K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2020

Cùng với cây phượng vĩ, cây bằng lăng, cây bàng cũng được xem là loài cây gắn liền với tuổi học trò. Còn nhớ, bao vui buồn tuổi thơ, bao kỉ niệm bên mái trường đều được gửi lại dưới gốc bàng thân thuộc. Cây bàng giống như người bạn tri kỉ của nhiều thế hệ học trò, thế nhưng nguồn gốc của nó ra sao, đặc điểm, giá trị của cây bàng thế nào không phải ai cũng biết.

Đã bao giờ bạn tự hỏi “cây bàng từ đâu mà có” chưa? Tôi thì luôn băn khoăn thắc mắc và đi tìm câu trả lời. Theo một số giả thiết, cây bàng có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai, thế nhưng thực hư về nguồn gốc chính xác của nó thì vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi. Cây bàng là loại cây thân gỗ, thuộc họ Trâm Bầu, sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Cho nên, khi quá cảnh về Việt Nam, cây bàng đã thích nghi rất tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta.

Sống trong điều kiện khí hậu thuận lợi nên cây bàng rất dễ trồng và chăm sóc. Cây được trồng bằng cách ươm hạt. Khi trái bàng già, người ta vùi sâu trong đất ẩm một thời gian sau cây sẽ nảy mầm. Từ khi ươm hạt đến lúc cây trưởng thành ta không cần chăm sóc quá nhiều chỉ cần tưới nước, cung cấp chất dinh dưỡng, phun thuốc trừ sâu cho cây là chúng có thể sinh trưởng phát triển tốt. Bàng là loại cây chịu nắng vì thế không được trồng trong bóng râm. Bởi vậy, hình ảnh những cây bàng vươn mình trong nắng, đứng sừng sững, hiên ngang đón chịu nắng gió đã trở nên quen thuộc với mỗi chúng ta.

Từ rất lâu, cây bàng đi vào cuộc sống của con người như một lẽ tự nhiên, bình dị. Nhắc tới cây bàng có lẽ ai ai cũng sẽ hình dung ra được đặc điểm, hình dáng của nó. Bàng là loài cây mọc cao, mọc thẳng, thân cây to lớn, có màu nâu sẫm, sần sùi nứt nẻ. Từ thân cây sẽ tỏa ra thành nhiều cành đối xứng nằm ngang giống như khung của những chiếc ô khổng lồ. Lá bàng to, dài khoảng 20 cm. Tùy theo từng mùa mà sắc tố trên lá có sự thay đổi. Nhờ màu lá mà chúng ta có thể nhận ra được các mùa trong năm. Mùa xuân, cây trồi ra những mầm lá non xanh mơn mởn tràn trề nhựa sống. Hạ về, vòm lá lại khoác lên mình tấm áo xanh mướt, căng bóng, mịn màng. Thu sang, cây bàng lại đằm thắm, lộng lẫy trong màu lá đỏ ối. Rồi đến mùa đông, lớp lá ấy được trút bỏ hết như một sự lột xác để chuẩn bị cho diện mạo mới. Lá bàng thay đổi theo mùa nên người ta hay ví nó như một nàng công chúa kiều diễm, điệu đà không ngừng làm mới mình để đuổi theo màu thời gian. Rễ cây bàng ăn sâu vào lòng đất mẹ để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Bàng là loại hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực, hoa cái mọc trên cùng một cây. Người ta ít để ý đến hoa bàng bởi nó không rực rỡ, lộng lẫy như những loài hoa khác Nó có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ cánh hoa, nhưng nếu nhìn kĩ, ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp tinh khôi, giản dị của những bông hoa bàng ấy. Đặc biệt, tuổi thơ của chúng tôi gắn liền với những trái bàng. Quả bàng thuộc loại quả hạch, bên trong có nhân màu trắng. Khi non, quả bàng có màu xanh, đến lúc chín thì chuyển sang màu đỏ vàng. Còn nhớ mỗi mùa hè, chúng tôi thường rủ nhau đi hái những trái bàng chín ăn. Vị ngọt ngọt, chan chát của nó đến giờ tôi vẫn còn nhớ.

Cây bàng bình dị là thế, ấy vậy mà nó đã đem đến cho con người biết bao lợi ích. Cây bàng có thể được trồng làm cảnh, những nhà sành chơi cây hầu hết đều có trong vườn một cây bàng được tỉa tót rất công phu, tỉ mỉ. Nhưng phổ biến hơn, bàng được trồng để lấy bóng râm. Ở mỗi con đường, hè phố, công viên, sân trường…không khó để ta bắt gặp một cây bàng. Tán bàng rộng đem lại bóng mát, giúp điều hòa không khí, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Dưới gốc bàng người nông dân thường ngồi hóng mát, nghỉ ngơi mỗi khi đi làm về. Đặc biệt, cây bàng có ý nghĩa trọng đối với tuổi học trò. Cây bàng che bóng cho cả sân trường, là nơi lũ bạn chúng tôi trò chuyện, đọc sách, chơi bi,.. trong mỗi giờ giải lao. Bao tâm sự, nỗi niềm học trò cũng được gửi gắm nơi cây bàng ấy. Hè hè, lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau đi hái quả bàng ăn. Quả bàng có vị chua chua, nhân bàng ngậy ngậy còn được dùng làm nguyên liệu chế biến mứt. Gỗ bàng chắc chắn, có khả năng thấm nước tốt nên thường được dùng để làm bàn ghế, giường tủ phục vụ đời sống sinh hoạt của con người. Đặc biệt, một công dụng ít ai biết tới của cây bàng đó là dung làm thuốc trong đông y. Lá bàng có thể chữa được bệnh tiêu chảy, những bệnh về gan và ngăn ngừa ung thư. 

