K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu đố 1: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn những con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?Câu đố 2: Một người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật...
Đọc tiếp

Câu đố 1: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn những con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?

Câu đố 2: Một người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt gặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2 con dao, ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?

Câu đố 3: Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)?

10
3 tháng 11 2017

chợt tỉnh giấc

3 tháng 11 2017

Câu 1: Hãy ngừng tưởng tượng

Câu 2 : Vì đười ươi thường nắm 2 taylaij để vỗ mạnh vào ngực, lúc đó nó đang cầm 2 cây dao nên dao sẽ đâm vào ngực nó và nó chết

Câu 3 : Thì bác tài cứ việc bước qua cầu thôi ( hỏi làm sao để bác tài đi qua cầu chứ ko phải hỏi làm sao để chiếc xe đi qua cầu )

2 tháng 11 2017

Vâng đúng là như vậy. Mọi người sinh ra đều mang trong mình một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp, bao dung dành cho con hay tình cảm kính trọng yêu quý của những đứa con dành cho mẹ mình cùng bao điều tốt đẹp.

"Mẹ!” - thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chắp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng. Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẹ ấm áp như vãng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh, ngay từ những ngày đầu, mẹ là nguôi nâng đỡ, yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cảnh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng.

Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu, hiện cụ thế. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn. Tình mẫu tử được thể hiện trong các câu hát, câu thơ mượt mà và sâu lắng. Có câu hát nói rằng "Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…", tình mẹ bao la, vô tận được so sánh như biển Thái Bình rộng lớn.

Nếu thử tưởng tượng một ngày chúng ta không có mẹ sẽ ra sao? Lúc ấy, cuộc sống này thật tẻ nhạt vô vọng. Mẹ là nguồn ánh sáng, soi đường, chỉ lối cho chúng ta. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Mẹ là niềm hi vọng, nguồn động viên mỗi khi ta vấp ngã. Mẹ là tất cả cuộc sống của những đứa con.

Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tinh cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương", con vẫn mãi mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được nhận tình mẫu từ thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếunhư một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thì cuộc sống này sẽ trở nên tẻ nhạt. Ôi! Tình mẫu tử thật cao đẹp biết bao.

2 tháng 11 2017

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Vâng đúng là như vậy. Mọi người sinh ra đều mang trong mình một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp, bao dung dành cho con hay tình cảm kính trọng yêu quý của những đứa con dành cho mẹ mình cùng bao điều tốt đẹp.

"Mẹ!” - thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chắp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng. Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẹ ấm áp như vãng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh, ngay từ những ngày đầu, mẹ là nguôi nâng đỡ, yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cảnh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng.

Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu, hiện cụ thế. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn. Tình mẫu tử được thể hiện trong các câu hát, câu thơ mượt mà và sâu lắng. Có câu hát nói rằng "Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…", tình mẹ bao la, vô tận được so sánh như biển Thái Bình rộng lớn.

Nếu thử tưởng tượng một ngày chúng ta không có mẹ sẽ ra sao? Lúc ấy, cuộc sống này thật tẻ nhạt vô vọng. Mẹ là nguồn ánh sáng, soi đường, chỉ lối cho chúng ta. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Mẹ là niềm hi vọng, nguồn động viên mỗi khi ta vấp ngã. Mẹ là tất cả cuộc sống của những đứa con.

Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tinh cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương", con vẫn mãi mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được nhận tình mẫu từ thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thì cuộc sống này sẽ trở nên tẻ nhạt. Ôi! Tình mẫu tử thật cao đẹp biết bao.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/anhchi-hay-trinh-bay-suy-nghi-cua-minh-ve-tinh-mau-tu-bai-1-c30a19783.html#ixzz4xGyUmpEG

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng nhân vật một cách xuất sắc. Đoạn thơ cho thấy nhiều cung bậc tâm trạng của Kiều. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, nhân hậu dành cho Kim Trọng và cha mẹ.

