Phát biểu cảm nghĩ của em về loài hoa ngày Tết (Hoa đào)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạo lực học đường giờ đây đang trở thành một vấn đề nóng hơn bao giờ hết khi mà lướt qua các mạng xã hội, các trang báo điện tử tràn lan các thông tin về nạn bạo lực học đường. Nhà trường chính là ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh. Tuy nhiên sẽ như thế nào khi các em lại cảm thấy sợ hãi hay cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?
Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó thường xảy ra giữa những học sinh, bao gồm cả việc dọa nạt, tẩy chay hay đánh đập giữa các học sinh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về vấn đề này, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1800 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Có thể nói đây là một con số đáng báo động đỏ về vấn nạn này.
Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng này đó chính là do bản thân học sinh, sự thay đổi về mặt tâm sinh lí với một cái tôi cá nhân quá cao .Chỉ cần những tác động, những kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến học sinh học theo, ví dụ như những clip bạo lực trên mạng. Và nguyên nhân chính nữa là do phía gia đình, nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”, bố mẹ ít quan tâm đến con cái hoặc thường xuyên nặng lời quát tháo.
Vấn đề này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, là biểu hiện về việc đạo đức của học sinh ngày càng xuống cấp . Nó khiến cho học sinh trở nên hung hăng hơn, và nạn nhân thì trở nên sợ sệt, không muốn đến trường vì sợ gặp kẻ bắt nạt . Nó làm xấu đi hình ảnh của những học sinh thơ ngây trong mắt cộng đồng, xã hội.
Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp cho vấn đề này.Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường,giáo viên để uốn nắn, tránh phân biệt đối xử.
Như vậy, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của cá nhân trường học mà còn là vấn đề của chính cộng đồng, xã hội. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.
Bài làm mang tính chất tham khảo nha...
Cho tớ 1 like nhé
Bạo lực học đường là một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân. Để ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng này, cần có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và xã hội.
Về phía gia đình, cha mẹ cần quan tâm đến con cái hơn, thường xuyên trò chuyện, chia sẻ để hiểu được tâm tư, tình cảm của con. Đồng thời, cha mẹ cần giáo dục con về cách ứng xử văn minh, lịch sự, biết tôn trọng người khác.
Về phía nhà trường, cần tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giúp các em hiểu rõ hậu quả của bạo lực học đường. Bên cạnh đó, nhà trường cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các hành vi bạo lực học đường, nhằm răn đe và giáo dục các em.
Về phía xã hội, cần tạo ra môi trường lành mạnh, văn minh để giáo dục học sinh. Các phương tiện truyền thông cần tích cực tuyên truyền, giáo dục về bạo lực học đường, giúp mọi người nâng cao nhận thức về vấn đề này.
Mỗi cá nhân cần có ý thức đấu tranh chống lại bạo lực học đường. Nếu chứng kiến các hành vi bạo lực học đường, hãy lên tiếng can ngăn, tố cáo kịp thời.
Dưới đây là một số giải pháp cụ thể để ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực học đường:
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
- Tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em biết cách ứng xử trong các tình huống.
- Nâng cao nhận thức của cha mẹ, giáo viên và xã hội về bạo lực học đường.
- Xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực học đường, nhằm răn đe và giáo dục các em.
Bạo lực học đường là vấn đề cần được giải quyết một cách triệt để, đòi hỏi sự chung tay của cả xã hội. Hãy cùng chung tay xây dựng một môi trường học tập an toàn, lành mạnh cho tất cả học sinh.
Bất tử danh tướng Hùng Linh Công sinh ra và hóa ở vùng đất Hiệp Hòa, Bắc Giang, thờ phụng ở Đền IA (Yên Sơn linh tích) đến nay khoảng 3700 năm.
Theo truyền thuyết và các tài liệu thư tịch cổ, đời Hùng Vương thứ VI, quan xứ Kinh Bắc là Hùng Nhạc hơn 60 tuổi, vợ ngoài 40 tuổi, vẫn chưa có con trai. Ngày đầu xuân, ông bà đi vãn cảnh trên dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu), qua vùng núi thì trời tối. Họ vào đền Y Sơn nghỉ, lễ phật cầu phúc.
Đêm ấy xảy ra thần mộng, từ đó, phu nhân có thai. 12 tháng sau, nhằm vào ngày 12/10 năm Đinh Hợi, bà sinh ra con trai "tay chân mập mạp, hình dong tựa lân hổ, cốt cách tựa bách tùng". Ông bà đặt tên là Hùng Linh Công.
Hùng Linh Công khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, 15 tuổi cao 9 thước, hàm én, mắt phượng, mày ngài. Đôi vai có thể đỡ trăm cân đá rắn, lại tỏ ra là thiên tư hiểu biết, đức độ hơn người.
