Đặt tình huống sử dụng với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong một tuần, có bảy ngày, ngày nào tôi cũng yêu vì nó mang đến cho tôi những bài học bổ ích. Nhưng yêu nhất thì phải nói đến ngày thứ chủ nhật đầy chờ đợi.
Mỗi ngày cuối tuần là những buổi đầy ý nghĩa và chủ nhật là khoảng thời gian tôi được đi chơi cùng cả gia đình. Hôm đó, bố mẹ dẫn tôi đến chơi tại khu vui chơi công viên nước Hồ Tây.
Những hoạt động diễn ra từ rất sớm. Sáng đến mẹ, bố đã chuẩn bị đồ đạc và cùng nhau đi chơi. Đồ ăn mẹ chuẩn bị từ tối hôm trước và sáng ra chỉ cần hâm lại, làm nóng bằng lò vi sóng rồi xếp vào những chiếc hộp bé nhỏ nắp kín. Đầu tiên đến đó, mẹ gửi đồ vào tủ chứa đồ quầy gửi đồ ăn. Tiếp đến tôi được bố mẹ đồng hành với những hoạt động dã ngoại phía ngoài công viên.
Đi rất mỏi chân và nóng bức, cả nhà vào trong công viên nước trượt ván, trượt nước và bơi tại bể bơi ở khu tắm. Khoảng lặng buổi trưa, là lúc mọi người mệt nhoài vì nắng nóng ngày hè. Mẹ ra quầy lấy đồ ăn và cả nhà và cùng nhau thư giãn. Ngủ lịm đi trên ghế sô – pha tại nhà nghỉ của khách. Đến khoảng 3 giờ chiều bố mẹ đưa tôi cùng di chuyển đến bờ hồ – Hồ Hoàn Kiếm và cùng nhau dạo phố. Thỉnh thoảng tôi được cho đi phố đi bộ. Nhưng hôm nay, tôi vẫn rất thích thú và hào hứng.
Xem thêm: Tập làm văn 6 đề 40: ả một khu vườn trong một buổi sáng đẹptrời
Được mẹ cho ăn kem bờ hồ, bố cùng đua với tôi ăn hết 2-3 cây kem xanh đỏ,… Sau khi ăn và tỉnh ngủ, tôi nhanh chóng chạy đến các nhóm chơi các trò chơi dân gian: ô ăn quan, nhảy lò cò, nhảy dây. Đến chiều muộn muộn, trời ngả tối, ở hồ xuất hiên những đội tình nguyện. Tôi chạy đến cùng tham gia hoạt động của anh chị tình nguyện. Dòng chữ thật to “Bán trà Thái gây quỹ tình nguyện”. Anh chị nhảy những bài nhảy thật đáng mến.
Tối đến cùng trở về nhà sau bữa cơm tối tại bờ hồ. Cả ngày đi và khá mệt nên tôi mau chóng tắm gội và lăn vào giấc ngủ say. Đó là thời gian bố mẹ gác lại công việc vất vả để cùng tôi vui chơi. Không chỉ có những khoảng lặng tuyệt vời mà nó còn là thời gian hạnh phúc nhất mà tôi có được khi cuộc sống công việc của bố mẹ ngập đầu và không có thời gian dành cho tôi.
Thật đang nhớ những giờ khắc đó và tôi thấy thật hạnh phúc khi tôi có một gia đình hạnh phúc như thế. Và từ đó tôi thấy trân trọng khoảnh khắc đáng quý tuyệt vời ấy.
Nguồn: https://vanmauvietnam.com/ke-ve-ngay-chu-nhat-dang-nho-cua-em.html#ixzz6qt4tAbox
Ngày chủ nhật thường là ngày vui chơi và thư giãn của mọi người, chủ nhật nào bố mẹ cũng dành thời gian cho em đi chơi hoặc cùng em vui chơi. Hôm nay cùng vào ngày chủ nhật, em được bố mẹ đưa đi Hồ Gươm chơi.
Ngày chủ nhật trên Hồ Gươm là ngày có phố đi bộ, mẹ em nói cứ vào ba ngày cuối tuần thứ 6 đến chủ nhật là những con đường bao quanh hồ gươm sẽ cấm các loại xe đi vào, chỉ dành riêng cho những người đi bộ. Chính vì thế mà hôm nay trên Hồ Gươm rất đông người đi bộ, em thấy đó là một cách rất an toàn cho những người đi tham quan. Đi quanh hồ em nhìn thấy những hàng liễu xanh rủ xuống mặt hồ, chầm chậm bước đi trên con đường lát gạch bờ hồ em thấy một cảm giác mát mẻ và trong lành đến khó tả.
