Hồ tại một khu căn cứ, một sự việc đặc biệt đã xảy ra và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những người có mặt.

Bác Hồ luôn là người giản dị và gần gũi với mọi người, dù là lãnh tụ của dân tộc, nhưng trong mắt dân, Bác luôn là một người cha, một người bạn thân thiết. Một lần, khi Bác đến thăm một đơn vị quân đội, có một người lính trẻ muốn được gặp Bác để xin ý kiến. Anh lính này là một người rất đơn giản, chưa một lần được tiếp xúc gần gũi với Bác. Anh đã lấy hết can đảm đến gặp Bác, trong lòng đầy lo lắng.

Khi gặp Bác, anh lính cúi đầu chào và nói: “Bác ơi, con muốn hỏi Bác một câu hỏi. Dù con là lính nhưng con rất muốn biết cách làm sao để trở thành một người tốt và có ích cho đất nước?” Bác Hồ ngồi xuống, vỗ nhẹ lên vai anh lính và đáp lời một cách bình dị: “Con hãy làm tốt công việc của mình, làm từ những việc nhỏ nhất, hãy luôn nghĩ đến lợi ích của dân, của đất nước, rồi con sẽ trở thành người tốt.”

Câu trả lời của Bác Hồ giản dị, dễ hiểu nhưng sâu sắc. Những lời của Bác như là kim chỉ nam cho không chỉ anh lính trẻ mà còn là bài học quý giá cho mọi người trong cuộc sống. Sau khi nghe những lời dạy của Bác, anh lính trở nên tự tin hơn trong công việc của mình và quyết tâm phấn đấu trở thành một người tốt, có ích cho xã hội.

Sự việc này không chỉ chứng minh sự gần gũi của Bác Hồ đối với nhân dân mà còn thể hiện trí tuệ, phẩm hạnh và tình yêu thương vô bờ bến của Bác đối với tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ của đất nước. Những bài học của Bác mãi là ngọn đuốc soi sáng cho con đường mà mỗi chúng ta đi.


Viết bài văn nghị luận xã hội về câu ca dao "" Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"-Mở bài:+Có câu dẫn dắt+Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận+Nêu được ý kiến-Thân bài:+Giải thích từ ngữ , ý nghĩa của tục ngữ+Nêu được ít nhất hai lí lẽ thuyết phục,chặt chẽ để làm rõ ý kiến+Nêu được bằng chứng đa dạng,thuyết phục để củng cố cho lí...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận xã hội về câu ca dao "" Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"


-Mở bài:

+Có câu dẫn dắt

+Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận

+Nêu được ý kiến

-Thân bài:

+Giải thích từ ngữ , ý nghĩa của tục ngữ

+Nêu được ít nhất hai lí lẽ thuyết phục,chặt chẽ để làm rõ ý kiến

+Nêu được bằng chứng đa dạng,thuyết phục để củng cố cho lí lẽ

+Sắp xếp các lí lẽ,bằng chứng theo một trình tự hợp lí

+lật lại vấn đề,bổ sung ý kiến để cách nhìn về vấn đề thêm toàn diện

-Kết bài

+Khẳng định lại ý kiến

+Đề xuất giải pháp,bài học nhân thức và phương hướng hành động



(Làm bài văn dài 1 tí, đủ bằng chứng, lí lẽ, ý kiến, bằng chứng , lí lẽ, ý kiến gắn kết chặt chẽ, sắp xếp hợp lí.)

1
6 tháng 3

Người Việt Nam ta có một truyền thông rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thông ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đưa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình. Bí có sống thì bầu mới sông. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.

Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống(không phải là anh em “Cùng chung bác mẹ một nhà càng thân”) nhưng lại sống chung trong một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.