Một hôm, muốn trực tiếp xem sự thật của tin đồn, vua Hùng truyền chỉ gọi Linh Công vào triều để thử tài. Linh Công đối đáp trôi chảy về quản quân, trị nước, an dân, được vua xuống chỉ giao làm Bồ Thống.
Tương truyền, lúc bấy giờ, nhiều nơi thường có hổ dữ hại dân. Vua bèn sai Linh Công đem 500 binh mã vào nơi núi cao, rừng sâu để trừ diệt.
Khi quân của Linh Công đến giáp giới ngọn núi nào, hổ dữ nơi ấy đều gầm gào ra tự phục. Chỉ sau 5 tháng, tất cả hổ dữ đều bị bắt sống. Từ đó, nhà nhà được yên ổn. Vua phong cho Hùng Linh Công làm Thống quốc quân giám tả phụ, trông coi xứ Kinh Bắc.
Lúc bấy giờ, giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, nhân dân nhiều vùng bị cướp phá, tướng sĩ triều đình hao tổn nhiều. Trước tình thế nguy nan, vua cho triệu Hùng Linh Công về triều. Linh Công tâu rằng "vua sai tới đó không dám từ nan. Đất này đánh thì khó, giữ thì dễ do dựa vào mép sông, có thế ỷ dốc".
Vua liền ban cho Hùng Linh Công một thanh kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng mệnh, bái tạ trước thềm rồng, lĩnh chỉ điều quân đánh giặc. Khi đến đất Hiệp Hòa, danh tướng còn chiêu mộ thêm hàng trăm dân khỏe mạnh. Linh Công trú quân tại đây, kiên trì giữ vững để bồi dưỡng binh sĩ trước khi xuất quân đánh trận.
Cũng theo truyền thuyết, sau khi Linh Công xuất binh, vua cho lập đàn tế trời đất. Ba ngày sau, gió mưa bỗng nổi đùng đùng, trời đất tối tăm, một ông già cao 9 thước xuất hiện. Vua cẩn mời vào nội điện hỏi việc dẹp giặc ngoại xâm, ông lão nói "nếu cầu được bậc hiền tài thì giặc Ân sẽ bình được".
Bài làm:
Bất tử danh tướng Hùng Linh Công sinh ra và hóa ở vùng đất Hiệp Hòa, Bắc Giang, thờ phụng ở Đền IA (Yên Sơn linh tích) đến nay khoảng 3700 năm.
Theo truyền thuyết và các tài liệu thư tịch cổ, đời Hùng Vương thứ VI, quan xứ Kinh Bắc là Hùng Nhạc hơn 60 tuổi, vợ ngoài 40 tuổi, vẫn chưa có con trai. Ngày đầu xuân, ông bà đi vãn cảnh trên dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu), qua vùng núi thì trời tối. Họ vào đền Y Sơn nghỉ, lễ phật cầu phúc.
Đêm ấy xảy ra thần mộng, từ đó, phu nhân có thai. 12 tháng sau, nhằm vào ngày 12/10 năm Đinh Hợi, bà sinh ra con trai "tay chân mập mạp, hình dong tựa lân hổ, cốt cách tựa bách tùng". Ông bà đặt tên là Hùng Linh Công.
Hùng Linh Công khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, 15 tuổi cao 9 thước, hàm én, mắt phượng, mày ngài. Đôi vai có thể đỡ trăm cân đá rắn, lại tỏ ra là thiên tư hiểu biết, đức độ hơn người.
Một hôm, muốn trực tiếp xem sự thật của tin đồn, vua Hùng truyền chỉ gọi Linh Công vào triều để thử tài. Linh Công đối đáp trôi chảy về quản quân, trị nước, an dân, được vua xuống chỉ giao làm Bồ Thống.
Tương truyền, lúc bấy giờ, nhiều nơi thường có hổ dữ hại dân. Vua bèn sai Linh Công đem 500 binh mã vào nơi núi cao, rừng sâu để trừ diệt.
Khi quân của Linh Công đến giáp giới ngọn núi nào, hổ dữ nơi ấy đều gầm gào ra tự phục. Chỉ sau 5 tháng, tất cả hổ dữ đều bị bắt sống. Từ đó, nhà nhà được yên ổn. Vua phong cho Hùng Linh Công làm Thống quốc quân giám tả phụ, trông coi xứ Kinh Bắc.
Lúc bấy giờ, giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, nhân dân nhiều vùng bị cướp phá, tướng sĩ triều đình hao tổn nhiều. Trước tình thế nguy nan, vua cho triệu Hùng Linh Công về triều. Linh Công tâu rằng "vua sai tới đó không dám từ nan. Đất này đánh thì khó, giữ thì dễ do dựa vào mép sông, có thế ỷ dốc".
