Viết một đoạn văn ngắn tả về một đồ chơi mà em yêu thích.
Gợi ý : --Mở bài : Nêu nhân dịp (sinh nhật,ngày Tết,ngày Quốc Tế Thiếu Nhi,.........) em được (bố,mẹ,cô,......) tặng cho một......Giới thiệu đồ chơi mà em yêu thích.
--Thân bài: Tả bao quát của con gấu
Tả theo trình tự hợp lí : Đầu
Tai
Mắt
Mũi
Cổ
Tay
Chân
Nêu công dụng của con gấu
--Kết bài : Nêu tình cảm của em đối với con gấu bông.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để chúc mừng em đạt điểm cao trong kì thi vừa rồi, mẹ đã quyết định tặng cho em một món quà mà em yêu thích. Khi đó em đã bảo mẹ mua cho mình một chiếc rubic. Nó được làm bằng nhựa cứng. Đó là loại lập phương ba nhân ba với độ dài khoảng 5 cm.
Mỗi mặt của rubic này có chín ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, đó là trắng, đỏ, cam, vàng, xanh lá cây và xanh dương. Các ô vuông này chính là hình lập phương loại nhỏ tầm 1,7 cm được ghép thành khối lớn và sắp màu lộn xộn và có thể di chuyển vị trí bằng cách xoay theo các khớp nối. Trò chơi bắt đầu bằng việc xáo trộn tất cả vị trí các ô vuông ở mỗi mặt, tức là các màu sắc xen kẽ nhau, sau đó trò chơi chỉ kết thúc khi mà mỗi mặt của khối là một màu đồng nhất. Rubic có rất nhiều cách chơi, nó sẽ luôn biết cách làm khó người chơi bằng các trường hợp đặc biệt, từ đó giúp khai thác khả năng suy nghĩ, giải quyết và tăng khả năng sáng tạo cho người chơi. Mọi thứ sẽ dễ hơn khi bạn tìm ra quy luật sắp xếp của nó. Khi mới mua về, em đã mất cả tuần mới có thể lắp được nó thành một khối đúng màu nhưng sau này nhờ quen tay em đã tìm ra một số cách để rút ngắn thời gian hơn.
Chiếc rubic này đã giúp em có thể thư giãn giải trí sau những giờ học tập chăm chỉ. Đây là một đồ chơi vừa vui, vừa giúp em tăng khả năng phản xạ. Em sẽ luôn đem nó theo mình để nhắc nhở mình phải luôn luôn cố gắng và không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ.
CẢNH BÁO! Tiếp tục đọc, hoặc linh hồn của bạn sẽ được thực hiện, ngay cả khi bạn đọc từ "cảnh báo"! Có một lần là một người tên là Duke Hunapon. Anh ta lười biếng, và rất bảnh bao. Anh ấy luôn mặc một chiếc áo khoác, không có vấn đề gì ở bên ngoài. Anh ta có một người anh trai tên là Michael, người luôn làm anh ta vây quanh. Một ngày nọ, Michael bị giết, và nó ảnh hưởng rất nhiều đến Duke. Anh ta phát điên và bắt đầu giết người. Chẳng mấy chốc, anh ta đã chiến đấu với ai đó và bị giết. Bây giờ, anh ta đi lang thang xung quanh như một bộ xương cao với một chiếc áo sơ mi màu đỏ, và cùng một chiếc áo hoodie mà Duke đã mặc. Bộ xương này được gọi là "Swapfell Papyrus", và anh ta sẽ giết bạn nếu bạn không đăng bài này trên 15 phần bình luận của bất kỳ trang web nào trước khi đi ngủ. Nếu bạn thất bại, và bạn thức dậy khi anh ta ở trong phòng của bạn, cái chết của bạn sẽ chậm và rất đau đớn. Một cô gái tên Lily Lilupanin đọc điều này, và không nghe. Cô bị hãm hiếp và bị giết trong giấc ngủ. Nếu bạn sao chép và dán vào 15 phần bình luận của bất kỳ trang web nào trước khi đi ngủ, Swapfell Papyrus sẽ đảm bảo bạn cảm thấy an toàn
Hai câu này không phải câu hỏi con nhé.