Mặt hồ xanh, những hàng cây xanh và bầu trời xanh, mọi thứ màu xnah mang lại cảm giác tươi mát và tràn đầy sức sống. Giữa lòng hồ là Tháp Rùa, bố em đang cầm chiếc má ảnh hướng ra phía Tháp Rùa để chụp, cảnh đẹp như vậy nếu không lưu giữ lại quả là hối tiếc. Em còn nhớ đến câu truyện vua Lê Lợi trả gươm thần cho rùa vàng ở Tháp Rùa này. Sau khi đi một vòng quanh hồm chân em đã khá mỏi và thấm mệt, mẹ mua cho em que kem Tràng Tiền. Kem ở đây có một vị ngon mà dù em đã ăn kem ở nhiều nơi cũng không thấy ngon bằng, quán kem rất đông, phải đứng chờ mãi tói lượt mua để được ăn.
Trong thế giới các loại cây, bất kì một cây nào cũng có những vẻ đẹp riêng, đem lại những lợi ích to lớn cho con người. Nhưng có lẽ đối với em, cây bàng chính là loại cây mà em yêu thích nhất.
Tuổi thơ trong em là những năm tháng gắn bó bên bà ngoại và bên vườn cây lúc nào cũng trĩu quả của bà. Trong khu vườn nhỏ đó, có rất nhiều cây ăn quả như ổi, khế, nhãn và các loại rau do bà trồng. Nhưng em lại có tình cảm đặc biệt nhất với cây bàng. Cũng bởi vì nó đã gợi ra trong em những kỉ niệm về bà ngoại - người em yêu thương nhất trong cuộc sống này. Cây bàng nằm trước lối đi vào bên trong khu vườn. Mỗi lần nghỉ hè, bố mẹ đều cho em về thăm bà ngoại và ở lại với bà hết ba tháng hè. Hằng ngày, hai bà cháu lại mang ghế ngồi dưới gốc cây bàng. Có khi hai bà cháu ngồi nhặt rau, có khi em nhổ tóc trắng cho bà. Nhưng em thích nhất là khi được bà kể cho nghe những câu chuyện cổ tích. Những lúc như vậy, em vừa lắng nghe tiếng bà kể chuyện vừa ngước nhìn lên để ngắm nhìn cây bàng thật kỹ.
Bà ngoại bảo cây bàng này đã được trông từ khi bà còn rất nhỏ. Cho đến bây giờ thì có lẽ nó đã sống được hàng chục năm. Nếu tính về tuổi tác, có lẽ em phải gọi cây bàng là một cụ già. Nhưng nhìn bề ngoài cây không hề có dáng vẻ yếu ớt. Thân cây bàng khá to, có lẽ phải đến vòng tay của hai người lớn mới ôm hết. Những lớp vỏ xù xì có màu nâu bao bọc lấy thân cây như một lớp bảo vệ mà thiên nhiên đã dành cho các loại thực vật. Ở phía dưới, những chùm rễ cây to tướng nổi trên mặt đất. Nhưng đó không phải là do cây đã chết, mà là những chiếc rễ cây ấy sau nhiều năm đã phát triển mạnh mẽ đến nỗi vượt lên cả mặt đất. Những chiếc rễ cây với nhiều hình thù khác nhau đã trở thành một điểm dừng chân ngồi nghỉ của nhóm bạn của em vào mỗi trưa hè nóng bức. Tán cây to và rộng. Nó giống như một chiếc ô khổng lồ che mưa, che nắng cho con người vậy. Thật tuyệt vời mỗi khi ngồi dưới gốc cây bàng nhìn lên thấy được màu xanh tươi mát của những tán lá. Còn tuyệt vời hơn là những trưa hè đầy nắng, từng ánh nắng vàng xuyên qua những tán cây chiếu xuống mặt đất đã tạo ra một khung cảnh tuyệt đẹp, giống như mặt đất đang nở hoa vậy. Vậy đó, nếu nhìn hình dáng của cây bàng có ai nghĩ rằng nó đã hàng chục năm tuổi?