Vua liền ban cho Hùng Linh Công một thanh kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng mệnh, bái tạ trước thềm rồng, lĩnh chỉ điều quân đánh giặc. Khi đến đất Hiệp Hòa, danh tướng còn chiêu mộ thêm hàng trăm dân khỏe mạnh. Linh Công trú quân tại đây, kiên trì giữ vững để bồi dưỡng binh sĩ trước khi xuất quân đánh trận.
Cũng theo truyền thuyết, sau khi Linh Công xuất binh, vua cho lập đàn tế trời đất. Ba ngày sau, gió mưa bỗng nổi đùng đùng, trời đất tối tăm, một ông già cao 9 thước xuất hiện. Vua cẩn mời vào nội điện hỏi việc dẹp giặc ngoại xâm, ông lão nói: "Nếu cầu được bậc hiền tài thì giặc Ân sẽ bình được."
Lối sống chậm là một phong cách sống đang trở nên phổ biến trong thời đại hiện nay. Nó tập trung vào việc giảm bớt sự vội vã, áp lực và stress trong cuộc sống hàng ngày của con người. Thay vì chạy đua với thời gian, người ta tìm cách tận hưởng từng khoảnh khắc, đơn giản hóa cuộc sống và tập trung vào những điều quan trọng nhất.
Lối sống chậm không chỉ giúp con người giảm stress mà còn giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng và tăng cường sự tập trung. Nó cũng giúp con người có thêm thời gian để tận hưởng cuộc sống, tìm kiếm niềm vui và hạnh phúc trong những điều đơn giản nhất.
Tuy nhiên, lối sống chậm cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Để thực hiện được lối sống này, con người cần phải thay đổi thói quen, tập trung vào những điều quan trọng và bỏ qua những thứ không cần thiết. Chúng ta cần học cách đánh giá giá trị của mỗi hoạt động, từ đó quyết định xem chúng ta nên dành thời gian cho những điều quan trọng hay không.
Tóm lại, lối sống chậm là một phong cách sống rất tốt cho sức khỏe và tâm trí của con người. Nó giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống, tập trung vào những điều quan trọng và giảm bớt stress trong cuộc sống hàng ngày.
Lối sống chậm là một cách tiếp cận cuộc sống mà chúng ta dành thời gian để thưởng thức và tận hưởng những khoảnh khắc đơn giản. Nó giúp chúng ta tránh xa sự hối hả, căng thẳng và áp lực của cuộc sống hiện đại. Sống chậm cho phép chúng ta tập trung vào những giá trị thực sự trong cuộc sống, như gia đình, bạn bè và sự hài lòng bên trong. Đồng thời, nó cũng giúp chúng ta tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, từ đó mang lại sự hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.
olm chào con, cảm ơn con đã sử dụng và yêu mến nền tảng học trực tuyến olm.vn vào việc học tập của con và sử dụng hiệu quả, cảm ơn đánh giá của con về bài giảng của olm.
Chúc con học tập hiệu quả và vui vẻ cùng olm con nhé!
Với dạng này em cần làm từng câu một, nhấn vào nút kiểm tra, sau khi làm như vậy với tất cả các câu hỏi tức là em đã nộp bài em nhé!
Chúng ta sinh ra trong một đại gia đình Việt Nam, chúng ta phải biết sống hòa thuận với nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Khi có chiến tranh, chúng ta cùng lòng một dạ kháng chiến chống giặc cứu nước. Quyết hi sinh tính mạng mình để khiến nước mãi mãi độc lập, tự do và hòa bình.
Bàn về ngày lễ ở Việt Nam, không thể quên nhắc đến Tết. Nhắc đến Tết không thể quên nồi bánh chưng và cành mai, cành đào. Hình ảnh hoa đào, hoa mai đã trở thành linh hồn của ngày Tết. Nói đến mai là miền Nam rực rỡ sắc vàng, còn đào lại là sắc hồng thắm của miền Bắc. Hoa đào đã trở thành nét riêng của miền Bắc Việt Nam.