Kết cấu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích rất hợp lí. Phần đầu tác giả giới thiệu cảnh Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích; phần thứ hai: trong nỗi cô đơn buồn tủi, nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ; phần thứ ba: tâm trạng đau buồn của Kiều và những dự cảm về những bão tô cuộc đời sẽ giáng xuống đời Kiều.

Thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được miêu tả hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Có thể hình dung rất rõ một không gian mênh mông đang trải rộng ra trước mắt Kiều. Không gian ấy càng khiến Kiều xót xa, đau đớn:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Một chữ bẽ bàng mà lột tả thật sâu sắc tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: vừa chán ngán, buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya. Và cảnh vật như cũng chia sẻ, đồng cảm với nàng: nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Bức tranh thiên nhiên không khách quan, mà có hồn, đó chính là bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu Ngưng Bích.

Trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi nơi đất khách quê người, Kiều tìm về với những người thân của mình. Nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ được Nguvễn Du miêu tả rất xúc động trong những lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Nỗi nhớ thương được chia đều: bốn câu đầu dành cho người yêu, bốn câu sau dành cho cha mẹ. Nhưng nỗi nhớ với chàng Kim được nói đến trước vì đây là nồi nhớ nồng nàn và sâu thẳm nhất. Nồi nhớ đó được xoáy sâu và đêm thề nguyền dưới ánh trăng và nỗi đau cũng trào lên từ đó:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.

Lời thơ như chứa đựng nhịp thổn thức của một trái tim yêu đương đang chảy máu! Nỗi nhớ của Kiều thật tha thiết, mãnh liệt! Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm chờ mong tin mình một cách đau khổ và tuyệt vọng. Mới ngày nào nàng cùng với chàng Kim nặng lời ước hẹn trăm năm mà bỗng dưng, nay trở thành kẻ phụ bạc, lỗi hẹn với chàng. Chén rượu thề nguyền vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề nguyền vẫn còn kia, vậy mà bây giờ mỗi người mỗi ngả. Rồi bất chợt Kiều liên tưởng đên thân phận Bên trời góc bể bơ vơ của mình và tự dằn vặt: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Kiều nuối tiếc mối tình đầu trong trắng của mình, nàng thấm thía tình cảnh cô đơn của mình, và cũng hơn ai hết, nàng hiểu rằng sẽ không bao giờ có thể gột rửa được tấm lòng son sắt, thủy chung của mình với chàng Kim. Và thực sự, bóng chàng Kim cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí Kiều trong suốt mười lăm năm lưu lạc.

Nhớ người yêu, Kiều càng xót xa nghĩ đến cha mẹ. Mặc dầu nàng đã liều đem tấc có, quyết đền ba xuân, cứu được cha và em thoát khỏi vòng tù tội, nhưng nghĩ về cha mẹ, bao trùm trong nàng là một nỗi xót xa lo lắng. Kiều đau lòng khi nghĩ đến cảnh cha mẹ già tựa cửa trông con. Nàng lo lắng không biết khi thời tiết thay đổi ai là người chăm sóc cha mẹ. Nguyễn Du đã rất thành công khi sử dụng thành ngữ, điển cố (tựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh, gốc tử) để thể hiện tình cảm nhớ nhung sâu nặng cũng như những băn khoăn, trăn trở của Kiều khi nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến bổn phận làm con của mình. Trong hoàn cảnh của Kiều, những suy nghĩ, tâm trạng đó càng chứng tỏ Kiều là một người con rất mực hiếu thảo.

Nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, nhưng rồi cuổì cùng nàng Kiều lại quay về với cảnh ngộ của mình, sống với tâm trạng và thân phận hiện tại của chính mình. Mỗi cảnh vật qua con mắt, cái nhìn của Kiều lại gợi lên trong tâm trí nàng một nét buồn. Và nàng Kiều mỗi lúc lại càng chìm sâu vào nỗi buồn của mình. Nỗi buồn sâu sắc của Kiều được ngòi bút bậc thầy Nguyễn Du mỗi lúc càng tô đậm thêm bằng cách dùng điệp ngữ liên hoàn rất độc đáo trong tám câu thơ tả cảnh ngụ tình:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nguyễn Du quan niệm: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu... Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ngưng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc. Mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn. Buồn trông là buồn mà nhìn ra xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như Kiều mong cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng,xa xa không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc mỗi xa. Kiều lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển, ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu bạt, không biết về đâu như thân phận của mình. Rồi màu xanh xanh bất tận của nội cỏ rầu rầu càng khiến cho nỗi buồn thêm mênh mang trong không gian; để rồi cuối cùng, nỗi buồn đó bỗng dội lên thành một nỗi kinh hoàng khi ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Đây là một hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm Kiều xuống vực.

Tám câu thơ tuyệt bút với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình kết hợp với nghệ thuật điệp ngữ liên hoàn đầu mỗi câu lục và nghệ thuật ước lệ tượng trưng cùng với việc sử dụng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, ầm ầm) đã khắc họa rõ cảm giác u uất, nặng nề, bế tắc, buồn lo về thân phận của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng là một bức tranh tâm trạng có bố cục chặt chẽ và khéo léo. Thiên nhiên ở đây liên tục thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con người. Mỗi nét tưởng tượng của Nguyễn Du đều phản ánh một mức độ khác nhau trong sự đau đớn của Kiều. Qua đó, cho thấy Nguyễn Du đã thực sự hiểu nỗi lòng nhân vật trong cảnh đời bất hạnh để ca ngợi tấm lòng cao đẹp của nhân vật, để giúp ta hiểu thêm tâm hồn của những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh.


 

2 tháng 11 2017

Trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi nơi đất khách quê người, Kiều tìm về với những người thân của mình. Nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ được Nguvễn Du miêu tả rất xúc động trong những lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Nỗi nhớ thương được chia đều: bốn câu đầu dành cho người yêu, bốn câu sau dành cho cha mẹ. Nhưng nỗi nhớ với chàng Kim được nói đến trước vì đây là nồi nhớ nồng nàn và sâu thẳm nhất. Nồi nhớ đó được xoáy sâu và đêm thề nguyền dưới ánh trăng và nỗi đau cũng trào lên từ đó:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.

Lời thơ như chứa đựng nhịp thổn thức của một trái tim yêu đương đang chảy máu! Nỗi nhớ của Kiều thật tha thiết, mãnh liệt! Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm chờ mong tin mình một cách đau khổ và tuyệt vọng. Mới ngày nào nàng cùng với chàng Kim nặng lời ước hẹn trăm năm mà bỗng dưng, nay trở thành kẻ phụ bạc, lỗi hẹn với chàng. Chén rượu thề nguyền vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề nguyền vẫn còn kia, vậy mà bây giờ mỗi người mỗi ngả. Rồi bất chợt Kiều liên tưởng đên thân phận Bên trời góc bể bơ vơ của mình và tự dằn vặt: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Kiều nuối tiếc mối tình đầu trong trắng của mình, nàng thấm thía tình cảnh cô đơn của mình, và cũng hơn ai hết, nàng hiểu rằng sẽ không bao giờ có thể gột rửa được tấm lòng son sắt, thủy chung của mình với chàng Kim. Và thực sự, bóng chàng Kim cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí Kiều trong suốt mười lăm năm lưu lạc.

Nhớ người yêu, Kiều càng xót xa nghĩ đến cha mẹ. Mặc dầu nàng đã liều đem tấc có, quyết đền ba xuân, cứu được cha và em thoát khỏi vòng tù tội, nhưng nghĩ về cha mẹ, bao trùm trong nàng là một nỗi xót xa lo lắng. Kiều đau lòng khi nghĩ đến cảnh cha mẹ già tựa cửa trông con. Nàng lo lắng không biết khi thời tiết thay đổi ai là người chăm sóc cha mẹ. Nguyễn Du đã rất thành công khi sử dụng thành ngữ, điển cố (tựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh, gốc tử) để thể hiện tình cảm nhớ nhung sâu nặng cũng như những băn khoăn, trăn trở của Kiều khi nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến bổn phận làm con của mình. Trong hoàn cảnh của Kiều, những suy nghĩ, tâm trạng đó càng chứng tỏ Kiều là một người con rất mực hiếu thảo.