Câu hỏi phải là câu được dùng để hỏi: Bạn thích chơi trò nào nhất? Bạn có thích chơi diều không?
Còn 2 câu trên không được dùng để hỏi vì câu đầu tiên được dùng để yêu cầu ("hãy cho biết"), câu thứ hai dùng để phủ định ("tôi không biết").
Do đó, con đặt dấu hỏi chấm ở cuối các câu trên là sai, con cần thay bằng dấu chấm hoặc chấm than ở câu đầu tiên; dấu chấm ở câu thứ hai.
Trong lời kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục thể thao, câu cuối cùng Bác viết: "Tự tôi ngày nào cũng tập". Hầu như trong hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành, hoặc những cán bộ may mắn được sống cùng Người, không ít thì nhiều đều có nói đến việc Bác Hồ tập thể dục rèn luyện thân thể. Việc tập luyện của Bác không chiếm nhiều thời gian trong ngày nhưng thành một nếp sống gây ấn tượng sâu sắc đến mọi người chung quanh.
Bác tập luyện rất đều đặn dù trời nóng cũng như ngày lạnh. Ngày nào Bác cũng dậy rất sớm và đánh thức mọi người cùng tập thể dục. Tập xong thì tắm suối, lạnh mấy cũng tắm, rồi đi làm việc. Bác Hồ duy trì nếp tập thể dục và ngày càng làm nội dung tập luyện thêm phong phú. Không chỉ là những động tác của bài tập thể dục thông thường mà còn là tập tạ, nhảy dây thun, dây vải, khí công, quyền thuật, đi bộ, chạy, nhảy... và được Người vận dụng cho phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể. Bơi là môn thể thao rất được Bác ưa thích. Trong hồi ký "Sống bên Bác", đồng chí Ngọc Châu có kể: "Những lúc bơi lội, chúng tôi thường bơi quanh Bác để giúp Người khi qua dòng nước lạnh. Nhờ tập luyện đều như vậy nên mỗi khi đi công tác, Bác vẫn cùng chúng tôi bơi qua một cách dễ dàng".
Những năm 1957 - 1958, Bác rất thích tập Thái cực quyền. Những đêm trăng, Bác cùng những anh em cảnh vệ thường tập trên sân thượng của Bắc bộ phủ. Sống cùng các chiến sĩ, Bác thường tìm hiểu và tập luyện những bài quyền mới. Bác tập bài mới rất say sưa và chú ý đến từng thế tấn, thế đỡ gạt... Mỗi động tác đều vận gân cốt và tập trung tinh thần, vì vậy Bác đi quyền rất sinh động. Bác cũng rất sốt sắng truyền lại cho các đồng chí của mình những bài quyền mà Bác biết. Những năm sau này khi trở về thủ đô, tuổi Bác thêm cao và sức khỏe không được như trước, Bác đã giảm dần môn chạy bộ nhưng sáng nào Bác cũng tập quyền và đi bộ trong vườn Phủ Chủ tịch.
Khi ngoài 70 tuổi, Bác Hồ vẫn kiên quyết duy trì sức khỏe. Bác bỏ hút thuốc và giữ vững chế độ tập luyện và sinh hoạt hàng ngày. Theo đề nghị của Bác, các đồng chí cảnh vệ mua cho Bác 20 quả bóng quần vợt và cất trong ngăn kéo. Bác đặt một sọt giấy vụn cách bàn làm việc chừng 5m, mỗi khi viết mỏi tay, Bác dừng lại và đứng dậy lấy bóng ném vào sọt, ném tay trái rồi đổi qua tay phải. Bác cho biết tập như vậy để rèn luyện sự điều khiển của thần kinh và tính chính xác của đôi tay. Hôm nào ném trúng vào sọt nhiều, Bác thấy vui. Còn hôm nào bóng ra ngoài nhiều, Bác có vẻ không vui. Có lần bác sĩ trông nom sức khỏe của Bác muốn làm Bác vui lòng nên lén đem sọt giấy lại gần, Bác phát hiện thấy không đồng ý và tự tay mình đem lại chỗ cũ...