Đẹp nhất là mỗi khi hè về, cây bàng ra hoa. Những bông hoa nhỏ li ti có hình ngôi sao. Hoa bàng có màu trắng ngà. Hương thơm dịu nhẹ. Hương hoa bàng kết hợp cùng với hương thơm của các loài hoa khác trong khu vườn tạo ra một bầu không khí thật dễ chịu. Khi hoa bàng rụng, sân nhà bà ngoại giống như một tấm thảm trắng trông thật đẹp khiến em cảm thấy rất thích thú. Cây bàng tuy là thuộc nhóm cây cảnh nhưng cũng có quả. Quả bàng có màu xanh, hình thoi và khá nhỏ. Khi chín, quả cũng ngả sang màu vàng và cũng có mùi thơm nhưng tiếc là không ăn được. Em cùng nhóm bạn trong xóm thường nhặt những quả bàng đã rụng xuống sân để chơi nấu ăn, chơi đồ hàng. Đó quả thật là những trò chơi hấp dẫn của mỗi đứa trẻ khi được về quê chơi.
Cây bàng cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Không chỉ là đem lại bóng mát vào những ngày hè nắng nóng. Thân cây bàng đã trở thành nhà của rất nhiều những chú chim nhỏ. Những tiếng chim kêu ríu rít khiến cho không gian làng quê thêm nhộn nhịp, vui tươi hơn. Quan trọng nhất là đối với những đứa trẻ như chúng em, cây bàng giống như một người bạn gắn bó và thân thiết vậy. Chắc hẳn sân trường nào mà không có sự có mặt của loài cây ấy. Cùng với cây phượng vĩ, cây bằng lăng thì cây bàng cũng gắn bó không kém phần thân thiết với mỗi cô cậu học trò. Lá bàng ép trong trang vở như một món đồ kỉ niệm của tuổi học trò. Quả bàng trong những giờ ra chơi là vũ khí đắc lực để những cậu học trò nghịch ngợm “chiến đấu” với nhau. Còn riêng em, nó chính là người bạn đã cất giữ thật nhiều kỉ niệm của em về bà ngoại. Những kỉ niệm rất đỗi thân thương. Tuy bà đã không còn nữa, nhưng mỗi lần về quê nhìn thấy cây bàng là em lại nhớ đến hình ảnh hiền từ của bà khi quạt cho em ngủ, khi kể cho em những câu chuyện cổ tích xưa, khi cùng bà ăn bữa cơm gia đình đầy ấm cúng. Biết bao kỷ niệm thật đẹp và đáng trân trọng.
Trong khoảng trời tuổi thơ, cây bàng đã ghi lại cho em những tình cảm thật tốt đẹp. Hy vọng rằng, dù cho thời gian có qua đi, nhưng cây bàng của bà ngoại vẫn sẽ mãi còn đó, để gợi nhắc nhớ về một người mà em luôn yêu mến.
(k mk với hơn bị mỏi tây nghen )
Sân trường em trồng rất nhiều loại cây bóng mát nhưng em yêu nhất là cây bàng ở góc sân.
Cây bàng cao chừng ba mét. Tán cây xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to bằng một vòng tay em. Vỏ cây xù xì, màu nâu sẫm. Trên lớp vỏ màu nâu ấy có những u cục nổi lên như người bị bướu. Nhưng mấy ai biết được đằng sau lớp gỗ màu nâu xấu xí ấy là dọng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Cành cây như những cánh tay khổng lồ đang vươn ra để đón lấy ánh nắng mặt trời. Lá bàng hình bầu dục. Có lá to bằng bàn tay người lớn, có lá chỉ nhỏ bằng bàn tay em. Màu của lá cũng phục thuộc vào kích thước của lá. Lá bàng to thường có mầu sẫm hơn những lá bàng non mới nhú. Quả bàng to bằng viên bi lu, càng về sau càng thon lại. Khi chín, quả có màu vàng trong rất đẹp mắt. Lũ học trò chúng em thường rủ nhau hái những trái bàng, đạp nát lớp vỏ bên ngoài để tìm đến phần tinh túy rất thơm và bùi ở bên trong. Chẳng biết từ bao giờ quả bàng đã trở thành một trong những món ăn bỏ túi của học trò chúng em. Có lẽ người ta hay thấy lá bàng và quả bàng, mà ít ai biết rằng cây bàng cũng ra hoa. Hoa bàng có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa. Chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Phải thật tinh mới nhìn thấy những bông hoa bàng duyên dáng ẩn núp sau những tán lá rậm rạp.