2 tháng 11 2017

có dấu chấm than,chắc là câu cảm thán

chắc thôi

2 tháng 11 2017

mik buồn quá

1 tháng 11 2017

= 45 nha bn k cho mk đi 

1 tháng 11 2017

1+2+3+4+5+6+7+8+9 =45

1 tháng 11 2017

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

1 tháng 11 2017

Những năm học tiểu học vừa qua, em đã học rất nhiều thầy cô giáo. Tuy bài giảng đến từ mỗi thầy, cô đều thật hay và ý nghĩa, nhưng em vẫn nhớ nhất là cô Hà.

Năm cô dạy lớp em, cô cũng không còn trẻ, vì mái tóc cô đã ngả hoa râm. Dáng người cô hơi gầy, tác phong điềm tĩnh và nước da hơi rám nắng của cô khiến bất cứ ai đã nhìn là nhớ mãi. Nhưng điểm nổi bật nhất của cô có lẽ là đôi mắt. Đôi mắt cô hơi trĩu xuống, nhưng khi nhìn lướt qua thì khó có thể thấy, vì nó luôn bị che khuất bởi cặp kích dày của cô. Hàng ngày, cô đến trường, ăn mặc cũng không khác bình thường là mấy, vẫn chỉ là áo sơ mi, quần tây, trên tay xách chiếc cặp đen, trông cô thật giản dị, gần gũi.

Những ngày có tiết trên lớp, thường thì cô không bỏ buổi nào, ngay cả khi có những việc như việc gia đình, sức khoẻ làm cô buồn phiền đi nữa. Những giờ lên lớp của cô, các bạn ai cũng chăm chú nhìn lên bảng, năng phát biểu ý kiến, vì bài giảng của cô không bao giờ thiếu mất sự thú vị, làm chúng em thêm say mê học tập. Những lúc chúng em tiến bộ, cô lại khích lệ làm em thêm vui và cố gắng học tập hơn.

Trong mỗi buổi họp hay sau mỗi tiết dự giờ, các thầy cô thường trao đổi với nhau về cách giảng dạy cho bài học thêm cuốn hút. Rồi trong những ngày tập khai giảng đầu năm học, hay các buổi biểu diễn văn nghệ trường, cô tham gia nhiệt tình lắm... Nhiều lúc có ai gặp chuyện vui buồn, cô đều chia sẻ, cảm thông. Có lẽ cũng vì vậy, mà các thầy cô giáo đều rất quí mến cô, như một người đồng nghiệp tốt, một người bạn thân.

Trong mỗi buổi họp phụ huynh, cô luôn nắm chắc kết quả học tập, sự cố gắng, phấn đấu của từng bạn để thông báo với cha mẹ chúng em. Nhờ sự quan tâm tận tình của cô mà cha mẹ em đã phần nào hiểu được những hoạt động của em ở lớp, ở truờng.

Vậy nên, mẹ em luôn liên lạc với cô mỗi tối thứ bảy, trao đổi với cô về tình hình học tập của em...

Mỗi lần đi qua nhà cô buổi sáng, em đều thấy cô tưới nước cho cây cối, vườn tược. Hình ảnh một cô giáo đứng trên bục giảng không khác nhiều so với cô lúc ấy, vẫn rất giản dị nhưng đầy thân thương.