Không ai có thể sống đơn lẻ một mình không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai cũng có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, chung xóm. Ai cũng phải làm việc nên cũng có những người đồng nghiệp. Khi còn bé đi học, bạn bè cùng lứa tuổi cùng chung trường lớp, thầy cô. Chính những nét chung nhất ấy của họ đã giúp họ gắn bó với nhau hơn. Nhờ đò họ càng hiểu nhau, cảm thông cho nhau và giúp đỡ nhau, nhường nhịn nhau. Nhất định cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu mọi người đều quan tâm, yêu quý nhau. Vì vậy lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết, chia sẻ, nhường nhịn nhau là đức tính, phẩm chất quý báu cần có ở mỗi người.

Lời khuyên nhủ, kêu gọi yêu thương đoàn kết không chỉ được nhắc một lần qua câu ca dao trên. Chúng ta còn bắt gặp trong những câu ca dao khác:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Thực tế đã chứng minh sự đoàn kết gắn bó của nhân dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm. Trong những trận chiến đấu ấy, tình thương yêu, đoàn kết đã làm cho dân tộc ta có sức mạnh chiến thắng. Từ miền ngược tới miền xuôi, từ Bắc chí Nam, từ cụ già đến trẻ em, ai ai cũng đồng lòng giết giặc cứu nước. Bởi vì họ đều là dân của đất nước Việt Nam, cùng chịu chung nỗi khổ mất nước, chịu chung ách nô lệ. Chính vì vậy mà nhân dân ta đã đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau chiến thắng kẻ thù.

Hiện nay đất nước ta đã thống nhất nhưng không phải mọi miền đều giàu có như nhau. Cuộc sống của mọi người cũng khác biệt. Có những người quanh năm làm lụng vất vả nhưng không sao đủ cái ăn, cái mặc. Lại có những người rất giàu sang, đầy đủ. Theo truyền thông yêu thương của dân tộc, cần phải giúp đỡ người nghèo xóa đói giảm nghèo. Những người giàu có giúp người nghèo vay vốn làm ăn, góp tiền ủng hộ quỹ từ thiện chính là thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách”, truyền thông nhân ái “nhường cơm sẻ áo” của cha ông. Nếu không giúp đỡ, nương tựa vào nhau như vậy làm sao con người có thể đồng đều vươn lên trong cuộc sống?

Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa. Tình thương làm cho người ta sống nhân hậu, thân ái với mọi người. Tình thương làm cho con người vượt qua được khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, những người hàng xóm, bạn bè là một phẩm chất cần có của mỗi người chúng ta. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lí tốt đẹp đó để làm cho cuộc đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn.

Viết bài văn nghị luận xã hội về câu tục ngữ "" Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" -Mở bài: +Có câu dẫn dắt +Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận +Nêu được ý kiến -Thân bài: +Giải thích từ ngữ , ý nghĩa của tục ngữ +Nêu được ít nhất hai lí lẽ thuyết phục,chặt chẽ để làm rõ ý kiến +Nêu được bằng chứng đa dạng,thuyết phục để...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận xã hội về câu tục ngữ "" Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" -Mở bài: +Có câu dẫn dắt +Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận +Nêu được ý kiến -Thân bài: +Giải thích từ ngữ , ý nghĩa của tục ngữ +Nêu được ít nhất hai lí lẽ thuyết phục,chặt chẽ để làm rõ ý kiến +Nêu được bằng chứng đa dạng,thuyết phục để củng cố cho lí lẽ +Sắp xếp các lí lẽ,bằng chứng theo một trình tự hợp lí +lật lại vấn đề,bổ sung ý kiến để cách nhìn về vấn đề thêm toàn diện -Kết bài +Khẳng định lại ý kiến +Đề xuất giải pháp,bài học nhân thức và phương hướng hành động (Làm bài văn dài 1 tí, đủ bằng chứng, lí lẽ, ý kiến, bằng chứng , lí lẽ, ý kiến gắn kết chặt chẽ, sắp xếp hợp lí.)

0
Một hôm, trời nắng to. Tôi đi vào rừng hái củi cho chủ, nhưng khát nước quá mà không tìm thấy suối. Thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, tôi bưng lên uống.Không ngờ, về nhà thì mang thai. Tôi sinh ra một đứa trẻ không chân, không tay, tròn như một quả dừa. Tôi buồn lắm, toan vứt đi đứa con bảo:- Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.Nghĩ lại,...
Đọc tiếp

Một hôm, trời nắng to. Tôi đi vào rừng hái củi cho chủ, nhưng khát nước quá mà không tìm thấy suối. Thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, tôi bưng lên uống.

Không ngờ, về nhà thì mang thai. Tôi sinh ra một đứa trẻ không chân, không tay, tròn như một quả dừa. Tôi buồn lắm, toan vứt đi đứa con bảo:

- Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.

Nghĩ lại, thấy thương con, tôi đành để con lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được tích sự gì. Tôi cứ than phiền:

- Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi chăn bò, chăn trâu. Họ giúp bố mẹ được nhiều việc. Còn mày thì chẳng làm được việc gì cả.

Nghe lời tôi nói như vậy, Sọ Dừa nói:

- Gì chứ chăn bò thì con chăn cũng được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con ở chăn bò.

Nghe con nói như vậy, tôi liền đến hỏi phú ông. Phú ông đồng ý. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Đến mùa, tôi tớ trong nhà ra đồng hết nên ba cô con gái phải thay phiên nhau đi đưa cơm cho Sọ Dừa. Nghe Sọ Dừa kể lại thì hai cô chị rất ác nghiệt, kiêu căng luôn hắt hủi nó. Còn cô út rất hiền lành, tính hay thương người nên đối đãi với nó rất tử tế. Có của ngon vật lạ cô út thường giấu đem cho Sọ Dừa.

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi cuối năm ấy, Sọ Dừa giục tôi đến hỏi con gái nhà phú ông làm vợ. Tôi nghĩ một người ở như Sọ Dừa làm sao sánh được với con gái nhà phú ông nhưng vì thương con nên cũng nghe theo. Tôi sắm một buồng cau rồi đến nhà phú ông thưa chuyện. Thấy tôi đặt vấn đề hỏi con gái phú ông cho Sọ Dừa. Ông ta cười mỉa và nói vẻ thách thức:

- Ừ, được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Nghe ông ta nói vậy tôi bàng hoàng và nghĩ rằng chẳng bao giờ có đủ các thứ đó. Về nhà tôi nói với Sọ Dừa và khuyên nó đừng bao giờ nghĩ đến việc lấy vợ nữa. Không ngờ Sọ Dừa nói với tôi một cách quả quyết:

- Mẹ đừng lo con sẽ lo đủ các thứ đó.

Đúng hẹn, tự nhiên tôi thấy trong nhà có bao nhiêu đồ sính lễ, lại có cả chục gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Lúc đó tôi nghĩ rằng Sọ Dừa không phải là người trần. Phú ông nhìn thấy lễ vật, hoa cả mắt, lúng túng nói với tôi:

- Để ta hỏi con gái ta xem, có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa.

Lão gọi ba đứa con gái ra rồi lần lượt hỏi. Hai cô chị bĩu môi chê bai. Còn cô út cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng. Phú ông đành phải nhận lễ và gả cô con gái cho Sọ Dừa.

Lúc gần rước dâu, tôi chẳng thấy Sọ Dừa đâu mà chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út của phú ông từ phòng cô dâu đi ra. Mọi người đều sửng sốt, mừng rỡ. Hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Thấy cô út là đứa con dâu hiền lại hiếu thảo nên tôi cũng mừng thầm.

Ngày ngày Sọ Dừa thì mải mê đèn sách chờ khoa thi, còn cô út thì se tơ dệt vải. Ngày thi đã đến Sọ Dừa đã đỗ Trạng nguyên không bao lâu nhà vua ban chiếu quan trạng đi sứ. Hai vợ chồng Sọ Dừa chia tay nhau nhưng vô cùng quyến luyến, khiến tôi không khỏi động lòng. Trước khi lên đường Sọ Dừa còn gọi vợ vào nhà và dặn dò kĩ lắm.

Một hôm hai cô chị đến xin phép tôi cho cô út đi chơi. Nghĩ bụng con dâu phải xa chồng nên buồn bực, tôi liền đồng ý cho cô út đi chơi cùng cho khuây khoả. Thế rồi từ hôm đó, chẳng thấy cô út về, tôi lo lắng chạy sang nhà hỏi phú ông thì hai cô chị kể rằng: Khi chèo thuyền ra biển cô út đã sảy chân ngã xuống biển chết. Nghe tin đó tôi vô cùng đau lòng, thương xót cho cô con dâu hiền lành xấu số. Hết hạn đi sứ Sọ Dừa đã trở về, tôi không ngờ nó lại cùng đi với vợ nữa. Nghe con kể lại, tôi mới biết rõ sự tình.


0
Ngày xưa, có một cô bé tên Lọ Lem, sống với mẹ kế và hai cô em gái gian ác. Mỗi ngày, Lọ Lem phải làm tất cả công việc nhà, từ quét dọn, giặt giũ đến nấu nướng. Tuy nhiên, cô bé không bao giờ kêu ca hay trách móc mà luôn làm mọi việc với tấm lòng hiền hậu.Một ngày nọ, hoàng tử tổ chức một buổi dạ hội lớn để tìm vợ. Tất cả các cô gái trong vương quốc đều được...
Đọc tiếp

Ngày xưa, có một cô bé tên Lọ Lem, sống với mẹ kế và hai cô em gái gian ác. Mỗi ngày, Lọ Lem phải làm tất cả công việc nhà, từ quét dọn, giặt giũ đến nấu nướng. Tuy nhiên, cô bé không bao giờ kêu ca hay trách móc mà luôn làm mọi việc với tấm lòng hiền hậu.

Một ngày nọ, hoàng tử tổ chức một buổi dạ hội lớn để tìm vợ. Tất cả các cô gái trong vương quốc đều được mời, nhưng mẹ kế của Lọ Lem lại không cho cô đi. Mẹ bảo cô phải ở nhà làm việc và không được phép tham gia. Tuy nhiên, trái tim hiền lành của Lọ Lem không hề tủi thân. Vào lúc cô gần như tuyệt vọng, bà tiên hiện lên và dùng phép thuật giúp Lọ Lem có thể đi dự dạ hội.

Bà tiên biến quả bí ngô thành một chiếc xe ngựa vàng rực rỡ, các con chuột thành những chú ngựa mạnh mẽ, và những bộ quần áo tả tơi của cô bé thành một chiếc váy lộng lẫy. Lọ Lem trở thành cô gái xinh đẹp, quyến rũ, khiến tất cả mọi người, đặc biệt là hoàng tử, phải ngỡ ngàng. Nhưng bà tiên cũng dặn cô bé: "Con phải về trước khi đồng hồ điểm mười hai giờ, nếu không mọi thứ sẽ trở lại như cũ."

Lọ Lem bước vào lâu đài, và ngay lập tức, hoàng tử chú ý đến cô. Họ khiêu vũ, trò chuyện và cùng nhau tận hưởng những giờ phút tuyệt vời trong dạ hội. Tuy nhiên, khi đồng hồ điểm chuông lúc 12 giờ, Lọ Lem vội vã chạy đi, để lại một chiếc giày thủy tinh.

Hoàng tử quyết tâm tìm kiếm cô gái mà chiếc giày vừa vặn. Cuối cùng, khi đến nhà Lọ Lem, chiếc giày vừa vặn với chân cô. Hoàng tử vui mừng, và hai người sống hạnh phúc mãi mãi.


0