Mùa đông, cây bàng khẳng khiu trụi lá. Khi xuân về lại như thay da đổi thịt. Những mầm non sau một kì đông được ấp ủ hé ánh mắt tinh nghịch đón chào nàng xuân ấm áp. Và khi hè sang, cả cây bàng bừng lên một màu xanh thẫm, tỏa bóng râm mát khắp một vùng rộng lớn. Khi những cơn mưa rào đã đi xa, những chiều gió se lạnh tràn đến, ấy là lúc thu đã vào mùa. Cả cây bàng nhuộm một màu vàng rực rỡ. Sắc vàng của lá thấm đẫm gió sương từ cuối thu sang đông, biến thành một màu đỏ ối. Những lúc ấy, cây bàng thật đẹp như một ngọn lửa sưởi ấm tiết trời giá lạnh của nàng Đông buốt giá.
Dưới gốc bàng tuổi thơ ấy, em đã có biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn bên thầy cô, bạn bè và mái trường. Rồi đây, mai này, khi lớn khôn, cây bàng nơi sân trường vẫn sẽ mãi là một tình yêu trong em, một nốt trầm để gợi nhớ về những năm tháng đầu đời đẹp đẽ.
còn thêm bài nữa cơ
1/Tiên học lắc.Hậu học bay.Đập đá quay tay.Tu hành chính quả.
2/Giết gà,dọa khỉ.
3/Chó ăn đá.Gà ăn mắm tôm.
4/Lá lành đùm lá rách.Lá rách đùm lá nát.Lá nát nó đùm cái lá tả tơi.
5/Cứu một mạng người bằng xây bảy tháp phù đồ.
6/Vui lòng khách đến,vừa lòng khách đi.
7/Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió.
8/Trước lạ sau quen.
9/Với tôi tất cả là hư vô.Chỉ có cá khô là...ăn suốt.
1 . Ông chẳng bà chuộc:
Sự tích xưa, có người đánh rơi viên ngọc, vợ chồng Chẫu Chàng bắt được. Người ấy xin chuộc lại. Vợ đồng ý “chuộc thì chuộc”, chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc”. Sự bất hòa của vợ chồng Chẫu Chàng, do nhân dân tưởng tượng ra, đã tạo nên thành ngữ này để diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác. Nhiều thành ngữ như “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Ông nói gà bà nói vịt” cũng diễn đạt ý này.
2. Quan xa nha gần: (Quan thì xa, bản nha thì gần)
Nha là phòng giấy của các quan. Nha môn là cửa quan. Nha lại là những người làm việc ở phòng giấy các quan. Ngày trước, khi người dân có việc kêu kiện, bọn nha lại thường làm khó dễ để vòi tiền. Vì vậy mới có câu thành ngữ này.
3. Ra môn ra khoai:
Thành ngữ này có nghĩa là rành mạch, rõ ràng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn. Khoai môn là khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ. Thành ngữ này thường bị nói lầm “ra ngô ra khoai”. Cây ngô và cây khoai không thể lầm được.
4. Rách như tổ đỉa:
Có người tưởng tổ đỉa là tổ con đỉa. Cũng chưa ai biết con đỉa có tổ hay không. Tổ đỉa ở thành ngữ này là cây tổ đỉa, một loại cây thường mọc ở ven bờ ao. Cây tổ đỉa có lá như lá cây đinh lăng, trông lởm chởm và rách như xé ra từng mảnh nhỏ. Vì vậy, ai mặc rách rưới quá, người ta thường nói “rách như tổ đỉa.”
5. Rối như bòng bong:
Nếu quan sát một người ngồi vót nan để đan rổ rá, ta thấy những xơ tre nứa mỏng cuộn xoắn vào nhau thành một mớ, khó gỡ ra được. Đó là mớ bong bong. Thành ngữ ta còn có câu: rối như tơ vò, rối như canh hẹ, rối như gà mắc tóc, rối tinh rối mù. Thành ngữ “rối như bong bong” dùng để chỉ tâm trạng hoặc sự việc khó gỡ ra được vì không tìm thấy đầu mối.