1 tháng 11 2017

Em không biết nữa, nhưng theo em thì: 

- Là khi người đó cứ đi theo sau một ai đó và khi ta quay lại hỏi tại sao thì lại nói ú a ú ớ

- Khi ta bị trêu thì người đó sẽ ra bênh vực cho ta

- Khi ta không làm được một cái gì đó thì người đó đến giúp và còn rất nhiều thứ nữa, nhưng em chỉ liệt kê ra bấy nhiêu đó thôi. Cứ như là bạn bè ấy

1 tháng 11 2017

Không được đăng linh tinh

1 tháng 11 2017

cái gì hơi hơi khó

1 tháng 11 2017
Mạng sống
31 tháng 10 2017

Truyện Kiều là một kiệt tác văn  chương trong kho tàng văn  học dân tộc. Đọc Truyện Kiều, chúng ta không chỉ thấy được chủ nghĩa nhân đạo thắm thiết của Nguyễn Du qua những thân phận con người mà còn được chiêm ngưỡng những nét đẹp của con người, cuộc sống, thiên nhiên tạo vật. Và thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng miêu tả vừa là phương tiện biểu hiện.Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Đó có thể là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống như chính chị em Thúy Kiều thời ấm êm :
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
                                     (Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều)
Đó có thể là cảnh hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn trước lầu Ngưng Bích khi Thúy Kiều bước chân vào con dường lưu lạc :
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
 (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều)
Thiên nhiên- một thế giới tuyệt đẹp hiện lên trong Truyện Kiều, được nhìn qua tâm hồn  nhạy cảm, tinh tế, thấm đượm yêu thương của Nguyễn Du.Nguyễn Du xây dựng thiên nhiên không chỉ là cái bình phong, là hình thức để ông ngụ tình. Thiên nhiên trong Truyện Kiều còn là đối tượng có vẻ đẹp tự thân, hiện lên chân thực, có hồn qua đó Nguyễn Du đã thể hiện tình yêu thắm thiết với thiên nhiên, tạo vật và qua thiên nhiên, thể hiện tình yêu thắm thiết với cuộc sống, con người.
Nguyễn Du đã hoạ được bằng thơ cái thần của thiên nhiên trong sáng tác của mình. Bức tranh mùa xuân là xúc cảm đẹp của nội tâm hai nàng Kiều và cũng là ước vọng của Nguyễn Du về tuổi trẻ, hạnh phúc, sự bằng an. Đó là cảnh sắc phới phới sức xuân trong “ Cảnh ngày xuân”:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
                                     (Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều)
 Đây là bức tranh đầy sức sống được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật  trước ngưỡng cửa tình yêu.Bức tranh thiên nhiên ngày  xuân  tươi đẹp  và trong sáng  ,cảnh xuân  mang một vẻ đẹp mơi mẻ tinh khôi sinh động .có hồn ,đầy sức sống,khoáng đạt trong trẻo nhẹ nhàng thanh khiết. Cảnh chủ yếu được tả thực với nét chấm phá đầy sức gợi (từ điểm ) ,những từ ngữ giàu chất tạo hình. Bốn câu thơ mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc hữu hương hữu tình nên thơ được mở ra. Giữa bầu trời bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như đưa thoi. Cách nói dân gian “thời gian thấm thoắt thoi đưa” đã nhập hồn vào thơ ca Nguyễn Du để ông sáng tạo nên một câu thơ vừa miêu tả không gian, vừa gợi tả thời gian. Chim én được xem là loài chim biểu tượng của mùa xuân. Những cánh én chao liệng như “thoi đưa” ấy đã gợi lên một bầu trời bao la, thoáng đãng đầy sức xuân. Hai chữ đưa thoi rất gợi hình gợi cảm vút qua vút lai chao liệng để diễn tả thời gian trôi nhanh mùa xuân đang trôi nhanh. Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân “Thiều Quang” của mùa xuân chín chục đã ngoài sáu mươi.“Thiều quang” nghĩa là ánh sáng đẹp, ánh sáng ấm áp của mùa xuân, cũng là ẩn dụ để chỉ ngày xuân. Cách tính thời gian như thế thật là ý vị và nên thơ : tiết trời trong sáng, đẹp đẽ của chín mươi ngày xuân nay “đã ngoài sáu mươi” rồi, tức là đã sang đầu tháng Ba rồi, mùa xuân đã bước sang tháng ba ánh sáng của mùa xuân hồng ấm áp. Từ “đã ngoài” ở đây kết hợp vời từ “đưa thoi” ở trên đã gợi lên trong lòng người đọc một sự tiếc nuối rằng mùa xuân sao đi qua nhanh thế. Nguyễn Du nhớ mùa xuân ngay trong mùa xuân, tưởng đó là một nghịch lí, nhưng nó lại có thật. Hơn hai trăm năm sau, Xuân Diệu lại một lần nữa cảm thấy như thế : “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa / Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” (Vội vàng). Làm sao không tiếc mùa xuân được cơ chứ khi vào lúc này, xuân đã hết dư vị của mùa đông nhưng vẫn chưa ngấp nghé vào hạ nên khung cảnh rất đẹp, rất xuân :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân đã được vẽ nên bằng những nét phác họa, chấm phá tài tình của văn thơ cổ. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ gợi hình gợi cảm để vẽ nên bức tranh ấy : “non” (sự mới mẻ, đổi thay của đất trời), “xanh” (sự sống, đâm chồi nảy lộc), “trắng” (tinh khôi, trong sáng, dịu dàng),… Những từ ngữ ấy vừa đem khí xuân đến tràn đầy trong từng lời thơ, vừa giàu chất tạo hình tới nỗi ta có cảm tưởng như trong thơ có họa. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ của Trung Quốc : “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa”, tác giả chỉ thêm vào hai từ “xanh”, “trắng” mà đã khiến cho sắc trắng của hoa lê nổi bật lên trên cái nền “xanh tận chân trời”, gợi lên vẻ đẹp trong sáng, thanh khiết và khoáng đạt của mùa xuân. Lời thơ tưởng như chiếc cọ của người họa sĩ đang phối sắc cho từng đường nét của bức vẽ. Câu thơ tám chữ vốn có nhịp đôi, nhịp chẵn bỗng chuyển sang nhịp 3/5. Từ nhịp điệu bằng phẳng, quen thuộc, cách ngắt nhịp tài tình mang đầy dụng ý ấy của Nguyễn Du khiến câu thơ xôn xao với cái thần rất mới, rất lạ. Bức tranh ấy đã đẹp, nay lại được đại thi hào phả hồn vào đó bằng một chữ “điểm”. Có thể nói từ ấy chính là nhãn tự của cả đoạn trích, vừa làm câu thơ sống động hơn, vừa là nét vẽ hoàn chỉnh của bức tranh xuân. Chỉ cần một chút đảo ngữ ở “trắng điểm” và “điểm trắng” thôi đã đủ để nâng câu thơ lên một tầm cao mới. Tả mùa xuân đẹp và sống động như thế, thật không còn từ ngữ nào để nói lên sự tài tình trong bút pháp miêu tả gợi hình gợi cảm của Tố Như.
Thiên nhiên còn là một ẩn dụ để Nguyễn Du tả tình cảm của ông với con người, thế nên thiên nhiên ấy thắm đượm tình người. Tả cảnh ngụ tình là một trong những phương pháp quen thuộc và hiệu quả của các nhà văn, nhà thơ từ xưa tới nay. Những bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều trở thành một thứ bút pháp để Nguyễn Du miêu tả và khắc hoạ số phận, tính cách và nhất là nội tâm nhân vật, khiến cho nhan vật của ông hiện lên thật sinh động, chân thực, đem đến sự đồng cảm sâu  sắc. Bức tranh trước lầu Ngưng Bích  là bức tranh nét nên thơ nhưng bao la buồn vắng cô đơn như cảnh ngộ nàng Kiều :
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
 (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều)