Trước hết, có thể lí giải vì sao hoa đào là nét riêng của miền Bắc. Miền Bắc có khí hậu khá khác so với miền Nam. Miền Bắc vào mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tràn về nên có nền nhiệt thấp, lạnh. Khi sang xuân, thời tiết ấm áp dễ chịu. Xuân sang cũng là lúc đào nở rộ. Cây đào rất kén nhiệt và nơi sinh sống. Đào không chịu được nhiệt độ quá lạnh, cũng không chịu được quá nóng. Đào cần được trồng ở những nơi nhiều ánh nắng và thông thoáng gió. Ở nhiệt độ quá lạnh, đào sẽ không thể nở hoa và phát triển. Chồi hoa bị chết ở nhiệt độ -15 đến -25 độ C. Sau khi hoa tàn, quả đào sẽ phát triển và chỉ chín được vào mùa hè với nhiệt độ lý tưởng là 20 đến 30 độ C. Quả đào là một loại trái cây được yêu thích. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… Nhưng phổ biến nhất vẫn là đào bích. Đào bích có nhiều cánh, cánh hoa màu đỏ thắm. Đào phai có màu sắc nhạt hơn, cánh hoa đã chuyển sang màu hồng. Đúng như tên gọi, đào bạch màu trắng, là loài hoa hiếm và khó trồng nhất. Hoa đào được trồng ở hấu hết các tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội.. Được ưa chuộng nhất vẫn là đào Nhật Tân. Nhật Tân là vườn đào nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây nằm ở vùng đất ven sông Hồng ở Hà Nội. Vườn đào này nổi tiếng không chỉ bởi quy mô mà còn cả chủng loại và chất lượng đào. Hoa đào rất thích hợp với loại đất ven sông nhiều phù sa nên chất lượng đào ở Nhật Tân được đánh giá cao là vì thế. Cây đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, được lựa chọn và lai giống để có màu sắc tươi và rực rỡ hơn.
Cây đào khá kén chăm sóc và tưới bón. Nếu không chăm sóc tốt, tưới tiêu phù hợp, đào sẽ không thể nở hoa đẹp hoặc nở đúng thời kỳ. Ngoài ra cũng còn dựa vào khí hậu thời tiết, đào sẽ ra hoa vào lúc nào. Cũng như mai, đào muốn nở hoa, người trồng đào phải tuốt lá trước khoảng hai tuần để nụ hoa đơm ra, hoa nở đúng mùa vụ. Mỗi năm, hoa đào chỉ nở một lần vào mỗi độ sang xuân. Vào hè quả đào sẽ chín. Quả đào thường có vị chua, là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Lá đào không giống lá mai. Lá đào dài hơn, có vân là răng cưa, màu xanh lá nhạt không đậm, rì như lá cây mai. Cành đào cũng mảnh và mỏng hơn so với cây mai. Cánh đào tương tự cánh mai, mỏng, nhẹ. Hoa đào có nhiều cánh cứ đan xen vào nhau mang màu hồng thắm hoặc nhạt theo từng giống đào. Hoa đào nở rất nhanh, tàn cũng rất nhanh. Trung bình một bông hoa từ lúc thành nụ đến khi tàn là khoảng 2 đến 3 tuần. Khi đào nở bung chuẩn bị tàn, chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa đào cũng sẽ rơi xuống hệt như hoa anh đào của Nhật Bản. Tùy theo chủng loại, tuổi đời và cách chăm bón, cây đào có nhiều kích thước khác nhau. Có thể rất nhỏ hoặc rất lớn. Rễ cây đào là rễ cọc, luôn có thân giữa cứng cáp to lớn làm trụ. Trung bình một cây đào cao khoảng 1 mét trở lên. Cây đào có nhiều cành, cành mềm dẻo dễ uốn nắn. Vì thể mà người trồng đào có thể uốn nắn theo từng hình dáng, tướng tá khác nhau. phù hợp với thị yếu của người mua.
Hoa đào mang rất nhiều ý nghĩa. Trước đây, hoa đào mang tinh thần đuổi ma quỷ trong nhà. Ngày nay, hoa đào mang lại sự ấm cúng cho gia đình, mang lại sự an khang thịnh vượng. Vẻ đẹp đằm thắm, hài hòa và kín đáo của hoa đào mang lại niềm vui, niềm hu vọng mới. Không chỉ thế, hoa đào còn đại diện cho tình bạn thân thiết, của lòng hướng về gia đình. Bởi vậy mà những người con miền Bắc xa quê, những người ban thân đến thăm nhau vào dịp tết thường chọn cành đào làm quà. Hoa đào ngày nay đã trở thành tinh thần ngày tết, hồn dân tộc Việt. Vì thế, nên những người Việt xa quê, đón Tết tại nơi xứ người, luôn muốn tìm một cành đào để trang trí trong nhà, để họ cảm thấy một cái tết Việt Nam. Sắc hồng thắm nhẹ nhàng của đào là hương vị không thể thiếu của người Việt Nam. Thiếu đào, cái hơi thở của Tết chưa thật sự đúng nghĩa. Hoa đào, hoa mai là hình ảnh của Tết, là linh hồn của ngày Tết quê hương.
Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà.
Cho 1 like nha