6. Sáng tai họ, điếc tai cày:
Thành ngữ này có nghĩa lười biếng, không chăm chỉ làm việc. Khi cày ruộng, người đi cày hô “họ”thì trâu đứng lại ngay, vì nó được nghỉ. Nếu hô “vắt” thì phải kéo cày.
Nguyễn Khuyến, trong bài “Anh giả điếc” có câu:
Trong thiên hạ có anh giả điếc
Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây
Chẳng ai ngờ: sáng tai họ điếc tai cày
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
7. Sẩy đàn tai nghé:
Thành ngữ này dùng để chỉ sự chia lìa, tan nát của một gia đình hoặc một tập thể nào đó khi mất người đứng đầu. Thành ngữ này bắt nguồn từ đời sống của bầy trâu rừng. Bầy trâu bao giờ cũng có những con trâu đực đầu đàn để chống chọi với thú dữ, bảo vệ cả đàn (thường có trâu cái và bầy nghé con). Nếu mất trâu đầu đàn thì cả đàn sẽ tan tác vì bị thú dữ ăn thịt dần. Sẩy là từ cổ, có nghĩa là mất, chết. Tục ngữ có câu: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”.
8. Sơn cùng thủy tận:
Đây là thành ngữ gốc Hán (cùng là cuối, tận là hết), nơi cuối dãy núi, hết nguồn nước, dùng để chỉ những nơi hẻo lánh, hoang vu. Một thành ngữ khác thâm sơn cùng cốc cũng để diễn đạt ý này. (Thâm sơn là núi sâu, cùng cốc là cuối hang núi)
9. Sơn hào hải vị:
Sơn hào là món ăn quý lấy từ động vật rừng như bàn chân gấu, lộc nhung. Hải vị là món ăn quý lấy từ biển như bào ngư, hải sâm…
Thành ngữ này dùng để chỉ các món ăn sang trọng. Câu này gần nghĩa với câu “Cao lương mĩ vị” (cao là thịt béo, lương là gạo trắng, mĩ vị là ngon miệng)
10. Sư tử Hà Đông:
Các thành ngữ này đều dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen.
– Hà Đông là một địa danh Trung Quốc, tục truyền có nhiều sư tử và sư tử cái thường bắt nạt sư tử đực. Ông Trần Quý Thường, bạn thân của Tô Đông Pha, có bà vợ hay ghen. Tô Đông Pha liền làm bài thơ đùa bạn, trong đó có câu:
Hốt kiến Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc phủ tâm mang nhiên.
(Chợt nghe tiếng sư tử Hà Đông rống lên. Đang chống gậy lòng hoảng hốt đánh rơi cả gậy).
11. Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa:
Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị nghi là hái chộm đào. Khi đi qua ruộng dưa, dù dép có bị đứt quai cũng đừng cúi xuống sửa, sẽ bị nghi là hái trộm dưa.
Câu này ý nói tình ngay lí gian, khuyên ta nên đề phòng để tránh bị ngờ oan :
Qua: Dưa, trái dưa, như dưa hấu, dưa leo. Điền: ruộng. Lý: cây lý, cây mận. Hạ: dưới. Qua điền: ruộng dưa. Lý hạ: dưới cây lý. Thành ngữ trên nói đầy đủ là: Qua điền bất nạp lý, lý hạ bất chỉnh quan. Nghĩa là: Nơi ruộng dưa thì không nên xỏ giày, dưới cây lý thì không nên sửa nón.
12. Nằm gai nếm mật:
Câu này nói lên sự chịu đựng vất vả gian khổ để mưu việc lớn. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Câu Tiễn là vua nước Việt bị Phù Sai là vua nước Ngô bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục. Khi được thả về, Câu Tiễn thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh bại được Ngô Phù Sai.
13. Năm thì mười họa:
Trong tiếng Việt, thì còn đọc là thời (có nghĩa là lúc, thủa). Ví dụ: thời son trẻ, đương thì con gái, tứ thời, thời gian, thời tiết. Còn họa là từ thuần Việt có nghĩa là ít có, có chăng.
Ví dụ:
– Sắc đành đòi một, tài đành họa hai (Truyện Kiều)
– Vào sinh ra tử họa là thấy nhau (Truyện Kiều).
(Đừng lầm với họa từ Hán. Họa là vẽ (họa sĩ), họa là đáp lại (họa vần thơ), họa là tai vạ rủi ro (họa vô đơn chí)).
Thành ngữ năm thì mười họa có nghĩa là thỉnh thoảng, họa hoằn mới có.