Đây là bức tranh buồn bã lạnh lẽo được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật  trước số phận phong ba. Ngoại cảnh phản chiếu tâm trạng suy nghĩ  của nàng Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Cảnh vật và tâm tình tìm được tiếng nói chung, tiếng nói của một trái tim đơn côi, một tâm hồn lạnh lẽo Điều đó thể hiện qua cái rợn ngợp của không gian đa chiều ( rộng ,cao ,xa )các hình ảnh vừa thực vừa  vừa ước lệ  (non xa ,trăng gần ,cát vàng ,bụi hồng ).
Ở một mình chốn lầu Ngưng Bích bơ vơ trơ trọi, với lời dụ dỗ ngọt ngào của bọn buôn người bất nhân. Nàng bị Tú Bà giam ở lầu Ngưng Bích cách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
Hai từ “khóa xuân” mang đầy vẻ mỉa mai, trách móc. Kiều bị đem ra lầu Ngưng Bích giam lỏng. Trong cảnh ngộ cô đơn éo le ấy, nàng chỉ còn biết trải lòng mình lên cảnh vật, gửi gắm tâm hồn vào thiên nhiên, lắng nghe tiếng thổn thức phát ra từ tận đáy con tim. Cảnh tượng nơi lầu Ngưng Bích này thật đẹp: có núi non xa, vầng trăng gần đều hút chung vào tầm mắt. Hai từ ngữ đối lập “xa – gần” cùng từ “ở chung” như góp phần hoàn thiện thêm cái cạnh tượng thật nên thơ nhưng cũng thật quạnh quẽ phía trước lầu. Trông ra bốn bề, nàng thấy một không gian rộng lớn bát ngát hiện lên.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Người đọc chỉ thấy cảch thiên nhiên trước mặt nàng , phía xa xa kia là núi .Trên đầu nàng là tấm trăng lạnh lẽo.Xung quanh nàng là bốn bề bát ngát .Từ láy “bát ngát ”gợi cho người đọc hình dung thấy , không gian nơi lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, phẳng lặng không một bóng người. Phải chăng những cảnh vật tĩnh lặng này càng làm nổi bật lỗi cô đơn của Kiều.Nghệ thuật đảo ngữ ở đây làm ta cảm nhận rõ hơn cái rộng lớn của cảnh vật, cũng như cái trống trải của tâm hồn Thúy Kiều. Nhìn xa nhìn gần là ngổn ngang những cồn cát vàng trải dài vô tận, là những dặm bụi hồng xa xôi ngút ngàn. Phải chăng sự ngổn ngang của cảch vật cũng chính  là sự ngổn ngang của lòng  nàng Kiều. Các vế câu đối xứng nhau cùng những cặp từ “nọ - kia, xa – gần” như đợt sóng dồi tầng tầng lớp lớp trong tâm trí, xô đẩy thêm nữa cái tâm trạng lộn xộn của người con gái. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả thật vô cùng đặc sắc, diễn tả thật cảm động nỗi buồn và tình cảnh éo le của Kiều. Tình cảnh nàng Kiều lúc này thật chẳng khác gì sống trong địa ngục: thân xác bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, tâm hồn bị giam cầm trong vòng xoay khép kín của thời gian sớm - tối, và tình cảm thì bị giam hãm trong mớ tơ lòng rối bời. Phận nàng mới đáng thương làm sao! Bức tranh đầy ám ảnh, thấp thỏm, đầy sự vần vũ, thảng thốt, rợn ngợp để  Nguyễn Du đồng cảm cùng nàng Kiều bé nhỏ, trơ trọi, kinh hoàng, vô vọng trước biển
Ngòi bút Nguyễn Du đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong nền thơ ca dân tộc. Thiên nhiên có mặt, trở thành bút pháp đã góp phần thể hiện sâu sắc âm vang những nghĩ suy của Nguyễn Du về con người.Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du  cho thấy một tâm hồn thiết tha yêu sự sống, yêu tạo vật, một linh hồn “ mang mang thiên cổ”, một sự nhạy cảm, tinh tế, tài hoa khác thường. Sáng tác của Nguyễn Du đã dạy người đọc cách mở rộng lòng mình với tạo hoá, với cái đẹp, dạy chúng ta biết sống yêu đời.

31 tháng 10 2017

CTV mà ko làm được thì đừng làm CTV nữa