Đặc biệt, cây bàng nhiều lần đi vào thế giới nghệ thuật trở thành món ăn tinh thần của con người. Hình ảnh cây bàng không ít lần xuất hiện trong những ca từ của bài hát. Mỗi khúc ca ngân vang đều chứa đựng tình cảm của người nghệ sĩ: Cây bàng ơi… Toả bóng tháng năm dài, dưới vòm lá, tuổi thơ dễ thương bao mơ mộng đẹp, rồi một sớm lớn khôn nhặt chiếc lá mà lòng nghĩ suy…”. Cây bàng cũng là niềm cảm hứng sáng tác của bao thi sĩ: 

A bàng tốt lắm

Bàng che cho em

Nhưng ai che bàng

Cho bàng khỏi nắng!

(Cây bàng – Xuân Quỳnh)

Hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị của cây bàng khiến chúng ta càng thêm yêu và trân trọng nó. Mai đây dù có đi đến nơi đâu thì cây bàng vẫn sẽ là hình ảnh đẹp khắc sâu trong tim mỗi người.

 “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì...
Đọc tiếp

 “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

 

Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”

 

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

1
7 tháng 12 2020

câu hỏi 

người viết phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ bằng cách nào.Bài văn trên có bố cục mấy phần.Nêu nhiệm vụ của từng phần(lược thành từng ý

nêu cảm xúc,ấn ượng và lời giới thiệu chung của người viết về bài thơ được trình bày trong phần mở bài.Phần kết bài nêu ra những ấn tượng chung như thế nào về bài thơ

6 tháng 12 2020

Tuổi thơ tôi được sống nơi làng quê thanh bình, ở đó có biết bao cảnh đẹp làm say đắm lòng người như cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông hiền hòa thơ mộng, triền đê với những buổi thả diều hả hê tiếng cười,... Mỗi một con người ai ai cũng có một quê hương. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta. Quê hương mang cho ta cái ngây ngô của một thời bồng bột, cái ngọt ngào của những mối tình đầu để rồi ai đi xa cũng nhớ, cũng thương. Mọi thứ ở quê thật bình dị làm sao! Người dân ở quê tôi đều đầu tắt mặt tối với ruộng đồng. Ngày ngày, họ phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm thêm thu nhập. Tuy cuộc sống còn ba chìm bảy nổi nhưng những người dân ở quê tôi đều lạc quan, yêu đời. Nhớ những buổi chiều mùa hè mát rượi, tôi cùng bọn trẻ trong làng chơi thả diều trên cánh đồng mới gặt. Cánh diều như mang những mơ ước của chúng tôi bay cao, bay xa. Quê tôi nổi tiếng với truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Những người con sinh ra ở quê đa số đều đã thành đạt. Tôi yêu quê tôi vô cùng, tôi tin chắc rằng quê tôi sẽ giàu đẹp hơn. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để phát huy truyền thống hiếu học của quê mình.

6 tháng 12 2020

NHIỀU QUẤ

6 tháng 12 2020

Tuổi thơ tôi được sống nơi làng quê thanh bình, ở đó có biết bao cảnh đẹp làm say đắm lòng người như cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông hiền hòa thơ mộng, triền đê với những buổi thả diều hả hê tiếng cười,... Mỗi một con người ai ai cũng có một quê hương. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta. Quê hương mang cho ta cái ngây ngô của một thời bồng bột, cái ngọt ngào của những mối tình đầu để rồi ai đi xa cũng nhớ, cũng thương. Mọi thứ ở quê thật bình dị làm sao! Người dân ở quê tôi đều đầu tắt mặt tối với ruộng đồng. Ngày ngày, họ phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm thêm thu nhập. Tuy cuộc sống còn ba chìm bảy nổi nhưng những người dân ở quê tôi đều lạc quan, yêu đời. Nhớ những buổi chiều mùa hè mát rượi, tôi cùng bọn trẻ trong làng chơi thả diều trên cánh đồng mới gặt. Cánh diều như mang những mơ ước của chúng tôi bay cao, bay xa. Quê tôi nổi tiếng với truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Những ngườ

6 tháng 12 2020

Trong dân ca VN ko thể thiếu những câu thành ngữ, tục ngữ về tình yêu, tình bạn. VD như:

"Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè"

Các bạn ai ai cũng đều có ít một người bạn chứ?Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Ôi! Có tình bạn chỉ là thoáng qua, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau và ta luôn hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biết nâng niu, trân trọng trong từng khoảnh khắc thì nó sẽ luôn lớn mãi và phát triển bền vững. Nhưng nếu ta để nó úa tàn thì sẽ không thể níu kéo được nữa. Tình bạn quý giá như vậy đấy, hãy giữ lấy và đừng để tuột mất tình cảm thiêng liêng này.

6 tháng 12 2020

thoiwf gian rats quy gia

4 tháng 12 2020

 Chỉ ra cách chơi chữ sau câu đây :

           a) Ngả lưng cho thế gian ngồi 

\(\rightarrow\)Cái phản

b) Da trắng vỗ bì bạch

            Rừng sâu mưa lâm thâm

\(\rightarrow\)da-bì, trắng bạch