14. Ngựa quen đường cũ:
Thành ngữ này vốn gốc ở thành ngữ Hán “Lõa mã thức đồ”. Do đâu có thành ngữ này? Chuyện xưa kể rằng: Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc cất quân đi là mùa xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản trọng bèn tâu:
– Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường. Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về.
Trước kia, thành ngữ này được hiểu theo nghĩa: người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc.
Ngày nay, thành ngữ này mang nghĩa xấu dùng để chỉ những người không chịu rời bỏ thói hư tật xấu.
15. Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng:
Câu này vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng. Nghĩa đen thì ai cũng hiểu. Nguồn nước có trong thì dòng nước mới trong, gốc cây có thẳng thì cây mới vươn thẳng lên được.
Nhưng nghĩa bóng mới là nghĩa có tác dụng giáo dục mọi người. Trong một gia đình, bố mẹ phải làm gương tốt cho con cái. Nếu bố mẹ làm điều bậy (nguồn đục, gốc cong) thì con sẽ bị nhiễm thói xấu. Có một câu ca dao đầy chất châm biếm:
Con ơi nghe lấy lời cha
Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.
Bố xấu như vậy thì con cũng sẽ thành trộm cắp. Trong gia đình, bố mẹ cần sống tốt để làm gương cho con cái.
16. Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò:
Đây là thành ngữ chỉ nghề làm gốm sứ. Muốn có sản phẩm tốt phải chú ý ba yếu tố: xương, da, dạc lò. Xương là chất đất để nặn ra sản phẩm, da là chất men dùng tráng mặt ngoài của sản phẩm (có vài chục chất men để tạo màu sắc khác nhau), dạc lò là độ nóng của lửa nung. Cũng có người giải thích dạc lò là hình dáng lò nung. Lò nung phải xây đúng cách để khi nung, độ nóng tỏa đều khắp thì sản phẩm mới đẹp.
1. Sông Đáy
2. Sông Thương
3. Sông Hương
4. Sông Thái Bình
5. Sông Luộc
6. Sông Hồng
7. Sông Hát
8. Sông Mê Kông
9. Sông Gâm
10. Sông Mã
11. Sông Cả
12. Sông Lô
13. Sông cửu Long
14. S Sông Ngân Hà
15. Sông Hương
16. Sông Đồng Nai
17. Sông Hồng
18. Sông Kỳ Cùng
Mở bài
– Giới thiệu về con trâu mà em tả: Con trâu của gia đình em nuôi hay con trâu mà em có dịp nhìn thấy ngoài đồng.
Thân bài
– Tả về ngoại hình bên ngoài của con trâu:
+ Là một chú trâu đực có lớp da dày màu đen bóng trông rất lực lưỡng và hung tợn
+ Nổi bật trên khuôn mặt con trâu là 2 cái sừng dài cong vút.
+ Hai lỗ tai to bè như cánh quạt lâu lâu lại phe phẩy xua đuổi lũ ruồi vo ve trước mặt.
+ Đôi mắt của con trâu đen láy tròn xoe rất dễ thương
+ Miệng con trâu rất to và nó liên tục nhồm nhoàm nhai cỏ. Và con trâu nó không có hàm răng trên nên mỗi lần nó ăn cỏ là lại thè chiếc lưỡi to bè ra liếm lấy bụi cỏ tạo nên âm thanh bục bục
+ Hai lỗ mũi con trâu cũng to và liên tục thở phì phò phì phò
+ Bốn chân của con trâu cao và to gần bằng cột nhà
+ Phía sau là cái đuôi dài có dính một ít lông, và chiếc đuôi phẩy qua phẩy lại 2 bên mình liên tục để đuổi bầy ruồi.
– Tả về hành động của con trâu
+ Là con trâu đực nên nó khá hung dữ, người lạ đến đụng vào người nó là quay đầu lại và khịt khịt mũi rất đáng sợ.
+ Đang gặm cỏ nhưng chốc chốc nó lại ngẫng đầu lên như đang quan sát có ai đến quấy rầy nó không.
+ Khi phát hiện có con trâu đực khác đi lại gần là nó gầm lên Ọ Ọ Ọ và giương cặp sừng lên cảnh báo không cho lại gần.
+ Mỗi ngày con trâu này giúp ích cho gia đình em rất nhiều, nó kéo xe chở đất, chở phân và cày ruộng rất khỏe.