Cho đến ngày nay, tấm gương rèn luyện thân thể của Bác đã khiến hàng triệu người Việt Nam qua bao thế hệ xúc động và phấn đấu noi theo.
Trong lời kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục thể thao, câu cuối cùng Bác viết: "Tự tôi ngày nào cũng tập". Hầu như trong hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành, hoặc những cán bộ may mắn được sống cùng Người, không ít thì nhiều đều có nói đến việc Bác Hồ tập thể dục rèn luyện thân thể. Việc tập luyện của Bác không chiếm nhiều thời gian trong ngày nhưng thành một nếp sống gây ấn tượng sâu sắc đến mọi người chung quanh.
Bác tập luyện rất đều đặn dù trời nóng cũng như ngày lạnh. Ngày nào Bác cũng dậy rất sớm và đánh thức mọi người cùng tập thể dục. Tập xong thì tắm suối, lạnh mấy cũng tắm, rồi đi làm việc. Bác Hồ duy trì nếp tập thể dục và ngày càng làm nội dung tập luyện thêm phong phú. Không chỉ là những động tác của bài tập thể dục thông thường mà còn là tập tạ, nhảy dây thun, dây vải, khí công, quyền thuật, đi bộ, chạy, nhảy... và được Người vận dụng cho phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể. Bơi là môn thể thao rất được Bác ưa thích. Trong hồi ký "Sống bên Bác", đồng chí Ngọc Châu có kể: "Những lúc bơi lội, chúng tôi thường bơi quanh Bác để giúp Người khi qua dòng nước lạnh. Nhờ tập luyện đều như vậy nên mỗi khi đi công tác, Bác vẫn cùng chúng tôi bơi qua một cách dễ dàng".
Những năm 1957 - 1958, Bác rất thích tập Thái cực quyền. Những đêm trăng, Bác cùng những anh em cảnh vệ thường tập trên sân thượng của Bắc bộ phủ. Sống cùng các chiến sĩ, Bác thường tìm hiểu và tập luyện những bài quyền mới. Bác tập bài mới rất say sưa và chú ý đến từng thế tấn, thế đỡ gạt... Mỗi động tác đều vận gân cốt và tập trung tinh thần, vì vậy Bác đi quyền rất sinh động. Bác cũng rất sốt sắng truyền lại cho các đồng chí của mình những bài quyền mà Bác biết. Những năm sau này khi trở về thủ đô, tuổi Bác thêm cao và sức khỏe không được như trước, Bác đã giảm dần môn chạy bộ nhưng sáng nào Bác cũng tập quyền và đi bộ trong vườn Phủ Chủ tịch.
Khi ngoài 70 tuổi, Bác Hồ vẫn kiên quyết duy trì sức khỏe. Bác bỏ hút thuốc và giữ vững chế độ tập luyện và sinh hoạt hàng ngày. Theo đề nghị của Bác, các đồng chí cảnh vệ mua cho Bác 20 quả bóng quần vợt và cất trong ngăn kéo. Bác đặt một sọt giấy vụn cách bàn làm việc chừng 5m, mỗi khi viết mỏi tay, Bác dừng lại và đứng dậy lấy bóng ném vào sọt, ném tay trái rồi đổi qua tay phải. Bác cho biết tập như vậy để rèn luyện sự điều khiển của thần kinh và tính chính xác của đôi tay. Hôm nào ném trúng vào sọt nhiều, Bác thấy vui. Còn hôm nào bóng ra ngoài nhiều, Bác có vẻ không vui. Có lần bác sĩ trông nom sức khỏe của Bác muốn làm Bác vui lòng nên lén đem sọt giấy lại gần, Bác phát hiện thấy không đồng ý và tự tay mình đem lại chỗ cũ...
Cho đến ngày nay, tấm gương rèn luyện thân thể của Bác đã khiến hàng triệu người Việt Nam qua bao thế hệ xúc động và phấn đấu noi theo.
Chào Youtube, với đề bài này, để viết được lá thư, cô gợi ý cho con như sau:
- Vì sao con lại ước mơ làm phi công? Ước mơ ấy được nhen nhóm từ khi nào?
- Con đã tìm hiểu về công việc phi công chưa? Để thực hiện được ước mơ đó thì cần những gì? Con đã và đang làm gì để rèn luyện bản thân và từng bước thực hiện ước mơ?
- Con thấy công việc đó có những gì khó khăn đối với bản thân con? Con sẽ làm gì để khắc phục?
- Con có muốn xin lời khuyên nào từ người thân không?
Cô hi vọng những gợi ý trên sẽ giúp con hoàn thành bài. Chúc con học tốt!
Có thể viết như sau
......., ngày … tháng … năm …
Chị (anh) ....... thân yêu của em!
Vậy là chị đã vào Hồ Chí Minh học được hơn ba tháng rồi. Dạo này chị vẫn khỏe chứ ạ? Việc học và làm thêm của chị(em) có gì mới không? Chị nhớ kể cho em nghe chuyện ở đó trong thư tới nhé!
Ở nhà em và bố mẹ vẫn khỏe. Dạo này, tiểu khu mình mới mở thêm một thư viện sách lớn lắm. Mỗi lần đi qua, nhìn thấy cô thủ thư ngồi sắp xếp, thống kê các đầu sách và giúp mọi người tìm sách, em ngưỡng mộ vô cùng. Em bỗng có ước mơ trở thành một người thủ thư tuyệt vời như cô ấy khi lớn lên. Chị sẽ ủng hộ em thực hiện ước mơ của mình chứ ạ?
Em gái(em trai) của chị
.........
Mỗi người có một cách riêng để tận hưởng cuộc sống, đối với tôi, điều thú vị nhất là được đến những vùng đất mới và thử những món ăn truyền thống đặc sắc ở đó. Trong những chuyến đi của mình, tôi đã từng rất ấn tượng với nhiều món ăn, trong đó có Bánh Xèo. Nguyên liệu để làm vỏ bánh xèo bao gồm bột mì, bột nghệ, cốt dừa, hành và muối, trộn đều với nước. Bột bánh sau đó sẽ được đổ vào chảo rán đã quét dầu ăn, tạo thành một lớp bánh mỏng. Sau khoảng hai phút, đầu bếp sẽ rắc một ít thịt lợn, tôm và giá đỗ lên một nửa mặt bánh và gấp lại rồi rán thêm ba mươi giây nữa. Món ăn này thường được dùng kèm với một loại nước chấm truyền thống làm từ nước mắm pha với nước chanh, tỏi và ớt. Một điều thú vị về bánh xèo là cách mà thực khách thưởng thức nó. Bánh sẽ được cắt thành hai đến ba miếng, được cuộn bằng bánh đa và rau xà lách, sau đó chấm vào nước mắm đã chuẩn bị sẵn, tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo về hương vị. Chỉ cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn của nó, một chút vị ngọt, béo đan xen vị thanh mát của rau và lá thơm. Có thể nói, khi đến thăm Việt Nam, nếu bạn muốn khám phá văn hóa ẩm thực của nơi đây thì bánh xèo sẽ là một trải nghiệm thú vị không nên bỏ lỡ.
Đồ ăn tôi yêu thích là món xôi cốm. Hạt cốm dẻo thơm, mang hương thơm của lúa nếp non cùng vị ngọt của dừa tạo nên vị đặc trưng của thu Hà Nội.
Em tham khảo đoạn văn sau nhé!
Vào sinh nhật năm 8 tuổi, em nhận được một món quà rất đặc biệt từ bà ngoại: một con gấu bông. Con gấu bông không quá to, chỉ nhỏ nhắn nhưng rất xinh. Gấu được làm từ loại bông mịn nên ôm rất êm và ấm. Chú gấu khoác lên mình bộ lông màu nâu rất đẹp. Đầu chú tròn, hai tai dựng lên như hai cái nấm. Đôi mắt tròn, to, long lanh. Mũi chú cũng có màu đen và được thiết kế thành hình trái tim trông rất đáng yêu. Cổ chú được đeo một cái nơ màu đen nho nhỏ. Tay chân chú tròn tròn trông rất ngộ nghĩnh. Chú gấu là người bạn thân thiết của em, lắng nghe mọi tâm sự vui buồn hằng ngày của em. Em rất yêu gấu bông và tự hứa sẽ luôn gìn giữ người bạn này.