+ Khi nào ba em đeo xe vào cho nó kéo là em leo lên ngồi trên lưng nó cảm giác rất tuyệt như đang cởi ngựa trong mấy bộ phim trên tivi
+ Vào thời gian gặt lúa mùa hè con trâu làm việc rất vất vả, nó liên tục phải chở lúa gặt ngoài đồng về cho nhà em rồi những nhà hàng xóm thuê. Nên vào buổi tối nó được ba em cho ăn rất nhiều và còn tắm cho nó nữa.
Kết bài
– Em rất yêu quý con trâu này, hàng ngày em đều đi với nó như một người bạn thân thiết. Và ba em cũng thường hay nói Con trâu là đầu cơ nghiệp nên cả nhà em rất quan tâm chăm sóc nó.
I. Mở bài: giới thiệu về con trâu Việt Nam
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công...”
Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc của con trâu
- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy
- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa
2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam
- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu có sừng
- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam
- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con
3. Lợi ích của con trâu Việt Nam
a. Trong đời sống vật chất thường ngày
- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng án: cày, bừa,
- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo
- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân
- Trâu có thể lấy thịt
- Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,…
b. Trong đời sống tinh thần
- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam
- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
4. Tương lai của trâu
Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Máy móc kĩ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày,….
- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam
- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam
Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trường thì "bác" đã già, già lắm.
Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.
Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp được nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già.
Ở sân trường tôi có một cây phượng.Cây phượng do bác bảo vệ trồng.Tôi không rõ cây phượng được trồng bao lâu nhưng khi vào lớp 1,tôi đã thấy ''bác'' phượng đứng sừng sững giữa sân trường.
Nhìn từ xa,cây phượng tỏa bóng che rợp cả một khoảng một trống trước sân.Thân cây cao,lớn,có màu nâu và được quét vôi trắng xung quanh.Gốc cây dài như những con rắn quấn lấy thân cây.Lá phượng có màu xanh lá,nhỏ nhắn như lá me non.Hoa mọc từng chùm chứ không riêng lẻ,có màu đỏ hoặc tím.hoa phượng đỏ rực và tiếng ve kêu là những hình ảnh,âm thanh quen thuộc của mùa hè.nụ hoa phượng có màu xanh nhỏ xinh.''Tùng!Tùng!'' giờ ra chơi đã đến,chúng tôi thường tụ tập dưới gốc cây phượng vui chơi,đọc sách,ôn bài hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa,có những cô cậu học học trò đi nhặt hoa phượng ép vào trang vở làm kỉ niệm.
Tôi rất yêu quý cây phượng vì không những chúng cho ta bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm cho sân trường tôi thêm đẹp.Cây phượng đã chứng kiến nhiều kỉ niệm vui buồn của tôi ở tuổi học trò.Dù sau nay có đâu xa,tôi vẫn nhớ mãi về gốc phượng tuổi thơ.
Trả lời:
Câu chưa hoàn chỉnh là: Màu sắc phong phú của những loài hoa.
câu Mà sắc phong phú của những loài hoa. là câu chưa hoàn chỉnh
Vì hoa học trò là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ của học sinh, làm cho học sinh khi nghĩ hè vẫn phải nhớ mãi tới cây phượng già cỗi quanh năm chịu mưa chịu nắng ở sân trường, làm cho bao học sinh phải nhớ nhung, quyến luyến ngôi trường đã cùng mình lớn khôn
vì hoa học trò gắn liền với tuổi thơ,khi nghỉ hè học sinh vẫn nhớ nhung về hoa học trò.
vừa buồn maf lại vừa vui;vui vì sắp được nghỉ hè,còn buồn vì mùa thi sắp đến hoặc vì sắp phải chia tay hoa học trò
Từ ghép tổng hợp: , san sẻ, gắn bó, giúp đỡ
Từ ghép phân loại: bạn học, bạn đọc, bạn đường
Cuộc sống của con người luôn phải trải quá trình rèn luyện không ngừng. Bởi rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” - đây là một câu tục ngữ với lời khuyên đúng đắn dành cho con người.
Trước hết, trong vế thứ nhất, “đi” là động từ, chỉ một hành động của con người, sử dụng đôi chân để chi chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” nghĩa là đường, một sự vật được con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Như vậy, “đi một ngày đàng” có nghĩa là một ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa: hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. Như vậy, sàng ở đây là lọc những thứ có giá trị. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Tóm lại câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Cuộc sống là một hành trình, mỗi người bước đi trên hành trình đó đều sẽ học được nhiều điều bổ ích. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành - Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Tất cả đều là những minh chứng cho việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Có ai đó đã từng nói rằng: “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Chính vì vậy nếu chịu khó khám phá, trải nghiệm nhiều thì chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm. Đồng thời, mỗi người nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ. Học sinh càng cần phải tích cực tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.
Cuộc đời là những chuyến đi, bởi sau mỗi chuyến đi đó con người sẽ trưởng thành hơn. Thành công không dành cho những người ngại dấn thân, ngại khám phá. Thành công chỉ đến với những người chủ động học hỏi, tự trải nghiệm cuộc sống này.
Tri thức của loài người là đại dương mênh mông rộng lớn, muốn tiếp thu được khối lượng tri thức khổng lồ ấy không cách gì tốt hơn đó chính là học. Học không chỉ trong sách vở, học tại trường lớp, mà học bằng cách trải nghiệm thực tiễn, đi đây đi đó cũng là cách thức học rất hữu ích. Cũng bởi vậy mà ông cha ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế đăng đối, nhịp nhàng. Trước hết, nghĩa đen của câu tục ngữ này có nghĩa là: “một ngày đàng”, tức là đi xa, đến một địa phương, một nơi khác so với nơi mình ở; “một sàng khôn” tức là học hỏi được những điều mới lạ, những kinh nghiệm hoặc tri thức mới mà địa phương đó mang lại. Nhưng mỗi câu tục ngữ luôn đúc kết kinh nghiệm của ông cha, bởi vậy, nó còn hàm chứa những bài học sâu sắc, có ý nghĩa khái quát. Nội dung của câu tục ngữ đã khái quát một chân lý mang tính quy luật: đi đây đi đó, ra khỏi chốn ao làng đến với thế giới mới chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều: kiến thức mới, văn hóa mới, cách ứng xử, giao tiếp… và chính những điều học hỏi được sẽ giúp ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết quanh quẩn nơi mình được sinh ra thì chẳng khác nào “ếch ngồi đáy giếng” hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, tự làm cho bản thân nhỏ bé, kém cỏi. Bởi vậy, câu tục ngữ cũng là một lời khuyên chân thành khuyên mỗi người nên ra thế giới bên ngoài để mở rộng tầm hiểu biết, trau dồi kiến thức cho bản thân.
Câu tục ngữ quả là một chân lý, chỉ khi đi vào thực tế cuộc sống thì ta mới thực sự hiểu biết và mới thực sự “khôn”. Thực tế đã cho thấy rằng, trường học vĩ đại nhất chính là cuộc đời. Có thể kể đến biết bao người bằng những trải nghiệm thực tế mà họ đã đạt được đến thành công như: Ru-xô, Ê-di-son … tấm gương rõ nhất chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ có lòng ham học, sự thông minh mà bằng vốn trải nghiệm nhiều nơi, nhiều đất nước đã giúp Bác hấp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, sàng lọc và tìm được con đường cứu nước đúng đắn nhất cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Bác, nhân dân ta đã thoát khỏi ách nô lệ, trở thành quốc gia độc lập, tự do. Trong cuộc sống hiện nay, việc “đi một ngày đàng” lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn nữa. Quá trình hội nhập, đòi hỏi con người phải liên tục cập nhật tri thức mới, tiếp thu tinh hoa của nhân loại nếu không đi thực tế trải nghiệm chúng ta khó có thể tiếp thu được lượng tri thức khổng lồ đó.
Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết chúng ta cần chăm chỉ học tập, nhuần nhuyễn các kiến thức thầy cô giảng dạy. Bên cạnh đó cần chủ động tìm kiếm thêm những tri thức mới để làm giàu thêm kho tàng tri thức cho bản thân. Đây chính là hành trang vững chắc để sau này chúng ta tự tin bước vào cuộc sống.
Câu tục ngữ cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị sâu sắc của nó, đây là lời khuyên quý báu mà cha ông truyền lại cho con cháu. Học tập là một hành trình dài, đầy gian nan và vất vả, bởi vậy chúng ta phải có phương pháp học tập đúng đắn. Biết kết hợp kiến thức sách vở khi học ở trường và trau dồi tri thức, kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống.